Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

14/06/201519:34(Xem: 13250)
Tuần 4
                                 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 6, 2013)
 
                                          Diệu Âm lược dịch

 

INDONESIA: Lễ hội Phật giáo tại Subaraya

 

Lễ hội Phật giáo diễn ra tại khu SSCC Supermall Ballroom ở Subaraya từ ngày 21 đến 30-6-2013. Đây là sự kiện được tổ chức 5 năm một lần.

Một dãy các phòng trưng bày, triển lãm, các quầy hàng và các phòng tương tác dành cho khách tham quan sẽ giới thiệu với công chúng về thế giới Phật giáo.

Đạo Phật là một tôn giáo thiểu số tại Indonesia nhưng vẫn duy trì một truyền thống được gìn giữ tốt đẹp. Đó là nhờ những nỗ lực của Thượng tọa Hải Đạo, một tăng sĩ có ảnh hưởng lớn, và của Trung tâm Giáo dục Phật giáo và Trường Metta của ông – vốn truyền bá giáo lý và tinh thần từ bi của vị tu sĩ Phật giáo này tại Indonesia.

(Buddhist Door - June 24, 2013)

 

blank

blank
Thượng tọa Hải Đạo và xá lợi của Đức Phật được trưng bày tại Lễ hội - Photos: BDI

 

 

HOA KỲ: Bích họa trên đường phố Austin của một tăng sĩ

 

Austin, Minnesota – Tu sĩ Phật giáo Boo Roth đang tạo cơ hội về hội họa cho trẻ em thành phố Austin bằng cách vẽ tranh nhân vật Người Sắt của hãng Marvel Comics.

Boo Roth sẽ vẽ và tô khuôn nhân vật chuyển hóa này trên Đại lộ Tây bắc 4 vào các buổi chiều thứ Ba trong vài tuần tới, hướng đến Lễ hội Tác phẩm Nghệ thuật Đô thị Austin.

Ông nói, “Tôi là một tăng sĩ và đây là một việc chung. Nhiệm vụ của một tu sĩ là hồi đáp lại với công chúng’.

Roth sẽ sáng tác các bích họa về người chuyển hóa gồm một bên là Người Sắt, một bên là chữ “Love” nhiều màu sắc và một bên nữa là lá cờ Mỹ. Khi Roth hoàn thành các bích họa này, trẻ em và người lớn có thể vẽ thêm cảm xúc của chính họ về người chuyển hóa lên 2 bức bích họa quốc kỳ Mỹ và chữ “Love” nói trên.

(Big News Network – June 24, 2013)

 

blank

blank
Tu sĩ Phật giáo Boo Roth và một tác phẩm thiền định của ông - Photos: images.google.com

 

 

MIẾN ĐIỆN: UNESCO công nhận bộ kinh khắc trên đá của Phật giáo Miến Điện là Di sản Tư liệu Thế giới

 

Ngày 19-6-2013, UNESCO đã thêm vào danh sách Di sản Tư liệu Thế giới của tổ chức này bộ kinh Maha Lawkamarazein của thành phố Mandalay, Miến Điện. Bộ kinh khắc trên đá này được xem là cuốn sách lớn nhất trên Trái đất.

Còn gọi là bản khắc Kuthodaw, bộ kinh gồm 729 phiến đá được xếp đặt tại chân đồi Mandalay bởi Vua Mindon (trị vì từ năm 1853 đến1878).

Các phiến đá chứa toàn bộ kinh điển Phật giáo Nguyên thủy bằng tiếng Pali, được khắc vào năm 1868. Mỗi phiến đá được đặt trong một ngôi đền xây trong vùng lân cận của Chùa Kuthodaw.

(The Irrawaddy – June 24, 2013)

 

blank

Một trong số 729 phiến đá khắc kinh tại Mandalay, Miến Điện - Photo: Facebook

 

 

TÍCH LAN: Khánh thành các cơ sở giáo dục Phật giáo tại Anuradhapura và Kelattawa

 

Ngày 22-6-2013, Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapakse tuyên bố khánh thành tòa nhà 4 tầng gồm Khoa Giáo dục Phật giáo và ký túc xá Tỳ Kheo tại trường Đại học Phật giáo ở Anuradhapura, được xây với kinh phí 268 triệu ru-pi.

Cùng ngày, Tổng thống Mahinda Rajapakse cũng khánh thành Trung tâm Phật giáo Quốc tế Samadhi tại Kelattawa. Trung tâm bao gồm một đại điện, một trung tâm thiền định và một khu nghỉ ngơi dành cho Đại Tăng đoàn. Trung tâm giảng dạy miễn phí tiếng Anh và vi tính cho sinh viên trong khu vực. Thượng tọa Trưởng lão R. Gnanaseeha đã được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Trung tâm Phật giáo này.

(Asian Mirror – June 25, 2013)

 

blank

Trường Đại học Phật giáo Thanh Văn Tỳ Kheo tại Anuradhapura, Tích Lan   Photo: Asian Mirror

 

 

MÃ LAI: Lễ Tụng niệm Phật Dược vương tại Cheras

 

TIN ẢNH: Mùa tụng niệm Phật Dược Vương diễn ra trong 7 ngày đã được tổ chức tại một ngôi chùa ở thành phố Cheras.

 

  

blank

Nghi lễ dâng đèn để cầu cho bản thân cũng như thân nhân và bạn bè được ánh sáng hướng dẫn đi theo chánh đạo

blank

Các bức vẽ sơn dầu ghi lời nguyện ước

 

blank

 
Đại sư Ti Zheng đến từ Đài Loan đang xướng tên những người dự lễ và chúc họ có thể thực tâm làm theo giáo lý.
blank

Bếp trưởng chuẩn bị món chay ngon cho cả 7 ngày tụng niệm
blank
Hai cái chuông dùng trong mùa tụng niệm, để hướng dẫn về thời gian tụng kinh và cũng để triệu dẫn hương hồn người đã khuất


blank
Mọi người đang chú tâm vào kinh kệ trong 7 ngày tụng niệm
 
blank
Nhóm đa năng, đến từ Sarawak, phụ trách về trang trí, vận chuyển, sắp xếp, mua sắm, điện đèn và bất cứ việc gì khác có liên quan đến ngôi chùa này.
 
(Buddhist Art News – June 28, 2013)
Photos: Wilson Chin
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2016(Xem: 8158)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 27189)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
09/04/2016(Xem: 15457)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
19/01/2016(Xem: 5692)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.
06/01/2016(Xem: 16603)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
06/07/2015(Xem: 11637)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
27/04/2015(Xem: 8781)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
19/04/2015(Xem: 12599)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
19/04/2015(Xem: 3575)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” (năm 1912 chính phủ Dân Quốc thành lập đổi tên thành Đại Học Bắc Kinh) năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên. Trước năm 1920, Đại học ở Trung Quốc đều là dân lập như Đại học Đông Ngô, Đại học Tế Lỗ, Đại học Saint Jonhs. Theo tư liệu thống kê vào lúc đó trên 80% sinh viên đều theo học tại các trường Đại học do giáo hội Cơ Đốc giáo (đạo Chúa và đạo Tin Lành) thành lập.
29/01/2015(Xem: 6122)
Theo thời gian lịch sử và không gian vật lý, thì đệ tử Như Lai đều cho rằng núi Thiếu và khe Tào (Tào khê) là địa danh gắn liền với hành trạng Tổ Đạt Ma và Huệ Năng. Bởi đó là Đạo trường hành đạo giáo hóa của các Tổ sư. Đạo trường với quy ước vật lý này đánh dấu những nỗ lực bình sinh sau cùng để các Chân nhân Tổ sư “ung dung xô cửa huyền vi bước vào Đạo”. Để rồi cánh cửa ấy khai phóng nguồn năng lượng siêu nhiên tuôn chảy miên tục, “chắp cánh cho Đạo mầu bay vào cát bụi của kiếp người”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567