TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
84. Kinh MADHURÀ
( Madhurà sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đại Luận Nghị Tôn-giả
Là Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na (1)
( Hay Ma-Ha Kách-Cha-Na,
Ca-Chiên-Diên cũng chính là vị đây ).
Lúc ấy ngài trú Ma-Đu-Rá
Tại khu rừng Gun-Đá (2) trải qua.
Đức vua xứ Ma-Đu-Ra (2)
Là A-Vanh-Tí-Pút-Ta (2), nghe là :
“ Sa-môn Ma-Ha Kách-Cha-Ná
Hiện trú Gun-Đá – Ma-Thu-Ra
Tiếng đồi tốt đẹp lan xa :
‘Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na ngài này
Bậc Hiền-giả, bậc đầy Trí-giác
Bậc Đa văn, lưu loát nói năng
Biện tài lão luyện, Cao Tăng
Bậc A-La-Hán muôn phần tịnh thanh.
Thật tốt lành nếu được yết kiến
Một Thánh Tăng danh tiếng như vầy ”.
Đức vua liền ra lệnh ngay :
Cỗ xe thù thắng cho bày nhiều xe
Vua lên một cỗ xe thù thắng
_______________________________
(1) : Tôn-giả Mahà Kaccayàna hay Kaccanà , phiên âm là Ma-Ha
Ca-Chiên-Diên – là một trong Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật
Có tàibiện luận , được tôn xưng là bậc Đệ Nhất Luận Nghị.
(2) : Khu rừng Gunda tại xứ Madhura của Vua Avantiputta .
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 142
Là ngự xa thượng đẳng hoàng gia
Cùng đi khỏi Ma-Đu-Ra
Với đại uy vệ một nhà Đại Vương
Rồi thẳng đường đến nơi Tôn-giả
An trú tại Gun-Đá khu rừng.
Đến chỗ xe cộ phải dừng
Vua liền xuống đi bộ cùng bầy tôi.
Khi đến nơi, hỏi thăm Tôn-giả
Với những lời thanh nhã, mừng chào
Rồi chọn một bên, ngồi vào,
Vua A-Vanh-Tí khởi đầu thưa ra
Với Đại Ca-Chiên-Diên Tôn-giả :
– “ Thưa Tôn-giả Kách-Chá-Da-Na !
Các vị Bàn-Môn xưa xa
Đã từng tuyên bố : ‘Chỉ Bà-La-Môn
Là chủng tánh tối tôn, siêu việt
Chủng tánh khác hạ liệt, suy đồi.
Bàn-Môn (1) là bạch chủng thôi,
Các chủng tánh khác trên đời đều đen,
Bà-la-môn được khen thanh tịnh
Chủng tánh khác lấm dính, tiện dòng.
Bàn-môn là con chính tông
Của Phạm Thiên, vốn sinh trong miệng ngài.
Bàn-môn này Phạm Thiên tạo tác,
Đấng Phạm Thiên sinh các Bàn-môn,
Thừa tự Phạm Thiên tối tôn.
Ý Tôn-giả về Bàn-môn thế nào ? ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Tự hào như vậy
___________________________
(1) : Bàn-Môn hay Phạm-Chí tức là Bà-La-Môn.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 143
Thì điều ấy là lời nói thôi !
Là những âm thanh trên đời
Những người Phạm Chí dùng lời rêu rao
Đánh giá cao giai cấp Phạm Chí
Và khinh bỉ những giai cấp sau
Đại Vương ! Ngài nghĩ thế nào
Nếu Khách-Ti-Dá người giàu và sang
Nhiều tài sản, bạc vàng, ngũ cốc
Thường hay ban bổng lộc gia nhân,
Có thể nào người thuộc phần
Bàn-Môn, Sát-Đế-Lỵ (*) cần việc đây
Vết-Sa, hay Sút-Đa (*) giai cấp
Họ đến gặp, xin làm thân tùy
Trung thành hầu hạ mọi thì
Thức khuya dậy sớm và thi hành liền
Mọi mệnh lệnh chủ truyền, chí thú
Làm đẹp lòng người chủ sớm trưa
Khiến người ai cũng thích ưa
Lời nói kính ái chủ vừa lòng ngay.
Đại Vương này ! Trường hợp như thế
Theo Đại Vương có thể xảy ra ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả Kách-Cha-Na !
Nếu có người Khách-Ti-Da sang giàu
Có tài sản thuộc vào cự phú
___________________________
(*) : Theo Bà-La-Môn, xã hội chia ra 4 giai cấp bất di bất dịch :
1) Bà-la-môn ( Brahmana -giai cấp đứng đầu giữ phần nghi lễ,
tế tự ).
2) Sát-Đế-Lỵ ( Khattiyà - giai cấp Vua chúa, quan quyền ) ;
3) Phệ-Xá ( Vessa – các hạng Thương gia, buôn bán ) .
4) Giai cấp cuối cùng bị áp chế, khinh rẻ nhất là Thủ-Đà-La
(Suddà ) hay còn gọi là Chiên-Đà-La ( Candala ) .
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 144
Thì có thể làm chủ nhân gia
Của bốn giai cấp kể ra :
Bàn-môn, Sát-Lỵ, Vết-Sa, Thủ-Đà (1)
Các người ấy trải qua hầu hạ
Thật trung thành ròng rã sớm trưa
Làm cho mọi người thích ưa
Nói lời kính ái, chủ vừa lòng, thương ”.
– “ Cũng như vậy, Đại Vương suy nghĩ
Như thế nào nếu vị Bàn-Môn
Không những dòng dõi đáng tôn
Mà còn giàu có. Thật không thể nào
Tính kể đến sự giàu sang đấy
Thì có thể vị ấy nhận vào
Những người gia nhân, mặc dầu
Thuộc bốn giai cấp thanh cao hay hèn.
Những người ấy bao phen hầu hạ
Thật trung thành ròng rã sớm trưa
Lời nói kính ái đáng ưa,
Đại Vương biết, thấy, nghe chưa việc này ?
Hoặc ở đây, thế nào ngài nghĩ
Nếu có vị Phệ-Xá, Thủ-Đà
Lại được giàu có vinh hoa
Sống rất sung túc, cửa nhà đẹp sang,
Nhiều tài sản, bạc vàng, ngũ cốc,
Nhiều tài lộc, sung sướng biết bao
Vị ấy có thể nhận vào
Những người giai cấp thấp cao như là :
______________________________
(1) : Bốn giai cấp : Brahmana (Bà-la-môn hay Bàn-môn, Phạm-
chí) , Khattiya (Sát-Đế-Lỵ hay Sát-Ly), Vessa (Phệ-Xá) và
Sudda (Thủ Đà-La hay Thủ-Đà).
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 145
Khách-Ti-Da, Bàn-môn, Phệ-Xá,
Chanh-Đa-Lá… làm việc ngoài trong
Trung thành hầu hạ hết lòng
Thức khuya dậy sớm mà không nề hà
Mọi lệnh của chủ nhà thực hiện
Lời kính ái nên khiến đẹp lòng.
Điều này có thể có không ? ”.
– “ Tôn-giả ! Có thể có trong điều này.
Nếu vị đây thuộc vào giai cấp
Được đề cập : Sát-Lỵ, Bàn-môn,
Phệ-Xá, Thủ-Đà thảy đồng
Nếu là cự phú của trong của ngoài
Tài sản, vàng đếm hoài không xuể,
Thì có thể có những gia nhân
Thuộc bốn giai cấp vừa phân,
Trung thành hầu hạ ân cần sớm trưa,
Vâng mệnh lệnh, làm vừa lòng chủ,
Luôn chí thú làm việc hết lòng,
Lời kính ái, chủ đẹp lòng
Điều ấy có thể có trong đời thường ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Nếu mà như vậy
Thì bốn chủng tánh ấy ở đây
Đồng đẳng hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Thật vậy Tôn-giả ! Nghĩ ngay như vầy
Thời bốn chủng tánh này đồng đẳng,
Trẫm thấy chẳng sai biệt gì đâu ! ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Như lúc đầu
Tôi nói Phạm-chí trước sau bảo là
‘Bà-La-Môn mới là tối thượng’
Phải được hiểu mường tượng như là
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 146
Những âm thanh được phát ra
Tự mình xưng tụng chỉ ta mới tuyền
Từ miệng đấng Phạm Thiên sinh hạ.
Khách-Ti-Dá, Vết-Sá, Sút-Đa
Đều là hạ liệt, xấu xa
Âm thanh như vậy chỉ là thoáng mau.
Thưa Đại Vương ! Thế nào ngài nghĩ ?
Một người Sát-Đế-Lỵ hay là
Bàn-Môn, Phệ-Xá, Thủ-Đà :
Sát sanh, lấy của người ta, mặc dầu
Người ta không cho đâu mà lấy;
Tâm tà vạy dâm dục; vọng ngôn,
Lưỡng thiệt, phù phiếm, ác ngôn;
Tham dục, sân hận, mãi tồn si mê,
Chấp tà kiến mọi bề, mọi loại…
Khi thân hoại mạng chung – có sanh
Vào các đọa xứ chẳng lành ?
Cõi dữ, ác thú đành rành hay không ?
Hay là không thác sanh như vậy ?
Hay Đại Vương nghĩ, thấy thế nào ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Người phạm vào
Giết chóc hại mạng, phạm vào tà dâm,
Nói láo hay nói đâm thọc khác,
Lời độc ác, phù phiếm ba hoa,
Tham dục, sân hận, kiến tà,
Thì dù Phạm-Chí hay là Vết-Sa,
Sát-Đế-Lỵ, Sút-Đa… cả thảy
Cũng đều phải nghiệp báo theo cùng,
Sau khi thân hoại mạng chung
Phải sa cõi dữ hãi hùng mà thôi !
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 147
Vào đọa xứ hay nơi ác thú
Vào địa ngục chịu đủ cực hình.
Trẫm nghĩ như vậy đinh ninh
Và nghe La-Hán cao minh giảng vầy ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Lành thay điều ấy !
Khi chính ngài nhận thấy như vầy
Và nghe Thánh Tăng các ngài
Bậc A-La-Hán giảng bày sâu xa.
Nếu sự tình này là như vậy
Thời bốn chủng tánh ấy ở đây
Đồng đẳng hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Thật vậy, Tôn-giả ! Nghĩ ngay như vầy
Thời bốn chủng tánh này đồng đẳng,
Trẫm thấy chẳng sai biệt gì đâu ”.
– “ Đại Vương ! Ngài nghĩ thế nào
Người Sát-Đế-Lỵ thanh cao, hay là
Bà-La-Môn, Vết-Sa, Sút-Đá
Là những người hiền giả thiện tâm,
Từ bỏ sát sanh, tà dâm,
Từ bỏ trộm cướp, sai lầm vọng ngôn,
Bỏ đâm thọc, bỏ luôn ác khẩu,
Bỏ nói láo, phù phiếm ba hoa,
Từ bỏ tham dục, sân tà,
Luôn có chánh kiến, từ hòa ung dung,
Khi thân hoại mạng chung đã tới
Thì có được Thiên giới sinh ngay ?
Có sinh thiện thú, đời này ?
Hoặc không thể thác sanh, hay thế nào ?
Đại Vương nghĩ ra sao việc ấy ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Trẫm thấy rõ là
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 148
Bram-Ma-Na, Khách-Ti-Da
Hay là Vết-Sá, Sút-Đa… người nào
Các giới hạnh thanh cao vâng giữ,
Từ bỏ sự sát sanh nhỏ, to
Từ bỏ lấy của không cho,
Từ bỏ dâm hạnh nguyên do dục tà,
Bỏ nói láo hay là đâm thọc
Lời nói độc, phù phiếm… tránh xa
Tham dục, sân hận diệt qua
Luôn có chánh kiến, từ hòa ung dung
Khi thân hoại mạng chung, sinh tới
Cõi thiện thú, Thiên giới, đời này.
Đối với trẫm là như vầy
Và nghe La-Hán các ngài tán dương ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Lành thay điều ấy !
Khi chính ngài nhận thấy như vầy
Và nghe Thánh Tăng các ngài
Bậc A-La-Hán giảng bày sâu xa.
Nếu sự tình này là như vậy
Thời bốn chủng tánh ấy ở đây
Đồng đẳng hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Thật vậy, Tôn-giả ! Nghĩ ngay như vầy
Thời bốn chủng tánh này đồng đẳng,
Trẫm thấy chẳng sai biệt gì đâu ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Như lúc đầu
Tôi nói Phạm-chí trước sau bảo là
‘Bà-La-Môn mới là tối thượng’
Phải được hiểu mường tượng như là
Những âm thanh được phát ra
Tự mình xưng tụng chỉ ta mới tuyền
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 149
Từ miệng đấng Phạm Thiên sinh hạ.
Khách-Ti-Dá, Vết-Sá, Sút-Đa
Đều là hạ liệt, xấu xa
Âm thanh như vậy chỉ là thoáng mau.
Thưa Đại Vương ! Thế nào ngài nghĩ ?
Một người Sát-Đế-Lỵ hay là
Bàn-Môn, Phệ-Xá, Thủ-Đà :
Lén lút đột nhập vào nhà người ta
Hoặc cướp giật tiền và đồ đạc
Phục kích các đường cướp, giết người
Hoặc là tư thông vợ người…
Có người bắt được, tức thời giải ngay
Đến trước ngài, trình bày tất cả :
‘Tâu Bệ Hạ ! Kẻ trộm cướp này
Làm hại uy danh của ngài
Xin hãy hình phạt kẻ này cho mau’.
Đại Vương như thế nào xử gã ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả Kách-Chá-Da-Na !
Trẫm sẽ theo Luật, phán ra
Tra tấn kẻ ấy hay là chém ngay,
Hoặc tẩn xuất kẻ này khỏi nước
Hoặc từng bước y luật dụng hình
Tùy theo tội trạng phát sinh
Vì sao vậy ? Vì tự mình gây ra.
Danh xưng : Khách-Ti-Da, Phạm Chí…
Mà vốn dĩ được gọi xưa nay
Danh xưng ấy biến mất ngay,
Chỉ gọi ‘tên trộm cướp’ này mà thôi ”.
– “ Nếu mà sự tình đời như vậy
Thời bốn chủng tánh ấy ở đây
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 150
Đồng đẳng hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Thật vậy, Tôn-giả ! Nghĩ ngay như vầy
Thời bốn chủng tánh này đồng đẳng,
Trẫm thấy chẳng sai biệt gì đâu ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Như lúc đầu
Tôi nói Phạm-chí trước sau bảo là
‘Bà-La-Môn mới là tối thượng’
Phải được hiểu mường tượng như là
Những âm thanh được phát ra
Tự mình xưng tụng chỉ ta mới tuyền
Từ miệng đấng Phạm Thiên sinh hạ.
Khách-Ti-Dá, Vết-Sá, Sút-Đa
Đều là hạ liệt, xấu xa
Âm thanh như vậy chỉ là thoáng mau.
Thưa Đại Vương ! Thế nào ngài nghĩ ?
Một người Sát-Đế-Lỵ hay là
Bàn-Môn, Phệ-Xá, Thủ-Đà :
Cạo bỏ râu tóc, xuất gia tu hành
Đắp ca-sa, gia đình từ bỏ
Sống không có gia đình, một mình
Thọ trì giới luật tịnh thanh
Sống đời Phạm hạnh, thực hành thiền-na
Chỉ ăn ngọ, trì qua thiện pháp
Thì Đại Vương sẽ đáp thế nào ?
Đối xử vị ấy ra sao ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Trẫm sẽ mau đứng liền
Thỉnh ngồi trên pháp tòa tử tế
Kính đảnh lễ vị ấy trên tòa
Cúng dường ‘tứ vật dụng’ là :
Y phục, vật thực, sàng tòa, thuốc men
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 151
Rồi trẫm bèn chu toàn sắp đặt
Sự bảo vệ, mọi mặt hộ trì
Che chở đúng pháp mọi thì
Danh xưng lúc ấy của vì xuất gia
Không là Khách-Ti-Da, Phạm-Chí,
Hay là vị Phệ-Xá, Thủ-Đà,
Nay biến mất, không như là
Trước gọi khinh thị hay là kính tôn
Chỉ gọi là ‘Sa-Môn’ vị ấy ”.
– “ Nếu như vậy, bốn chủng tánh đây
Đồng đẳng hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Thật vậy, Tôn-giả ! Nghĩ ngay như vầy
Thời bốn chủng tánh này đồng đẳng,
Trẫm thấy chẳng sai biệt gì đâu ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Như lúc đầu
Tôi nói Phạm-chí trước sau bảo là
‘Bà-La-Môn mới là tối thượng’
Phải được hiểu mường tượng như là
Những âm thanh được phát ra.
Họ đã tuyên bố : ‘Chỉ Bà-La-Môn
Là chủng tánh tối tôn, siêu việt
Chủng tánh khác hạ liệt, suy đồi.
Bàn-Môn là bạch chủng thôi,
Các chủng tánh khác trên đời đều đen,
Bà-la-môn tự khen thanh tịnh
Chủng tánh khác lấm dính, tiện dòng.
Bàn-môn là con chính tông
Của Phạm Thiên, vốn sinh trong miệng ngài.
Bàn-môn này Phạm Thiên tạo tác,
Đấng Phạm Thiên sinh các Bàn-môn,
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 152
Thừa tự Phạm Thiên tối tôn.
Tự mình xưng tụng Bàn-Môn quá đà ”.
Được nghe vậy, vua Ma-Thu-Rá
A-Vanh-Ti-Pút-Tá – thưa qua
Với ngài Kách-Chá-Da-Na
( Ca-Chiên-Diên cũng chính là ngài đây ) :
– “ Vi diệu thay ! Lành thay Tôn-giả !
Ngài Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na !
Thưa Tôn-giả ! Hy hữu thay !
Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối,
Đem đèn sáng vào tối như bưng
Để ai có mắt mở bừng
Có thể thấy được sáng trưng sắc màu .
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Được Tôn-giả giải đáp, giảng ra.
Con xin quy ngưỡng thiết tha
Quy y Tôn Giả Kách-Cha-Da-Nà,
Quy y Pháp sâu xa đáng kính
Quy y Tăng thanh tịnh, phước đầy.
Mong ngài chấp nhận con nay
Được làm đệ tử, vun đầy thiện duyên
Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
Kể từ nay đến lúc mạng chung ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Xin hãy đừng
Quy y bần đạo, hãy dừng ý đây.
Hãy quy y bậc Thầy uyên bác
Thiên Nhân Sư, Đại Giác, Phật Đà,
Tôi cũng quy y Phật Đà ”.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 153
– “ Thưa Tôn Giả Kách-Cha-Na ! Hiện thời
Bậc Thế Tôn, Thầy Trời Người đó
Hiện đang trú ở chỗ nào đây ? ”.
– “ Thưa Đại Vương ! Đáng tiếc thay !
Đấng Vô Thượng Sĩ ngày nay không còn
Đức Thế Tôn Niết-bàn đã nhập
Tứ Chúng khắp vẫn quy y Ngài
Quy y Pháp & Tăng đức tài
Đại Vương nên hướng về Ngài quy y ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Vậy thì với trẫm
Có niềm tin sâu thẳm, thiết tha
Nếu nghe Thế Tôn ở xa
Mười do-tuần – dô-cha-na – như vầy ( yojana )
Trẫm cũng sẽ đi ngay đến đấy
Để yết kiến, lễ lạy Phật Đà
Bậc Chánh Đẳng Giác từ hòa,
Đại A-La-Hán, cũng là Thế Tôn.
Nếu nghe đồn Phật đang an trú
Hai, ba, bốn, năm chục do-tuần
Thì trẫm cũng quyết định luôn
Đến yết kiến Phật, thấm nhuần pháp âm.
Nay Phật đã song lâm tịch diệt
Trẫm chí thiết vọng bái quy y
Đấng tịch diệt Chánh Biến Tri,
Quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Già,
Mong Tôn Giả Kách-Cha-Da-Ná
Nhận nơi con với cả lòng thành
Quy y Tam Bảo tịnh thanh
Từ nay đến hết đời mình chẳng thay ./-
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 84 : MADHURÀ * MLH – 154
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 84 : MADHURÀ –
MADHURÀ Sutta )
***