Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Kinh Chánh Tri Kiến

18/05/202019:52(Xem: 7644)
09. Kinh Chánh Tri Kiến

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com



9. Kinh CHÁNH TRI KIẾN

( Sammàditthi sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tônan trụ

Kỳ-Viên-Tự , Chê-Tá-Va-Na  (1)

              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka  (1)

       Tức Cấp-Cô-Độc (1) tín-gia cúng dường  

        ( Sa-Vát-Thí – tên thường Xá Vệ )  (1)

          Đấng Thiện Thệ(2) Chánh Pháp hoằng dương

 

              Bấy giờ tại Hội Giảng Đường

  “Tướng Quân Chánh Pháp”(3) tên thường chúng tri 

          Là Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá  (3)

          Tức ngài Xá-Lợi-Phất (3) trí hùng

              Gọi các Tỷ Kheo tập trung :

 – “ Này các Hiền-giả ! Hãy cùng nghe đây ! ”.

    – “ Thưa Tôn-giả ! Xin Ngài giảng Pháp ”. 

Chư Tỷ Kheo vâng đáp lời ngài.

       –  “ Chư Hiền ! Chánh Tri Kiến này  

       Được gọi như vậy, hiểu ngay thế nào ?

          Thánh đệ-tử có vào Chánh kiến

          Có tri kiến chánh trực thanh cao

    _______________________________

 

(1) : Xem chú thích ở trang đầu Kinh “Tất cả các Lậu-hoặc”.

(2) : Thiện Thệ – Sugato : Một trong 10 danh hiệu được người đời

       xưng tụng Đức Phật .

(3) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử là vị Đại đệ

     tử của Đức Phật, bậc Trí Tuệ đệ nhất , thường được xưng tụng 

     là “Tướng Quân Chánh Pháp”.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –106

 

               Lòng tin tuyệt đối Pháp mầu

       Thành tựu diệu pháp, thế nào pháp đây ?

    –  “ Kính xin ngài từ bi giảng giải

          Chúng con từ xa lại, mong là

               Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta

       Giảng chúng con hiểu, trải qua thọ trì ”.

   –  “ Chư Hiền-giả ! Vậy thì hãy ráng

          Nghe ta giảng để hiểu điều này ”.

         –  “ Thưa Tôn-giả ! Xin vâng ngài ”.

 

       Ngài Xá-Lợi Phất nghiêm oai giảng rằng :

         “ Chư Hiền-giả ! Chánh chân phẩm hạnh

           Khi vị Thánh đệ tử tuệ tri

              Bất thiện ; kế tiếp điều chi ?

       Tuệ tri về thiện, tuệ tri tiếp là

           Căn bản thiện, hiểu qua tuần tự

           Khi ấy Thánh đệ tử vị này

               Có Chánh-tri-kiến đủ đầy

       Tri kiến chánh trực, tràn đầy lòng tin.

           Tin tuyệt đối và gìn giữ Pháp

           Với diệu pháp, thành tựu thanh cao.

 

Chư Hiền ! Bất thiện thế nào ?

       Căn bản bất thiện ra sao nghĩ vào ?

          Căn bản thiện, thế nào là thiện ?

 

Chư Hiền-giả ! Bất thiện chẳng lành

               Là sự trộm cắp, sát sanh,

       Hoặc là tà hạnh, sẵn dành dục tâm,

          Hoặc đọa trầm vọng ngôn, ác khẩu,

          Hoặc hai lưỡi, nói xấu nói chơi

              Tham, sân, tà kiến đồng thời

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –107

 

       Đều là bất thiện, suy đồi xấu xa.

Chư Hiền-giả ! Sao là căn bản

          Của bất thiện ? Ta giảng giải ngay :

Tham dục , sânsi này  

       Căn bản bất thiện, tạo ngay khổ sầu.

 

Chư Hiền-giả ! Thế nào là thiện ?      

          Là vĩnh viễn từ bỏ sát sanh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh vô minh dục tà

          Bỏ nói láo cùng làác khẩu

          Bỏ hai lưỡi, nói xấu nói chơi

              Không tham, sân, si đồng thời

       Được gọi là thiện, thảnh thơi từ hòa.    

Chư Hiền-giả ! Sao là căn bản

          Của thiện-nghiệp ? Ta giảng tức thì :

              Không tham, không sân, không si

       Là căn bản thiện, không gì quý hơn.

 

Chư Hiền-giả ! Chánh chơn phẩm hạnh

          Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri

              Bất thiện ; căn bản là chi ?

       Hiểu căn bản thiện, tuệ tri thiện này.

          Và khi ấy, vịđây tỉnh thức

Đoạn trừ dứt các tham-tùy-miên

              Tẩy sạch các sân-tùy-miên

       Nhổ gốc kiến mạn tùy-miên ‘Tôi là’,

          Diệt điều tà vô minh tăm tối

          Khiến Minh có cơ hội khởi lên

              Diệt tận khổđau hiện tiền

       Có Chánh tri kiến đạt liền ởđây.

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –108

 

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa

       Vị Thánh đệ tử trải qua như vầy ”.

 

    –  “ Thưa Tôn-giả ! Lành thay pháp ấy !”

          Các Tỷ Kheo cả thảy an hòa

              Hoan hỷ, tín thọ sâu xa

       Lời ngài Sa-Rí-Pút-Ta trình bày .

           Rồi hỏi thêm với ngài Trí Cả :

 

    –  “ Thưa Tôn-giả ! Có pháp môn nào

              Nhờ pháp môn ấy thanh cao   

        Vị Thánh đệ tử sẽ mau đạt rày

          Có chánh kiến, thẳng ngay tri kiến

          Lòng tin Pháp không chuyển lay gì

               Thành tựu diệu pháp uy nghi ? ”.

 

 –  “ Chư Hiền ! Vịấy tuệ tri như vầy :

          Thức ăn này – tuệ tri tập khởi               

          Tuệ tri tới đoạn diệt thức ăn

              Biết con đường diệt thức ăn

       Thì chánh-tri-kiến sẽ dần có ngay.

          Và có ngay tri kiến chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa.

Chư Hiền ! Như thế nào là thức ăn ?

          Tập khởi của thức ăn hằng bữa ?

Đoạn diệt của thực phẩm ra sao ?

              Con đường đoạn diệt thế nào ?

Chư Hiền ! Cần phải hiểu vào điều đây :

          Thức ăn này có qua bốn loại

          Khiến chúng sinh các loại đã sanh

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –109

 

              Sẽ được an trú mạnh lành

       Hay các loài khác sẽ sanh, sẵn dành

          Được hỗ trợ cho sanh, mạnh giỏi.

          Thế nào là bốn loại thức ăn ?

              Tế , thô ‘đoàn-thực’ – và phần

       Xúc-thực , tư-niệm-thực , hằng kể ra

          Cùng thức-thực - trải qua bốn loại .

          Từ tập khởi của Ái lần phăng

               Có tập khởi của thức ăn,

Đoạn diệt của Ái có phần thức ăn,

          Bát Thánh Đạo, đường hằngđưa tới

Đoạn diệt với thực phẩm, là gì ?

              Chánh tri kiến, chánh tư duy,

       Chánh ngữ, chánh nghiệp, duy trì mạng chân

          Chánh tinh tấn và phần chánh niệm

          Cùng chánh định ; tám điểm thanh cao.

 

               Này chư Hiền-giả ! Nghĩ vào     

       Vị Thánh đệ tử khi nào tuệ tri

          Về thức ăn, tuệ tri tập khởi

Đoạn diệt bởi thức ăn, hiểu liền.

 

              Tẩy sạch các sân-tùy-miên

       Nhổ gốc kiến mạn tùy-miên “Tôi là”,

          Diệt điều tà vô minh tăm tối

          Khiến Minh có cơ hội khởi lên

              Diệt tận khổđau hiện tiền

       Có Chánh tri kiến đạt liền ởđây .

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa

       Vị Thánh đệ tử trải qua như vầy ”.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –110

 

      *  Chư Hiền nay thỉnh cầu ta giảng

           Thêm pháp môn viên mãn, là chi ?

              Các vị hãy lắng nhớ ghi :

       Vị Thánh đệ tử tuệ tri nhắm vào

          Thế nào Khổ(1), thế nào tập khởi ?

          Khổđoạn diệt do bởi thế nào ?

               Con đường diệt Khổ ra sao ?

   *  Sanh, già là khổ, bệnh đau, từ trần,

          Khổ còn phần sầu bi ưu não

          Cầu không được cũng tạo khổ nhiều (1).                   

               Tóm lại thủ uẩn năm điều

       Đều là khổ cả, sớm chiều trải qua.

      *  Chư Hiền-giả ! Sao là tập khởi ?

          Chính làÁi (2)đưa tới tái-sinh

              Cùng khởi hỷ dục của mình

       Và tham hướng đến tái sinh cõi phàm.

          Khởi hỷ dục và tham này khác

          Để tìm cầu hỷ lạc mọi nơi,

              Tức là dục-ái, đồng thời

       Hữu-ái, phi-hữu-ái, khơi do tà.

Chư Hiền-giả ! Gọi là tập khởi

          Của sự khổ nói tới ởđây .

         *  Thế nào đoạn diệt Khổ(1) này ?

       Là sựđoạn diệt, đủ đầy ly tham

          Không dư tàn, lòng ham từ bỏ

          Sự quăng bỏ, giải thoát an tường

    _________________________

(1) : Bốn Chân Lý thâm diệu hay Tứ Diệu Đế ( Cattu Ariyasacca )          

Khổ Đế (Dukkha), Tập Đế (Samudaya), Diệt Đế (Nirodha) và

Đạo Đế (Ariyamagga) .

(2) : Ái hay Ái Dục : Tanhà – một  trong Thập Nhị Nhân Duyên

    (Paticca samuppàda) . 

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –111

 

              Vô chấp khát ái thường thường.

  *  Để được diệt khổ, con đường ra sao ?

          Là nói vào con đường Bát Chánh  (1)

          Hay Thánh Đạo gồm có tám chi :

               Chánh tri kiến, chánh tư duy

       Chánh ngữ, chánh nghiệp, duy trì mạng chân,

          Chánh tinh tấn và phần chánh niệm,

          Cùng chánh định  – tám điểm đáng tôn.

 

          *  Chư Hiền ! Nói thêm pháp môn :   

       Khi Thánh đệ tử vẫn còn tuệ tri 

          Về Già, Chết (2); tuệ tri tập khởi

          Của già chết, cùng với diệt đi

              Của sự già chết đến khi,

       Con đường đưa đến diệt đi chết, già.

          Có chánh kiến cùng là chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực thâm sâu

              Thành tựu diệu pháp thanh cao.

Chư Hiền ! Như vậy ra sao chết, già ?

          Thế nào là chết, già tập khởi ?

          Thế nào với đoạn diệt chết, già ?

               Đường nào đoạn diệt chết, già ?

       Chư Hiền chúý nghe ta giảng vào.

          Mỗi loại nào hữu tình được hiểu :

    _________________________

 

(1) : Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo – Attha Ariyamagga  :  

     Chánh Kiến hay chánh-tri-kiến ( Sammà  Ditthi ) ; Chánh Tư

     Duy (Sammà Samkappa); Chánh Ngữ (Sammà Vàcà); Chánh

     Nghiệp (Sammà Kammanta) ; Chánh Mạng (SammàÀjìva );

    Chánh Tinh Tấn (SammàVàyàma); Chánh Niệm (Sammà Sati)

    Và Chánh Định (Sammà Samàdhi ).

(2) : Gìa - Chết hay Lão - Tử : Jaràmarana  –  một  trong Thập Nhị Nhân Duyên .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –112

 

          Sự già cả, suy yếu, rụng răng, 

               Mắt mờ, tóc bạc, da nhăn,

       Tuổi thọ mòn mỏi, các căn hư dần.

          Này chư Hiền ! Già cằn là vậy,

          Còn sự Chết, việc ấy thế nào ?

               Hữu tình bất cứ giới nào

       Mệnh tận, mệnh một hay vào mệnh chung,

          Sự hủy hoại, tận cùng tử biệt,

          Hay được biết : các uẩn hủy đi,

               Vất bỏ hình hài còn chi !

       Gọi đó là chết, chẳng nghi ngờ gì.

      *  Chư Hiền-giả ! Nay thì tiếp nữa

          Một pháp môn ta hứa giảng rành :

              Thánh đệ tử tuệ tri Sanh  (1)

       Tuệ tri tập khởi của Sanh hình thành

          Sựđoạn diệt của Sanh ; hiểu biết

          Con đường đến đoạn diệt của Sanh          

              Thế nào nói về sự Sanh ?

       Hữu tình bất cứ mối manh giới nào

          Và ra sao hữu tình mỗi loại

          Có sự Sanh, hiện khởi, ra đời,

              Xuất hiện, hiện diện có nơi

       Tụ đắc các xứ, uẩn tôi hiện hành

          Như vậy gọi là Sanh, chính đó.

          Tập khởi Hữu đã có sẵn dành

Về sự tập khởi của Sanh

Đoạn diệt của Hữu, có Sanh diệt trừ.

          Đường Bát Chánh an nhưđưa tới

Đoạn diệt với sự Sanh đó rồi

    _________________________

 

(1) : Sanh : Jàti  –  một  trong Thập Nhị Nhân Duyên .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –113

 

          *  Chư Hiền ! Nay thể theo lời

       Thỉnh cầu ta giảng tiếp thời pháp môn

          Thánh đệ tử Sa-môn nhờđó

          Chánh kiến có, chánh trực nhu hòa,

               Có lòng tin Pháp tối đa

       Thành tựu diệu pháp thật là uy nghi.

          Thánh đệ tử tuệ tri về Hữu  (1)

          Tập khởi Hữu, đoạn diệt Hữu đây

               Con đường đoạn diệt Hữu này.

       Có ba loại Hữu như vầy kể vô :

          Dục & Sắc-hữu và Vô-sắc-hữu,

          Từ tập khởi của Thủ, thấy ngay

               Có tập khởi của Hữu này

Đoạn diệt của Thủ, diệt rày Hữu đi,

          Và con đường Tám chi Thánh Đạo

          Là rốt ráo đoạn diệt Hữu ngay.

 

          *  Chư Hiền ! Thêm pháp môn này

       Khi Thánh đệ tử ngày ngày tuệ tri :

          Thuộc về Thủ(2), tuệ tri tập khởi

          Tuệ tri tới đoạn diệt Thủ này

              Con đường đoạn diệt Thủđây.           

       Có bốn loại Thủ như vầy kể ra :

          Là Dục-thủ cùng là Kiến-thủ

          Giới-cấm-thủ, Ngã-luận-thủ này              

              Tập khởi của Ái có ngay

       Tập khởi của Thủ rõ bày ởđây

          Từđoạn diệt Ái rày có sẵn

Đoạn diệt Thủ, chắc chắn không sai,

    _________________________

 

   (1) & (2) : Hữu ( Bhava ) và Thủ ( Upàdàna )  –  hai  trong 

      Thập Nhị Nhân Duyên .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –114

 

              Con đường đoạn diệt Thủ này

       Là Bát Thánh Đạo thẳng ngay nhiệm mầu.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Thế nào làÁi ?  (1)

          Sự tập khởi của Ái ra sao ?

Đoạn diệt của Ái thế nào ?

       Con đường diệt Ái thanh cao là gì ?

          TừÁi này phát huy sáu loại :

          Sắc & Thinh & Hương & Vị-ái, cùng là

              Xúc-ái, Pháp-ái kể ra.

      Tập khởi của Thọ, biết làởđây

          Có tập khởi như vầy của Ái

Đoạn diệt Thọ, cóÁi diệt trừ

              Con đường Bát Chánh an như

Đưa đến sự thể diệt trừÁi đi.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Nay thì ta giảng

          Pháp môn khác viên mãn, là chi ?

              Khi Thánh đệ tử tuệ tri

       Về Thọ, tập khởi tuệ tri như vầy

          Tuệ tri ngay diệt trừ của Thọ(2)

          Và con đường diệt Thọ tức thì.

Chư Hiền-giả ! Thọ là chi ?

          Và con đường ra sao diệt Thọ ?

          Sáu loại Thọ được kể rõ rành :

               Thọ do nhãn-xúc mà sanh

       Thọ do nhĩ& tỷ-xúc sanh hình thành.

 

          Thọ do thiệt-xúc sanh, thân-xúc

    _________________________

 

   (1) : Ái hay Ái  Dục : Tanhà .  (2) : Thọ : Vedanà ; gồm Thọ

       Vui ( Somanassa ), Thọ Khổ ( Domanassa ) và Thọ Vô Ký

     ( Adukkhamasukha ) –  hai  trong Thập Nhị Nhân Duyên  .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –115

 

          Vàý-xúc – hai mục cũng sanh.

               Tập khởi của Xúc sẵn dành

       Tập khởi của Thọđành rành ở trong.

Đoạn diệt Xúc song song diệt Thọ

          Thánh Đạo có tất cả tám ngành

              Là đường đưa diệt Thọ nhanh,

Chư Hiền ! Pháp ấy tựu thành uy nghi.

.

          Thánh đệ tử tuệ tri như vậy

          Về Già, Chết, Sanh đấy, Hữu này,

              Thủ , Ái và Thọ cũng tày

       Khi Thánh đệ tử như vầy tuệ tri

          Về những gì trình bày ở trước

          Thì diệt được các tham-tùy-miên                 

              Tẩy sạch các sân-tùy-miên

       Nhổ gốc kiến mạn tùy-miên ‘Tôi là’,

          Diệt điều tà vô minh tăm tối

          Khiến Minh có cơ hội khởi lên

              Diệt tận khổđau hiện tiền

       Có Chánh tri kiến đạt liền ởđây.

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa.

 

   *  Vị Thánh đệ tử nhu hòa uy nghi

          Tuệ tri Xúc, tuệ tri tập khởi

          Tuệ tri tới đoạn diệt Xúc này,

              Con đường đoạn diệt Xúc đây

       Thì Chánh-tri-kiến đủ đầy có mau .

          Xúc (1) là sao ? Thế nào tập khởi ?

Đoạn diệt với con đường thế nào ?

               Có sáu loại Xúc như sau :

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –116

 

       Nhãn & nhĩ& tỷ-xúc, tiếp vào thiệt & thân,

          Và thứ sáu là phần ý-xúc

          Tập khởi Xúc có sẵn khư khư

              Tập khởi của Nhập đồng cư

Đoạn diệt của Nhập, diệt trừ Xúc luôn,

          Bát Thánh Đạo, con đường diệt Xúc.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Tiếp tục truy nguyên 

Điều khác cần phải hiểu liền

       Vị Thánh đệ tử mối giềng tuệ tri

          Về sáu Nhập, tuệ tri tập khởi

          Tuệ tri tới đoạn diệt Nhập (2) này                      

              Con đường đoạn diệt Nhập đây

       Thì Chánh-tri-kiến đủ đầy có mau.

          Nhập là sao ? Thế nào tập khởi ?

Đoạn diệt với con đường thế nào ?

               Có sáu loại Nhập như sau :

       Nhãn & nhĩ& tỷ-xúc , tiếp vào thiệt & thân,

          Và thứ sáu là phần ý-nhập

          Danh Sắc tập khởi vốn có trong

              Tập khởi của Nhập song song

Đoạn diệt Danh Sắc, diệt xong Nhập này

          Bát Thánh Đạo đường đây diệt Nhập.

      *  Chư Hiền-giả ! Đề cập nghiêm minh

               Pháp môn khác hiểu tận tình

       Vị Thánh đệ tử tự mình tuệ tri

          Về Danh Sắc (1), tuệ tri tập khởi        

          Tuệ tri tới Danh Sắc diệt trừ

               Con đường Danh Sắc diệt trừ

    _________________________

 

   (1) : Xúc : Phassa .  (2) : Lục Căn hay Lục Nhập ( Salàyatana )

          –  hai  trong Thập Nhị Nhân Duyên  .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –117

 

       Có chánh-tri-kiến an nhưđủ đầy

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa

Chư Hiền ! Danh Sắc hiểu qua thế nào ?

           Sao tập khởi ? Ra sao đoạn diệt ?

           Đường nào diệt Danh Sắc cho nhanh ?

               Thọ, tưởng, tư, xúc phát sanh

       Cùng với tác ý – hình thành Danh ra.

          Bốn đại và Sắc do bốn đại

          Gọi là Sắc, điều ấy tạo thành

Đây là Sắc, đây là Danh

       Gọi là Danh Sắc hiểu nhanh như vầy.

          Từ tập khởi ởđây của Thức

          Có tập khởi lập tức Sắc Danh

Đoạn diệt Danh Sắc sẵn dành

Đoạn diệt Danh Sắc đành rành ởđây

          Bát Thánh Đạo diệt ngay Danh Sắc.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Chân thật nghĩ suy

              Pháp môn khác phải hành trì

       Vị Thánh đệ tử đồng thì tuệ tri

          Thuộc về Thức , tuệ tri tập khởi

          Tuệ tri tới đoạn diệt Thức này

              Con đường đoạn diệt Thức (1)đây

       Thì chánh-tri-kiến hiện bày, lành thay !

    _________________________

 

(1) : Danh – Sắc  : Nàma – Rùpa   –  một  trong Thập Nhị Nhân 

    Duyên .( Phát sinh cùng một lúc với Thức-tái-sinh .Trong cảnh

    Vô Sắc Giới ( Arùpa ) chỉ có Danh mà không có Sắc . Trong 

    cảnh giới Vô Tưởng Thiên ( Asanna ) chỉ có Sắc mà không có

    Danh . Trong Sắc Giới ( Rùpa ) và Dục Giới ( Kàma ) cả Danh

    và Sắc đồng phát sinh một lượt với Thức-tái-sinh .      

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –118

 

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa     

               Thành tựu diệu pháp sâu xa.

Chư Hiền ! Như vậy Thức là ra sao ?

          Sao tập khởi ? Thế nào đoạt diệt ?

          Con đường nào đoạn diệt Thức liền ?

               Có sáu loại Thức hiện tiền

       Nhãn & nhĩ& tỷ-thức , tiếp liền thiệt & thân,

          Và thứ sáu là phần ý-thức

          Tập khởi Thức có sẵn khư khư

               Tập khởi của Hành đồng cư

Đoạn diệt sáu Thức, diệt trừ Hành luôn.

          Bát Thánh Đạo con đường diệt Thức

          Tám con đường diệt Thức là gì ?

               Chánh tri kiến, chánh tư duy,

       Chánh ngữ, chánh nghiệp, duy trì mạng chân,

          Chánh tinh tấn và phần chánh niệm

          Cùng chánh định – tám điểm thanh cao.

               Vị Thánh đệ tử khi nào

       Tuệ tri về Thức trước sau như vầy

           Bát Thánh Đạo đường này ngay thẳng

Đoạn trừ hẳn các tham-tùy-miên

               Tẩy sạch các sân-tùy-miên

    _________________________

 

(1) : Thức (Vinnana )  hay Thức-tái-sinh  ( Patisandhi Vinnana ) 

     Gọi là Thức-tái-sinh vì thức ấy nối liền kiếp quá khứ với kiếp              

 hiện tại .Chính đây là thức đầu tiên trong một kiếp sống của  chúng sinh . Trong trường hợp là Người thìđây là thức đầu tiên của một chúng sinh khi bà mẹ thọ thai . Hiểu một cách chính xác, Thức – trong Thập Nhị Nhân Duyên là 19 loại Thức tái sinh được mô tả trong Vi Diệu Pháp ( Abhidhamma ). Tất cả 32 loại tâm quả ( vipàka citta ) kinh nghiệm trong kiếp sống vừa qua cũng được hàm xúc trong danh từ này .

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –119

 

    Nhổ gốc kiến-mạn tùy-miên ‘Tôi là’.  

          Diệt điều tà Vô minh tăm tối

          Khiến Minh có cơ hội khởi lên

              Diệt tận khổđau hiện tiền

       Có chánh-tri-kiến đạt liền ởđây.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Ta nay giảng kỹ

          Theo như lời các vị thỉnh cầu.

Đủ đầy phẩm hạnh thanh cao

       Vị Thánh đệ tử khi nào tuệ tri

           Thuộc về Hành (1), tuệ tri tập khởi

           Tuệ tri tới đoạn diệt Hành đây   

               Khi đã tuệ tri như vầy

       Thì chánh-tri-kiến hiện bày, lành thay !

          Có tri kiến thẳng ngay chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa     

               Thành tựu diệu pháp sâu xa.

Chư Hiền ! Như vậy hành là ra sao ?

          Sao tập khởi ? Thế nào đoạt diệt ?

          Con đường nào đoạn diệt hành nhanh ?

               Có ba loại hành hình thành

       Thân & ngữ-hành với tâm-hành đinh ninh. 

          Từ tập khởi vô minh dẫn tới

    _________________________

 

(1) : Hành : Samkhara . Là những tác ý ( cetanà ) thiện (kusala)

    hay bất thiện (akusala) và không lay chuyển ( ànenja ), tạo

    nghiệp (kamma) đưa đi tái sinh . Tác ý bất thiện nằm trong 12

    loại Tâm Vương bất thiện . Tác ý thiện nằm trong 8 loại tâm

   lành (sobhana) và 5 loại tâm thiện trong Thiền Sắc giới (Rùpa-

   jhàna). Tác ý không lay chuyển nằm trong bốn loại tâm thiện

  trong Thiền Vô Sắc Giới (Arùpajhàna) . Trong Ngũ Uẩn, Hành –

  samkhara là danh từ gọi chung 50 trong 52 Tâm Sở . Hai tâm sở

  còn lại là Thọ và Tưởng . Là một  trong Thập Nhị Nhân Duyên .

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –120

 

          Có tập khởi của hành song song,

Đoạn diệt vô minh cũng đồng

       Cóđoạn diệt của hành trong đành rành,

          Bát Thánh Đạo diệt hành lập tức.

 

Chư Hiền-giả ! Phải thực nghiêm minh

              Pháp môn khác hiểu tận tình

       Vị Thánh đệ tử tự mình tuệ tri

          Về Vô Minh (1), tuệ tri tập khởi

          Tuệ tri tới đoạn diệt vô minh

              Con đường đoạn diệt vô minh

       Thì chánh-tri-kiến của mình có ngay

          Và có ngay tri kiến chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp cao minh.

Chư Hiền ! Phải hiểu vô minh thế nào ?

          Tập khởi và thế nào đoạn diệt ?

          Con đường diệt vô minh ra sao ?

              Sự không tuệ tri thế nào

       Về Khổ& Tập & Diệt Đế sâu tinh tường 

          Không tuệ tri Con đường diệt Khổ

Chư Hiền-giả ! Gọi đóvô minh

              Tập khởi lậu-hoặc thành hình

Đã có tập khởi vô minh đồng thời.

          Tùđoạn diệt tức thời lậu-hoặc

Đã có mặt đoạn diệt vô minh.

    _________________________

 

(1) : Vô Minh : Avijjà  –  một  trong Thập Nhị Nhân Duyên . Tức

     không nhận thức chân lý về khổđau, nguồn gốc của khổđau,

     sự chấm dứt khổđau và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ

đau  –  là nguyên nhân chính làm động lực thúc đẩy, chuyển

    động bánh xe đời sống.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –121

 

              Con đường Thánh Đạo tám ngành

Đưa đến đoạn diệt vô minh tức thời.

 

Chư Hiền-giả ! Theo lời cầu thỉnh

          Ta giảng thêm thanh tịnh pháp môn :

              Khi Thánh đệ tử Sa-môn

       Tuệ tri lậu-hoặc(1)ẩn tồn là chi

          Rồi tuệ tri tập khởi lậu-hoặc

          Sựđoạn diệt lậu-hoặc tức thì

              Con đường đoạn diệt, tuệ tri

       Thì vịấy có chánh-tri-kiến liền

          Có tri kiến hiện tiền chánh trực

          Có lòng tin Pháp thực tối đa

              Thành tựu diệu pháp sâu xa.

Chư Hiền ! Như thế nào làđiều đây ?

Lậu-hoặc này thế nào ? Tập khởi ?

Đoạn diệt với lậu-hoặc thế nào ?

              Con đường đoạn diệt ra sao ?

       Ba thứlậu-hoặc trước sau, đó là :

          Dục-lậu này cùng là hữu-lậu

          Vô-minh-lậu tùy dịp phát sinh.

              Từ tập khởi của vô minh

       Tập khởi lậu-hoặc đồng tình có ngay.

Đoạn diệt rày vô minh có sẵn

Đoạn diệt của lậu-hoặcđiều đây.

              Bát Thánh Đạo, con đường này

Đoạn diệt lậu-hoặcấy ngay tức thì :

          Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ

          Chánh nghiệp, chánh mạng giữ tịnh thanh

              Chánh tinh tấn, chánh niệm lành

    _________________________

(1) : Xem bài “Tất cả các Lậu-hoặc” –  Sabbàsava  –  trang  015 .

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 09 : CHÁNH TRI KIẾN * MLH –122

 

       Cùng với chánh định, thực hành nghiêm uy.

          Khi tuệ tri lậu-hoặc như vậy

          Rồi vịấy tập khởi tuệ tri

Đoạn diệt lậu-hoặc tuệ tri

       Con đường đoạn diệt tuệ tri như vầy.

          Thánh đệ tử vị này trừ diệt

          Cả chi tiết các tham-tùy-miên

              Tẩy sạch các sân-tùy-miên

       Nhổ gốc kiến-mạn tùy-miên ‘Tôi là’

           Diệt điều tà vô minh tăm tối

           Khiến Minh có cơ hội khởi lên

               Diệt tận khổđau hiện tiền

       Có chánh-tri-kiến đạt liền ởđây.

           Và có ngay tri kiến chánh trực

           Có lòng tin Pháp thực tối đa

               Thành tựu diệu pháp sâu xa.

(Các pháp môn ấy thật là diệu siêu) ”.

 

           Nghe những điều do vì Tôn Giả

           Ngài Sa-Ri-Pút-Tá thuyết ra

               Chư Tăng hoan hỷ an hòa

       Tín thọ lời giảng, trải qua hành trì ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )

 

*  *   *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 9 : CHÁNH TRI KIẾN – 

SAMMÀDITTHI  Sutta  )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2010(Xem: 7758)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 8804)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 2834)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 4355)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
28/10/2010(Xem: 2631)
ù bây giờ đã qua hết những ngày tất tả ngược xuôi lo chạy gạo bữa đói bữa no, lăn lóc chợ trời nhục nhã ê chề tấm thân; những ngày dầm mưa dãi nắng lặn lội đi thăm nuôi nhưng những kỷ niệm buồn sâu thẳm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi mãi mãi mỗi độ tháng tư về. Sau khi hai đứa con ra đi được hai ngày, tôi được tin chuyến tàu bị bể. Tôi vừa bàng hoàng vừa cầu xin đó không phải là sự thật, nếu quả đúng như vậy liệu tôi có còn đủ sức chịu đựng hay không vì chồng tôi đang còn ở trong trại cải tạo. Nóng ruột quá, tôi bèn rủ một em học trò cũ lên nhà bà chủ tàu để dò hỏi tin tức. Khi đi thì hăng hái như vậy nhưng gần đến ngõ rẽ đi vào nhà, tôi không còn can đảm tiếp tục bước nữa. Tôi ngồi lại một mình dưới gốc cây vừa niệm Phật vừa cầu xin, mắt không rời theo dõi vào con ngõ sâu hun hút đó. Càng chờ ruột gan càng nóng như lửa đốt, không chịu nổi nữa tôi đi liều vào. Vừa đến nơi hai chân tôi đã muốn khuỵu xuống, một bầu không khí im lặng nặng nề, hai người ngồi như 2 pho tượng; sau đó em h
21/10/2010(Xem: 7886)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 2874)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 12497)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 2760)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 8551)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567