Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/08/201619:11(Xem: 11665)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 3 THÁNG  8, 2016 )   
             
 Diệu Âm lược dịch
 

 

NEPAL: Khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal tại Kathmandu

Tại một buổi lễ được tổ chức ở thủ đô Kathmandu vào ngày 12-8-2016, Thượng tọa Hin Hung – một học giả Phật giáo nổi tiếng – đã chính thức khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal (EVINS Nepal). Ông đã có bài phát biểu chính về lòng từ bi và bản chất sự đau khổ của con người.

Có trụ sở tại Kathmandu, EVINS Nepal được đăng ký là một tổ chức phi chính phủ, có mục đích quảng bá các giá trị tinh thần và đạo đức, nhằm xây dựng một xã hội dựa trên các giá trị đạo đức và từ bi. Tổ chức này mở các lớp thiền định và giảm stress dành cho người lớn, cũng như các lớp về thiền, yoga, và về các giá trị đạo đức và phẩm hạnh cho trẻ em để giúp trẻ phát triển thành những nhà lãnh đạo tương lai đầy tiềm năng. Viện này thực hiện nghiên cứu các chương trình về thuyết duy linh, thiền định và giảm stress, ngoài ra còn cung cấp tài trợ và cứu trợ cho các cộng đồng nghèo cũng như học bổng giáo dục.

Thượng tọa Hin Hung, người cũng là một tác giả và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học Hồng Kông đã nhận xét trong bài phát biểu của ông rằng hầu hết sự đau khổ của con người là không cần thiết và có thể dễ dàng tránh được.

(Buddhistdoor Global – August 15, 2016)

 

2016-08-03-000

Thượng tọa Hin Hung trong lễ khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal (EVINS Nepal)
2016-08-03-001
Hàng cứu trợ của EVINS Nepal đến với dân làng là nạn nhân của trận động đất năm ngoái tại huyện Dokhala, Nepal
Photos: kathmandupost.ekantipur.com & EVINS Nepal Facebook

 

 

TÍCH LAN: Tổng giám đốc UNESCO viếng các Di sản Thế giới tại vùng Tam giác Văn hóa của Tích Lan

Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova bắt đầu chuyến thăm chính thức Tích Lan của bà vào ngày 14-8-2016 với một mạng mạch quanh vùng ‘tam giác văn hóa’, nơi có nhiều địa điểm là trong số 8 Di sản Thế giới của đất nước này.

Được tháp tùng bởi Ngài A.V. Kariyawasam, Bộ trưởng Giáo dục kiêm Chủ tịch Ủy ban UNESCO Quốc gia Tích Lan, bà Tổng Giám đốc đã viếng Thành phố cổ Polonnaruwa và Pháo đài Đá Sigiria. Sau đó là chùa Dalada Maligawa của Kandy, nơi bà chiêm bái đền thờ xá lợi Răng Phật Linh thiêng trong sự hiện diện của vị Giám tự và Thống đốc tỉnh Miền Trung.

Tại mỗi di tích, bà Irina Bokova đã khen ngợi chính quyền Tích Lan về sự cam kết bảo vệ và bảo tồn di sản có giá trị nổi bật này.

(UNESCO – August 16, 2016)

2016-08-03-002
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova
Photo:wikipedia.org
 

 

CAM BỐT : Lễ cầu chư thần giúp thu hồi các tượng Phật từ dưới sông Tonle Sap

Kean Khlang, Cam Bốt – Người dân trong một ngôi làng đã tổ chức buổi lễ tôn giáo vào ngày 18-8-2016 để cầu chư thần giúp họ thu hồi các tượng Phật mà tổ tiên họ nói rằng đã được chôn tại một lòng sông gần đó.

Các tu sĩ Phật giáo đã tham gia cùng với khoảng 500 dân làng trong một buổi lễ bên sông Tonle Sap, nơi các thợ lặn đã thu hồi 8 tượng Phật nhỏ và nói rằng họ phát hiện một tượng khác cao khoảng 2 mét (6 feet). Mọi người đã cầu chư thủy thần và địa thần giúp họ làm lộ ra bất cứ tượng nào vẫn còn bị chôn vùi dưới 20 mét nước.

Những người tổ chức lễ nói rằng tổ tiên của dân làng truyền lại những câu chuyện về các tượng được chôn ở lòng sông cách đây hàng trăm năm để giấu bọn cướp từ các khu vực khác và từ nước Xiêm La láng giềng.

(dailynews.lk – August 17, 2016)

2016-08-03-003

Chư tăng cùng dân làng trong lễ cầu chư thần giúp thu hồi các tượng Phật dưới sông Tonle Sap (Cam Bốt)
Photo: AP
 

 

THỤY SĨ: Bộ phim thứ tư của lạt ma Dzongsar Khyentse chiếu ra mắt tại Liên hoan Phim Locarno

Bộ phim thứ tư của lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche, nhà làm phim và là nhà văn người Bhutan, đã chiếu ra mắt tại Thụy Sĩ vào đầu tháng này. Phim có tựa đề “Ngày xưa: Hãy hát cho tôi một bài hát trong khi tôi chờ đợi”, được chiếu ra mắt tại Liên hoan Phim Locarno (diễn ra từ ngày 3 đến 13-8-2016).

Bộ phim nói trên có dạng một câu chuyện cổ tích hiện đại, phần lớn được quay tại một ngôi làng xa xôi ở Bhutan. Phim tìm hiểu các chủ đề của bản sắc, sự ẩn danh, ảo tưởng, thực tế, và sự chuyển tiếp giữa sinh và tử.

Bộ phim được lên kế hoạch công chiếu tại Bắc Mỹ trong năm nay tại Liên hoan Phim Quốc tế Toronto (Canada) từ ngày 8 đến 18-9.

(Buddhistdoor Global – August 18, 2016)

2016-08-03-0042016-08-03-005

Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche và cảnh trong bộ phim thứ tư của ông: “Ngày xưa: Hãy hát cho tôi một bài hát trong khi tôi chờ đợi”
Photo: tumblr.com

 

 

HOA KỲ: Bảo tàng Mỹ thuật bảo tồn kiệt tác tranh Phật giáo thế kỷ 18

Bắt đầu từ ngày 20-8-2016, du khách đến Bảo tàng Mỹ thuật (MFA) ở Boston sẽ được một cơ hội hiếm có để trải nghiệm điều thường chỉ xảy ra sau hậu trường trong các phòng thí nghiệm bảo tồn: Trong 5 tháng, các chuyên gia sẽ giao lưu với công chúng tại phòng triển lãm Tranh Á châu của MFA, trong khi họ phục chế một bức tranh cuộn treo của Nhật Bản cổ xưa mô tả Đức Phật nhập Niết bàn.

Được vẽ vào năm 1713, bức tranh nổi tiếng “Sự nhập diệt của Đức Phật Lịch sử”đã thu hút du khách đến ngôi Thiền tự Ginsoin vốn từng tọa lạc tại Tokyo ngày nay. Trong hơn 150 năm, tác phẩm cao gần 16 feet và rộng 7 feet rưỡi này tương truyền hàng năm đã được treo trên tường của đền Ginsoin xưa kia để kỷ niệm Ngày Lễ Niết bàn.

“Sự Nhập diệt của Đức Phật Lịch sử” được triển lãm lần cuối tại MFA vào năm 1990. Và việc phục chế bức tranh đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của bảo tàng này, một tác phẩm đang được bảo tồn đã đón tiếp sự chiêm ngưỡng của công chúng như vầy.

(NewsNow – August  20, 2016) 

2016-08-03-0062016-08-03-0072016-08-03-008

Bức tranh “Sự nhập diệt của Đức Phật Lịch sử” được phục chế tại Bảo tàng Mỹ Thuật, Boston (Hoa Kỳ)
Photos: Claire Voon

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2016(Xem: 9467)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31854)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
09/04/2016(Xem: 16574)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
19/01/2016(Xem: 6613)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.
06/01/2016(Xem: 19794)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
06/07/2015(Xem: 12829)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
27/04/2015(Xem: 10319)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
19/04/2015(Xem: 13739)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
19/04/2015(Xem: 3897)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” (năm 1912 chính phủ Dân Quốc thành lập đổi tên thành Đại Học Bắc Kinh) năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên. Trước năm 1920, Đại học ở Trung Quốc đều là dân lập như Đại học Đông Ngô, Đại học Tế Lỗ, Đại học Saint Jonhs. Theo tư liệu thống kê vào lúc đó trên 80% sinh viên đều theo học tại các trường Đại học do giáo hội Cơ Đốc giáo (đạo Chúa và đạo Tin Lành) thành lập.
29/01/2015(Xem: 6559)
Theo thời gian lịch sử và không gian vật lý, thì đệ tử Như Lai đều cho rằng núi Thiếu và khe Tào (Tào khê) là địa danh gắn liền với hành trạng Tổ Đạt Ma và Huệ Năng. Bởi đó là Đạo trường hành đạo giáo hóa của các Tổ sư. Đạo trường với quy ước vật lý này đánh dấu những nỗ lực bình sinh sau cùng để các Chân nhân Tổ sư “ung dung xô cửa huyền vi bước vào Đạo”. Để rồi cánh cửa ấy khai phóng nguồn năng lượng siêu nhiên tuôn chảy miên tục, “chắp cánh cho Đạo mầu bay vào cát bụi của kiếp người”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]