Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/10/201623:01(Xem: 10938)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 10, 2016)

 Diệu Âm lược dịch 

 

 

TRUNG QUỐC: Phim sử thi ‘Huyền Trang’ dự giải Oscar 2017

Trung Quốc đã chọn phim Huyền Trang để dự hạng mục phim tiếng nước ngoài của giải Oscar lần thứ 89 được tổ chức vào năm 2017.

Phát hành vào tháng 4 năm nay, phim sử thi này tạo dựng lại cuộc hành trình tâm linh đầy kịch tính từ Trung Hoa đến Ấn Độ của nhà sư, học giả, nhà du hành và dịch giả Huyền Trang vào đầu thời nhà Đường (618-907).

Các địa điểm quay phim bao gồm cả các phế tích của tu viện và trường đại học Nalanda ở bang Bihar, Ấn Độ, nơi nhà sư Huyền Trang đã trải qua nhiều năm học tập từ các học giả và các nhà giáo dục nổi tiếng vào thời đó.

Phim Huyền Trang cũng đáng chú ý vì là phim truyện quan trọng đầu tiên được đồng sản xuất bởi Trung Quốc và Ấn Độ.

Vai chính Huyền Trang do diễn viên truyền hình và điện ảnh điển trai Huỳnh Hiếu Minh của Trung Quốc thủ diễn. Anh nổi tiếng nhất với bộ phim truyền hình Thần điêu hiệp lữ năm 2006.

(buddhistdoor.net – October 9, 2016)

2016-10-02-0000

Cảnh trong phim sử thi ‘Huyền Trang’
Photo: Buddhistdoor

 

 

HÀN QUỐC:  Các thí sinh vào vòng chung kết Đại hội Nhạc Pop Hàn Quốc (K-POP) Thế giới tham gia Chương trình Ở lại Chùa tại Seongjusa

Changwon, Hàn Quốc – Các thí sinh vào vòng chung kết Đại hội K-POP Thế giới tại Changwon, Hàn Quốc đã tham gia chương trình Ở lại Chùa tại Chùa Seongjusa từ ngày 28-9-2016.

68 thí sinh vòng chung kết từ 16 nước khác nhau bao gồm Nga, Mexico và Nigeria trải nghiệm các truyền thống Phật giáo Hàn Quốc 1,700 năm tuổi tại Seongjusa với nghi thức mở đầu, đi vòng quanh bảo tháp, trải nghiệm trà dado, thiền định và các chương trình khác.

Thượng tọa Wonjong, sư trụ trì của Seongjusa, đã cầu chúc họ được sức khỏe. Ông chào đón họ và nói, “Tôi mong rằng các bạn sẽ tìm thấy sự an bình tại Seongjusa này và  cầu chúc các bạn được sức khỏe trong vòng thi chung kết của mình”.

Đại hội K-POP Thế giới thường niên lần thứ 6 tại Changwon khai mạc lúc 7 giờ sáng ngày 30-9-2016 tại Khu Phức hợp Thể thao Changwon.

(Buddhist Channel – October 9, 2016)

 2016-10-02-0001

 

Chùa Seongjusa tại Changwon, Hàn Quốc
Photo: BTN

 

TÍCH LAN: Bảo tồn tu viện Phật giáo cổ Rajagala

Các nhà khảo cổ học tại Tích Lan đang kiên trì làm việc để giữ cho tu viện Phật giáo cổ Rajagala không bị lãng quên trong lịch sử. Các đội đến từ trường Đại học Sri Jayawardenapura của Tích Lan đã có phương pháp đưa ra ánh sáng những bí ẩn của di tích cổ đại này, mà cho đến nay bao gồm các bảo tháp, một phòng ăn, một tu viện, một nhà tắm nước nóng cùng hơn 50 nhà trong hang, vốn tương truyền là nơi cư trú của trên 500 nhà sư.  

Tu viện Rajagalathenna tọa lạc tại Rassagala, một ngọn núi hiểm trở và có nhiều rừng cây. Đây cũng là một khu vực có ý nghĩa khảo cổ học quan trọng tại Tích Lan với khoảng 600 phế tích, di tích và hiện vật thời tiền sử.

Mục tiêu của dự án của trường Đại học Sri Jayawardenapura là bảo tồn các di tích kiến trúc và cảnh quan văn hóa của Rajagala, bằng cách ngăn ngừa sự xâm hại thêm trong khu vực và bằng cách thực hiện sự can thiệp để làm hồi sinh và đem lại sức sống cho tu viện này như là một trung tâm tâm linh vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

(Buddhistdoor Global – October 11, 2016)

 2016-10-02-0002

2016-10-02-00032016-10-02-0004Các di tích và tượng Phật tại khu vực tu viện cổ Rajagala, Tích Lan
Photos: dailynews.lk, sjp.ac.lk & Wikipedia.org
 

ẤN ĐỘ: Phật tử từ 36 nước cầu nguyện cho sự chấm dứt khủng bố

Vào ngày 7-10-2016, khi thế giới sống dưới cái bóng của các mối đe dọa khủng bố, hàng trăm Phật tử từ 36 nước đã viếng Chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng ở bang Bihar và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Nhà chức trách cho biết có hơn 300 đại biểu từ 36 nước đã tụng kinh Phật giáo và cầu nguyện cho hòa bình thế giới và “chấm dứt chủ nghĩa khủng bố’.

Các Phật tử cũng thiền định dưới cây Bồ đề linh thiêng, nơi Đức Phật đã đạt giác ngộ và truyền đi thông điệp “ahimsa” (bất bạo động).

Sư trưởng Bhante Chalinda của chùa Đại Giác nói, “Lời truyền giảng của Đức Phật thích hợp với ngày nay, và các vị khách mời Phật giáo đã cầu nguyện cho hòa bình thế giới”.

PR Barua, một sĩ quan cảnh sát về hưu trong đoàn đại biểu đến từ Bangladesh nói, “Thế giới cần phải cùng nhau đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố ví nó đang tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình thế giới”.

(tipitaka.net – October 14)

2016-10-02-0005

Chư tăng và Phật tử từ 36 nước cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Chùa Đại Giác, Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)
Photo: thebiharpost.com

 

NEPAL: Ani Choying Drolma, sư cô nổi tiếng nhất của Nepal là một ngôi sao nhạc Pop

Có một sư cô mà mọi người ở Nepal đều biết tên – không phải bởi vì cô là một biểu tượng tôn giáo và là một đại sứ thiện chí của UNESCO, cũng không phải vì công việc điều hành một trường nữ và một bệnh viện dành cho bệnh nhân thận của cô.

Sư cô Ani Choying Drolma, 45 tuổi, nổi tiếng là một trong những ngôi sao nhạc Pop hàng đầu của đất nước này.

Với hơn 12 đĩa nhạc của những giai điệu Nepal và đạo ca Tây Tạng du dương làm nổi bật các chủ đề về hòa bình và hòa hợp, nữ ca sĩ trong bộ y vàng đã chinh phục những trái tim trên khắp quốc gia vùng Hi Mã Lạp Sơn này và nước ngoài.

Sư cô đã đi khắp thế giới để trình diễn tại các nước như Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ. Nhà soạn nhạc nổi tiếng Nhyoo Bajracharya, người đã làm việc cùng Drolma, mô tả nhạc của cô như một sự hợp nhất của các phong cách Tây Tạng và Nepal. “Đó là những bài hát tôn giáo, rock chậm với âm hưởng kết hợp giữa blues và jazz”, ông nói.

Sư cô không cho biết mình đã có được bao nhiêu tiền từ việc bán đĩa và trình diễn, nhưng nói rằng cô dành tặng phần lớn tiền này cho các tổ chức từ thiện giáo dục thông qua Quỹ Phúc lợi chư ni của mình và điều hành một bệnh viện thận.

(AP – October 12, 2016)

2016-10-02-0006

Sư cô Ani Choying Drolma trong một buổi trình diễn tại Mumbai, Ấn Độ vào ngày 7-10-2016
Photo: AP

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4596)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]