Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Kinh Niệm Xứ

18/05/202019:52(Xem: 9559)
10. Kinh Niệm Xứ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com



10. Kinh  NIỆM XỨ

( Satipatthàna-sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn trú ngụ

          Tại Câu Lâu – Ku-Rú(1) cũng là

              Thành Kam-Ma-Sá-Tham-Ma  (2)

 (Tức làđô thị  Kiếm-Ma-Sắt-Đàm)

 

Đức Kiều-Đàm (3)Thế Tôn Đại Giác

          Triệu tập các Phích-Khú (Tỷ Kheo) (4)

              Ngài gọi : “ Này các Tỷ Kheo !”

       Các vị Phích-Khú vâng theo tức thời,

          Rồi lắng nghe những lời của Phật :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Duy nhất con đường

Đưa đến thanh tịnh vô lường

Đưa chúng sinh vượt sầu thương ngập tràn

          Diệt khổưu, khóc than, uất ức

          Diệt khổ thân, trừ dứt khổ tâm

              Chứng ngộ Niết Bàn cao thâm

       Bốn Niệm Xứấy, phải cần hiểu ngay :

 

          Vị Tỷ Kheo ởđây tu tập

      *  Phải như thật “ Quán Thân trên thân ”   

              Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần,

       Tham ưu chế ngự, muôn phần tịnh yên.

    _______________________________

  (1) : Xứ Kuru ( Câu-Lâu ) .    

  (2) : Đô thị Kammàssadhamma  ( Kiềm-ma-sắt-đàm ).

  (3) : Đức Phật thuộc giòng Thích-Ca ( Sakya ), họ Ngài là

         Gotama ( Cồ-Đàm hay Kiều-Đàm ) .

  (4) : Bhikkhu  ( Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , nghĩa là Khất sĩ  ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  124

 

      *  Rồi đến Quán Thọ trên các thọ

          Luôn tỉnh giác và có tinh cần

              Chế ngự tham ưu tự thân.

   *  Quán Tâm trên chính tâm, cần nhiệt tâm

          Luôn tỉnh giác và thầm chánh niệm

Để chế ngự, dứt điểm ưu tham.

 

          *  Quán Pháp trên các pháp trần

       Chánh niệm, tỉnh giác, tinh cần, nhiệt tâm,

Để chế ngựưu tham các thứ,

Đó là Bốn Niệm Xứ cần theo.

 

              Hãy nghe, này các Tỷ Kheo !

       Thế nào là quán thân đều trên thân ?

 

          Các Tỷ Kheo ! Tinh cần Phích-Khú

Đến khu rừng, đại thụ, nghĩa trang,

              Hay ngôi nhà trống bỏ hoang

       Kiết già ngồi thẳng lưng, an trú liền

          Tâm chánh niệm, hoàn toàn tỉnh giác

          Trong giây lát, biết tự thở vào  (1)

              Tỉnh giác thở ra thế nào  (1)

       Cũng đều nhận biết đuôi đầu, tuệ tri.

          Với tuệ tri, biết mình đang thở

    _______________________________

  *   Kinh NIỆM XỨ ( Satipatthàna-sutta ) có 4 đế mục quán niệm 

  ( anupassanà ) :

   -  Quán Thân ( bất tịnh ) hay Niệm Thân ( Kàyànupassanà ) .

   - Quán Thọ ( thị khổ ) hay Niệm Thọ ( Vedanànupassanà ) .

   - Quán Tâm ( vô thường ) hay Niệm Tâm ( Cittànupasanà ) .

   - Quán Pháp ( vô ngã ) hay Niệm Pháp ( Dhammànupassanà ) .

 

    (1) : Niệm hơi thở (Ànàpànasati ) :

- Chứng nghiệm trọn vẹn tiến trình của hơi thở (sabakàyapatisam-

   vedi ) .  –  Làm lắng dịu tiến trình của hơi thở ( passambhayam

   kàyasamkhàram ).

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  125

 

Đang thở vào, đang thở ra đây

              Thở vào ngắn, thở vào dài

       Thở ra ngắn, thở ra dài – lâng lâng.

 

          Tập ‘cảm giác toàn thân’ tôi thở

          Tôi thở vào, tôi thở trở ra

              Vịấy tập thở vào, ra

      ‘Thân hành an tịnh’ thở ra, thở vào.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như sau thí dụ :

          Người thợ quay &đệ tửthợ quay

              Tuệ tri thiện xảo đủđầy

       Quay dài, quay ngắn biết ngay tức thì

          Khi quay dài hay khi quay ngắn 

          Biết chắc chắn dài, ngắn lúc này.

 

              Cũng vậy, Tỷ Kheo biết ngay

       Nhờ tuệ tri, biết thở dài & ngắn đây

          Hay biết rày : thở vào & ra khác

          Thở ra & vào ‘cảm giác toàn thân’.

              Vịấy thực tập lần lần

     ‘Thân hành an tịnh’ thở dần vào & ra .

 

          Vịấy sống quán ra thân ấy

          Trên nội thân hay trải ngoại thân

              Hay cả nội thân & ngoại thân

       Quán tánh sinh khởi  (1) trên thân, mọi phần

          Hay quán tánh trên thân tận diệt  (2)

          Hoặc quán tánh sanh & diệt thân đây.

              An trú chánh niệm như vầy :

      ‘Có thân đây’, hy vọng ngay hướng về

    _______________________________

(1) : Quán niệm bản chất (pháp) sinh khởi ( samudayadhamma ).

(2) : Quán niệm bản chất (pháp) hoại diệt ( vayadhamma ) .

 

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  126

 

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, không chấp trước nơi

              Mọi vật gìở trên đời,

       Tỷ Kheo như vậy quán thời trên thân.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tinh cần Phích-Khú

          Khi bước đi, biết đủ : Tôi đi  (1)

              Hay khi đứng, ngồi, nằm – thì

       Tuệ tri biết rõ hành vi mình làm.

          Quán thân trên nội thân, tự thấy

          Hay vịấy quán trên ngoại thân

              Hay cả nội thân, ngoại thân

       Quán tánh sinh khởi trên thân, mọi phần

          Hay quán tánh trên thân tận diệt

          Hoặc quán tánh sanh & diệt thân đây.

              An trú chánh niệm như vầy :

      ‘Có thân đây’, hy vọng ngay hướng về

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, không chấp trước nơi

              Mọi vật gìở trên đời,

       Tỷ Kheo như vậy quán thời trên thân.

 

          Các Tỷ Kheo ! Bước chân lui, tới

          Vị Phích-Khú nhờ bởi tuệ tri

              Biết rõ là mình đang đi  (2)

       Khi tay co duỗi, tuệ tri làm gì

          Khi mang bát, mặc y, ăn, uống

          Nếm, nhai, nuốt hay muốn vệ sinh

              Nằm, ngồi, đi, đứng, nghe, nhìn  (2)

       Tất cả hành động của mình biết ngay .

    _______________________________

  (1) : Quán niệm các oai nghi của Thân ( Iriyàpatha ) .

  (2) : Quán niệm sự hay biết  ( Catusampajannà ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  127

 

          Sống quán thân như vầy an tĩnh

          Là quán thân trên chính nội thân

              Hay quán thân trên ngoại thân

       Hay quán cả nội & ngoại thân, hai phần

          Sống quán tánh trên thân  sanh & diệt

         ‘Có thân đây’, tự biết điều này 

              An trú chánh niệm như vầy

       Hy vọng hướng đến thẳng ngay một bề

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, chấp trước vật gì,

              Quán thân trện thân tức thì

       Tỷ Kheo vịấy tuệ tri rõ liền.

 

       Các Tỷ Kheo ! Cần chuyên Phích-Khú

          Quán sát thân đầy đủ mọi phần

              Từđỉnh đầu tới bàn chân 

       Lớp da bao bọc vô ngần uế dơ(1)

          Vật bất tịnh chực chờ bài tiết

          Tóc, lông, móng, răng, thịt, gân, da

              Xương, thận, tủy, phổi, ruột già

       Tim, gan, lá lách, máu và mồ hôi

          Hoành cách mô và rồi đàm, mật

          Mở, nước mắt, nước miếng, mủ, phân

              Ruột non, nước tiểu .. vân..vân ..

    * Giống như bao lớn là thân thể này

          Hai đầu trống, đựng đầy thứ có :

          Gạo, lúa, mè, đậu đỏ, đậu xanh.

              Một người đôi mắt tinh anh

       Trút bao quan sát, thấy nhanh mọi bề :

    _______________________________

  (1) : Quán tưởng tính cách ô trược của Thân

         ( Patikkulamamasikàra ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  128

 

Đây hạt lúa, gạo, mè vàđậu.

 

          Cũng như vậy, hiểu thấu thân này

              Tỷ Kheo vịấy thấy ngay

       Băm hai thể trược chất đầy trong thân.

          Vật uế trược muôn phần đáng chán

          Vịấy quán thân trên nội thân

              Hay quán thân trên ngoại thân

       Hoặc sống quán nội & ngoại thân, hai phần.

          Sống quán tánh trên thân sinh & diệt,

         ‘Có thân đây’, tự biết điều này

              An trú chánh niệm như vầy

       Hy vọng hướng đến thẳng ngay một bề

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, chấp trước vật gì,

              Quán thân trên thân tức thì

       Tỷ Kheo vịấy tuệ tri rõ liền.

 

       Các Tỷ Kheo ! Cần chuyên Phích-Khú

          Quán thân này vềđủ hạn phần :

              Tứđại  (1) chất chứa trong thân

Địa đại, thủy đại và phần hỏa, phong

          Cả chi tiết ngoài trong tứđại

          Như hình thái của thí dụđây :

              Một đồ tể thiện xảo này

       Giết bò, ngồi cắt chia ngay giữa đường

          Phân biệt xương, thịt, da … các thứ.

          Cũng như vậy, Phích-Khú vị này

              Quán sát về thân mình đây

Đất, nước, lửa, gió(1), rõ ngay mọi bề

    _______________________________

  (1) : Quán tưởng về TứĐại ( Catudhàtumanasikàra ) gồm

Đất, Nước, Lửa, Gió ( Pathavi , Àpo , Tejo , Vàya ). 

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  129

 

          Về vị trí và về sắp đặt

          Phần tứđại có mặt trong thân 

              Hỏa đại, phong đại xoay vần 

Địa đại, thủy đại – quán thân như vầy.

 

      Các Tỷ Kheo ! Trình bày điểm khác

          Vị Phích-Khú quan sát thây ma  (1)

              Quăng bỏ nghĩa địa, rừng xa

       Một ngày, cho đền hai, ba, bốn ngày

          Thi thể này trương phồng xanh xám

          Rồi rả nát, giòi bám, thối tha.

              Tỷ Kheo quán thân ấy ra :

     ‘Thân này tánh chất chính là nhưđây, 

          Bản tánh là như vầy, chẳng khác

          Không vượt thoát khỏi tánh chất đây’.

              Như vậy, Tỷ Kheo vị này

       Dùng tử-thi-quán nhiều ngày, nghiệm ra 

          Vịấy sống quán qua thân ấy

          Trên nội thân hay trải ngoại thân

              Hay cả nội thân, ngoại thân

       Quán tánh sinh khởi trên thân mọi phần

          Hay quán tánh trên thân tận diệt

          Hoặc quán tánh sinh & diệt thân đây,

              An trú chánh niệm như vầy :

      ‘Có thân đây’, hy vọng ngay hướng về

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, không chấp trước nơi

              Mọi vật gìở trên đời

       Tỷ Kheo như vậy quán thời trên thân.

       Các Tỷ Kheo ! Tinh cần Phích-Khú

    _______________________________

  (1) : Quán tưởng chin loại tử thi ( Navasìvathikàpabba ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  130

 

          Quán đầy đủ diễn biến tử thi

              Quăng bỏ nghĩa địa - nhị tỳ

       Bị kên kên, quạ …tức thì xéăn

          Hay diều hâu, giả can, chóđói

          Loài côn trùng các loại rỉa qua

              Tỷ Kheo quán thân ấy ra :

       Thân này tánh chất chúng là nhưđây

          Bản chất là như vầy, chẳng khác

          Không vượt thoát khỏi tánh chất này.

 

           Này các Tỷ Kheo ! Ởđây   

       Một quán tưởng khác trình bày tiếp theo :

          Vị Tỷ Kheo vẫn thường quán sát

          Về diễn tiến của các tử thi

              Quăng bỏ nghĩa địa - nhị tỳ

Đã bị muôn thú tức thì xéăn

          Xương còn gân nên còn liên kết

          Còn dính máu nhưng hết thịt rồi

              Hay còn dính thịt ít thôi

       Hoặc không còn máu, thịt nơi thây này.

          Nhiều tử thi lâu ngày đã chết

          Bộ xương không liên kết với nhau

             Rải rác xương chân, xương đầu

       Xương mông, xương sống, sọđầu, xương tay

          Xương bả vai hay xương bắp vế

          Bàn tay, chân còn đểđốt xương.

 

              Tỷ Kheo quan sát, thấy tường :

       Thân này tánh chất chúng thường nhưđây

          Bản chất là như vầy, chẳng khác

          Không vượt thoát khỏi tánh chất này.

           Này các Tỷ Kheo ! Ởđây   

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  131

 

       Một quán tưởng khác trình bày tiếp theo :

          Vị Tỷ Kheo vẫn thường quán sát

          Về diễn tiến của các tử thi

              Quăng bỏ nghĩa địa - nhị tỳ

       Chỉ toàn xương trắng, còn gì nữa đâu !

Đống xương khô trắng màu vỏốc

          Trải nhiều năm xám mốc, mục xương

              Tỷ Kheo quan sát, thấy tường :

       Thân này tánh chất chúng thường nhưđây

          Bản chất là như vầy, chẳng khác

          Không vượt thoát khỏi tánh chất đây.

              Như vậy, Tỷ Kheo vị này

       Dùng tử-thi-quán nhiều ngày, nghiệm ra,

          Vịấy sống quán qua thân ấy

          Trên nội thân hay trải ngoại thân

              Hay cả nội thân, ngoại thân

       Quán tánh sinh khởi trên thân mọi phần

          Hay quán tánh trên thân tận diệt

          Hoặc quán tánh sinh & diệt thân đây.  

              An trú chánh niệm như vầy :

      ‘Có thân đây’, hy vọng ngay hướng về

          Về chánh niệm và về chánh trí

          Không nương ỷ, không chấp trước nơi

              Mọi vật gìở trên đời

       Tỷ Kheo như vậy quán thời trên thân.

 

* * *

       Các Tỷ Kheo ! Tinh cần Phích-Khú

         ‘Quán Thọ trên các thọ’ thế nào ?

Ởđây , khi cảm thọ vào

       Lạc thọ, cảm giác ra sao, biết là :

        “Tôi cảm giác đây là lạc thọ”,

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  132

 

          Hay cảm giác khổ thọ, biết ngay :

             “Tôi cảm giác khổ thọđây”. 

       Bất khổ bất lạc thọ này đến nơi

        “Bất khổ& lạc thọ , thời tôi có”.

          Khi cảm giác lạc thọ thuộc về

              Vật chất ; thì biết một bề :

     ‘Lạc thọ vật chất’(1), vấn đề biết ngay.

          Hay : ‘Lạc thọ tôi nay cảm giác

          Không thuộc về vật chất’(2), rõ thông.

 

              Cảm giác khổ thọ cũng đồng

       Thuộc về vật chất hay không thuộc về

Đều biết rõ mọi bề cảm giác

          Hay Bất khổ bất lạc thọđồng

              Thuộc về vật chất hay không

       Biết rằng : ‘Tôi cảm giác …’ trong loại nào.

 

          Vậy nói vào Tỷ Kheo vịđó

          Quán thọ trên nội thọ  cần chuyên

              Quán thọ trên ngoại thọ liền

       Hay quán nội & ngoại thọ lên tức thì

          Tánh sinh khởi quán trên các thọ

          Tánh diệt tận các thọ quán ngay

              Hay quán sinh & diệt thọ này

      ‘Có thọđây’, an trú ngay niệm lành  

          Với hy vọng hướng nhanh chánh trí

          Và chánh niệm. Rồi vị Tỷ Kheo

              Sống không chấp trước, không theo

       Một vật gìđó dính đeo trên đời.

    _______________________________

(1) : Thọ lạc , thọ khổ hay thọ vô ký  ( không khổ không lạc )

                     hay Thọ trần tục (  thuộc về vật chất : Sàmisa ) .

(2) : Thọ phi trần tục ( không thuộc về vật chất : Niràmisa ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  133

 

          Các Tỷ Kheo ! Vậy thời vịđó

          Quán Thọ trên các thọ như vầy.

 

* * *

           Thế nào Phích-Khú vị này

       Quán Tâm nghiêm cẩn và rày nhận chân :

          Tâm có tham biết rằng tham đó(1)

          Tâm không tham biết rõ không tham

              Tâm sân hay không sân tâm

       Tâm si hay chẳng si lầm, biết ngay

          Tâm thâu nhiếp, biết rày thâu nhiếp

          Tâm tán loạn, biết kịp tâm này

              Tâm quảng đại cũng biết rày

       Tâm không quảng đại, biết ngay không lầm.

 

          Tâm hữu hạn hay tâm vô thượng

          Tâm cóđịnh, tâm chẳng định xong      

              Với tâm giải thoát hay không              

       Tất cả tâm ấy thảy đồng biết ngay.

          Tỷ Kheo quán đủđầy tâm ấy

          Trên nội tâm hay trải ngoại tâm

              Hay cả nội tâm & ngoại tâm

       Quán tánh sinh khởi trên tâm mọi phần

 

          Hay quán tánh trên tâm tận diệt

          Hoặc quán tánh sinh & diệt tâm đây,

              An trú chánh niệm như vầy :

      ‘Có tâm đây’,  hy vọng ngay hướng về

          Về chánh niệm và về chánh trí

    _______________________________

(1) : Niệm Tâm :Tham (ràga), sân (dosa), si (moha), loạn động

     (vikhitta), quảng đại ( phát triển cao thượng : mahaggata),

   không quảng đại (amahaggata), hữu hạn ( sanuttara), tâm vô

 thượng (anuttara), tâm định (samàhita), không định (asamàhita),

tâm giải thoát (vimutta), không giải thoát (avimutta) .     

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  134

 

          Không nương ỷ, không chấp trước nơi

              Mọi vật gìở trên đời,

       Tỷ Kheo như vậy quán thời trên tâm.

 

      Các Tỷ Kheo ! Hành thâm đầy đủ

          Vị Phích-Khú quán pháp ra sao ?      

             ‘Quán pháp trên các pháp’ nào ?

       Vịấy quán pháp đối vào tự thân

          Năm triền cái : Hận sân, tham dục  (1)

          Trạo hối hoặc hôn trầm thụy miên

              Hoài nghi, ngờ vực tiếp liền

      ‘Quán pháp trên các pháp’ chuyên hằng ngày.

          Các Tỷ Kheo ! Biết ngay thằng thúc

 

      *  Từ nội tâm Tham dục nổi lên

              Tuệ tri, vịấy biết liền :

      ‘Tôi có tham dục dấy lên trong lòng’

          Không tham dục cũng đồng nhận biết.

      –  Dục chưa sinh nay thiệt đang sinh,

           –  Còn với tham dục đã sinh

       Nay được đoạn diệt, tự mình biết ngay,

      –  Với tham dục đã rày đoạn diệt

          Không sinh nữa, cũng biết rõ ràng.

 

           *  Nội tâm Sân hận ngập tràn

       Biết liền : ‘Tôi có sân đang trong lòng’

          Hay ‘Nội tâm tôi không sân hận’

      –  Chưa sân hận, nay nóđang sinh,

           –  Và với sân hận đã sinh

    _______________________________

(1) : Năm Triền Cái ( Nìvarana )  :     Tham dục ( kàmacchanda ),

  Sân hay oán ghét ( vyàpàda ),    Hôn trầm thụy miên hay dã dượi

( thìna-middha), Trạo hối (trạo cử hay phóng dật lo âu): uddhacca

kukkucca ), Hoài nghi ( vicikicchà ) .  

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  135

 

       Nay được đoạn diệt, tự mình biết ngay,

      –  Với sân hận đã rày đoạn diệt

          Không sinh nữa, cũng biết rõ liền.

 

           *  Nội tâm hôn trầm thụy miên

       Tuệ tri nhận biết : ‘Hiện tiền nội tâm

Đang hôn trầm thụy miên - ngủ gục.

          Biết rõ lúc không có hôn trầm.

              Hay là biết rõ nội tâm

   –  Chưa sinh, nay khởi hôn trầm thụy miên,

      –  Hoặc đã sinh nay liền đoạn diệt,

      –  Đãđoạn diệt, sau sẽ không sinh.

              Vịấy tuệ tri tự mình

       Biết rõ diễn biến phát sinh trong lòng.

 

      *  Hay nội tâm bên trong Trạo hối

          Tuệ tri rằng :‘Trạo hối trong tôi’,

             ‘Không có trạo hối trong tôi’

       Những điều như thế tức thời tuệ tri.

      –  Chưa trạo hối, nay thì sinh khởi,

      –  Đã sinh khởi, nay đoạn diệt rồi,

          –  Trạo hối đãđoạn diệt rồi

       Sẽ không sinh khởi ở thời tương lai.

 

      *  Nội tâm này có Nghi, biết chắc :

         ‘Nội tâm tôi quả thật có nghi’,

             ‘Nội tâm tôi không có nghi ’,

   –  Nghi chưa sinh khởi, nay thì sinh nhanh,

      –  Nghi đã sanh, đến nay đoạn diệt,

      –  Nghi đã diệt, tương lai không sinh.

              Vịấy tuệ tri tự mình

       Biết rõ diễn biến phát sinh trong lòng.

 

          Vị Tỷ Kheo tâm trong an lạc

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  136

 

          Quán pháp trên nội pháp hằng ngày

              Quán pháp các ngoại pháp đây

       Hay quán nội & ngoại pháp này có nên.

 

          Quán tánh sinh khởi trên các pháp

          Quán tánh diệt tận pháp cóđây

              Hay quán sinh & diệt pháp này

      ‘Đang có những pháp ởđây’ – tỏ bày

          Sống an trú như vầy chánh niệm

          Với hy vọng hướng kiếm dễ dàng

              Chánh niệm, chánh trí nghiêm trang

       Không nương tựa, không chấp toàn vật chi.

 

          Các Tỷ Kheo ! Vậy thì Phích-Khú

          Sống quán pháp đầy đủ, suy tầm

Đối với Triền Cái có năm :

       Tham dục, trạo cử, hôn trầm, sân, nghi.

 

      Các Tỷ Kheo ! Hướng đi tiếp nữa

          Vị Phích-Khú chỉnh sửa tự tâm

Đối với Thủ Uẩn có năm  (1)

       Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức – nhằm quán nên

          Sống thường quán pháp trên các pháp

Đối với các Thủ uẩn làm nền

              Thế nào là việc nói trên ?

       Tỷ Kheo suy nghĩđến liền :‘Sắc đây !’

        ‘Đây sắc sinh vàđây sắc diệt’,

        ‘Đây là Thọ – thọ diệt, thọ sinh’,

             ‘Đây là Tưởng – tưởng diệt & sinh’

      ‘Đây Hành – hành diệt, hành sinh ’ quá trình,

    _______________________________

  (1) : Năm Thủ Uẩn ( Upàdànakkhandha ) gồm :

         Sắc ( rùpa ), Thọ ( vedanà ), Tưởng ( sannà ), Hành

         ( sankhàrà), Thức ( vinnàna ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  137

 

         ‘Đây là Thức – thức sinh, thức diệt’.

          Vịấy biết quán pháp cần chuyên

              Trên các nội & ngoại pháp riêng

       Hay cả nội, ngoại pháp liền quán ra.          

          Sống quán tánh pháp qua sinh khởi

          Quán tánh tới diệt tận pháp đây

              Hay sống quán tánh cả hai

       Sinh khởi & diệt tận pháp này, quán ngay.

 

         ‘Có những pháp ởđây’ – Phích-Khú

          Sống an trú, chánh niệm như vầy

              Với hy vọng hướng đến ngay

Chánh trí, chánh niệm – không rày tựa nương

          Không chấp trước mọi đường thế sự

          Vị Phích-Khú quán pháp đủđầy.

              Quán pháp trên các pháp này

Đối với Thủ Uẩn hằng ngày tiếp giao.

 

      Các Tỷ Kheo ! Nói vào điểm khác

          Tỷ Kheo sống quán pháp hằng ngày

              Với sáu Nội & Ngoại Xứđây :  (1)

       Quán pháp trên các pháp này ra sao ?

 

          Các Tỷ Kheo ! Biết vào điều thật

          Vềđôi Mắt & các Sắc đương thì

              Do duyên hai pháp đồng qui

       Kiết sử sinh khởi, tuệ tri tự mình.

      –  Với kiết sử chưa sinh – sinh khởi,

      –  Kiết sử sinh – nay tới diệt ngay,

    _______________________________

  (1) : Sáu Nội và Ngoại Xứ ( Salàyatana ) :do sáu Căn và sáu

     Trần duyên hợp : mắt với sắc , tai với tiếng , mũi với hương,

     lưỡi với vị , thân với xúc chạm  , (tâm)  ý với các đối tượng

     của tâm ( pháp ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  138

 

           –  Kiết sửđãđược diệt đây

       Sẽ không sinh khởi ; vị này tuệ tri.

 

          Cũng như vậy, tuệ tri các loại :

          Tai với Tiếng , Mũi lại với Hương,

              Lưỡi duyên với Vị tinh tường,

Ý duyên với Pháp, Xúc thường với Thân.

          Hai pháp cần có duyên nối kết

          Nên vịấy nhận biết, tuệ tri

           –  Kiết sử sinh khởi tức thì,

   –  Đãđược đoạn diệt sau kỳ khởi xong,

      –  Đãđoạn diệt và không sinh nữa.

 

          Vị Tỷ Kheo hằng bữa tuệ tri

              Trên các nội & ngoại pháp tri

       Hay cả nội, ngoại pháp thì quán ra

          Sống quán tánh pháp qua sinh khởi

          Quán tánh tới diệt tận pháp đây

              Hay sống quán tánh cả hai

       Sinh khởi & diệt tận pháp này, quán ngay.

         ‘Có những pháp ởđây’ – Phích-Khú

          Sống an trú, chánh niệm như vầy

              Với hy vọng hướng đến ngay

       Chánh trí, chánh niệm – không rày tựa nương

          Không chấp trước mọi đường thế sự

          Vị Phích-Khú quán pháp đủđầy.

              Quán pháp trên các pháp này

       Sáu Nội Ngoại Xứ hằng ngày tiếp giao.

 

      Các Tỷ Kheo ! Nói vào điểm khác

          Tỷ Kheo sống quán pháp hằng ngày

              Với Bảy Giác Chi * pháp đây 

___________________  ( * )  :  Xem chú thích trang kế .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  139

 

       Quán pháp trên các pháp này ra sao ?

          Vị Tỷ Kheo biết vào một điểm

      *  Nội tâm mình có Niệm giác chi,  

              Tuệ tri có Niệm giác chi

       Hay là không có, tuệ tri rõ ràng.

      –  Niệm giác chi hiện đang sinh khởi,

      –  Đã sinh khởi, nay được tu trì,

              Tỷ Kheo vịấy tuệ tri.

    *  Tiếp tục Trạch Pháp giác chi đồng thì,

      *  Nội tâm có Giác chi Tinh Tấn,

      *  Nội tâm dẫn tới Hỷ giác chi,

          *  Hay có Khinh An giác chi,

    *  Nội tâm cóĐịnh giác chi, chẳng lầm.

      *  Xả giác chi nội tâm mình có,

          Tuệ tri rõ : “Có bảy Giác Chi” *

              Hay “Không có bảy giác chi”.

   –  Giác chi bảy loại đồng thì chưa sinh

          Nay thình lình chúng liền sinh khởi.

      –  Bảy giác chi đã khởi sinh nhanh

              Nay được tu tập viên thành,

       Tỷ Kheo vịấy rõ rành tuệ tri.

 

          Sống quán pháp trên thì nội pháp,

          Sống quán pháp ngoại pháp hòa hài,

              Hay sống quán pháp cả hai

       Nội pháp & ngoại pháp rõ bày lớp lang.

          Hay quán tánh pháp đang sinh khởi

    _______________________________

   *   Thất Giác Chi ( Bojjhanga ) :    1) Niệm giác chi ( Sati ) ,

     2) Trạch pháp giác chi ( dhammavicaya ), 3) Tinh tấn giác

        chi ( Viriya ),   4) Phỉ giác chi ( Pìti ),    5) Khinh an giác

        chi ( passadhi ),  6) Định giác chi ( samàdhi ), 7) Xả giác

        chi ( Upekkhà ) .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  140

 

          Quán tánh tới diệt tận pháp đây

              Hay sống quán tánh cả hai

       Sinh khởi & diệt tận pháp này, quán ngay.

         ‘Có những pháp ởđây’ – Phích-Khú

          Sống an trú, chánh niệm như vầy

              Với hy vọng hướng đến ngay

       Chánh trí, chánh niệm – không rày tựa nương

          Không chấp trước mọi đường thế sự

          Vị Phích-Khú quán pháp đủđầy.

              Quán pháp trên các pháp này

       Bảy Giác Chi đó hằng ngày tiếp giao.

 

17.      Các Tỷ Kheo ! Nói vào điểm khác

          Tỷ Kheo sống quán pháp hằng ngày

              Với Bốn Sự Thật  (1) thẳng ngay

       Quán pháp trên các pháp này ra sao ?

          Vị Tỷ Kheo biết vào chi tiết

          Như thật biết : ‘Đây Khổ’ởđời 

Đây Tập, Diệt, Đạo đồng thời

       Là Tứ Diệu Đế(1) Trời, người kính tin.

          Trên hành trình Tỷ Kheo quán chiếu

 

      *  Khổ Thánh đếđược hiểu thế nào ?

              Sinh, Già, Bệnh, Chết  (2), khổ sầu

       Bi, Ưu, Não hại, Mong cầu không xong,

          Là Khổ trong năm phần Thủ uẩn.

 

      –  Hãy nghị luận thế nào là Sinh ?

              Trong mỗi mỗi hạng chúng sinh  

    _______________________________

  (1) : Bốn Sự Thật hay Tứ Diệu Đế ( Ariyasacca ) :

      KhổĐế ( dukkha ), Tập Đế ( mudaya ), Diệt Đế ( nirodha )

       vàĐạo Đế ( magga ) .

  (2) : Sinh ( jàti ), Già ( jarà ), Bệnh ( vyàdhi ), Chết ( marana ).

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  141

 

       Trong từng giới loại, xuất sinh, xuất thành

          Hay xuất sản, tái sinh của họ

          Sự hiện có các Uẩn từng phần

              Với sự hoạnh đắc các căn

       Tỷ Kheo ! Như vậy gọi rằng sự Sinh.

 

      –  Còn hiểu tinh thế nào Già Lão

          Sự niên lão mỗi hạng chúng sanh

              Trong từng giới hạn, hình thành

       Trạng thái hủ hoại, rụng răng, da mồi,

          Căn suy đồi, mắt mờ, tóc bạc,

          Là tuổi hạc, như vậy là Già.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Nói qua

   –  Thế nào là Chết, xảy ra mọi người ?  

          Mỗi chúng sinh từng nơi giới loại

          Khi thân hoại, tạ thế, tử vong

              Sự chết hay sự diệt vong

       Các Uẩn tận diệt, bỏ xong thây này,

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy là Chết.

 

      –  Còn phải biết thế nào là Sầu ?

              Những ai gặp tai nạn nào,

       Những ai cảm thọ sựđau khổ nào,

          Sự sầu muộn, lo âu, khổ não

Đã gây tạo ; gọi đó là Sầu.

 

          –  Các Tỷ Kheo ! Bi là sao ?

       Những ai từng đã gặp vào nạn tai

          Tai nạn này hay tai nạn khác

          Hoặc cảm thọ bi đát, khổđau

              Bi ai, bi thảm, buồn rầu

       Than van, khóc lóc, muộn sầu không nguôi.

          Sự thống thiết, bùi ngùi đau đớn

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  142

 

          Dù nhỏ lớn cũng gọi là Bi.

 

           –  Các Tỷ Kheo ! Khổ là chi ? 

Đau khổ thân thể, chẳng gì vui an

          Không sảng khoái về thân mọi chỗ

          Sựđau khổ cảm thọ do thân

              Bực bội cảm thọ do thân

       Như vậy là khổ, muôn phần bất an.

 

      –  Lại nói sang Ưu là sao đó ?    

          Các Tỷ Kheo ! Đau khổ về Tâm

              Sự không sảng khoái về tâm

Đau khổ cảm thọ do tâm, âm thầm

          Không sảng khoái do tâm cảm thọ

          Các Tỷ Kheo ! Gọi đó làƯu.

 

           –  Não là sao ? Các Tỷ Khưu !

       Ai gặp tai nạn thường lưu khổ sầu

          Ai cảm thọ sựđau khổấy

          Họ cảm thấy áo não, bi ai

              Thất vọng, tuyệt vọng kéo dài

       Như vậy là Não, u hoài khổđau.

 

      –  Như thế nào Cầu Bất Đắc Khổ ?

          Các Tỷ Kheo ! Ở chỗ chúng sanh

Đã bị chi phối do Sanh

       Nên đã khởi sự chí thành cầu mong :

         ‘Ta cầu mong Sanh không chi phối

          Mong rằng ta thoát lối thác sanh’.

              Nhưng mong cầu ấy không thành

       Cầu bất đắc khổ sẵn dành trải qua.

          Hoặc chúng sanh bị Già, Bệnh, Chết

          Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não hoành hành

              Chi phối tất cả chúng sanh

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  143

 

       Nên đã khởi sự chí thành cầu mong :

         ‘Ta cầu mong mọi điều vừa kể

          Không chi phối ta, để vui an

              Già, bệnh, chết khổ mọi đàng

       Sầu, bi, ưu, não hoàn toàn dứt ngay.

          Mong cầu này vốn không sao đạt

          Gọi là ‘cầu bất đắc khổ’ đây.

              Tóm lại, năm Thủ Uẩn này 

       Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đầy khổđau.

 

19.  *  Các Tỷ Kheo ! Thế nào Tập Đế ?

          Nguyên nhân nào khiến để khổđau ?

              Tái sanh, tham ái, tìm cầu,

       Câu hữu với hỷ, tham vào mọi nơi

          Như dục ái, đồng thời hữu ái

          Vô hữu ái… các loại ái này,

              Các Tỷ Kheo ! Phải biết rày

       Tham ái sinh khởi đủđầy ởđâu ?

          An trúđâu khi cần an trú ?

          Các Sắc gì thanh túđáng yêu

              Sắc gì thân ái, mỹ miều

       Khiến sự tham ái thuận chiều khởi sanh

          Khi khởi sanh thì sanh ởđấy

          Khi an trú cũng vậy, nơi này.

 

              Sắc gì khảái đắm say

       Con Mắt là sắc điểm này đáng yêu

          Là thân ái, nuông chiều biết tới

          Rồi Ý, tai, mũi, lưỡi và thân

              Là Sắc khảái muôn phần

       Tham ái sinh khởi dần dần từđây.

          Khi an trúở ngay tại đấy

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  144

 

          Tham ái khi nghe, thấy, ngửi hương,

              Xúc chạm, nếm vị , pháp tường

       Sắc, thinh, vị, xúc, pháp, hương – sáu trần

          Sự tham ái dần dần sinh khởi

          Và sinh khởi, an trúởđây.

Ởđời Nhãn Thức biết ngay

       Nhĩ, tỷ, thiệt thức cũng rày biết qua

          Rồi thân thức, dần dàý thức

          Cả sáu thức thân ái sắc này

              Là sắc khảái đủđầy

       Sinh khởi, an trú nơi này ái tham.

 

          Rồi Nhãn Xúc làm đam mê mắt

          Nhĩ, tỷ, thiệt xúc : sắc thân thương

              Thân xúc, ý xúc cũng tường

       Là sắc khảái dẫn đường ái tham

          Khi sinh khởi và an trúđấy .

 

          Nhãn xúc ấy sở sanh thọ ngay

              Nhĩ, tỷ, thiệt xúc cũng tày

Đều sở sanh thọ, sắc này thân thương.

          Sắc khảái dẫn đường tham ái

          Rồi tham ái sinh khởi, trú an

Ởđấy  sinh khởi, trú an. 

 

Ởđời Sắc Tưởng, sắc càng đáng yêu

          Thinh, hương, vị tưởng –đều khảái

          Xúc, pháp tưởng – sắc lại đáng yêu

              Tham ái này sinh khởi nhiều

       Hay khi an trú cũng đều ởđây.

 

          Các Sắc tư, ái, tầm và tứ

          Hay : tư, tầm, ái, tứ về Thanh

              Hương tư, ái, tứ và tầm

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  145

 

       Rồi đến Vị - Xúc ái, tầm, tứ, tư

          Cả Pháp tư, ái, tầm, tứ loại

Đều là sắc thân ái, đáng yêu

              Tham ái này sinh khởi nhiều

       Hay khi an trú cũng đều ởđây.

 

20.      Các Tỷ Kheo ! Như vầy Diệt Đế

          Sự diệt tận không đểđắm say

              Không luyến tiếc tham ái này

       Xả ly, giải thoát khỏi rày ái tham.

          Các Tỷ Kheo ! Ái tham ly xả

          Thì xả ly tất cảởđâu ?

              Khi diệt trừ, diệt trừđâu ?

Ởđời, các loại sắc nào đáng yêu ?

          Sắc khảái khiến đều tham ái

          Tham ái này khi phải xả ly

              Xả ly ởđấy tức thì

       Diệt trừởđấy chẳng chi diên trì.

 

Ởđời có Sắc gì thân ái ?

          Mắt là sắc thân ái, đáng yêu

              Tai, mũi, lưỡi, thân, ý –đều

       Là sắc khảái, sắc đều đáng yêu.

          Tham ái đều xả ly ởđấy

          Khi diệt trừởđấy, hiểu tường.

 

              Cả vị, xúc, sắc, thinh, hương

       Là sắc khảái, thân thương mọi thì.

          Tham ái này xả ly ởđấy

          Khi diệt trừởđấy, hiểu thâm.

 

              Sáu thức là sắc âm thầm

       Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý – năm thức này

          Cùng nhãn thức – sắc đây khảái.

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  146

 

          Rồi sáu xúc cũng lại là nhân

              Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân

       Rồi cùng ý xúc với phần sắc riêng

Đều khảái, có duyên như vậy,

          Tham ái này ởđấy xả ly

              Diệt trừởđấy tức thì.

       Nhãn xúc sở sanh thọ vì thấy qua

          Nhĩ, tỷ, thiệt cùng là thân, ý

          Năm xúc ấy cùng với nhãn trên

Đều sở sanh thọ, có nên

       Là sắc khảái nêu lên mọi thì

          Tham ái này xã ly ởđấy

          Khi diệt trừởđấy, xong phần !

 

              Sáu Tưởng tương đồng sáu Trần 

       Sắc tưởng, thanh tưởng rồi dần Vị, hương

          Xúc, pháp tưởng – sắc thường khảái

          Tham ái này khi phải xả ly

              Xả ly ởđấy tức thì

       Diệt trừởđấy, chẳng chi phải lầm.

          Các Sắc tư, ái, tầm và tứ

          Hay : tư, tầm, ái, tứ về Thanh

              Hương tư, ái, tứ và tầm           

       Rồi đến Vị - Xúc tứ, tầm, ái, tư

          Cả Pháp tư, ái, tầm, tứ  loại

Đều là sắc khảái mọi thì

              Tham ái ởđấy xả ly

       Và nó trừ diệt tức thìởđây.

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy Diệt Đế

          Hay Khổ Diệt Thánh Đế cũng là.

 

21.          Bây giờ hãy đề cập qua

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  147

 

       Khổ diệt Đạo Đế, đó là tám chi

          Bát Chánh Đạo : Chánh tri kiến hạnh

          Chánh tư duy, lại Chánh Ngữ này

              Chánh nghiệp, Chánh mạng rõ ngay

       Chánh tinh tấn, Chánh niệm  này kể sang

          Rồi Chánh định - Vẹn toàn Bát Chánh.

 

      *  Thế nào Chánh tri kiến ởđây ?

              Các Tỷ Kheo ! Tri kiến này

       Nhận thức Khổ, Tập Đế ngay, rõ ràng 

          Tri kiến sang Diệt vàĐạo Đế

 (Là con đường Thánh Đế thoát mê) . 

 

         *  Chánh tư duy là vấn đề

       Suy nghĩ ly dục, nghĩ về không sân

          Lại suy nghĩ về phần bất hại

Đóđược gọi là Chánh tư duy.

 

          * Thế nào Chánh ngữđồng thì ?

       Tự chế không nói láo vì hổ ngươi

          Không ác khẩu, không lời phù phiếm

          Không hai lưỡi, nói khiến hại người

Đó là Chánh ngữ sáng ngời.

 

   *  Thế nào Chánh nghiệp đểđời tịnh thanh ?

          Tự chế không sát sanh hại vật

          Không trộm cắp, không chuyện tà dâm

Đó là Chánh nghiệp, an tâm.

 

   *  Thế nào Chánh mạng, thân tâm nhẹ nhàng ?

    _______________________________

   *   Bát Chánh Đạo :1) Chánh tri kiến ( sammà ditthi ), 2) Chánh

           tư duy ( sammà samkappa ),  3) Chánh ngữ ( sammà vàcà ),

      4) Chánh nghiệp ( sammà kammanta ),            5) Chánh mạng

          ( sammàÀjìva ),         6) Chánh tinh tấn ( sammà vàyàma ),

    7) Chánh niệm (sammà sati ), 8) Chánh định (sammà samàdhi). 

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  148

 

          Hàng đệ tửđàng hoàng từ bỏ

          Sống tà mạng do có nghề làm

              Thuộc : sát, đạo, vọng, tửu, dâm …

       Sống bằng chánh mạng, phải tầm nghề chân.

 

    *  Thế nào là Chánh chân Tinh tấn ?

 

    –  Các Tỷ Kheo ! Ác pháp chưa sinh,

              Khởi lên ý muốn tự mình

       Không cho ác pháp khởi sinh, kiên trì.

 

      –  Với nỗ lực, quyết vì tinh tấn,

          Bất thiện pháp, ác pháp đã sinh

              Khởi ý trừ diệt tận tình.

 

   –  Với các thiện pháp của mình chưa sanh,

          Khởi ý muốn pháp lành sinh khởi.

 

      –  Các thiện pháp đã khởi sinh sang,

              Khởi ý tăng trưởng, trú an

       Không cho băng hoại, hoàn toàn mãn viên.

          Cố nỗ lực tinh chuyên, trì chí

          Chánh tinh tấn làý như vầy.

 

          *  Thế nào Chánh niệm ởđây ?

       Vị Tỷ Kheo ấy thẳng ngay, tinh cần

          Thân trên thân vị này quán tưởng

          Tinh tấn hướng tỉnh giác, niệm lành

              Tham ưu chế ngự sẵn dành

       Quán thọ trên các thọ  nhanh chẳng lầm

          Quán tâm trên các tâm thuận hạp

          Quán pháp trên các pháp trải qua

              Tỉnh giác, chánh niệm an hòa

       Tham ưu chế ngự, gọi là Niệm chân.

 

      *  Các Tỷ Kheo ! Về phần Chánh định

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  149

 

          Là thế nào ?  - Khi chính Tỷ Kheo

           –  Ly dục, thiện pháp hành theo  

Ác bất thiện pháp thảy đều lánh xa.

          Thiền thứ nhất chứng và an trú

          Một trạng thái đầy đủ an lành

              Hỷ lạc do ly dục sanh

       Với tầm, với tứ khởi nhanh âm thầm.

 

      –  Tỷ Kheo tiếp diệt tầm, diệt tứ

          Chứng và trú vào Thiền thứ hai

              Với trạng thái hỷ lạc đầy

       Do định sanh, không tứ hay không tầm

          Và nội tỉnh nhất tâm như vậy.

 

      –  Tỷ Kheo ấy trú xả, hỷ ly

              Chánh niệm tỉnh giác, tuệ tri

       Thân cảm lạc thọ tức thì lâng lâng

          Các bậc Thánh, hiền nhân gọi đủ

          Là ‘xả niệm lạc trú’, trải qua 

              Chứng và trú Thiền thứ ba.

 

   –  Tinh tấn thẳng tiến - tức là Tỷ Khưu

          Xả lạc, khổ ; hỷưu tận diệt

          Thiền thứ tư chứng biết, trú an

              Không khổ, không lạc, lâng lâng

       Xả niệm thanh tịnh, gọi rằng Định chân.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tám phần Đạo Đế

          Khổ diệt Đạo Thánh Đế  cũng là

              Như vậy, vịấy trải qua

       Quán pháp nội & ngoại cùng là pháp đây,

          Hay cả hai : nội và ngoại pháp,

          Quán pháp sinh trên các pháp này,

 

              Hay quán tánh diệt pháp đây,

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  150

 

       Hay quán sinh & diệt trên rày pháp đây,

         ‘Có những pháp ởđây’ – Phích-Khú

          Sống an trú chánh niệm như vầy

              Với hy vọng hướng đến ngay

       Chánh trí, chánh niệm đủđầy viên thông,

          Không nương tựa và không chấp trước

          Mọi vật gì cóđược đời này

              Quán pháp trên các pháp đây

       Với Bốn Thánh Đế, hằng ngày tư duy.

 

22.      Các Tỷ Kheo ! Kiên trì tu tập

          Bốn Niệm Xứ, đều khắp bảy năm

              Vịấy có thể chứng tầm

       Một trong hai quả trổ mầm sau đây :

      –  Hoặc chứng ngay hiện thời Chánh trí,

      –  Còn hữu dư, chứng vị Bất hoàn  (1)

             (A-Na-Hàm quả) dễ dàng. 

 

       Không cần lâu quá nếu càng cần chuyên

          Vị Tỷ Kheo thắng duyên tu tập

          Bốn Niệm Xứđều khắp Sáu năm

              Năm, bốn, ba, hai, một năm

       Bảy tháng, một tháng hoặc trong bảy ngày

          Thì vị này có thể chứng đắc

          Một trong hai quả rất tuyệt vời :

          –  Hoặc chứng Chánh trí hiện thời,

   –  Hữu dư y tại, chứng ngôi Bất hoàn.

 

Đây chính là con đàng độc nhất

    _______________________________

   (1) :  Quả vị thứ ba trong Tứ Thánh Quả Thinh Văn Giác  là A-

Na-Hàm ( Anàgàmi ) hay Bất Lai quả (Không sinh lại thế gian

      nữa màsinh lên cung trời Tịnh Cư (Suddhàvàsa) để tiếp tục tu

và nhập Vô Dư Niết Bàn .   

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 10 :   NIỆM XỨ          *   MLH  –  151

 

Đem thanh tịnh đến tất chúng sanh

              Vượt khỏi sầu bi chẳng lành

       Thành tựu Chánh lý, diệt ngành khổưu

          Và Niết bàn vôưu, chứng ngộ

         (Diệt hoàn toàn đau khổ, vô minh)

              Là Tứ Niệm Xứ  cao minh. 

     (Chúng Tăng cần phải đinh ninh thực hành) ”.

 

Đức Thế Tôn an lành thuyết giảng

          Giải lý nghĩa viên mãn, rõ ràng

              Chư  Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

 

*

*   *

 

 

 

(  Chấm dứt Kinh số 10 :NIỆM XỨ   – 

SATIPATHÀNASutta  )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2024(Xem: 108)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non Xuất thần Kim cổ bác thông Véo von lắng đọng Qua sông thả chèo Tiếng đàn reo Tiếng đàn reo Vượt băng qua khúc ngặt nghèo vô tri
08/11/2024(Xem: 30)
Quy hồi cựu xứ đã về đây Nguyên thể an nhiên chẳng đổi thay Trúc biếc tịnh thanh màu cổ pháp Hoa vàng u nhã nét xưa nay Cát tường diệu thể Tào Khê lộ Biến mãn bảo trân Bát Nhã mây Tam Bảo hồng ân thường chiếu tỏa Cội nguồn huyền tịch khéo vần xoay!
02/11/2024(Xem: 328)
CHỜ khuya hỏi chuyện ngân hà MƯA còn giọt buốt chén trà hoang mang TẠNH mây duyên hội trời quang TA nâng huyền thoại lên ngàn tấn hương TRẢI tâm lấp lối lót đường TRĂNG xưa u mặc tưới vườn thiền ca LÀM cho đá hoá ngọc ngà CHIẾU hoa vi diệu lục hoà ngồi chung
02/11/2024(Xem: 434)
Giữa lúc tuyệt vọng nhất, bạn ơi hãy nhớ: “CUỘC SỐNG CHẲNG BAO GIỜ KHÉP CỬA “ một ai Và chỉ đến do chính mình có đủ sáng suốt, chuyển xoay Ngồi yên mà đợi, khó vượt qua thử thách !
28/10/2024(Xem: 823)
Bạn gửi thông báo chuyến đi cứu trợ bão lũ Kèm theo lời tâm sự xã trưởng một địa phương (1) Bao não phiền vụn vặt thôi hết vấn vương Chừng nào lòng thương cảm, trắc ẩn của một con người được tăng trưởng ?
26/10/2024(Xem: 841)
Hành trình cả đời người là con đường học hỏi ! Mà sự hiểu biết là bao la đại dương Muốn khám phá, 4 nguồn nước phải tỏ tường Chảy vào và nuôi dưỡng từ … Kiến thức, kinh nghiệm, thông minh, trí tuệ !
23/10/2024(Xem: 522)
Bàn tay… Một bộ phận quan trọng trong cơ thể ! Giúp cầm nắm, khả năng sáng tạo tinh vi(1) Nhận diện, định danh cá nhân bất tư nghì Vì đường chỉ tay, dấu vân tay không trùng lập Thuận tay mặt, tay trái thể hiện đặc trưng sinh học (2)
22/10/2024(Xem: 296)
Nếu tin Phước ảnh hưởng lớn trong cuộc đời. Tự nhiên gặp điều Thiện tức thời làm ngay. Lại tin hành Tùy Hỷ Công Đức tuyệt thay. Rất nhiều Phước báo tạo hàng ngày chẳng sai.
20/10/2024(Xem: 300)
Thiệt Dinh-Chánh Hiển bậc Cao Tăng Kiến lập Phước Lâm Phật đạo hoằng Giới đức chu toàn đèn tuệ sáng Tông phong vĩnh chấn thể tâm an Quảng Nam vạn thuở trăng huyền rạng Chúc Thánh bao thu pháp diệu tràn Phố Hội êm đềm gương hạnh dẫn Ân Triêm Hoà Thượng ánh từ quang…!
18/10/2024(Xem: 636)
Hai mươi tháng mười hôm nay Tâm Vân tu nữ tròn đầy sáu mươi Trải qua hơn nửa cuộc đời Chuyên tâm tu niệm, nụ cười vui an Dáng đi thanh thoát dịu dàng Lời kinh nhịp tụng âm vang nhẹ nhàng Người nghe thoáng thấy bình an Tâm tư lắng đọng tỏa lan khí hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com