Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/10/201519:46(Xem: 12254)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2015)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Ni sư nổi tiếng Setouchi sẽ thuyết pháp tại chùa Tendaiji ở tỉnh Iwate

Vào ngày 11-10-2015, Ni sư và là tiểu thuyết gia nổi tiếng Jakucho Setouchi sẽ có buổi giảng pháp đầu tiên sau 17 tháng tại chùa Tendaiji, tỉnh Iwate, nơi bà từng là ni trưởng.

Đây có thể là buổi giảng pháp cuối cùng của bà tại chùa này.

Ni sư Setouchi, 93 tuổi, nói, “Thuyết giảng Phật pháp cho mọi người đã trở nên khó khăn đối với tôi, do sức khỏe của tôi ngày càng kém và do khoảng cách dài. Buổi pháp giảng tới có lẽ là cơ hội cuối cùng đối với tôi”.

Ni sư Setouchi thường xuyên thuyết pháp cho công chúng kể từ khi bà trở thành ni trưởng của chùa Tendaiji vào năm 1987. Hàng năm bà giảng pháp nhiều lần sau khi nghỉ hưu vào năm 2005. Trong giai đoạn này đã có đến 10,000 người viếng chùa này để nghe ni sư thuyết pháp.

Ni sư Setouchi hiện đang là ni trưởng danh dự của chùa Tendaiji.

(The Asahi Shimbun – October 2, 2015)

 

 

 2015-10-1-000

Năm 2005: Ni trưởng Setouchi giảng pháp tại chùa Tendaiji
Photo:Asahi Shimbun

 

ẤN ĐỘ: Lễ cầu nguyện liên tôn giáo để tôn vinh tinh thần của Mahatma Gandhi

Rajghat, New Dheli – Vào ngày 2-10-2015, một lễ cầu nguyện liên tôn giáo đã được tổ chức tại đài tưởng niệm Mahatma Gandhi, người đã đấu tranh cho hòa bình và hòa hợp tôn giáo.

Buổi lễ diễn ra từ 7:30 đến 8:30 sáng, khi Tổng thống Pranab Mukherjee, Thủ tướng Naredra Modi, và các vị lãnh đạo khác cùng tỏ lòng tôn kính Mahatma - Người Cha của Dân tộc, người đã theo tinh thần ‘bình đẳng tôn giáo’ trong suốt cuộc đời mình - trong lễ kỷ niệm 146 năm ngày sinh của ông.

Buổi lễ bắt đầu với phần tụng niệm và tiếng trống của Phật giáo, khi các tăng sĩ truyền đi những lời Phật dạy thông qua những câu thần chú của họ.

Theo sau 4 phút tụng niệm của Phật giáo là phần cầu nguyện của các đạo Baha’i, Kitô giáo, đạo Jain, Do Thái giáo, đạo Parsi và Sikh – mỗi phần cầu nguyện cũng đều dài 4 phút.
2015-10-1-001

(The Statesman – October 3, 2015)
Một tượng của Mahatma Gandhi
Photo: ibtimes.com

 

HÀN QUỐC: Các Phật phái Nam – Bắc Hàn hợp tác về các dự án trùng tu

Hai tông phái Phật giáo lớn nhất tại Nam Hàn đã rất tích cực trong việc giao tiếp tôn giáo liên-Triều, tổ chức các sự kiện tại các chùa của Bắc Hàn, vốn đã được xây dựng lại với sự hợp tác của miền Nam.

Tông phái Tào Khê, Phật phái lớn nhất của Nam Hàn, đã thảo luận với hội Phật giáo Choson của miền Bắc vào ngày 2-10, và đồng ý về việc tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm thành lập của chùa Shingye ở Núi Kumgang, Bắc Hàn.

Tông phái Cheontae, Phật phái lớn thứ nhì của Nam Hàn, đã gặp hội Choson vào ngày 3-10 và xác nhận một lễ kỷ niệm chung 10 năm của việc tái thiết chùa Yongtong ở Kaesong, Bắc Hàn. Buổi lễ sẽ được tổ chức vào ngày 3-11-2015.  Việc phục hồi chùa Youngtong đã diễn ra từ năm 2002 đến 2005. Tông phái Cheontae đứng đầu dự án, và Bộ Thống nhất của Nam Hàn (MoU) cung cấp hỗ trợ hành chính và tài chính, còn công nhân Bắc Hàn tái xây dựng ngôi chùa này. “460,000 viên ngói mái đã được chuyền từ Nam ra Bắc”, một nhân viên cho biết về quá trình tái thiết chùa Youngtong.

(nknews.org – October 5, 2015)

2015-10-1-002

Chùa Shingye ở núi Kumgang, Bắc Hàn
Photo: google.com

 

 

TÍCH LAN: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tích Lan tài trợ 300,000 usd để bảo tồn các di tích Phật giáo

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tích Lan đã công bố các khoản tài trợ tổng cộng 300,000 usd để giúp quỹ phục hồi Tu viện cổ Rajagala và bảo tồn các hiện vật khác tại bảo tàng Khảo cổ học Anuradhapura. Kể từ năm 2005, đại sứ quán đã cung cấp các khoản tài trợ cho 11 dự án bảo tồn tại Tích Lan thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ quán (AFCP), đại diện cho tổng quỹ tài trợ là hơn 730,000 usd.

Trường Đại học Sri Jayewardenepura sẽ nhận 150,000 usd để tiếp tục việc phục hồi Tu viện Rajagala. Việc tài trợ sẽ hỗ trợ một cuộc khảo sát toàn diện khuôn viên của công trình kiến trúc này. Nó cũng được dùng để giúp bảo tồn một số trong các di tích quan trọng nhất tại địa điểm nói trên, là nơi từng được các tu sĩ Phật giáo xưa sử dụng. Vào năm 2013 Hoa Kỳ đã cấp 100,000 usd tài trợ cho dự án này.

Cục Khảo cổ học của Tích Lan cũng sẽ nhận 150,000 usd để sử dụng cho việc cải thiện về lưu trữ và bảo quản các hiện vật của Bảo tàng Khảo cổ học Anuradhapura – một trong những bảo tàng được tham quan nhiều nhất tại Tích Lan. Đại sứ quán Hoa Kỳ trước đây đã cấp tài trợ cho bảo tàng này vào năm 2009 và 2012.
2015-10-1-003

(Buddhistdoor Global – October 6, 2015)
Một tượng Phật hoàn thành nửa phần, được khai quật tại di tích Tu viện Rajjagala, Ấn Độ
2015-10-1-004
Các vật tạo tác Phật giáo cổ đại lưu giữ tại Cục Khảo cổ học  Tích Lan
 Photos: asiantribune.com

 

 

THÁI LAN: Lễ hội Phật giáo Ork Wa của cộng đồng người Shan tại tỉnh Mae Hong Son

Lễ hội Ork Wa của cộng đồng người Shan (hay Tai Yai) đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay Phật giáo sẽ lại diễn ra tại tỉnh Mae Hong Son vào cuối tháng 10 này.

Tôn vinh sự trở lại trần gian của Đức Phật sau 3 tháng ở thượng giới cùng mẹ của Ngài, đây là lễ kỷ niệm độc đáo của cộng đồng người nói tiếng Shan của thị trấn Mae Sariang – nơi người dân thắp lửa để soi sáng con đường của Đức Phật.

Các vũ công, trong trang phục nửa chim nửa phụ nữ, nhảy múa theo tiếng gõ nhịp ở phía trước ánh củi lửa.

Một cư dân người Shan của thị trấn ven sông này giải thích, “Chim King Kala, một nhân vật nửa chim nửa phụ nữ, là người đầu tiên nhìn thấy Đức Phật trở về. Là loài chim của niềm hoan hỉ, chim trình diễn một vũ khúc đẹp mắt để tỏ lòng tôn kính của mình”.

Năm nay, lễ hội Ork Wa sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến 28-10 và trùng hợp với thời kỳ tốt nhất để tham quan tỉnh Mae Hong Son này.

(The Nation – October 7, 2015)

2015-10-1-005

Vũ điệu truyền thống trong lễ hội Phật giáo Ork Wa của người Shan ở Mae Sariang, Thái Lan
Photo: Phoowadon Duangmee

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3238)
Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.
09/04/2013(Xem: 13927)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
09/04/2013(Xem: 13381)
Ngày nay trên khắp các châu lục người ta đều biết đến Phật giáo là tôn giáo được phát nguyên từ Ấn Độ. Duy có điều để hiểu về quá trình hình thành, truyền bá và phát triển của Phật giáo là như thế nào,thì phải cậy đến sử học. Muốn hiểu lịch sử của một quốc gia, một tôn giáo v.v... điều cần yếu là sự thật. Nhưng thế nào là sự thật? Nhất là sự thật lịch sử. Bởi thường thì người ta hay đứng trên một quan điểm nào đó để viết sử; nếu thiếu tinh thần khách quan và trách nhiệm, sự thật của lịch sử cũng theo đó mà bị dị dạng!
09/04/2013(Xem: 3170)
Như chúng ta đã biết qua trong bài học thứ nhất, cái của đạo Phật ở Ấn Ðộ, trong khi trưởng thànhđã chia thành hai thân cây lớn,một thân cây hướng về phía Nam, tức là Nam tôn Phật Giáo,trong thân cây hướng về phía Bắc, tức là Bắc phương Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 14732)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v..
09/04/2013(Xem: 3681)
VNQL 2256/624 Trước TL (Đinh-Dậu) : Thái tử Tất-Đạt-Đa, vị Phật tương lai, giáng trần tại Kapilavastu, gần biên giới Nepal và Ấn Độ. VNQL 2274/606 B.C (Ất-Mẹo) : Vua Tịnh Phạn buộc Thái tử Tất-Đạt-Đa (19 tuổi) kết hôn với Công chúa Gia Du Đà La.
09/04/2013(Xem: 12014)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. Cũng vậy, trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng, câu trả lời nào cũng đúng và câu trả lời nào cũng sai cả. Phải chăng điều đó biểu thị giá trị nhận thức của con người trở thành vô nghĩa?
09/04/2013(Xem: 3841)
Dựa vào một số tác phẩm Purāna (văn học của Bà-la-môn giáo)[1] và Harsacarita, chúng ta thấy rằng, vua Brhadratha chính là vị hoàng đế sau cùng thuộc triều đại Maurya. Vị vua này bị vua Pusyamitra xác hại để cướp ngôi. Vua Pusyamitra là người đã từng nắm chức tổng tư lệnh trong quân đội dưới triều đại của vua Brhadratha. Ông đã cướp lấy ngôi vua thuộc vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) và sáng lập nên triều đại Śunga. Kinh Divyāvadāna (A-dục-vương truyện) còn ghi lại rằng, vua Pusyamitra là người thuộc triều đại Maurya
09/04/2013(Xem: 5940)
Vì có nhiều người thắc mắc việc Ðạo Phật biến mất trên đất Ấn Ðộ, nơi nó đã ra đời và lớn mạnh đến tuyệt đỉnh. Do đó, chúng tôi xin dịch bài này của tác giả là một người Ấn Ðộ, cũng là một người trưởng thành trong xã hôị Ấn Ðộ Giáo, dưới quan điểm của một học giả hiện đại để cống hiến qúy vị.
08/04/2013(Xem: 7407)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567