- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 3
L.Phẩm Lễ Tam bảo
1.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ bái chùa tháp NhưLai, nên thực hành mười một pháp lễ chùa Phật. Thế nàolà mười một? Hưng khởi tâm dõng mãnh vì có thể kham; ýkhông tán loạn vì thường nhất tâm;... vì ghi nhớ chuyêntâm các pháp Chỉ quán; các niệm hằng dứt vì nhập chánhđịnh; ý biết vô lượng vì có trí tuệ; ý khó quán sátdo hình tướng Như Lai; ý vắng lặng trạm nhiên vì oai nghiNhư Lai; ý không chạy nhảy vì danh xưng Như Lai; ý không tưởngtượng do sắc tướng Như Lai; Phạm âm khó bì kịp do âm hưởngnhu nhuyến.
CácTỳ-kheo! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ báichùa tháp Như Lai, đầy đủ mười một pháp này. Lễ chùatháp của Như Lai thì được phước lâu dài vô lượng. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn làm lễ pháp thì nên ghinhớ mười một việc sau hãy lễ pháp. Thế nào là mườimột pháp? Có kiêu mạn nên trừ kiêu mạn; Chánh pháp ở cõidục mà trừ tưởng khát ái; Chánh pháp ở cõi dục mà trừdục; Chánh pháp hay đoạn dứt dòng sanh tử thâm sâu; hànhChánh pháp được pháp bình đẳng; Chánh pháp đoạn dứt cácđường ác; theo Chánh pháp này được đến chỗ lành; Chánhpháp hay đoạn dứt lưới ái; người hành Chánh pháp từ hữuvi đến vô vi; người hành Chánh pháp chiếu sáng khắp nơi;người hành Chánh pháp đến Niết-bàn.
Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn làm lễ pháp, nên tư duyvề mười một pháp này, sau được phước vô lượng, phướckhông hạn lượng mãi mãi. Như thế, này các Tỳ-kheo, nênhọc điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhơn tu hành lễ chúng Tăng, nên suynghĩ mười một pháp, sau mới lễ chúng Tăng. Thế nào làmười một? Chúng của Như Lai thành tựu Chánh pháp; Thánhchúng của Như Lai trên dưới hòa hợp; Thánh chúng của NhưLai thành tựu các pháp; Thánh chúng của Như Lai thành tựugiới; thành tựu chánh định; thành tựu trí tuệ; thành tựutuệ giải thoát; thành tựu giải thoát tri kiến; Thánh chúngcủa Như Lai hay hộ trì Tam Bảo; Thánh chúng của Như Lai hayhàng phục ngoại đạo dị học; Thánh chúng của Như Lai làbạn tốt, ruộng phước cho tất cả chúng sanh.
Thiệnnam tử, thiện nữ nhơn muốn lễ chúng Tăng, nên tư duy vềmười một pháp này, được phước lâu dài vô lượng. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ các hàng Tỳ-kheo, Trời, Rồng, Quỷ Thần, Càn-thát-bà,A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩu-na-la, Ma-hầu-la-già, Trời Ma-hưu-lặcvà Người nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Ma-kiệt, thành Mật-đề-la cư ngụ phíỪông vườn Ðại thiên, cùng với chúng đại Tỳ-kheo mộtngàn hai trăm năm mươi người câu hội.
Khiấy, Thế Tôn sau khi thọ thực cùng với Tôn-giả A-nan đikinh hành trong vườn. Phật mỉm cười, A-nan nghĩ thầm: "NhưLai Vô Sở Trước Ðẳng Chánh Giác không cười suông. Nay cớgì cười? Ắt phải có ý, Ta sẽ hỏi điều này". A-nan chỉnhđốn y phục, quỳ gối mặt chấm đất, chắp tay hỏi Phật:
- NhưLai Vô sở Trước Ðẳng Chánh Giác không cười suông. Nay cớgì cười? Ắt phải có ý, xin được nghe ý đó.
Phậtbảo A-nan:
- Tasẽ vì Thầy nói. Về Hiền kiếp đã qua, ban đầu ở đâycó một vị Chuyển luân Thánh vương làm chủ bốn châu thiênhạ tên là Ðại thiên, sống lâu không bệnh, đoan chánh dõngmãnh, dùng Chánh pháp cai trị, không ép uổng nhân dân, cóbảy báu tự nhiên xuất hiện. Những gì là bảy? Một làxe báu, hai là voi báu, ba là ngựa báu, bốn là châu báu, nămlà ngọc nữ báu, sáu là chủ tạng báu, bảy là điển binhbáu.
Phậtbảo A-nan:
- Khivua Ðại Thiên còn thơ ấu, thời gian ấy tám vạn bốn ngànnăm, làm Thái tử tám vạn bốn ngàn năm, lên ngôi Thánh vươngtám vạn bốn ngàn năm, lên ngôi Thánh vương tám vạn bốnngàn năm.
A-nanbạch Phật:
- Thếnào là xe báu?
Phậtbảo A-nan:
- Vàongày rằm trăng tròn, vua tắm gội sạch sẽ, cùng thể nữlên lầu phía Ðông, nhìn hướng Ðông. Có xe nghìn căm vàng,xe cao bảy đa-la, bảy nhẫn là một đa-la. Ða-la là cây độcdiên, dùng cây này làm hạn lượng, toàn bằng vàng tử ma.Vua thấy xe rồi, nghĩ rằng: "Xe này là xe quý, xin nguyện bắtđược". Nghĩ xong, xe liền đến bên tay trái vua, rồi chuyểnqua tay mặt. Vua bảo xe ấy:
- "Nhữngnước chưa từng hành phục, hãy vì ta hành phục, chẳng phảiđất của ta, hãy vì ta thâu nhận, hãy đúng pháp không nênphi pháp".
Nóixong, xe trở lên hư không, trục xe xoay về hướng Ðông.
Nhàvua sai tả hữu chuẩn bị đủ bốn binh chúng, binh đã đủliền đưa binh chúng theo xe trên không. Xe dẫn sang phương Ðông,qua hết các cõi nước phía Ðông. Ban đêm, vua và binh chúngngủ dưới xe báu. Các tiểu vương nước phía Ðông đềuđến triều kiến, dùng bát vàng đựng thóc bạc tiến dângvua, thưa rằng:
- "Kínhchào Ðại vương! Bờ cõi Ðông này, tất cả đất đai, trânbảo, nhân dân đều là của Ðại vương. Xin dừng xa giá tạiđây, chúng tôi sẽ vâng theo Ðại vương dạy".
VuỪại Thiên bảo các tiểu vương:
- "CácÔng muốn theo lời dạy của ta thì mỗi người nên trở vềnước mình dùng Thập thiện dạy dân, chớ làm ngang bướng."
Vuakhuyên dạy xong, xe báu liền ở trên biển, quay lại nươnghư không mà đi. Trong biển tự nhiên mở đường rộng mộtdo-diên, vua và bốn bộ binh chủng theo xe báu như trước, điqua cõi phương Nam. Các tiểu vương phương Nam cũng đến triềukiến, đều dùng bát vàng đựng thóc bạc, bát bạc đựngthóc vàng, dâng lên nhà vua, thưa rằng:
- "Kínhchào Ðại vương! Cõi nước phương Nam này cùng trân bảo,nhân dân đều là của Ðại vương. Xin dừng xa giá ở đây,chúng tôi sẽ vâng theo lệnh Ðại vương".
VuỪại Thiên bảo các tiểu vương:
- "CácÔng muốn theo lệnh ta thì mỗi người nên trở về nướcmình, đem Thập thiện dạy dân, chớ làm việc phi pháp".
Vuakhuyên dạy xong, xe báu quay sang hướng Tây, dẫn đi về cõiphía Tây. Các vua nước phía Tây cống hiến, thỉnh mời nhưở phương Nam. Xong, xe báu quay sang hướng Bắc, dẫn đi quabờ cõi phía Bắc. Các vua phía Bắc cũng đến triều kiến,nạp cống và cầu thỉnh như các pháp trước.
Ðibốn ngày hết bốn biển Diêm-phù-đề, trở về thành Mật-để-la,xe dừng trước cửa cung, ở trên hư không cao bảy cây đa-la,vành xe hướng về phía Ðông, vua liền vào cung.
Phậtbảo A-nan:
- VuỪại thiên được xe báu như thế.
A-nanlại hỏi đức Phật:
- VuỪại Thiên được voi báu như thế nào?
Phậtđáp:
- Sauđó, vua Ðại Thiên lại đến ngày rằm trăng tròn, tắm gộisạch sẽ, cùng các thể nữ lên lầu phía Ðông, nhìn vềhướng Ðông, thấy trong hư không có một voi chúa màu trắngtên Mãn Hô, từ hư không đến, thân hình đều đặn, miệngcó sáu ngà, mũ vàng đội đầu, dây vàng, anh lạc, chơn châukết vòng quanh thân, hai bên hông đeo chuông vàng. Voi có sứcthần, biến hình tự tại. Vua Ðại thiên thấy rồi, tự nghĩrằng: "Ta có thể được voi bàu này chăng? Ta sẽ khiến voilàm việc". Nghĩ xong, voi liền đứng trên hư không trướcvua. Vua bèn sai làm năm việc, lại nghĩ: "Nên thử xem voi nàycó thể làm được chăng?" Ngày mai, mặt trời lên, vua cỡivoi dạo khắp bốn biển, trong khoảnh khắc về lại chỗ cũ,đứng trước cửa cung, hướng về phía Ðông.
A-nan!Vua Ðại thiên được voi báu như thế.
A-nanhỏi Phật:
- VuỪại thiên được ngựa báu như thế nào?
Phậtbảo:
- Sauđó, đến ngày rằm trăng tròn, vua Ðại Thiên tắm gội sạchsẽ, cùng các thể nữ lên lầu Tây, nhìn về phía Tây, thấycó một ngựa chúa màu xanh tên là Bà-la-xá từ hư không bayđến, đi không động thân, đầu đội mão vàng, các báu anhlạc, chơn châu kết quanh thân, hai bên hông đeo chuông vàng.Ngựa chúa có sức thần, biến hình tự tại. Vua Ðại Thiênthấy rồi, tự nghĩ: "Ta có thể được ngựa này cỡi rấttốt". Vua nghĩ xong, ngựa đến trước nhà vua, vua liền cỡingựa muốn thử tài đó. Ngày mai, mặt trời lên, vua cỡingựa đi về phía Ðông, trong khoảnh khắc dạo khắp bốnbể, rồi trở về nước. Ngựa đứng ở cửa cung phía Tây,hướng về Tây.
A-nan!Vua Ðại Thiên được ngựa báu như thế.
A-nanhỏi Phật:
- VuỪại thiên được châu báu như thế nào?
Phậtđáp:
- Sauđó, đến ngày rằm trăng tròn, vua Ðại Thiên tắm gội sạchsẽ, cùng các thể nữ lên lầu phía Ðông, nhìn về phươngÐông, thấy có hạt thần châu. Thần châu to tròn một thướcsáu tấc, có tám mặt, màu xanh lưu ly, từ hư không bay đến,cao bảy cây đa-la. Vua thấy rồi, tự nghĩ: "Ðược thần châunày để ngắm". Vua như ý nghĩ mà được thần châu. Vua muốnthử, vào nửa đêm tập hợp bốn binh chủng, đem thần châutreo ở đầu cột phướn, ra khỏi thành dạo đi. Hạt thầnchâu chiếu sáng các nơi mười hai do-diên, binh chủng thấynhau như ban ngày, ánh sáng của thần châu chiếu đến đâu,nhân dân kinh ngạc thức dậy, đều nói trời sáng. Nhà vuavề cung, dựng cây phướn trong cung, trong ngoài đều sáng nhưban ngày.
A-nan!Vua Ðại thiên được châu báu như thế.
A-nanbạch Phật:
- VuỪại thiên được ngọc nữ báu như thế nào?
Phậtbảo A-nan:
- Nhàvua đến ngày rằm trăng tròn, tắm gội sạch sẽ, cùng cácthể nữ lên lầu Ðông, nhìn về hướng Ðông, thấy bảonữ không ai bì, nghiêm trang thù diệu, không cao không thấp,không mập không ốm, không trắng không đen, mùa đông thânấm, mùa hạ thân mát, từ lỗ chân lông tiết ra mùi hươngchiên-đàn, miệng có mùi thơm hoa sen xanh, cũng không có cáctrạng thái xấu ác của người nữ, tánh tình ôn hòa, ý tùythuận trước, từ hư không đến chỗ vua.
A-nan!Vua Ðại Thiên được ngọc nữ báu như thế.
A-nanbạch Phật:
- VuỪại Thiên được chủ tạng báu như thế nào?
Phậtđáp:
- VuỪại thiên đến ngày rằm trăng tròn, tắm gội sạch sẽ,cùng các thể nữ lên lầu phía Bắc, nhìn về hướng Bắc,thấy đại thần chủ tạng tên A-la-tra-chi, tướng đoan chánhthù diệu, không cao không thấp, không mập không gầy, thânsắc vàng, tóc màu xanh, mắt đen trắng phân minh. Chủ tạnglại có thể thấy được các kho bảy báu nằm dưới đất,có chủ thì giữ gìn, không chủ trì đem dâng vua sử dụng,thông minh trí tuệ, giỏi các mưu lược. Đại thần từ hưkhông bay đến trước vua, tâu rằng:
- "Từnày về sau, nhà vua có thể tự vui thích chớ lo buồn. Tôisẽ cung cấp tài bảo cho Ðại vương không để thiếu".
Vuamuốn thử đại thần chủ tạng, bèn cùng dong thuyền ra biển.Vua bảo:
- "Tamuốn được vàng bạc châu báu".
Tạngthần tâu:
- "Xintrở lại bờ, hạ thần sẽ dâng tài bảo".
Vuanói:
- "Tamuốn được chân báu dưới nước, không cần trên bờ".
Thầnchủ tạng bèn đứng dậy sửa y phục, quỳ gối hữu, chắptay làm lễ nước, trong nước liền tự nhiên xuất hiện vàngkhối to như bánh xe, chốc lát đầy thuyền. Vua bảo:
- "Hãydừng! Chớ chất thêm vàng, thuyền sắp đắm".
A-nan!Vua Ðại Thiên được đại thần chủ tạng như thế.
A-nanbạch Phật:
- VuỪại thiên được điển binh báu như thế nào?
Phậtbảo:
- Nhàvua đến ngày rằm trăng tròn, lại tắm gội sạch sẽ, cùngcác thể nữ lên lầu phía Nam, thấy có đại tướng quântên Tỷ-tỳ-na, đoan chánh tướng hảo, tóc màu trân châu,thân thể màu lục, không cao không thấp, không mập không gầy,mắt có thể nhìn thấu tâm niệm người khác, biết việcquân binh, quyền biến, mưu chước, tiến lui đúng thời. Ðạitướng nương hư không bay đến trước vua, tâu rằng:
- Cúixin Ðại vương tự ý vui thích, chớ lo thiên hạ, việc chinhphạt bốn phương thần tự điều khiển.
Nhàvua muốn thử tài, vào giữa đêm suy nghĩ muốn tập họp bốnbộ binh chủng, nghĩ vừa dứt bốn binh đã tập họp. Nhàvua lại nghĩ tiến binh về phía Ðông, quân liền tiến vềÐông. Nhà vua ở giữa, đại tướng đi đầu, bốn binh vâyquanh. Vua nghĩ muốn tiến thì quân tiến, muốn lùi thì quânlùi.
A-nan!Vua Ðại Thiên được điển binh báu như thế.
Phậtbảo A-nan:
- VuỪại Thiên được bảy báu như thế.
Phậtlại bảo A-nan:
- VuỪại Thiên cai trị rất lâu, bèn bảo thợ hớt tóc tên Kiếp-tỷrằng: "Nếu ta có tóc bạc, nên nhổ và báo cho ta biết". Kiếp-tỷchăm sóc tóc cho vua; lâu sau, thấy có một sợi tóc bạc, bèntâu:
- "TrướcÐại vương có lệnh, nay thấy tóc bạc!"
Vuabảo:
- "Nhổđưa ta xem".
Kiếp-tỷdùng nhíp vàng nhổ tóc bạc, để vào tay vua. Vua cầm tócbạc, bèn nói kệ:
Trênđầu của ta,
Sinhtóc bạc này,
Sứthần đến gọi,
Ðếnthời vào đạo.
Vuasuy nghĩ: "Ta đã hưởng ngũ dục tột độ trong loài Người,nay nên xuất gia, cạo bộ râu tóc, mặc pháp phục". Bèn gọithái tử Trường Sanh đến, bảo:
- "NàyCon! Ðầu ta đã sanh tóc bạc. Ta đã chán ngủ dục thế gian,muốn tìm vui cõi Trời. Nay ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặcpháp phục xuất gia học đạo. Con nên lãnh việc nước, lậpcon lớn làm thái tử; nên cấp dưỡng cho Kiếp-tỷ coi việctóc bạc, khi tóc bạc xuất hiện, trao nước cho Thái tử rồinhư ta cạo râu tóc xuất gia, mặc pháp phục".
Nhàvua bảo thái tử:
- "Nayta đem ngôi vua ân cần trao cho con, nên làm cho Thánh vị tiếpnối đời đời chớ để dứt mất; nếu dứt đoạn sẽ bịlàm người ở biên địa; nếu đoạn mất hạnh lành, liềnsanh chỗ không có pháp".
VuỪại thiên dạy xong, liền trao nước cho thái tử TrườngSanh, ban cho Kiếp-tỷ ruộng đất.
Phậtbảo A-nan:
- VuỪại Thiên ở thành này, nước này, đất này, cạo bỏ râutóc, mặc pháp phục vào đạo, ở cõi này thực hành bốnPhạm hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, trải qua tám vạn bốn ngàn năm,ở đây mạng chung sanh về Phạm thiên.
VuỪại thiên xuất gia, bảy ngày sau ngọc nữ báu mệnh chung.Trường Sanh lên ngôi, đến ngày rằm trăng tròn, tắm gộisạch sẽ, đem các thể nữ lên lầu phía Ðông, nhìn về phươngÐông, thấy ngọc nữ đoan chánh như trước, từ hư khôngđến. Vua Trường Sanh lại được bảy thứ báu. Vua trị vìnước, cai quản thiên hạ, sau lại bảo Kiếp-tỷ:
- "Từnay về sau chăm sóc trên đầu, thấy tóc bạc thì đem báocho ta".
Nhàvua lên ngôi trải qua tám vạn bốn ngàn năm. Tóc vua bạc,thợ hớt tóc Kiếp-tỷ tâu vua:
- "Ðãcó tóc bạc".
Vuabảo:
- "Nhổđem đến để trên tay ta".
Thợhớt tóc Kiếp-tỷ dùng nhíp vàng nhổ tóc bạc để lên tayvua. Vua cầm tóc bạc nói kệ:
Trênđầu của ta,
Sinhtóc bạc này,
Sứthần đến gọi,
Ðếnthời vào đạo.
Vuatự nghĩ: "Ta đã hưởng ngũ dục tột đỉnh. Nay nên xuấtgia, cạo râu tóc, mặc pháp phục." Vua liền gọi thái tửQuán Cát bảo:
- NàyCon, đầu ta đã có tóc bạc. Ta sã chán ngũ dục thế gian,muốn cầu thú vui cõi Trời. Nay ta muốn xuất gia hành đạo,cạo bỏ râu tóc mặc pháp phục. Con nên lãnh việc nước,lập con trưởng làm thái tử, chu cấp cho Kiếp-tỷ khiếncoi việc tóc bạc. Khi tóc xuất hiện, Con nên giao việc nướccho thái tử, xuất gia như ta, cạo bỏ râu tóc mặc pháp phục.
Vuabảo thái tử:
- "Nayta đem ngôi vị ân cần trao cho con. Nên làm cho ngôi Thánh vươngđời đời tiếp nối, chớ để đoạn dứt; nếu đoạn dứtsẽ bị làm người ở biên địa; nếu dứt hạnh lành phảisanh nơi không có pháp".
VuaTrường Sanh cũng ở thành này, nước này, đất này, cạobỏ râu tóc mặc pháp y nhập đạo. Ở đây trải qua tám vạnbốn ngàn năm, vua thực hành bốn Phạm hạnh Từ, Bi, Hỷ,Xả. Ở đây mệnh chung, vua sanh lên Phạm thiên.
Phậtbảo A-nan:
- VuaTrường Sanh xuất gia, bảy ngày sau, bảy báu tự nhiên biếnmất. Vua Quán Cát lo buồn không vui, các đại thần thấy vuachẳng vui, bèn hỏi thăm:
- "Ðạivương vì sao không vui?"
Vuađáp:
- "Vìbảy báu biến mất".
Cácđại thần tâu:
- "XinÐại vương chớ lo".
Vuahỏi:
- "Vìsao không lo?"
Vuahỏi:
- "Vìsao không lo?"
Cácđại thần tâu:
- "Tiênvương đang tu Phạm hạnh trong vườn gần đây, có thể đếnđó thỉnh vấn, chắc ngài sẽ dạy Ðại vương pháp đượcbảy báu".
Nhàvua ra lệnh trang hoàng xa giá, các đại thần chuẩn bị bịxong, liền tâu vua. Vua cùng quần thần cỡi xe thất bảo, mangnăm vật: cờ lọng, mũ vua, kiếm, quạt, giày cùng các đạithần tả hửu tùy tùng đến vườn. Ðến nơi, vua xuống xe,bỏ năm vật nghiêm sức, đi bộ vào cửa vườn, đến trướcphụ vương, cúi lạy lui ngồi một bên, chấp tay thưa:
- "Phụvương có bảy báu, nay đều đã biến mất".
Vuacha trước đã ngồi yên, nghe thưa, ngẩng đầu đáp:
- "Nàycon! Phàm pháp của Thánh vương không ỷ lại vào vật củacha. Con tự thực hành cách để cầu được các món ấy".
Vualại hỏi:
- "Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp hóa gì?"
Vuacha đáp:
- "Phápkỉnh, pháp trọng, pháp nghĩ nhớ, pháp nuôi dưỡng, pháp làmtăng trưởng, pháp làm giàu mạnh, pháp làm lớn rộng. Làmtheo bảy pháp này chính là cách trị dân của Thánh vương,có thể được bảy báu".
Vualại hỏi:
- "Thếnào là pháp kỉnh? ... cho đến pháp lớn?"
Phụvương đáp:
- "Nênchu cấp cho người bần cùng, dạy dân chúng hiếu dưỡng songthân, bốn mùa tám tiết tùy thời tế lễ, dạy dân nhẫnnhục, trừ bỏ hạnh dâm dục, ngu si v.v... Bảy pháp này chínhlà pháp của Thánh vương".
Vualiền nghe lời dạy, lễ bái xin lui, nhiễu quanh bảy vòng rồidẫn chúng trở về. Khi ấy vua vâng lệnh phụ vương làm theobảy pháp, khiến cho xa gần đều tôn trọng lời vua dạy.Vua mở kho cấp dưỡng người nghèo, nuôi kẻ cô độc, giànua. Dân chúng bốn phương đều vâng làm theo. Khi ấy, vàongày rằm trăng tròn, vua tắm gội sạch sẽ, cùng các thểnữ lên lầu phía Ðông, nhìn về hướng Ðông, thấy có xebáu ngàn căm vàng, xe cao bảy đa-la, cách đất cũng bảy đa-la,từ hư không bay đến dừng trên hư không. Vua tự nghĩ: "Nguyệnđược xe báu này chăng?" Xe báu liền hạ xuống bên tay tráivua, lại chuyển sang tay mặt. Vua bảo xe báu ấy:
- "Cácnơi không hàng phục, hãy vì ta hàng phục; nơi chẳng phảiđất ta, hãy vì ta giữ lấy. Nên đúng pháp, không nên phipháp".
Vualiền dùng tay ném xe lên hư không trước cửa cung phía Ðông.Xe trụ trên hư không hướng về phía Ðông. Sau xe báu, kếđến là voi trắng, tiếp theo có ngựa xanh, thần châu, ngọcnữ, chủ tạng báu, điển binh báu, bảy vật báu xuất hiệnnhư thời vua Ðại thiên, thử thách cũng thế. Trải qua támvạn bốn ngàn năm, vua cũng lập thái tử, tặng thưởng choKiếp-tỷ, giao nước cho thái tử, xuất gia học đạo đềunhư pháp của vua trước.
Phậtbảo A-nan:
- VuaQuán Sát ấy ở tại thành này, vườn này, cạo tóc, phápphục, trải qua tám vạn bốn ngàn năm tu bốn Phạm hạnh Từ,Bi, Hỷ, Xả. Ở đây mạng chung, vua cũng sanh lên Phạm thiên.
Phậtbảo A-nan:
- VuỪại thiên và con cháu nối tiếp nhau cho đến tám vạn bốnngàn triều đại làm chuyển luân Thánh vương, dòng dõi lànhkhông dứt đoạn. Vị Thánh vương sau cùng tên Nhâm, dùng Chánhpháp cai trị, là người thông minh, nhớ kỹ không quên, cóba mươi hai tướng tốt, sắc như hoa sen hồng, ưa thích bốthí, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, săn sóc nuôi dưỡng ngườigià, cô độc, chu cấp người nghèo. Ở bốn cửa thành vàtrung tâm thành, vua đều dựng kho lẫm, chứa vàng bạc, châubáu, voi ngựa, xe cộ, y phục, giường chiếu, hương hoa, thứcăn uống, thuốc men, người cô độc thì cấp cho thê thiếp,bố thí các thứ tùy ý người muốn.
Trongnhững ngày lục trai, vua ra lệnh nội cung, ngoại cung đềugiữ giới Bát quan trai. Vào ngày ấy, chư Tiên cõi trời TịnhCư đều cùng xuống thọ giới. Trời đế Thích, Ba mươi bacũng khen ngợi nhân dân nước ấy: "Vui thay! Lợi lành mớigặp bậc Pháp vương như thế, bố thí các thứ theo nhu cầunhân dân, lại hay trai giới thanh khiết không thiếu sót".
TrờiĐế Thích bảo chư Thiên tử:
- "Muốnđược gặp vua Nhâm chăng?"
ChưThiên đều nói: "Muốn gặp, có thể mời lên đây". Thích-đề-hoàn-nhânliền sai thiên nữ Cùng-tỷ-ni:
- "Ngươiđến thành Mật-để-la báo Nhâm vương rằng: "Ðại vươngđược lợi ích lớn! Chư Thiên ở đây đều khen ngợi côngđức cao tột của Ðại vương, bảo tôi đến thăm hỏi khuyênmời. Chư Thiên đều muốn được gặp, xin vui lòng đến đó".
Thiênnữ Cùng-tỷ-ni vâng lời bay xuống, trong khoảng co duỗi tay,hốt nhiên hiện trên hư không trước cung vua. Lúc ấy nhàvua đang ngồi tư duy trong điện, có một thể nữ hầu. Vuasuy nghĩ: "Thế gian đều muốn gọi an ổn, không có khổ hoạn".Cùng-tỷ-ni ở trên hư không búng ngón tay để kêu, vua ngẩngđầu lên, thấy trên cung điện có ánh sáng, nghe tiếng bảorằng:
- "Talà thị giả của Thích-đề-hoàn-nhân. Thiên đế sai ta đếnchỗ Ðại vương".
Vuađáp:
- "Khôngbiết Thiên đế có điều gì dạy bảo?"
Thiênnữ nói:
- "Ýcủa Thiên đế ân cần, chư thiên khen ngợi công đức củanhà vua, muốn được gặp. Ðại vương có vui lòng?"
Vuaim lặng hứa nhận. Thiên nữ liền trở về thưa Thiên đế:
- "Ðãtruyền lệnh xong, vua hứa sẽ đến".
Thiênđế liền ra lệnh cho người đánh xe, trang nghiêm xe thấtbảo, cỡi xe ngựa bay xuống thành Mật-để-la đón vua Nhâm.Người đánh xe vâng lệnh, liền cho xe ngựa hốt nhiên bayxuống thành. Vua đang ngồi họp cùng quần thần, xe dừng trướcđiện vua, trụ trên hư không. Người đánh xe kêu:
- "NayThiên đế đưa xe xuống đón, các Thiên tử cũng đang đợi,Ðại vương nên lên xe, chớ lưu luyến".
Cácquan lớn nhỏ nghe vua sắp đi, tỏ vẻ không vui, đều đứngdậy chấp tay thưa:
- "Saukhi Ðại vương đi, chúng hạ thần vâng lệnh ai?"
Vuađáp:
- "Cáckhanh chớ lo, sau khi ta đi nên bố thí, trai giới, cấp dưỡngdân chúng, trị quốc như lúc ta đang thời. Ta sẽ về khônglâu".
Vuara lệnh xong, xe liền hạ xuống đất. Vua lên xe, người đánhxe hỏi:
- "Vuasẽ đi theo đường nào?"
Vuahỏi:
- "Lờinày là thế nào?"
Ngườiđánh xe đáp:
- "Cóhai đường đi, một là đường ác, hai là đường lành. Ngườilàm ác từ đường ác đến chỗ khổ, người làm lành dạochơi đường lành đến chỗ vui".
Vuanói:
- "Naytôi muốn đi cả hai đường ác và lành".
Ngườiđánh xe nghe hồi lâu mới hiểu nói:
- "Rấtlành! Ðại vương".
Ngườiđánh xe bèn đưa vua đi cà hai đường, thấy đủ thiện ác,đến trời Ba mươi ba. Thiên đế và chư Thiên xa thấy vuađến, Thích-đề-hoàn-nhân nói:
- "Kínhchào Ðại vương! Mời cùng ngồi".
Phậtbảo A-nan:
- Vuabèn ngồi trên tòa Thiên đế. Vua cùng Thiên đế dung mạotương tợ, y phục tiếng nói như nhau. Các Thiên tử nghĩ thầm:"Ai là Thiên đế? Ai là vua?" Lại nghĩ: "Người và pháp phảituân theo mà đều chẳng tuân theo". Chư Thiên đều ngạc nhiênkhông phân biệt được. Thiên đế thấy chư Thiên có tâmnghi, bèn nghĩ: "Ta sẽ mời nhà vua ở lại, sau mới làm sángtỏ". Thiên đế bảo chư Thiên:
- "CácÔng có muốn ta lưu nhà vua ở lại đây chăng?"
ChưThiên thưa:
- "Thậtmuốn mời ở lại".
Thiênđế bảo vua Nhâm:
- "Ðạivương! Có thể ở đây chăng? Tôi sẽ cung cấp ngũ dục".
Nhânđó chư Thiên mới biết. Vua thưa Thiên đế:
- Thưa,tôi không thể!
Thiênđế bèn cấp tặng, xong vua thưa:
- "Nguyệncho chư Thiên thọ mạng vô tận".
Chủkhách thỉnh nhượng như thế ba lần.
Thiênđế hỏi vua:
- "Saokhông ở lại?"
Vuathưa:
- "Tôiphải xuất gia tu đạo, nay ở cõi Trời không có duyên họcđạo".
Thiênđế hỏi:
- "Tạisao lại học đạo?"
Vuađáp:
- "Phụvương tôi dặn dò, nếu có tóc bạc nên xuất gia".
Ðếthích nghe nói lời di mệnh nhập đạo, im lặng không đáp.Vua ở cõi Trời, trong khoảng khắc ngũ dục tự vui, mà ởthế gian đã trải qua mười hai năm. Vua muốn cáo biệt, bèncùng các Thiên tử nói pháp chân thật. Thiên đế dạy ngườiđánh xe:
- "Ôngđưa vua Nhâm trở về nước".
Ngườiđánh xe vâng lời liền trang hoàng xe, chuẩn bị xong, thưanhà vua:
- "Ðạivương có thể lên xe".
Nhàvua bèn từ biệt Thiên đế và chư Thiên rồi lên xe, theo đườngcũ mà về. Ðến thành Mật-để-la, người đánh xe liền trởvề Trời. Vua trở về vài hôm, vua bảo Kiếp-tỷ:
- Nếuthấy có tóc bạc, nên báo cho ta.
Trongvài ngày, trên đầu vua có tóc bạc, Kiếp-tỷ dùng nhíp vàngnhổ tóc bạc, để trên tay vua, vua thấy rồi bèn nói kệ:
Trênđầu của ta,
Sinhtóc bạc này,
Sứthần đến gọi,
Ðếnthời vào đạo.
Vuanghĩ: "Ta đã hưởng ngũ dục tột đỉnh, nay nên xuất gia,cạo tóc, mặc pháp phục". Vua bèn gọi thái tử Thiện Tậnbảo:
- Tađã có tóc bạc, ta đã chán ngũ dục thế gian, nên tìm vuicõi Trời, nên cạo bỏ tâu tóc, mặc pháp phục, xuất giahọc đạo. Nay ta đem việc nước giao cho con, chu cấp cho Kiếp-tỷ.Nếu khi có tóc bạc, Con nên đem việc nước giao cho thái tửrồi xuất gia học đạo. Này Con! Nay ta đem ngôi vị Thánhvương trao cho con, chớ để đoạn dứt; nếu đoạn dứt thìsẽ bị làm người ở biên địa".
Phậtbảo A-nan:
- VuaNhâm bèn đem việc nước trao cho thái tử, chu cấp ruộng đấtcho Kiếp-tỷ, rồi ở nơi thành này xuống tóc, mặc pháp phục,xuất gia tu đạo. Sau khi vua tu đạo, trong bảy ngày xe báu,châu báu biến mất, voi, ngựa, ngọc nữ, điển binh, chủtạng thảy đều không còn. Nhà vua ở trong vườn tám vạnbốn ngàn năm, hành bốn Phạm hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả, sau khimệnh chung, sanh lên Phạm thiên.
Sauđó vua Thiện Tận không theo nghiệp cha, bỏ phế Chánh pháp.Do đó bảy món báu không ứng hiện lại, không tiếp tụchạnh lành nên có năm điều tổn giảm: tuổi thọ dân chúngngắn, sắc suy, lực kém, nhiều bệnh, không trí tuệ. Nămđiều tổn giảm này đã có lại rồi chuyển thêm sang bầnkhốn. Do cùng khổ nên trộm cướp lẫn nhau, người ta đếnvua thưa kiện:
- "Ngườinày trộm cắp!"
Vualiền ra lệnh hành hình người trong nước. Nghe tội trộmcắp, vua liền đem giết, vì chứa điều ác nên có đao bén.Ðao gươm từ đó bắt đầu chế tạo, do đây sát sanh khởilên, đó là hai điều ác (trộm, sát) xuất hiện.
Kếlại dâm phạm vợ người, tranh cải với chồng người ấy,tự nói: "Tôi không có!" bèn thành ra bốn điều ác (đạo,sát, dâm, vọng). Nói đôi chiều gây nên đấu tranh là nămđiều ác. Do gây gổ nên có chửi bới là sáu điều ác. Lờinói không thật là bảy điều ác. Ganh ghét sự hòa hợp củangười là tám điều ác. Giận hờn đổi sắc là chín điềuác. Lòng nghi loạn là mười điều ác. Mười điều ác đãđủ thì sự tổn giảm càng tăng.
Phậtbảo A-nan:
- Muốnbiết vua Ðại thiên lúc đó ở vào Hiền kiếp ban đầu làai chăng? Chính là Ta vậy! A-nan Vua sau cùng của tám vạn bốnngàn triều vua tên là Nhâm, trị nước đoan chánh, chính làThầy vậy. Vua sau chót tên Thiện Tận bạo nghịch vô đạo,làm đoạn dứt dòng Thánh vương ấy, chính là Ðiều Ðạt.
A-nan!Thầy ở thời quá khứ, kế thừa sự nghiệp lành của Chuyểnluân Thánh vương Ðại Thiên, khiến ngôi vị lưu truyền khôngdứt, là công đức của Thầy, đúng pháp chẳng phi pháp. A-nan!Nay Ta là Pháp vương vô thượng, đem pháp lành vô thượngân cần trao phó cho Thầy. Thầy là con dòng Thích, chớ làmngười biên địa, chớ làm hạnh đoạn chủng.
A-nanbạch Phật:
- Vìcớ gì làm hạnh đoạn chủng?
Phậtbảo A-nan:
- VuỪại Thiên tuy làm pháp lành nhưng chưa được lậu tận xuấtthế gian, chưa được độ, chưa được đoạn dục, chưa pháhai mươi mốt kiết sử, sáu mươi kiến chưa trừ, ba cấuchưa sạch, chưa được thần thông, chưa được chơn đạogiải thoát, chưa được Niết-bàn. Vua Ðại Thiên làm pháplành, bất quá chỉ sanh lên Phạm thiên.
A-nan!Nay Ta nói pháp vô vi là pháp Ta được đến bờ chân thậttrên cõi Trời, Người. Pháp Ta vô lậu, vô dục, diệt độ,thần thông, giải thoát, Sa-môn chơn thật đến Niết-bàn.A-nan! Nay Ta đem đạo pháp Vô thượng ân cần trao phó cho Thầy,chớ làm giảm pháp của Ta, chớ làm người biên địa. A-nan!Nếu có hiện hạnh Thanh văn; nếu có người đoạn dứt phápnày thì đó là người biên địa. Nếu người hay làm hưngthạnh pháp này là trưởng tử Phật, tức là thành tựu quyếnthuộc, chớ làm hạnh diệt dòng tộc. A-nan! Pháp của Ta đãnói ra trước sau đều giao phó cho Thầy. Thầy nên học điềunày!
A-nannghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóbốn tội nhân lớn ở trong địa ngục. Thế nào là bốn?Mạt-khư-lê là đại tội nhân. Tỳ-kheo Ðế-xá là đại tộinhân, Ðề-bà-đạt-đa là đại tội nhân, Tỳ-kheo Cù-ba-lylà đại tội nhân.
Tộinhân Mạt-khư-lê thân phát ra lửa dài sáu mươi khuỷu tay.Tội nhân Ðế-xá thân phát lửa dài bốn mươi khuỷu tay.Tội nhân Ðề-bà-đạt-đa thân phát lửa dài ba mươi khuỷutay. Tội nhân Cù-ba-ly thân phát lửa dài hai mươi khuỷu tay.
NàyTỳ-kheo! Nên biết Mạt-khư-lê dạy vô số chúng sanh khiếnlàm việc tà kiến điên đảo, chấp có chấp không. Kẻ nguĐế-xá làm đoạn dứt hạt giống Thánh không còn sót. Kẻngu Ðề-bà-đạt-đa gây rối loạn chúng Tăng, giết Tỳ-kheo-niđắc A-la-hán. Tội nhân Cù-ba-ly phỉ báng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên.
Lạinữa, tội nhân Mạt-khư-lê dạy vô số chúng sanh làm tà kiến,thân hoại mạng chung đọa vào địa ngục Diệm Quang. Tộinhân Ðế-xá làm đoạn dứt hạt giống Thánh không còn sót,thân hoại mạng chung rơi vào địa ngục Ðẳng Hại. Tộinhân Ðề-bà-đạt-đa khởi tâm mưu hại đối với Như Lai,thân hoại mạng chung rơi vào địa ngục A-tỳ. Tội nhân Cù-ba-lydo phỉ báng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, thân hoại mạngchung rơi vào địa ngục Bát-đầu-ma.
Khiấy tội nhân Mạt-khư-lê bị ngục tốt rút lưỡi, vặn cổra sau. Vì sao thế? Do ngày trước dạy vô số chúng sanh khiếnlàm tà kiến. Ðại tội nhân Ðế-xá bị ngục tốt mổ xẻthân hình, đổ nước sông nóng bắt nuốt. Vì sao cháy tiêubụng, đem hoàn sắt nóng bắt nuốt.Vì sao thế? Do ông ấyđoạn dứt hạt giống Thánh chúng. Tội nhân Ðề-bà-đạt-đabị bánh xe sắt nóng nghiền nát thân thể, lại có chày sắtđập trên thân, bầy voi dữ chà đạp trên thân, lại có núisắt nóng lớn đè trên mặt, toàn thân bị lá đồng nóngquấn chặt. Vì sao thế? Do ngày trước ông ấy gây rối trongchúng, phá hòa hợp Tăng, nên phải bị bánh xe sắt nghiếnđứt đầu. Lại, kẻ ngu Ðề-bà-đạt-đa xúi thái tử làmhại phụ vương do quả báo ấy nên bị chày sắt đập nátthân thể. Lại, kẻ ngu Ðề-bà-đạt-đa cho voi uống rượusay đến hại Như Lai, do quả báo ấy bị bầy voi dữ chàđạp thân thể. Lại, kẻ ngu Ðề-bà-đạt-đa leo lên núiKỳ-xà-quật vác đá ném Phật, do quả báo ấy nên khiếnnúi sắt nóng đè trên mặt. Kẻ ngu Ðề-bà-đạt-đa giếtTỳ-kheo-ni đắc A-la-hán, do quả báo ấy nên lá đồng nóngquấn thân. Tỳ-kheo nên biết, tội nhân Cù-ba-ly ở trong địangục Liên Hoa, có một ngàn trâu kéo cày trên lưỡi. Vì saothế? Vì đã phỉ báng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, do quảbáo này có một ngàn trâu kéo cày nát lưỡi.
Lạitội nhân Mạt-khư-lê, thân phát ra lửa dài sáu mươi khuỷutay. Nếu có chúng sanh khởi lên ý niệm này: "Ta có thể cứutế làm lợi ích người này" mà lấy nước bốn biển caobốn mươi khuỷu tay rưới trên thân người ấy thì sau đónước biển liền cạn hết mà lửa không giảm. Cũng như mộtchiếc lá sắc bị thiêu đốt đã bốn ngày, có người dùngbốn giọt nước rưới lên, nước lập tức rút mất. Ðâycũng như thế, nếu có người đem nước bốn biển lớn rướilên thân tội nhân, muốn cho được an lạc thì rốt cuộckhông kết quả. Vì sao thế? Vì tội kẻ ấy quá sâu nặng.
Tộinhân Ðế-xá thân phát ra lửa dài bốn mươi khuỷu tay. Giảsử có chúng sanh thương xót người này, đem nước trong babiển lớn rưới trên thân thì nước biển liền khô cạn,lửa không tắt, cũng như người rưới ba giọt nước lênsắt nóng, nước liền cạn khô không đọng lại. Ðây cũnglại như vậy, nếu đem nước của ba biển lớn rưới trênthân Ðế-xá, nước liền cạn mất mà lửa vẫn y nhiên.
Tộinhân Ðề-bà-đạt-đa thân phát ra lửa dài ba mươi khủy tay.Nếu có chúng sanh khởi lòng thương xót, muốn làm cho Ðề-bà-đạt-đađược an ổn lâu dài, đem nước của hai biển lớn rướitrên thân ông ta thì nước liền cạn mất, lửa không tắt.Cũng như rưới hai giọt nước trên lá sắt nóng, trọn khôngkết quả. Với tội nhân Ðề-bà-đạt-đa cũng lại như thế,đem nước của hai biển lớn rưới trên thân, nước liềnrút mất còn lửa không giảm. Thân thể của Ðề-bà-đạt-đakhổ đau như thế.
Tộinhân Cù-ba-ly thân phát ra lửa dài hai mươi khuỷu tay. Nếucó chúng sanh thương xót người này, đem nước một biểnlớn rưới lên thân thì nước biển kia liền rút mà lửavẫn cháy. Cũng như rưới một giọt nước lên lá sắt nóng,nược cạn khô không đọng lại. Với tội nhân Cù-ba-ly cũnglại như vậy, do tội báo lôi kéo nên chịu tội như vậy.
CácTỳ-kheo! Bốn hạng người này thọ tội rất nặng, các Thầynên hết lòng xa lìa sự khổ hoạn này, tuân theo các bậcHiền Thánh tu Phạm hạnh. Như thế, này các Tỳ-kheo nên họcđiều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- NayTa biết rõ về địa ngục, cũng biết con đường dẫn đếnđịa ngục, cũng biết cội gốc của chúng sanh trong địangục ấy. Nếu có chúng sanh làm các hạnh ác không lành thìthân hoại mệnh chung rơi vào địa ngục. Ta cũng biết điềunày.
Lạinày các Tỳ-kheo! Ta cũng biết rõ về súc sanh, cũng biết conđường dẫn đến súc sanh, cũng biết cội gốc của súc sanhkẻ làm các hạnh ác sanh trong ấy, Ta cũng đều biết rõ.
Tacũng biết con đường ngạ quỷ, có người làm các điềuác sanh trong ngạ quỷ, Ta cũng biết điều đó.
NayTa cũng biết con đường cõi Người, dẫn đến loài Người.Có chúng sanh được thân Người, Ta cũng biết.
Tacũng biết con đường dẫn đến cõi Trời, có chúng sanh làmcác cội đức lành sanh lên cõi Trời, Ta cũng biết điềuđó.
Tacũng biết đường dẫn đến Niết-bàn. Có chúng sanh chấmdứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệgiải thoát, ở trong pháp hiện tại được chứng quả, Tacũng biết điều đó.
Tỳ-kheonên biết! Ta biết đường dẫn đến địa ngục. Do nhân duyêngì mà Ta nói lời này?
Phậtbảo các Tỳ-kheo:
- NayTa quán sát tâm ý chúng sanh, biết rằng người này thân hoạimạng chung phải đọa địa ngục. Sau đó, Ta thấy ngườinày đã vào địa ngục, chịu khổ não đau đớn khảo travô số, lo buồn khổ não không thể tính kể. Cũng như cómột hầm lửa lớn không có bụi khói, giả sử có ngườiđi trên chỗ ấy lại có người có mắt quán sát lối đicủa người kia, biết chắc sẽ rơi vào lửa không sai, vàsau đó thấy người này rớt vào hầm lửa. Ta nói rằng ngườinày đã rơi vào hầm lửa. Nay Ta quán sát tâm ý nghĩ nhớcủa chúng sanh, biết chắc chắn chúng sanh ấy sẽ rơi vàođịa ngục không nghi. Sau đó, Ta quán sát người này, nhấtđịnh vào địa ngục chịu khổ cay đắng không thể tínhkể. Vì sao người ấy rơi vào địa ngục? Ðó là xem xétchúng sanh thú hướng địa ngục, làm các hạnh ác, nghiệpchẳng lành, thân hoại mạng chung rơi vào địa ngục, Ta đềubiết rõ. Ðiều Ta nói chính là điều này.
Tabiết con đường súc sanh, cũng biết đường dẫn đến súcsanh. Do cội gốc nhân duyên nào mà nói như thế? Ở đây,này các Tỳ-kheo, Ta quán sát ý niệm trong tâm chúng sanh, biếtngười này thân hoại mạng chung sanh vào trong lúc sanh. Sauđó, Ta thấy người ấy đã sanh vào đường súc sanh, lo buồnkhổ não không thể tính kể. Vì sao người này rơi vào súcsanh? Cũng như làng xóm có một hầm xí đầy phần tiểu, giảsử có người đi qua chỗ đó, người có mắt nhìn thấy ngườiđi qua nơi ấy, biết người này không bao lâu sẽ rơi vàohầm ấy, biết người này không bao lâu sẽ rơi vào hầm xí.Sau đó thấy người ấy đã rơi vào hầm xí. Nay Ta quán sátchúng sanh cũng lại như thế, biết người này mạng chung phảiđọa vào súc sanh, sau đó lại thấy đã sanh trong súc sanhchịu khổ vô lượng. Nay Ta quán sát chúng sanh trong súc sanhthảy đều rõ ràng. Ðiều Ta nói chính là điều này.
Tacũng biết chúng sanh trong đường ngạ quỷ, con đường hướngngạ quỷ. Ai thân hoại mạng chung sanh vào ngạ quỷ, Ta cũngbiết. Có chúng sanh thân hoại mạng chung hướng về đườngngạ quỷ, Ta đều biết rõ. Thời gian sau, Ta cũng thấy chúngsanh ấy đã vào đường ngạ quỷ chịu khổ thọ lạc thọ.Vì sao người này lại rơi vào đường ngạ quỷ? Ví như bêncạnh làng xóm lớn có một đại thọ, ở chỗ nguy hiểm cànhnhánh rớt gãy, giả sử có người đi qua nơi đó, ngườicó mắt xa thấy người ấy, biết đi qua nơi đó, người cómắt xa thấy người ấy, biết đi qua chỗ đại thọ khôngnghi, sau lại thấy người này hoặc ngồi hoặc nằm chỗ gốcấy, chịu báo khổ vui. Tại sao người này lại đến nằmngồi dưới cây? Nay Ta quán sát các loài chúng sanh cũng lạinhư vậy, thân hoại mạng chung ắt đến ngạ quỷ không nghi,thọ báo khổ lạc không thể tính kể. Ta biết ngạ quỷ vàcon đường dẫn đến ngạ quỷ, Ta đều biết rõ ràng. ÐiềuTa nói chính là điều này.
Tabiết cõi Người, cũng biết con đường dẫn đến cõi Người.Có người hành động thân hoại mạng chung sanh trong cõi Người,Ta cũng biết đó. Ở đây, này Tỳ-kheo! Ta quán sát ý niệmtrong tâm chúng sanh. Nguời này chắc chắn khi thân hoại mạngchung sẽ sanh vào loài Người. Sau đó, Ta lại thấy ngườiấy đã sanh trong loài Người. Vì sao người này sanh trong loàiNgười? Cũng như bên xóm làng có một cây lớn, ở chỗ bằngphẳng nhiều bóng mát. Có người đi thẳng đến đó. Ngườicó mắt thấy rồi liền biết rằng, hướng đi của ngườinày ắt đến cây lớn không nghi. Sau đó, Ta thấy người nàyđã đến cây lớn hưởng vui vô lượng. Vì sao người nàyđến được chỗ ấy? Ðây cũng như thế. Ta quán sát tâmchúng sanh trong loài Người không nghi. Thời gian sau Ta lạithấy người này đã sanh trong loài người được vui vô lượng.Ta biết cõi Người, cũng biết con đường làm người, naysanh cõi Người Ta cũng biết. Ðiều Ta nói chính là điềunày.
Tacũng biết cõi Trời, biết con đường dẫn đến cõi Trời.Có chúng sanh tạo công đức sanh cõi Trời, Ta cũng biết. Donhân duyên gì mà nói như thế? Nay Ta quán sát ý niệm trongtâm của các loài chúng sanh. Người này khi thân hoại mạngchung chắc chắn sẽ sanh cõi lành, cõi Trời. Sau đó Ta thấyngười ấy thân hoại mạng chung sanh cõi lành trên trời, ởđó hưởng phước tự nhiên vui sướng không thể sánh. Ðógọi là người ấy đã sanh cõi Trời, ở đó hưởng phướctự nhiên vui sướng không thể bì. Cũng như bên xóm làng cómột giảng đường cao rộng đẹp đẽ, chạm trổ hình ảnh,treo các phan lọng, nước thơm rưới đất, trải các tòa ngồitốt đẹp, đệm gấm, thảm thêu mịn màng. Nếu có ngườithẳng một đường đi đến, người có mắt thấy hướngđi, biết người này chắc chắn sẽ đến giảng đường caorộng ấy, không nghi. Sau đó, lại thấy người này đã đếngiảng đường, hoặc ngồi hoặc nằm, ở trong đó hưởngphước vui sướng không thể sánh. Đây cũng như thế, nay Taquán sát các loại chúng sanh thân hoại mạng chung sẽ sanhcõi Trời, ở nơi đó hưởng khoái lạc không thể tính kể.Vì sao người ấy sanh lên cõi Trời, ở nơi đó hưởng khoáilạc không thể tính kể. Vì sao người ấy sanh lên cõi lànhtrên Trời? Ta biết cõi Trời và con đường dẫn đến cõiTrời. Điều Ta nói chính là điều này.
NayTa biết Niết-bàn, cũng biết con đường Niết-bàn, cũng biếtchúng sanh sẽ nhập Niết-bàn. Hoặc có chúng sanh chấm dứthữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giảithoát, hiện thân thủ chứng mà tự du hóa, Ta đều biết rõ.Do nhân duyên gì mà nói như thế? Ở đây, này Tỳ-kheo! Taquán sát ý niệm trong tâm chúng sanh duyên gì mà nói như thế?Ở đây, này Tỳ-kheo! Ta quán sát ý niệm trong tâm chúng sanh.Người này chấm dứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giảithoát, trí tuệ giải thoát. Ðó gọi là người này đã chấmdứt hữu lậu, thành tựu vô lậu. Cũng như cách làng xómkhông xa, có một ao lớn nước trong mát, nếu có người thẳngmột đường đến đó. Người có mắt xa thấy người ấyđến, biết người này chắc chắn sẽ đến ao nước khôngnghi. Lại sau đó, thấy người ấy đã đến ao nước tắmgội, trừ bỏ các thứ dơ bẩn, bụi bặm, ngồi một bên,cũng không tranh cãi với người. Nay Ta quán sát chúng sanh cũnglại như thế, chấm dứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâmgiải thoát, trí tuệ giải thoát, sanh tử đã dứt, Phạm hạnhđã lập, việc phải làm đã làm xong, biết như thật vềdanh sắc. Ðó gọi là người ấy đã đến nơi. Ta biết conđường Niết-bàn, cũng biết chúng sanh nhập Niết-bàn, thảyđều biết rõ.
NhưLai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác có trí này, sức vô úy đầyđủ, thảy đều thành tựu đầy đủ. Trí của Như Lai khônghạn lượng, Như Lai có thể quán sát sự việc ở quá khứkhông hạn lượng, không thể tính, thảy đều biết rõ, việctương lai, hiện tại không hạn lượng, thảy đều phân biệt.
Chonên, này Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện để thành tựu đầyđủ mười sức vô úy. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên họcđiều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm:
*
7.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nươngnơi núi Tuyết có đại thọ rất to lớn, năm thứ rộng lớn.Thế nào là năm? Gốc rất vững chắc, vỏ rất dày, cànhnhánh dài xa, bóng mát che trùm, lá rậm rạp. Các Tỳ-kheo!Ðó là trên núi Tuyết có cây to lớn này rất xanh tốt.
Naythiện nam tử, thiện nữ nhơn cũng lại như thế, nương nhàhào tộc được năm việc tăng trưởng lợi ích. Thế nàolà năm? Là tăng trưởng lợi ích về tín, tăng trưởng lợiích về giới, tăng trưởng lợi ích về văn, tăng trưởnglợi ích về thí, tăng trưởng lợi ích về tuệ.
Tỳ-kheo!Ðó gọi là thiện nam tử, thiện nữ nhơn nương nơi nhà hàotộc, thành tựu được năm việc này. Cho nên, Tỳ-kheo nêntìm phương tiện thành tựu về tín, giới, văn, thí, tuệ.
ThếTôn liền nói kệ:
Cũngnhư cây núi tuyết,
Thànhtựu năm công đức,
Gốc,vỏ, nhánh dày rộng,
Bóngmát, lá râm rạp,
Thiệnnam tử tín tâm,
Thànhtựu năm công đức,
Tín,giới,văn, bố thí,
Trítuệ cùng tăng trưởng.
Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Tỳ-kheo Mậu-la-phá-quần cùng các Tỳ-kheo-ni đi dạochơi, các Tỳ-kheo-ni cũng thích cùng dạo chơi với Thầy. Códân chúng cơ hiềm về Tỳ-kheo Mậu-la-phá-quần, khi ấy cácTỳ-kheo-ni rất giận tức buồn lo không vui. Nếu lại có ngườihủy nhục các Tỳ-kheo-ni, lúc ấy, Tỳ-kheo Phá-quần cũnglo buồn không vui. Bấy giờ có nhiều Tỳ-kheo bảo Tỳ-kheoPhá-quần:
- Nayvì sao Thầy lại thân cận với các Tỳ-kheo-ni. Các Tỳ-kheo-nicũng giao tiếp với Thầy?
Phá-quầnđáp:
- Naytôi hiểu rõ lời dạy của Như Lai, ai phạm giới dâm tộirất ít.
CácTỳ-kheo lại bảo:
- Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Chớ nói lời ấy, chớ phỉ báng lời dạycủa Như Lai. Người phỉ báng lời dạy của Như Lai, tộikhông ít. Lại nữa, Thế Tôn dùng vô số phương tiện nóivề sự ô uế của dâm dục. Người nào tập theo dâm dụcmà không tội, trọn không có lý. Nay Thầy nên bỏ ác kiếnnày, sẽ bị khổ lâu dài, vô lượng.
Nhưngtỳ-kheo Phá-quần, cứ giao thiệp với các Tỳ-kheo-ni, khôngsửa đổi. Bấy giờ, nhiều Tỳ-kheo đi đến chỗ Thế Tôn,cúi lạy và bạch:
- Trongthành Xá-vệ có một Tỳ-kheo tên Phá-quần, giao tiếp vớicác Tỳ-kheo-ni. Các Tỳ-kheo-ni cũng giao tiếp qua lại vớiTỳ-kheo Phá-quần. Chúng con đến đó khuyên dụ sửa đổihành động, song hai người ấy còn tăng thêm, không bỏ kiếnpháp điên đảo, cũng không thuận theo Chánh pháp.
Bấygiờ, Phật bảo một Tỳ-kheo:
- Thầyhãy đến chỗ Tỳ-kheo Phá-quần nói rằng Như Lai gọi:
Tỳ-kheovâng lời Phật dạy, liền đến chỗ Tỳ-kheo Phá-quần nói:
- Thầynên biết Như Lai gọi.
Tỳ-kheoPhá-quần nghe lời Thầy Tỳ-kheo nọ, liền đi đến chỗ ThếTôn, cúi lạy lui ngồi một bên.
ThếTôn hỏi:
- Cóthật Thầy thân cận với các Tỳ-kheo-ni không?
Tỳ-kheoPhá-quần thưa:
- Thưavâng, bạch Thế Tôn.
Phậtbảo:
- Thầylà Tỳ-kheo, vì sao lại giao thiệp với Tỳ-kheo-ni? Thầy nàylà dòng dõi hào tộc, cạo bỏ râu tóc, mặc ba y, có phảido lòng tin vững chắc xuất gia học đạo chăng?
Phá-quầnbạch Phật:
- Thưavâng, Thế Tôn! Con nhà hào tộc, do lòng tin vững chắc xuấtgia học đạo.
Phậtbảo:
- Chẳngphải là pháp của Thầy, tại sao lại giao thiệp với Tỳ-kheo-ni?
Phá-quầnbạch Phật:
- Connghe Như Lai dạy rằng người nào làm theo hạnh dâm, tội ấykhông đáng kể.
Phậtbảo:
- Thầylà người ngu. Vì sao nói Như Lai dạy rằng theo dâm dục khôngtội? Ta dùng vô số phương tiện nói sự nhơ uế của dâmdục. Nay tại sao Thầy nói lời này: "Như Lai nói dâm dụckhông tội". Thầy nên khéo giữ miệng, đừng để mang tộibáo lâu dài.
Phậtbảo:
- NayThầy hãy chờ, Ta sẽ hỏi lại các Tỳ-kheo: Phật bảo cácTỳ-kheo:
- CácThầy có nghe Ta dạy các Tỳ-kheo rằng dâm dục không tộichăng?
CácTỳ-kheo thưa:
- ThưaThế Tôn! Không nghe Như Lai nói dâm dục không tội. Vì saothế? Như Lai dùng vô số phương tiện nói sự nhơ uế củadâm dục. Nếu nói không tội, việc ấy không đúng.
Phậtbảo các Tỳ-kheo:
- Lànhthay, lành thay, các Tỳ-kheo! Như các Thầy nói, Ta dùng vô sốphương tiện nói sự nhơ uế của dâm dục.
Phậtlại bảo các Tỳ-kheo:
- CácThầy nên biết! Nếu có người ngu tụng tập theo pháp hànhnhư là Khế kinh, Kỳ-dạ, Thọ ký, Kệ, Nhân duyên, Bổn sự,Thí dụ, Bốn sanh, Phương đẳng, Vị Tằng hữu, Tự thuyết,Luận nghị. Tuy tụng tập pháp ấy mà không hiểu nghĩa lý.Do không quán sát nghĩa lý cũng không thuận theo pháp ấy nênpháp đáng tuân theo lại không theo. Sở dĩ tụng pháp ấy chỉbuông lung muốn cạnh tranh cùng người, ý toan tính hơn thua,cũng không tự mình được lợi ích. Người ấy tụng pháprồi ắt phạm cấm chế. Cũng như có người ra khỏi làng,muốn tìm bắt rắn độc. Khi thấy rắn to lớn đến nơi ngườiấy dùng tay trái nắm đuôi rắn, rắn bèn quay đầu mổ vàotay, do nhân duyên này mà người ấy mạng chung. Ðây cũng nhưthế, có người ngu tụng tập kinh pháp, mười hai bộ kinhđều biết, lại không quán sát nghĩa lý các kinh. Vì sao thế?Vì không biết rốt ráo nghĩa của Chánh pháp.
Cóthiện nam tử, giữ gìn tụng tập kinh pháp như Khế kinh, Kỳ-dạ,Thọ ký, Kệ, Nhân duyên, Bổn sự, Thí dụ, Bốn sanh, Phươngđẳng, Vị tằng hữu, Tự thuyết, Luận nghị. Người ấytụng đọc rồi, lại hiểu sâu ý nghĩa; do hiểu sâu ý nghĩakinh pháp, thuận theo lời dạy không sai trái. Sở dĩ tụngđọc thì không đem tâm hơn thua, cạnh tranh với người khácmà tụng đọc kinh pháp là muốn tự mình tu có lợi ích. Sởdĩ tụng đọc kinh pháp muốn đạt kết quả bổn nguyện.Do nhân duyên này, dần dần đến Niết-bàn. Cũng như có ngườira khỏi làng xóm kia, muốn bắt rắn độc. Người ấy thấyrằn rồi, tay cầm kềm sắt trước tiên kẹp đầu rắn, saumới nắm chắc cổ rắn, không cho nhúc nhích. Nếu như rắnđộc quay đuôi muốn hại người ấy thì trọn không thểđược. Vì sao thế? Tỳ-kheo! Vì do người ấy nắm cổ rắn.Thiện nam tử này cũng lại như vậy, tụng đọc khắp cáckinh pháp, quán sát ý nghĩa, thuận theo kinh pháp, trọn khôngsai trái, do nhân duyên này, dần dần được Niết-bàn. Vìsao thế? Do người kia giữ gìn Chánh pháp vậy.
Chonên, này các Tỳ-kheo! Người nào hiểu ý nghĩa của Ta nói,nên ghi nhớ vâng làm, ai không hiểu nên trở lại hỏi Ta.Như Lai còn đang hiện tiền, để sau hối hận vô ích.
Bấygiờ Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Nếucó Tỳ-kheo ở trong đại chúng nói lời thế này: "Giới cấmNhư Lai đã nói ra, tôi thảy đều biết rõ, ai tập theo dâmdục tội không đáng kể". Các Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheoấy rằng: "Thôi, thôi! Chớ nói lời ấy. Chớ phỉ báng NhưLai mà nói năng như thế này. Như Lai trọn không nói lời ấy".Nếu Tỳ-kheo ấy sửa đổi thì tốt, nếu không sửa đổisẽ bị đọa. Nếu có Tỳ-kheo che giấu việc này không phátlộ ra, mọi người đều đọa.
Nàycác Tỳ-kheo! Ðó là cấm giới của Ta.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
9.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, cùng hỏi thămvà lui ngồi một bên. Phạm chí Sanh Lậu bạch Phật:
- Cóbao nhiêu kiếp quá khứ?
Phậtbảo Phạm chí:
- Cáckiếp ở quá khứ không thể tính kể.
Phạmchí bạch Phật:
- Cóthể tính kể số ấy chăng? Sa-môn Cù-đàm thường nói vềba đời. Thế nào là ba? Là quá khứ, hiện tại, tương lai.Sa-môn Cù-đàm cũng biết về các đời quá khứ, tương lai,hiện tại. Cúi xin Sa-môn diễn nói về ý nghĩa kiếp số.
Phậtbảo Phạm chí:
- NếuTa nói về kiếp này, lại tiếp theo kiếp này thì Ta diệtđộ. Ông cũng mạng chung mà vẫn không biết ý nghĩa củakiếp số. Vì sao thế? Ngày nay thọ mạng của người ngắnngủi, sống lâu tột cùng không hơn trăm tuổi. Tính số kiếptrong trăm năm ấy, thì Ta diệt độ, Ông đã mạng chung, trọnkhông biết được nghĩa của kiếp số.
Phạmchí nên biết! Như Lai cũng có trí này, biết hết, phân biệtđầy đủ về kiếp số, thọ mạng chúng sanh dài ngắn, hưởngsự khổ vui, thảy đều rành rẽ. Nay Ta sẽ nêu thí dụ choÔng, người có trí do thí dụ mà hiểu. Cũng như số cát sôngHằng, cũng không giới hạn, không lường, không thể tínhtoán; số của kiếp quá khứ như thế, không thể tính kể,không hạn lượng.
Phạmchí bạch Phật:
- Cóbao nhiêu kiếp số về tương lai?
Phậtbảo Phạm chí:
- Cũngnhư số cát sông Hằng không có bờ mé, không thể tính kể,chẳng toán số nào theo kịp
Phạmchí lại hỏi Phật:
- Cókiếp hiện tại, kiếp thành, kiếp hoại chăng?
Phậtbảo Phạm chí:
- Cókiếp thành, kiếp hoại, chẳng phải là một kiếp, trăm kiếp.Cũng như cái chén để ở chỗ gập ghềnh không an toàn, nếucó đứng yên cũng bị chao động. Các thế giới phương vứccũng bị chao động, hoặc có kiếp thành, hoặc có kiếp hoại,Số ấy cũng không thể tính kể là bao nhiêu kiếp thành, làbao nhiêu kiếp hoại. Vì sao như thế? Vì sanh tử dài xa khôngcó giới hạn, chúng sanh do vô minh đan kết ngăn che, trôi nổitừ đời này sang đời sau, từ đời trước đến đời này,chịu khổ não lâu dài. Nên chán ngán hoạn này, xa lìa khổnão này. Cho nên, Phạm chí, nên học như thế.
Phạmchí Sanh Lậu bạch Phật:
- Sa-mônCù-đàm thật kỳ đặc, biết ý nghĩa của số kiếp quá khứ,hiện tại, tương lai. Nay con tự quy y Sa-môn Cù-đàm, cúi xinSa-môn Cù-đàm nhận con làm Ưu-bà-tắc, suốt đời không sátsanh ... không uống rượu.
Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu nghe lời Phật dạy xong, vui vẻ vânglàm.
*
10.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ờ Thành La-duyệt, núi Kỳ-xà-quật, cùng chúngđại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.
Khiấy, có một Tỳ-kheo bạch Phật:
- Kiếpsố có bờ mé chăng?
Phậtbảo Tỳ-kheo:
- Cóphương tiện dẫn dụ, nhưng kiếp số không cùng tận. Vềquá khứ lâu xa trong Hiền kiếp này, có đức Phật ra đờihiệu Câu-lưu-tôn, Chí Chơn Ðẳng Chánh giác. Bấy giờ núiKỳ-xà-quật này có tánh hiệu, lúc đó nhân dân trong thànhLa-duyệt, leo lên núi Kỳ-xà-quật này, bốn ngày bốn đêmmới tới đỉnh.
Lạinữa, này Tỳ-kheo! Vào thời đức Phật Câu-na-hàm-nâu-ni,núi Kỳ-xà-quật này cũng có tánh hiệu. Khi ấy, nhân dântrong thành La-duyệt leo ba ngày ba đêm tới đỉnh núi.
ÐứcNhư Lai Ca-diếp xuất hiện ở đời, núi Kỳ-xà-quật nàycũng có tánh hiệu. Khi ấy nhân dân trong thành La-duyệt leohai ngày hai đêm tới đỉnh.
NhưTa ngày nay, Phật Thích-ca Văn xuất hiện ở đời, núi nàytên Kỳ-xà-quật, trong khoảnh khắc lên tới đỉnh núi.
NếuPhật Di-lặc ra đời, núi này cũng tên là Kỳ-xà-quật. Vìsao thế? Vì thần lực của chư Phật khiến núi này tồn tại.
Tỳ-kheo,nên do phương tiện này biết, kiếp số suy tận không thểtính kể. Kiếp có hai thứ, đại kiếp và tiểu kiếp. Nếutrong kiếp ấy không có Phật ra đời, bấy giờ có Bích-chiPhật ra đời, đó là tiểu kiếp. Nếu Như Lai xuất hiệnở kiếp nào, kiếp đó không có Bích-chi Phật xuất hiện,đây gọi là đại kiếp.
Tỳ-kheo!Do phương tiện này biết là kiếp số lâu dài không thể tínhkể. Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên nhớ ý nghĩa của kiếpsố này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.