Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

09/06/201522:34(Xem: 14015)
Tuần 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 2 THÁNG 2, 2015)

Diệu Âm lược dịch

 

 

NEPAL: Ngôi chùa cổ Kakre Bihar sẽ được trùng tu

 

Kakre Bihar là một phế tích chùa cổ Ấn giáo-Phật giáo tọa lạc trên một đỉnh đồi nhỏ ở Thung lũng Surkhet. Chính phủ Nepal đã bắt đầu các việc chuẩn bị với một dự án kéo dài nhiều năm để trùng tu ngôi chùa Kakre Bihar ‘Shikhar Saili’ này, vốn được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 12.

Được xem là đứng thứ 2 chỉ sau Lâm Tì Ni về mặt ý nghĩa khảo cổ học và lịch sử, chùa Kakre Bihar xây bằng đá rắn với những tượng Đức Phật bằng đồng cùng với rất nhiều tượng thần Ấn giáo là một biểu tượng của sự hòa hợp tôn giáo giữa người dân trong khu vực.

Bhesh Narayan Dahal, tổng giám đốc Cục Khảo cổ học (DoA), nói rằng cơ quan của ông sẽ sớm mời đấu thầu cho việc cải tạo ngôi chùa cổ này. Với kế hoạch hoàn thành công việc tu sửa trong vòng 3 năm, ông Dahal nói dự toán ngân sách ban đầu để thực hiện việc cải tạo là khoảng 90 đến 110 triệu Rupee, và họ cũng sẽ phục chế những đồ tạo tác quan trọng nếu chúng đã bị mất.

DoA nói rằng các công trình cải tạo sẽ bảo tồn phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, và rằng các kiến trúc sư sẽ phục chế những cấu trúc bị phá hủy hoặc không thể khắc phục. Theo DoA, di tích này sẽ được trùng tu  giữ lại hình dạng ban đầu của nó chứ không có bất cứ thay đổi nào.

(ekantipur.com – February 9, 2015)

 

blank

Phế tích chùa cổ Kakre Bihar, Nepal

Photo: Google

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Phát hiện bản thảo cổ của Phật giáo Miến Điện tại ủy ban Quận Trafford

 

Sau khi một bản thảo đáng kinh ngạc có tính lịch sử của Miến Điện được phát hiện trong một hộp đầy bụi tại kho lưu trữ ủy ban quận Trafford, giảng viên lịch sử Tilman Frasch của trường Đại học Đô thị Manchester đã làm sáng tỏ nguồn gốc của văn bản nói trên.

Tiến sĩ Frasch tin rằng tài liệu này là một ‘nissaya’ – gồm những đoạn ngắn viết bằng tiếng Pali, xen kẽ với các phần dịch bằng tiếng Miến Điện.

Văn bản lạ thường này được cho là tập điều luật lịch sử dành cho tu sĩ Phật giáo. Các trang được làm bằng lá cọ xử lý bằng dầu để làm cho chúng mềm dẻo. Đáng tiếc là trang cuối, thường có ghi ngày tháng thực hiện bản thảo, đã bị mất.

Nhưng Tiến sĩ Frasch đã xem xét tình trạng của lá để ước tính tuổi của bản thảo nói trên và ông nhận ra nó được làm vào khoảng năm 1850.

(Manchester Evening News – February 10, 2015)

 

blank

Tiến sĩ Tilman Frasch và bản thảo cổ của Miến Điện

Photo: Todd Fitzgerald

 

 

BHUTAN: Lễ hội Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức trùng với Năm mới Phật giáo (Losar)

 

Bhutan được biết đến là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, và nó luôn luôn thu hút những du khách tò mò là nhờ có phong cảnh vùng Hi Mã Lạp Sơn hoang sơ hùng vĩ. Và từ ngày 14-2-2015, Bhutan dự kiến sẽ tiếp một làn sóng du khách chưa từng có khi đất nước này tổ chức lễ hội quốc tế đầu tiên về nghệ thuật và văn hóa kéo dài 10 ngày của mình.

Trùng với lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 35 của Quốc vương thứ 5 và lễ Losar (Năm mới Phật giáo), lễ hội nói trên sẽ có sự tham gia của 80 nghệ sĩ và nghệ sĩ biểu diễn, bao gồm ngôi sao nhạc pop Lucky Ali (Ấn Độ) và nghệ sĩ dân gian Ấn Nick Mulvey (Anh quốc) cộng tác với các nghệ sĩ hàng đầu của Bhutan.

Trong lễ hội, các vũ công mang mặt nạ truyền thống sẽ trình diễn cùng với các tiết mục đương đại từ khắp thế giới, và du khách có thể tham dự các cuộc nói chuyện về các lý thuyết mới nhất về hạnh phúc.

(dailymail.co.uk – February 10, 2015)

blank

Các tiểu tăng Bhutan trước Hoàng cung ở thủ đô Thimpu, ảnh do Đức Vua Bhutan chụp

Photo: Mail Online

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tại Bhubaneswar

 

Trong một nỗ lực để quảng bá các mạng mạch Phật giáo ở cấp quốc tế, chính quyền bang Odisha đã quyết định tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tại Bhubaneswar  từ ngày 13-2, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Ashok Chandra Panda cho biết vào ngày 11-2-2015.

Ông nói sự kiện 3-ngày này sẽ có sự tham gia của khoảng 150 học giả Phật giáo và tăng sĩ từ khắp thế giới, trong số đó có Nhật Bản và Tích Lan. Họ sẽ dự hội nghị để thảo luận kỹ về lịch sử và văn hóa Phật giáo.

Bộ trưởng Panda nói các đại biểu sẽ thảo luận về các di tích Phật giáo tại Ấn Độ và bang Odisha, và về tiềm năng du lịch ở khu vực này.

Sẽ có một phiên họp riêng về kinh doanh dành cho các nhà khai thác tour du lịch để thu hút du khách đến thăm các di sản Phật giáo.

Trong khi có hơn 340 di tích Phật giáo tại Odisha, chính quyền bang đã đánh dấu 3 khu liên hợp Phật giáo Lalitgiri, Udayagiri và Ratnagiri là vùng Tam giác Kim cương.

(IANS – February 11, 2014)

 

blank

Lối vào một tu viện ở Lalitgiri, bang Odisha (Ấn Độ)

Photo: wikipedia.org

 

 

PAKISTAN: Các di tích Phật giáo cổ đại ở Pakistan cần bảo tồn khẩn cấp

 

Nhiều di tích Phật giáo cổ tại Pakistan đang xuống cấp do thiếu sự nỗ lực bảo tồn thích hợp.Những di tích này đã bị hư hại thêm do sự thờ ơ và bỏ mặc của phía chính quyền.

Tiến sĩ Abdul Samad, giám đốc viện Khảo cổ học và Bảo tàng Khyber-Pakhtunkhwa, nói, “Có hơn 500 di tích quan trọng về lịch sử trong thành phố và hấu hết đang trong tình trạng hư hỏng. Chúng cần được bảo tồn và phục hồi ngay. Các nhà thầu và thợ xây thiếu kinh nghiệm được giao nhiệm vụ phục hồi đã làm hủy hoại thêm những công trình kiến trúc như vậy.” Ông nói thêm, “Các di tích lịch sử cần được giao cho chúng tôi để bảo quản bởi vì chỉ có các nhà khảo cổ học mới có thể làm được công việc như thế.” Tiến sĩ Samad cũng nói rằng mọt số báo cáo về hậu quả này đã được gửi đến chính quyền tỉnh, nhưng đã bị bỏ qua. “Chúng tôi có các chuyên gia bảo tồn và có khả năng thực hiện công việc bảo quản cho các di tích này. Chính quyền nên giao chúng cho chúng tôi”, ông nói tiếp.

Đồng thời, Trung tâm Di sản Văn hóa Nam Á của Nhật Bản, một tổ chức phi lợi nhuận, đã được thành lập để hỗ trợ việc bảo tồn các di tích Phật giáo cổ tại Pakistan và Ấn Độ. Nhóm người Nhật này lo ngại về việc di sản văn hóa bị mất đi do sự bỏ mặc và thiếu kinh phí. Nhóm có kế hoạch dùng công nghệ hiện đại trong việc hợp tác với Đại học Hazara của Pakistan để đánh giá nhu cầu bảo tồn của các di tích bị bỏ mặc.

(Buddhist Door – February 12, 2015)

 

 blank

Một công nhân đang tái tạo đầu của một tượng Phật tại Bảo tháp Jualian, Pakistan

Photo: Dawn.com

 

blank

 

Tranh trên đá tại miền bắc Pakistan bị hỏng nặng

Photo: The Japan Times

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4596)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]