TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
11. Tiểu Kinh SƯ TỬ HỐNG
( Cùlasìhanàda sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ(1)
An trú tại Xá-Vệ(2) thành này
Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây
Kỳ Viên Tinh Xá(3) hôm mai tịnh, hòa
Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná(3)
Khu vườn do Trưởng giả tên là
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia
Mua lại từ Kỳ Đà thái tử
Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn
Cùng với Tăng đoàn Sa-môn
_______________________________
(1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng
Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).
(2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn
hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độđương thời .
(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng
giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử KỳĐà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật . Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đãđược Phật thuyết ra .
Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử KỳĐà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vìđạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng , nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma
– Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây KỳĐà ).
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –154
Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền.
Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi
Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều
Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”
Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.
Các Tỷ Kheo ! Ởđây chân thật
Có Sa Môn thứ nhất, thứ hai
Sa Môn thứ ba – Bất Lai
Sa Môn thứ bốn – Khứ lai không còn.
Các ngoại đạo Sa Môn không có.
Từđiều đó, Tăng Chúng chánh chân
Tiếng sư tử hãy rống ngân.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Khi nhân sự tình
Những ngoại đạo bất minh du sĩ
Có thể nghĩ và nói sân si :
– ‘Chư Tôn-giả tin tưởng gì
Hay là có sức lực gì thật hay
Mà tuyên bố : Chỉđây mới có
Bậc Sa Môn sáng tỏ nghiêm oai
Sa Môn thứ nhất, thứ hai
Thứ ba, thứ bốn ; đức tài Thinh Văn ?
Còn tự mãn cho rằng ngoại giáo
Không hề có Thánh đạo Sa Môn !’.
Nên giữ thái độôn tồn
Trả lời : – “
Nói thế, vì chúng tôi chánh kiến
Bốn pháp được phương tiện dạy ra
Theo lời của đấng Phật Đà
Bậc đã thấy, biết ; hằng hà Trí Bi
Đại La-Hán, Toàn Tri, Chánh Đẳng
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –155
Nên chúng tôi đã khẳng định rồi :
Trong Pháp, Luật của chúng tôi
Đầy đủ bốn bậc tuyệt vời Sa Môn
Là thanh tịnh Sa Môn thứ nhất
Cùng các bậc thứ hai, thứ ba
Sa Môn thứ tư tịnh hòa.
(Thinh Văn Tứ Thánh chính làởđây
Tu-Đà Hoàn – Thất Lai đạo, quả(1)
Tư-Đà-Hàm –đạo quả Nhất Lai (2)
A-Na-Hàm – bậc Bất Lai (3)
Cùng A-La-Hán (4) – khứ lai không còn).
Sao là bốn Pháp tôn quýđó ?
Này chư Hiền ! Vì có lòng tin
Vào bậc Đạo Sư của mình
Hết lòng tin Pháp cao minh thiện lành
Vì có sự tựu thành viên mãn
Các Giới Luật trong sáng tuyệt vời
Với những pháp hữu đồng thời
Những người Cư-sĩ, những người xuất gia
Thảy đều là được tôi thương mến.
Chúng tôi tự chánh kiến trải qua
Bốn pháp được Phật thuyết ra
Bậc đã thấy, biết, Phật Đà, Thế Tôn,
Nên chúng tôi tuyên ngôn như thế ! ”
_______________________________
* : Tức làBốn thánh quả Thinh-Văn-Giác :
(1) :Tu-Đà-Hoàn ( Sotàpatti ) hay Dự Lưu quả hoặc Thất Lai
quả (chỉ còn sinhlại thế gian 7 lần).
(2) : Tư-Đà-Hàm ( Sakadàgàmi ) hay Nhất Lai quả (sinh lại 1 lần)
(3) : A-Na-Hàm ( Anàgàmi ) hay Bất Lai quả ( sinh lên cung trời
Tịnh Cư (Suddhàvàsa) để tiếp tục tu và nhập Vô Dư Niết Bàn .
(4) : A-La-Hán ( Araham ) được dịch là Vô Sanh , Vô Học , Ứng
Cúng , sau khi mạng chung sẽ tấn nhập Vô Dư Niết Bàn .
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –156
Các Tỷ Kheo ! Được kể như vầy
Có thể có sự tình này :
Du sĩ ngoại đạo nói ngay một hồi :
– “
Lòng tin đó vào Đạo Sư tôi
Tin tưởng Pháp của chúng tôi
Thành tựu Giới Luật riêng thời chúng tôi
Những pháp hữu khắp nơi các vị
Người xuất gia, cư sĩĐạo tôi
Chúng tôi thương họ vô hồi,
Như vậy các vị& chúng tôi khác gì ?
Đặc thù gì ? Có gì sai biệt ?
Mà các vị nói việc ấy ra ? ”.
Các Tỷ Kheo ! Vẫn ôn hòa
Trả lời với họ, nêu ra vấn đề :
– “ Này chư Hiền ! Thuộc về phương diện
Cứu cánh làđa diện trên đời
Hay chỉ là một mà thôi ? ”.
Nếu họ đứng đắn , trả lời thẳng ngay :
– “ Chư Hiền này ! Cứu cánh là một
Không thể thốt đa diện điều này ”.
Các con lại hỏi như vầy :
– “ Cứu cánh ấy để cho rày người tham
Hay cho người không tham, ngay thẳng ? ”.
Nếu là người đứng đắn, nói ngay :
– “
Không dành cho những người đầy tham lam
Chỉ cho người không tham, vô hại ”.
– “ Cứu cánh ấy cho người sân & si
Hay cho người không sân & si ?
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –157
Cho người cóÁi & Không vìÁi mong ?
Người chấp thủ& Người không chấp thủ ?
Người có trí hay lũ u mê ?
Cho người thuận ứng & nghịch bề
Hay không nghịch ứng & không hề thuận thông?
Người hý luận hay không hý luận ? ”.
Nếu đứng đắn, ưa chuộng điều ngay
Thì họ trả lời thế này :
– “
Cho những người tịnh thanh, sáng tỏ
Không sân & si ; không cóÁi nào
Cho người không chấp thủ vào
Cho người có trí thanh cao tấm lòng
Không thuận ứng và không nghịch ứng
Người không thích hý luận, lắm điều.
Những kẻ trái lại, ngược chiều
Cứu cánh không phải cho nhiều kẻđây ”.
Có hai thứ tri-kiến như vầy :
Hữu-kiến & Phi-hữu-kiến đây
Sa-môn, Phạm-chí nào hay nhập nhòa
Chấp trước và thiết thân hữu-kiến
Cố chấp vào hữu-kiến khư khư
Vịấy bị chướng ngại từ
Phi-hữu-kiến đó, thiệt hư còn tùy.
Còn Sa-môn hay vì Phạm-chí
Chấp trước chỉ Phi-hữu-kiến này
Thân thiết, cố chấp kiến đây
Chướng ngại bởi hữu-kiến ngay tức thì.
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –158
Hay Sa-môn các vị, một khi
Đã không như thật tuệ tri
Tập khởi, đoạn diệt hai chi kiến này
Vị ngọt đây, sự nguy hiểm đó
Sự xuất ly của nó khó phân,
Các vị này thuộc thành phần
Có tham, cóái, có sân, si đồng,
Có chấp thủ và không trí chứng
Có thuận ứng, có nghịch ứng nhiều
Ưa thích hý luận sớm chiều,
Không thể giải thoát, dứt điều tử sinh
Sự già, bệnh, phát sinh sầu, khổ
Ưu, bi, não mọi chỗ mọi thì.
Các Tỷ Kheo ! Còn khác đi
Vị nào như thật tuệ tri cấp kỳ
Sự tập khởi, tuệ tri đoạn diệt
Hai loại kiến đã biết trên đây,
Vị ngọt, sự nguy hiểm đầy
Xuất ly của chúng biết ngay thế nào
Những vị nào không tham, không ái
Không sân hận và lại không si
Có trí, không chấp thủ gì
Không thuận & không nghịch ứng chi mọi điều
Không ưa thích sớm chiều hý luận,
Những vịấy sớm muộn trải qua
Sẽ giải thoát khỏi sinh, già
Dứt sầu, bi, khổ, chết và não, ưu.
Các Tỷ Khưu ! Đây là Ta nói :
Những vịấy thoát khỏi khổđau.
Có bốn chấp thủ kể vào
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –159
Thế nào là bốn ? Trước sau như vầy :
Dục-thủ và thứ hai Kiến-thủ
Giới-cấm-thủ& Ngã-luận-thủđây.
Các Tỷ Kheo ! Hãy nghe này :
Sa-môn, Phạm-chí thường ngày tự xưng
Là liễu tri với từng ấy Thủ
Nhưng không tự hiển thị chánh chân
Liễu tri về Thủ các phần
Như về Dục-thủ họ cần liễu tri
Không hiển thị liễu tri Kiến-thủ&
Giới-cấm-thủ& Ngã-luận-thủ đồng
Vì sao vậy ? Xét cho thông
Những Hiền-giảấy đã không thuận tùy
Không như thật tuệ tri ba sự.
Do vậy, tự Phạm-chí, Sa-môn
Tuy tự xưng hiểu rất thông
Liễu tri các Thủ , nhưng không hiểu gì
Không hiển thị liễu tri chân chánh
Tất cả Thủ ; chóng vánh thực thi
Họ hiển thị sự liễu tri
Dục-thủ& Kiến-thủ – trừđi hai điều :
Không liễu tri về Giới-cấm-thủ,
Ngã-luận-thủ cũng chẳng liễu tri.
Vì sao vậy ? Đó là vì
Họ không như thật tuệ tri hai điều.
Cũng như vậy, với nhiều suy nghĩ
Có những vị Phạm-chí, Sa-môn
Hiển thị liễu tri, tuyên ngôn
Về Dục & Kiến-thủ và còn liễu tri
Giới-cấm-thủ, chỉ vì ba sự
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –160
Không hiển thị một thứ đồng thì
Ngã-luận-thủ không liễu tri
Họ không như thật tuệ tri một điều.
Những Sa-môn và nhiều Phạm-chí
Tuy tự xưng các vị liễu tri
Về tất cả Thủ chi chi
Nhưng không hiển thị liễu tri những gì.
Không hiển thị liễu tri chân chánh
Tất cả Thủ, chóng vánh thực thi
Họ hiển thị sự liễu tri
Về ba Thủ trước, trừđi một điều :
Ngã-luận-thủ một chiều hiển thị.
Các Tỷ Kheo ! Du sĩ ngao du
Pháp & Luật mà họ khư khư
Nếu họ tịnh tín Đạo Sư của mình
Thì thật tình không hoàn toàncả
Nếu họđã tin Pháp của mình
Cũng không hoàn toàn sự tin,
Viên mãn Giới Luật của mình thành công
Thành tựu ấy là không hoàn hảo
Sự thương mến bạnđạo các hàng
Thương mến cũng không hoàn toàn
Vì sao như vậy ? Xét sang kỹ càng
Một Pháp & Luật giảng bàn không khéo
Hiển thị cũng không khéo, vụng về
Không có cao thượng hướng về
Không hề dẫn đến mọi bề tịnh an
Không được bậc hoàn toàn giải thoát
Chánh Đẳng Giác hiển thị rõ ràng.
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –161
Như Lai giác ngộ minh quang Phật Đà
Chánh Đẳng Giác, Đại A-La-Hán
Nên tự xưng viên mãn liễu tri
Tất cả các Thủ đồng thì
Chân chánh hiển thị liễu tri chúng, vì
Sự hiển thị liễu tri Dục-thủ
Kiến-thủ, Giới-cấm-thủ do đâu
Cùng ngã-luận-thủ hiểu sâu.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Hiểu mau như vầy :
Trong Pháp này, Luật này chân thật
Nếu tịnh tín với bậc Đạo Sư
Tịnh tín ấy được xem như
Là hoàn toàn cả, chẳng hư vọng gì,
Tin Pháp, tin ấy thì hoàn hảo
Các Giới Luật chu đáo tựu thành
Được xem hoàn toàn tựu thành,
Có sự thương mến bạn lành tín gia
Được xem là mến thương hoàn hảo,
Vì sao vậy ? Sự giáo truyền này
Pháp & Luật khéo thuyết giảng đây
Khéo được hiển thị, khiến đầy tịnh an
Có hướng thượng, do hàng Chánh Giác
Đã hiển thị, đem lạc an ngay.
Bốn loại chấp thủ như vầy, kể trên
Đã lấy gì làm duyên ? Tập khởi ?
Lấy gì làm chủng ? với làm nhân ?
Bốn loại chấp thủ này cần
Ái làm duyên, với Ái làm chủng, nhân.
Các Tỷ Kheo ! Về phần của Ái
Gì làm duyên cho Ái như vầy ?
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –162
Lấy gì làm tập khởi đây ?
Lấy gì làm chủng & nhân ngay tức thì ?
Chính Thọ ni làm duyên, tập khởi,
Lấy Thọ làm chủng với làm nhân.
Thọ này lấy Xúc, thành phần làm duyên
Làm tập khởi, nhân liền và chủng.
Xúc lấy đúng Sáu Nhập làm duyên
Làm tập khởi & chủng & nhân liền.
Lại lấy Danh Sắc làm duyên Nhập này
Làm tập khởi & chủng đây & nhân đó.
Danh Sắc nọ lấy Thức làm duyên
Làm tập khởi & chủng & nhân liền.
Lấy Hành căn bản làm duyên Thức này
Làm tập khởi & chủng đây & nhân đấy.
Hành này lấy Vô Minh làm duyên
Làm tập khởi & chủng & nhân liền.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Hiện tiền Tỷ Kheo
Với Vô-minh dính đeo – trừ diệt
Minh sanh khởi. Do biết, hiểu thông
Vô minh được đoạn trừ xong
Do Minh sanh khởi nên không chấp trì
Không chấp thủ những gì ? : Dục-thủ
Bỏ kiến-thủ, giới-cấm-thủ ngay
Bỏ ngã-luận-thủ bấy nay
Nhờ không chấp thủ, vị này lạc an
Tâm hoàn toàn không còn tháo động
Nên nhanh chóng chứng đắc Niết Bàn
Trung Bộ (Tập 1) Tiểu Kinh 11 : SƯ TỬ HỐNG * MLH –163
Vịấy tuệ tri rõ ràng :
Phạm hạnh thành tựu, sự Sanh tận rồi
Việc cần, thời đã làm hoàn tất
Không trở lui bất trắc tử sanh ”.
Thế Tôn thuyết giảng an lành
Chư Tăng tín thọ, thực hành Pháp môn ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 11 : Tiểu Kinh SƯ TỬ HỐNG – CÙLASÌHANÀDA Sutta )