Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

19/03/202213:00(Xem: 6292)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 3, 2022)
                  
Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Hiệp hội Phật giáo Hàn Quốc phát hành sách về bảo vật quốc gia Phật giáo

Hiệp hội các Tông phái Phật giáo Hàn Quốc (AKBO) báo đã xuất bản cuốn “Bảo vật Quốc gia Phật giáo của Hàn Quốc”, một danh mục toàn diện giới thiệu lịch sử đằng sau tất cả các hiện vật Phật giáo vốn được coi là bảo vật quốc gia.

 

Được viết bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh, cuốn sách cung cấp giải thích về các đặc điểm chính của mỗi bảo vật và đặt chúng vào bối cảnh lịch sử lớn hơn của sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.

 

Hiệp hội cho biết sách sẽ giúp hiểu rõ hơn về các hiện vật quý hiếm mà trước đây chỉ có thể được xem trực tiếp thông qua các chuyến thăm đền chùa hoặc các cuộc triển lãm đặc biệt của viện bảo tàng trong quá khứ.

 

Tổng cộng 2,000 bản sách sẽ được phân phối đến các đại sứ quán nước ngoài tại Hàn Quốc, các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và các chùa Phật giáo trong nước và nước ngoài.

 

(KoreaTimes.co.kr - March 12, 2022)
 
TinTuc_PGTG_2022-03-2-000
Cuốn “Bảo vật Quốc gia Phật giáo của Hàn Quốc”
Photo: AKBO

 

MIẾN ĐIỆN: Chính quyền quân đội đánh bom một tu viện Phật giáo đầy thường dân

Vào chiều thứ Ba (9-3-2022), chỉ vài giờ sau khi binh lính của họ nã pháo vào một khu phức hợp Phật giáo khác ở nơi khác trong khu vực, quân đội Myanmar đã pháo kích vào một tu viện, nơi có khoảng 1.500 dân thường đang trú ẩn khỏi bạo lực gần đây ở Thị trấn Kalay của Vùng Sagaing, Mười người trong đó có 3 trẻ em bị thương nặng khi 4 quả đạn pháo hạng nặng rơi vào tu viện ở làng Nat Myaung này vào khoảng 1 giờ chiều, khiến 3 phụ nữ và 6 trẻ em khác bị thương nhẹ trong vụ tấn công.

Ba trong số những quả đạn pháo của quân đội đã rơi xuống khuôn viên của tu viện trong khi một quả trúng vào tòa nhà chính.

Mọi người đã ở trong những căn lều bạt bên trong tu viện và đang cần gấp bột điện giải và các loại thuốc khác, một số đã ở đó được gần 4 tháng.

Trước đó cùng ngày, 2 trẻ em và 4 người khác đã thiệt mạng khi binh lính quân đội nã pháo vào một tu viện ở Thị trấn Yinmabin của Vùng Sagaing này.

(Myanmar NOW – March 9, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-001
Những chiếc lều bạt nơi thường dân ở trong tu viện Nat Myaung, Sagaing (Miến Điện)
Photo: Myanmar NOW

 

 

ẤN ĐỘ: Pho tượng nằm lớn nhất của Đức Phật đang được xây ở Bồ đề Đạo tràng

Bihar, Ấn Độ - Mạng mạch hành hương Phật giáo ở Ấn Độ đang được hồi sinh một cách chủ động và Bồ đề Đạo tràng là một phần không thể thiếu trong đó. Theo tiến trình này, nơi Đức Phật Cồ Đàm đạt được giác ngộ sẽ sớm tôn trí pho tượng nằm lớn nhất của Ngài, dài 100 feet - cao 30 feet. Việc xây dựng tượng bắt đầu trở lại vào năm 2019, với sự điều hành của  Giáo hội Phật giáo Quốc tế phúc lợi. Tượng được xây bằng sợi thủy tinh bởi các nhà điêu khắc đến từ Bengal.

Tượng Phật khổng lồ này sẽ được mở cửa cho các tín đồ tham quan từ tháng 2 năm 2023.

Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar là một di tích tôn giáo và là nơi hành hương của những người theo đạo Phật. Tương truyền Đức Phật Cồ Đàm đã đạt Giác ngộ dưới một gốc cây được gọi là Cây Bồ đề, khiến Bồ đề Đạo tràng trở thành địa điểm hành hương và tôn kính của cả người theo đạo Hindu và đạo Phật.

(FE Online – March 9, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-2-002

Pho tượng Đức Phật nhập diệt lớn nhất đang được xây dựng tại Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: ANI

 

THÁI LAN: Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế trao Giải thưởng Nữ Phật tử Xuất sắc năm 2022

Trùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế (IWMCF) từ trụ sở chính ở Rayong (Thái Lan) đã công bố giải thưởng hàng năm dành cho những Phật tử xuất sắc. Năm nay, 20 phụ nữ - bao gồm cả nữ cư sĩ và tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới - đã được vinh danh với giải thưởng này.

Thành tích và kế hoạch tương lai của từng người đoạt giải được liệt kê trên trang web IWMCF, cũng như những người chiến thắng trong quá khứ từ năm 2002.

Giải thưởng được trao cho sự xuất sắc trong một số hạng mục, bao gồm thực hành thiền định, công tác xã hội và phát triển cộng đồng, truyền bá Phật pháp, và hoạt động vì hòa bình. Các nữ Phật tử được đề cử hàng năm và sau đó được lựa chọn sau khi công đức của họ được kiểm tra bởi 12 thành viên ủy ban.

Giải thưởng phục vụ một số mục đích, bao gồm cả việc nâng cao tiếng nói của những nữ Phật tử xuất chúng. Sau sự kiện năm nay, các nhà tổ chức có kế hoạch mở rộng công việc của mình để bao gồm mạng lưới trao quyền cho phụ nữ toàn cầu.

(Buddhistdoor Global – March 10, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-003
Biểu trưng của Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế
Photo: tricycle.org

 

 

ANH QUỐC: Tu viện Phật giáo ở Greater Manchester có kế hoạch mở rộng

Ngôi chùa và tu viện Phật giáo Nguyên thủy Wat Sriratanaram ở khu vực Greater Manchester, miền bắc nước Anh, có kế hoạch mở rộng sang khuôn viên của một sân gôn cũ lân cận để tạo ra một trung tâm nhập thất thiền định.

Được thành lập vào năm 2016, chùa Wat Sriratanaram, tọa lạc tại thị trấn Kearsley, nằm trong nhà câu lạc bộ của sân gôn cũ và đóng vai trò là trung tâm của người dân địa phương Thái Lan.

Các kế hoạch mở rộng ngôi chùa gồm không gian thiền định, giải trí, trồng vườn thiền và chăn thả nông nghiệp -  tất cả đều phù hợp với mục đích của hội đồng quận là bảo tồn khu vực này như một không gian xanh. Tòa nhà hiện có của ngôi chùa bao gồm chỗ ở cho 4 nhà sư thường trú, một nhà bếp và một thiền đường trung tâm.

Tu viện đã tổ chức các buổi thiền định hàng ngày kéo dài hàng giờ cho công chúng, thường thu hút tới 100 người.

Các nhà lập kế hoạch tại hội đồng quận sẽ xem xét đơn xin quy hoạch của ngôi chùa này trong vòng vài tuần tới.

(HOME: Buddhistdoor Global - March 8, 2022)

 

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-004TinTuc_PGTG_2022-03-2-005

Tượng Phật trong khuôn viên chùa Wat Sriratanaram ở thị trấn Kearsley (Anh Quốc)
Photos: theboltonnews.co.uk & messengernewspapers.co.uk

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4596)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]