Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

17/06/201522:35(Xem: 14332)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI  
                  (TUẦN THỨ 1 THÁNG 9, 2013)
 
                 Diệu Âm lược dịch

 

NAM HÀN: Diễn đàn quốc tế tại Seoul về bản kinh Phật cổ

 

Một hội thảo quốc tế được tổ chức vào thượng tuần tháng 9-2013 tại Plaza Hotel ở trung tâm Seoul để thảo luận và phát huy giá trị lịch sử của kinh Tam Tạng Cao Ly, một trong những kinh điển Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới.

Các học giả và chuyên gia từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn tham dự diễn đàn để khám phá những thông điệp và cấu trúc của bộ kinh Phật giáo 750 tuổi này.

Kinh Tam Tạng Cao Ly là một bộ sưu tập giáo lý vào giáo luật Phật giáo được khắc lên hơn 80.000 mộc bản, tạo tác vào thế kỷ 13. Đây được xem là bộ kinh điển Phật giáo toàn diện nhất được tìm thấy tính đến ngày nay, và Chùa Haein, nơi lưu giữ bộ kinh, là một Di sản Thế giới UNESCO.

(tipitaka.net – September 1, 2013)  

 

blank

Bộ mộc bản kinh Tam Tạng Cao Ly
Photo: Yonhap News
 
 
HOA KỲ: Giáo hội Phật giáo New York kỷ niệm 75 năm thành lập

 

Kể từ khi thành lập vào năm 1938, Giáo hội Phật giáo New York (NYBC) ở Manhattan đã là nơi thiêng liêng dành cho các tín đồ đô thị của Trường phái Phật giáo Tịnh Độ Chân tông (Jodoshinshu), vốn có nguồn gốc từ thế kỷ 13 tại Nhật Bản.

Để kỷ niệm 75 năm thành lập NYBC, các hoạt động lễ hội được khởi động vào ngày 7-9-2013, với cuộc triển lãm võ thuật cũng như vũ đạo Nhật và trình diễn trống Taiko. Nhân dịp này, khách tham quan cũng được thưởng lãm lễ khai mạc và lễ tiếp tân của cuộc triển lãm mang tên “Quang huy Giác ngộ”. Chương trình nghệ thuật sau đó sẽ diễn ra mỗi cuối tuần cho đến ngày 12 và 13-10-2013, là thời gian các hội viên sẽ tổ chức Bữa ăn tối và Lễ Kỷ niệm Thành lập lần thứ 75.

(Shambhala Sun – September 1, 2013)

blank

Thượng tọa Hozen Seki (ngồi bên phải), người sáng lập Giáo hội phật giáo New York
Photo: Buddha Dharma
 
 
BA LAN: Tân trang nhà kho cũ để làm trung tâm thiền tại thủ đô Warsaw
 

Tổ chức Phật giáo Kim Cương Thừa đã được cấp giấy phép để tái phát triển một nhà kho cũ ở khu Kolo, quận Wola của thủ đô Warsaw.

Tiền đầu tư 5 triệu zloty (tiền Ba Lan) sẽ được sử dụng bởi một cộng đồng 500 người, vốn có trụ sở hiện nay đã quá nhỏ để chứa tất cả các hội viên của cộng đồng. Nhà kho sẽ được tân trang và xây thêm một tầng nữa. Khi hoàn thành, cơ sở này sẽ là trung tâm Phật giáo lớn nhất Ba Lan.

Tầng 1 sẽ là một khu thiền định rộng, còn tầng 2 và 3 sẽ được dùng làm các khu cư trú (dành cho nhân viên trung tâm cũng như cho tất cả khách đến để thiền định), khu kỹ thuật và dịch vụ. Ngoài ra, hội đang lên kế hoạch để phát triển 2 tòa nhà mới.

Phật giáo Kim Cương Thừa là một tổ chức tín đồ thuộc trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Cho đến nay, hội này đã thành lập hơn 40 trung tâm Kim Cương Thừa tại Ba Lan.

(wbj.pl – September 2, 2013)

 blank

Bản vẽ trung tâm thiền của hội Phật giáo Kim Cương Thừa (Ba Lan)
Photo: wbj.pl
 
 
ẤN ĐỘ: Ajanta, hang động Phật giáo tại bang Maharashta

 

Tranh và tác phẩm điêu khắc trên đá trong hang Ajanta, một khu tu viện Phật giáo tại bang Maharashta, là một minh chứng cho thời kỳ vàng son của Phật giáo tại Ấn Độ và là một thành tựu nghệ thuật độc đáo.

Được phát hiện và đặt tên theo ngôi làng Ajintha ở gần đó bởi người Anh vào năm 1819, các hang động này do nằm ở một vị trí xa xôi nên mãi đến năm 1983 chúng mới được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO.

Đây là các hang động nhân tạo được đục thành từ vách đá qua một thời kỳ kéo dài từ thế kỷ thứ 2 BC đến thế kỷ thứ 5 hoặc 6 AD, bao gồm 29 hang động – chủ yếu là Tịnh xá, với 5 Bảo tháp có đền thờ Phật. Có thời khu tịnh xá này là nơi cư trú của 200 tăng sĩ và thợ thủ công.

(buddhistartnews – September 4, 2013)

 

blank

Hang động Ajanta
blank
Ttranh Kim Cương Thủ Bồ Tát tù Hang động Ajanta
blank
Tranh Quán Thế Âm Bồ Tát (tại Hang động Ajanta)
blank
Một phần của bức bích họa ở Hang Ajanta Số 17
Photos: The Global Dispatches
 
NGA: Đức Giám mục Giáo hội Chính thống Nga gặp gỡ phái đoàn tăng sĩ Tu viện Thiếu Lâm của Trung quốc

 

Ngày 4-9-2013 tại Moscow, Đức Giám mục Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga đã gặp gỡ một phái đoàn tăng sĩ đến từ Tu viện Thiếu Lâm ở Trung quốc. Do Sư Yongxin - phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung quốc - làm trưởng đoàn,phái đoàn này đến Moscow để tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế Spasskaya Bashnya.

Đức Giám mục Kirill nói rằng người Nga có thể học được một bài học về sức mạnh tinh thần từ những chiến tăng Trung Hoa này. Sức mạnh tinh thần cũng áp dụng được cho các nỗ lực hòa bình, ông nói thêm. 

Đây là lần thứ nhì hai vị lãnh đạo tôn giáo này gặp nhau. Vào tháng 5, Đức Giám mục Kirill hội kiến Sư Yongxin lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung quốc.

(RIA Novosti – September 6, 2013)

 

blank

Phái đoàn tăng sĩ Thiếu Lâm tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế tại Moscow
Photo: RIA Novosti

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4596)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]