Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24-3. Phẩm Cao tràng (3)

02/05/201111:10(Xem: 13436)
24-3. Phẩm Cao tràng (3)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XXIV.3.Phẩm Cao Tràng(3)

6.Tôi nghe như vầy.

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Trongmười lăm ngày có ba pháp chay. Thế nào là ba? Ngày mồng tám,ngày mười bốn, và ngày mười lăm. Tỳ-kheo nên biết, hoặccó giờ này, mồng tám ngày chay, Tứ thiên vương sai phụ thầnquán sát thế gian xem ai làm lành, làm ác, những chúng sanhnào hiếu thuận với cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và bậc tôntrưởng. Nếu có chúng sanh ưa thích bố thí, tu giới, nhẫnnhục, tinh tấn, tam-muội thời phục thần sẽ diễn rộngkinh nghĩa, trì bát quan trai, phân biệt đầy đủ.

Nếukhông có chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn vàtôn trưởng thời phụ thần bạch Tứ thiên vương:

- Nàythế gian này không có chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn,đạo sĩ, hành tứ đẳng tâm, từ mẫn chúng sanh.

Tứthiên vương nghe xong, sầu lo buồn thảm chẳng vui. Lúc ấyTứ thiên vương liền lên trời Ðao Lợi đến giảng đườngThiện Pháp, đem nhân duyên này bạch đầy đủ cho Ðế Thích:

- Thiênđế nên biết, nay thế gian này không có chúng sanh hiếu thuậncha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và tôn trưởng.

Bấygiờ Ðế Thích cõi trời Ba mươi ba nghe lời đó xong, đềusầu lo buồn thảm chẳng vui vì chúng chư Thiên giảm, chúngA-tu-la tăng.

Lạicó lúc, nến chúng sanh ở thế gian có người hiếu thuậncha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và tôn trưởng, trì Bát quan trai,tư đức thanh tịnh, không phạm cấm giới lớn bằng sợitóc. Bấy giờ sứ giả vui mừng hớn hở không kềm được,liền bạch Tứ thiên vương:

- Nàythế gian này có nhiều chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn,Bà-la-môn và các tôn trưởng.

Thiênvương nghe rồi rất vui mừng liền đến chỗ Thích-đề-hoàn-nhân,đem nhân duyên này bạch đủ cho Ðế Thích:

- Thiênđế nên biết, nay thế gian này có nhiều chúng sanh hiếu thuậncha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng.

ÐếThích, cõi trời Ba mươi ba đều hoan hỉ không kềm đượcvì chúng chư Thiên tăng thêm và chúng A-tu-la bị giảm bớt.Ðịa ngục đánh khảo tự nhiên thôi dứt độc ác, đau đớn.

Nếungày mười bốn, vào ngày trai giới, Tứ thiên vương sai Tháitử xuống quan sát thiên hạ, xem xét nhân dân thi hành thiệnác, xem có chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tỳ-kheo Tăng, hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và tôn trưởng, ưa thích bốthí, trì Bát quan trai, đóng bít lục tình, ngăn chận ngũ dụchay không.

Nếukhông có chúng sanh tu Chánh pháp, hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn,Bà-la-môn. Bấy giờ Thái tử bạch Tứ thiên vương thời Tứthiên vương nghe rồi liền sầu lo buồn thảm, không vui, đếnchỗ Thích-đề-hoàn nhân đem nhân duyên này bạch đủ choThiên đế:

- Ðạivương nên biết, nay thế gian này không có chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và tôn trưởng.

Bấygiờ Thiên đế trời Ba mươi ba đều sầu lo buồn thảm, khôngvui vì chúng chư Thiên giảm, chúng A-tu-la tăng.

Nếuchúng sanh lại có người hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-mônvà tôn trưởng, trì Bát quan trai thời Thái tử vui mừng hớnhở, không kềm được, liền đến bạch Tứ thiên vương:

- ÐạiVương nên biết, nay thế gian này có nhiều chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng.

Khiấy, Tứ thiên vương nghe lời này xong, rất vui mừng liềnđến Thích-đề-hoàn-nhân, đem nhân duyên này bạch đầy đủvới Thiên đế:

- Thánhvương nên biết: Nay thế gian này có nhiều chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng, thọ tamquy, có tâm từ, can gián, thành tín không khi dối.

Bấygiờ Thiên đế, Tứ thiên vương và trời Ba mươi ba đềuhoan hỉ không kềm được vì chúng chư Thiên tăng, chúng A-tu-lagiảm bớt.

Tỳ-kheonên biết, ngày mười lăm, lúc thuyết giới, Tứ thiên vươngđích thân xuống đi khảo sát thiên hạ, xem xét nhân dân,tìm xem những chúng sanh nào hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-mônvà các tôn trưởng, ưa thích bố thí, trì Bát quan trai, pháptrai giới của Như Lai. Nếu không có chúng sanh hiếu thuậncha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng thì Tứ thiênvương liền buồn bã, thảm sầu chẳng vui, đến chỗ ÐếThích, đem nhân duyên này bạch đủ với Thiên đế:

- Ðạivương nên biết, nay thế gian này không có chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân, trời Ba mươi ba đều sầu lo buồnthảm không vui vì chúng chư Thiên giảm, chúng A-tu-la tăng thêm.

Lúcđó, nếu lại có chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-mônvà các tôn trưởng, trì Bát quan giới, thời Tứ thiên vươngliền vui mừng hớn hở không kềm được, liền đến ÐếThích đem nhân duyên này bạch đầy đủ cho Thiên đế:

- Ðạivương nên biết, nay thế gian này có nhiều chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn và các tôn trưởng.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân, trời Ba mươi ba và Tứ thiên đếvương đều vui mừng không thể tự kềm, vì chúng chư Thiêntăng, chúng A-tu-la giảm bớt.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thếnào là ngày mười lăm trì pháp Bát quan trai?

CácTỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- NhưLai là vua các pháp, là dấu ấn của các pháp, cúi mong ThếTôn hãy vì các Tỳ-kheo mà diễn rộng nghĩa này, các Tỳ-kheonghe xong sẽ vâng làm.

ThếTôn bảo:

- Lắngnghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệtnói đủ. Ở đây, này các Tỳ-kheo, nếu có Thiện nam tử,Thiện nữ nhân, ngày mười bốn, ngày mười lăm trong tháng,khi thuyết giới trì trai, đến trong bốn bộ chúng nên nói:

- 'Naytôi ngày chay, muốn trì pháp Bát quan trai. Cúi mong Tôn giả,hãy thuyết cho tôi.'

Bấygiờ, bốn bộ chúng nên dạy thuyết pháp Bát quan trai cho họ.Trước hết dạy:

- 'Thiệnnam tử, hãy tự xưng tên họ.'

Họđã xưng tên rồi, bèn sẽ thuyết pháp Bát quan trai. Khi ấy,bậc giáo thọ dạy trước người rằng:

- 'Naytôi vâng giữ pháp chay của Như Lai đến sáng sớm ngày mai,tu giới thanh tịnh, trừ bỏ pháp ác. Nếu thân làm ác, miệngthốt lời ác, ý sanh niệm ác, thân ba, miệng bốn, ý ba, cácđiều ác hạnh đã tạo, đang tạo hoặc hay vì tham dục sẽtạo, hoặc hay vì sân hận sẽ tạo, hoặc hay do ngu si sẽtạo, hoặc hay vì hào tộc mà tạo, hoặc hay nhân ác tri thứcmà tạo, hoặc có thể do thân này, thân sau, vô số thân, hoặchay chẳng biết Phật, chẳng biết Pháp, hoặc hay tranh đấuvới Tỳ-kheo Tăng, hoặc hay sát hại cha mẹ và các bậc tôntrưởng. Nay tôi tự sám hối, chẳng tự che giấu, nương theogiới, nương theo pháp để thành tựu các giới hạnh, thọBát quan trai của Như Lai.

Thếnào là pháp Bát quan trai? Giữ tâm như chân nhân, trọn đờikhông giết, không có tâm hại. Ðối với chúng sanh có niệmtừ tâm. Nay con tên ...., trì trai đến sáng sớm ngày mai, chẳnggiết, chẳng có tâm hại, có tâm từ đối với tất cả chúngsanh.

NhưA-la-hán không có tà niệm, suốt đời không trộm cắp, vuithích bố thí. Nay con tên ... suốt đời không trộm cắp, từnay đến ngày mai.

Giữgìn tâm như chân thật, nay con suốt đời không dâm dật, khôngcó tà niệm, hằng tu Phạm hạnh, thân thể thơm sạch. Hômnay trì giới chẳng dâm, cũng chẳng nhớ vợ mình, cũng chẳngnghĩ đến đàn bà khác, đến sáng sớm ngày mai không có xúcphạm.

NhưA-la-hán suốt đời không vọng ngữ, hằng biết chân thànhchẳng dối gạt người; từ nay đến ngày mai con không vọngngữ. Con từ nay về sau không nói dối nữa.

NhưA-la-hán suốt đời không uống rượu, tâm ý chẳng loạn,giữ gìn cấm giới của Phật, không chỗ xúc phạm; nay concũng sẽ như vậy, từ hôm nay đến ngày mai không uống rượunữa; giữ gìn cấm giới Phật không chỗ xúc phạm.

NhưA-la-hán suốt đời không hoại trai pháp, hằng ăn đúng giờ,ăn ít, biết đủ, không đắm mùi vị, nay con cũng lại nhưthế, suốt đời không hoại trai pháp, hằng ăn đúng giờ,ăn ít biết đủ, không đắm mùi vị. Từ hôm nay đến sángmai không có xúc phạm.

NhưA-la-hán suốt đời không ngồi trên giường cao rộng, giườngcao rộng là giường vàng, bạc, ngà voi, hoặc giường (sừng)tòa của Phật, tòa Bích-chi Phật, tòa A-la-hán, tòa các Tônsư, vậy A-la-hán, không ngồi trên tám loại tòa này, con cũngkhông chạm đến chỗ ngồi này.

NhưA-la-hán suốt đời không đeo hương hoa, trang điểm phấn sáp;nay con cũng sẽ như thế, suốt đời không đeo hương hoa phấnsáp tốt đẹp.

Naycon tên ... lìa tám việc này, vâng giữ pháp Bát quan trai chẳngđọa ba đường ác. Giữ công đức này không vào địa ngục,ngạ quỷ, súc sanh và trong tám nạn, hằng được thiện trithức, chẳng theo hầu ác tri thức, hằng được sanh vào nhàcha mẹ lành, chẳng sanh chỗ biên địa không Phật pháp, chẳngsanh cõi trời Trường Thọ, chẳng làm nô tỳ cho người, chẳnglàm Phạm thiên, chẳng làm trời Ðế Thích, cũng chẳng làmChuyển luân Thánh vương, hằng sanh ở trước Phật, tự mìnhthấy Phật, tự nghe Pháp, khiến các căn chẳng loạn. Con chỉthệ nguyện hướng Tam thừa tu hành mau thành đạo quả.

Tỳ-kheonên biết, nếu có Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, trì pháp Bát quantrai này, thiện nam tử, thiện nữ nhân đó sẽ hướng đếnba đường, hoặc sanh trong loài Người, hoặc sanh lên Trời,hoặc nhập Niết-bàn.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Khônggiết cũng chẳng trộm,
Chẳngdâm, không nói dối,
Tránhrượu, xa hương hoa,
Ngườiđắm vị, phạm trai (giới).
Camúa và hát xướng,
Họcbỏ như La-hán,
Naygiữ Bát quan trai,
Ngàyđêm không quên mất.
Khôngcó khổ sanh tử,
Khôngcó hẹn xoay vần,
Chớcùng ân ái nhóm,
Cũngchớ oán ghét hội.
Nguyệndiệt Năm ấm khổ,
Cácbịnh sanh tử não,
Niết-bànkhông các hoạn,
Nayta tự quay về.

Thếnên các Tỳ-kheo, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, muốntrì Bát quan trai xa lìa các khổ, được chỗ lành, muốn đượchết các lậu, nhập vào thành Niết-bàn, nên cầu phương tiệnthành tựu pháp Bát quan trai này. Vì sao thế? Danh vị trongloài Người chẳng đủ là quý, khoái lạc trên trời chẳngđáng khen ngợi. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn cầuphước vô thượng, nên tìm phương tiện thành tựu trai phápnày. Nay Ta răn dạy các Thầy một lần nữa: Nếu có thiệnnam tử, thiện nữ nhân thành tựu Bát quan trai, muốn cầusanh lên cõi trời Tứ thiên vương, cũng đạt được nguyệnnày, người trì giới sẽ được toại nguyện. Ta vì thếmà nói nghĩa này. Ðịa vị vinh dự của loài Người chẳngđủ quý, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân giữ Bát quantrai, thân hoại mạng chung được sanh cõi lành, lên trời,cũng sanh Diễm thiên, Ðâu-suất, Hóa tự tại thiên, Tha hóaTự tại thiên, trọn không hư dối. Vì cớ sao? Vì ngườitrì giới này sẽ đạt được sở nguyện.

CácTỳ-kheo, nay Ta lập cho các Thầy hay: Nếu có thiện nam tử,thiện nữ nhân trì Bát quan trai, sẽ sanh cõi Dục thiên, sanhSắc thiên cũng thành tựu nguyện của mình. Vì sao thế? Vìngười trì giới này sẽ đạt được sở nguyện.

Lạinếu thiện nam tử, thiện nữ nhân trì Bát quan trai, muốnđược sanh Vô sắc thiên thì cũng có kết quả như nguyện.Tỳ-kheo nên biết, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, trìBát quan trai, muốn sanh trong nhà vốn dòng họ cũng lại đượcsanh. Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân trì Bát quantrai muốn làm thiên tử một phương, hai phương, ba phương,bốn phương cũng đạt được nguyện. Muốn cầu làm Chuyểnluân Thánh vương cũng toại nguyện. Vì sao thế? Vì ngườitrì giới này sở nguyện sẽ được. Nếu thiện nam tử, thiệnnữ nhân muốn cầu làm Thanh văn, Duyên giác, Phật thừa ắtthành như nguyện. Nay Ta thành Phật do trì giới này. Ngũ giới,Thập thiện không nguyện nào chẳng được.

CácTỳ-kheo, nếu muốn thành đạo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy.

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba việc hiện ở trước mắt, thời thiện nam tử, thiện nữnhân được phước vô lượng. Thế nào là ba? Nếu tín hiệnở trước, thời thiện nam tử, thiện nữ nhân được phướcvô lượng. Nếu tài hiện ở trước, thời thiện nam tử,thiện nữ nhân được phước vô lượng. Nếu trì Phạm hạnhhiện ở trước, thời thiện nam tử, thiện nữ nhân đượcphước vô lượng.

Ðólà, này Tỳ-kheo, có ba việc này hiện ở trước sẽ đượcphước vô lượng.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Tín,tài, Phạm khó được,
Ngườithọ, người trì giới,
Biếtba việc này rồi,
Ngườitrí tùy thời thí.
Lâudài được an ổn,
ChưThiên hằng nâng đỡ,
Tạiđó tự vui thú,
Ngũdục không biết chán.

Dođó, này các Tỳ-kheo, thiện nam tử, thiện nữ nhân, hãy tìmphương tiện thành tựu ba pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy.

Mộtthời Phật ở thành Câu-thâm trong vườn Cù-sư-la.

Bấygiờ Tỳ-kheo ở Câu-thâm hằng ưa tranh tụng, phạm các hạnhác, đối mặt cãi cọ, hoặc có lúc dùng dao gậy đập nhau.Bấy giờ Thế Tôn sáng sớm đến chỗ các Tỳ-kheo ấy. Ðếnrồi, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheocác Thầy, cẩn thận chớ gây gổ, chớ tranh phải trái vớinhau. Này các Tỳ-kheo, nên cùng hòa hợp, là bạn bè cùng mộtthầy, đồng nhất như nước với sữa, sao lại gây gổ?

Khiấy Tỳ-kheo ở câu-thâm bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn chớ lo việc này, chúng con tự lo liệu lẽ này.Lỗi lầm như thế, chúng con tự biết tội này.

ThếTôn bảo:

- Thếnào, các Thầy, vì vua mà hành đạo, hay vì sợ hãi mà hànhđạo, hay vì đời sống thiếu thốn mà hành đạo?

CácTỳ-kheo đáp:

- Khôngphải thế, bạch Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Thếnào các Tỳ-kheo, các Thầy há chẳng phải muống xa lìa sanhtử, cầu đạo vô vi mà hành đạo sao? Nhưng thân ngũ ấmthật chẳng thể bảo toàn.

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn, như lời Thế Tôn dạy. Chúng con là con nhàvọng tộc, sở dĩ xuất gia học đạo vì cầu đạo vô vi,diệt thân ngũ ấm, thế nên học đạo.

ThếTôn bảo:

- CácTỳ-kheo không chịu học đạo mà lại tranh đấu đấm, đánhnhau, đối mặt gây phải trái, nói ác với nhau. Các Thầyphải nên thành tựu hạnh này. Cùng đồng một pháp, mộtthầy dạy, cũng nên hành pháp lục hòa này, cũng nên hànhthân, khẩu, ý hành này, cũng nên hành việc cúng dường nhữngvị Phạm hạnh.

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðâylà việc của chúng con. Thế Tôn chớ lo việc này.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo ở Câu-thâm:

- Thếnào, các Người ngu, các Thầy chẳng tin lời của Như Lai saomà nói Như Lai chớ lo việc này? Các Thầy sẽ tự chịu quảbáo tà kiếp này.

ThếTôn lại bảo các Tỳ-kheo ấy lần nữa:

- Quákhứ lâu xa, trong thành Xá-Vệ này có vua tên Trường Thọthông minh trí tuệ, không việc gì chẳng biết. Nhưng tuy sànhsỏi pháp đao kiếm, nhà vua lại thiếu báu vật, các kho chẳngđầy, tài sản giảm thiếu, bốn bộ binh cũng chẳng nhiều,quần thần phò tá cũng ít ỏi.

Ngaylúc đó, nước Ba-la-nại có vua tên Phạm-ma-đạt, dũng mãnhcương cường, không đâu không hàng phục. Tiền tài bảy báuthảy đều đầy kho, bốn bộ binh cũng chẳng thiếu, quầnthần phò tá đầy đủ.

Bấygiờ vua Phạm-ma-đạt liền nghĩ: 'Vua Trường Thọ này khôngcó quần thần phò tá, lại thiếu tài sản, không có trânbảo, thời nay ta nên đến công phạt nước ấy'.

VuaPhạm-ma-đạt liền dấy binh đến chinh phạt nước kia. VuaTrường Thọ nghe vua Phạm-ma-đạt đem binh công phạt nướcmình liền thiết bày phương kế: 'Nay ta tuy không có gia tàibảy báu, quần thần phò ta và bốn bộ binh. Vua kia tuy cónhiều binh lính, như ngày nay một mình ta cũng đủ sức tiêudiệt tám trăm ngàn người kia, sát hại chúng sanh vô kể.Nhưng ta chẳng thể lấy sự vinh quang một đời để tạotội muôn đời. Nay ta nên ra khỏi thành này, đến ở nướckhác để không xảy ra đấu tranh'.

Bấygiờ vua Trường Thọ chẳng nói cho quần thần hay, đem đệnhất phu nhân và một người ra khỏi thành Xá-Vệ vào trongnúi sâu. Quần thần và nhân dân trong thành Xá-Vệ vì khôngthấy vua Trường Thọ nên sai sứ đưa tin, đến chỗ vua Phạm-ma-đạtnói:

- Cúimong Ðại vương hãy đến nước này. Nay vua Trường Thọ chẳngbiết ở đâu.

Phạm-ma-đạtđến nước Ca-thi cai trị. Vua Trường Thọ có hai phu nhânđều có thai, sắp đến ngày sanh. Lúc ấy phu nhân nằm mộngthấy mình sanh ở giữa đô thị, lúc mặt trời vừa mọc,bốn bộ binh cầm đao dài năm thước đi vòng quanh, chỉ sanhmột mình không người hầu hạ. Thấy rồi liền giật mìnhtỉnh giấc, đem nhân duyên này kể cho vua Trường Thọ. Vuabảo phu nhân:

- 'Nayta ở trong núi sâu này, do đâu mà sanh được ở giữa đôthị trong thành Xá-Vệ? Nay phu nhân muốn sanh, hãy như nai sanh.'

Lúcấy, phu nhân nói:

- 'Nếutôi không được sanh như thế, lúc ấy tôi sẽ chết.'

VuaTrường Thọ nghe lời này rồi, ngay đêm đó đổi y phụckhông đem theo ai, đi vào thành Xá-Vệ. Vua Trường Thọ cómột vị đại thần tên Thiện Hoa, rất thân thiết. Vị nàycó chút việc cần ra khỏi thành và gặp vua Trường Thọ đangvào thành. Ðại thần Thiện Hoa nhìn sửng vua rồi bỏ đi,rơi lệ thở than theo đường mà đi. Vua Trường Thọ liềnđuổi theo vị đại thần đến một chỗ khuất mà bảo:

- 'XinÔng cẩn thận, đừng nói ra.'

Ðạithần đáp:

- 'Tôisẽ như lời Ðại vương dạy, Chẳng rõ minh vương có dạybảo gì chăng?'

VuaTrường Thọ nói:

- 'Nếunhớ ân xưa của ta thì Ông nên đền đáp.'

Vịđại thần đáp:

- 'Ðạivương có ra lệnh, thần sẽ làm xong.'

VuaTrường Thọ nói:

- 'Ðêmqua, phu nhân của ta mộng sanh con giữa đô thị, lại có bốnbộ binh vây quanh, sanh một đứa con trai hết sức đoan chính.Nếu chẳng được sanh như mộng, trong bảy ngày phu nhân sẽchết.'

Ðạithần đáp:

- 'Naythần có thể lọ việc này như lời vua dạy.'

Nóilời này xong, mỗi người bỏ đi. Ðại thần liền đến chỗPhạm-ma-đạt, đến rồi nói:

- 'Trongbảy ngày, ý tôi muốn xem quân lính, tượng binh, mã binh, xabinh, bộ binh của Ðại vương, rốt cuộc là bao nhiêu.'

Bấygiờ vua Phạm-ma-đạt ra lệnh cho tả hữu:

- 'Hãyđốc thúc quân lính như lời Thiện Hoa'.

Ðạithần Thiện Hoa trong vòng bảy ngày, tụ tập quân binh tạigiữa đô thị Xá-Vệ. Vị phu nhân kia trong bảy ngày đếngiữa đô thị. Ðại thần Thiện Hoa từ xa trông thấy phunhân đến liền nói:

- 'Kínhchào Hiền nữ. Nay chính đúng lúc.'

Lúcphu nhân thấy bốn bộ binh rồi, lòng rất hoan hỉ, sai ngườihầu cận, giăng bức màn lớn, lúc mặt trời vừa lên, phunhân ấy liền sanh một bé trai, đoan chánh vô song, hiếm cótrên đời. Rồi phu nhân ôm đứa bé về núi. Vua Trường Thọxa thấy phu nhân ôm con đến liền nói:

- 'ChúcCon sống lâu, thọ mạng vô cùng.'

Phunhân tâu vua:

- 'Xinvua đặt tên là Trường Sanh.'

Lúcthái tử Trường Sanh vừa tám tuổi, vua cha Trường Thọ cóchút việc vào thành Xá-Vệ, bấy giờ người hớt tóc, KiếpTỷ ngày xưa của vua Trường Thọ thấy vua vào thành, liềnđứng ngắm mãi từ đầu đến chân; thấy rồi, liền đếnchỗ vua Phạm-ma-đạt mà nói:

- 'Ðạivương hết sức hơ hỏng, hiện nay vua Trường Thọ đang ởtại thành này.'

Vuanổi giận sai tả hữu lùng bắt vua Trường Thọ, tả hữuđại thần cùng tên Kiếp Tỷ đi lùng bắt khắp nơi. Lúcấy, Kiếp Tỷ xa trông thấy vua Trường Thọ bèn chỉ và nóivới các đại thần:

- 'Ðâylà vua Trường Thọ'.

Rồitiến tới bắt ông dẫn đến chỗ vua Phạm-ma-đạt, tâu:

- 'Ðạivương, vua Trường Thọ là người này.'

Nhândân trong nước đều nghe biết vua Trường Thọ đã bị bắt.Phu nhân cũng nghe vua Trường thọ bị Phạm-ma-đạt bắt được,liền nghĩ: 'Nay ta còn sống làm gì, thà cùng chết một lầnvới Ðại vương'. Phu nhân liền dẫn thái tử vào thành Xá-Vệ.Phu nhân bảo thái tử:

- 'Naycon nên tìm chỗ sống.'

Tháitử Trường Sanh nghe xong im lặng không đáp. Phu nhân đi thẳngđến chỗ vua Phạm-ma-đạt. Vua xa trông thấy vui mừng hớnhở không kềm được, liền sai đại thần đem phu nhân nàyvà vua Trường Thọ đến ngã tư đường chặt làm bốn khúc.Các đại thần vâng lệnh vua, đem vua Trường Thọ và phu nhântrói ngược lại, dẫn vòng quanh thành Xá-Vệ cho muôn dânxem. Bấy giờ nhân dân ai cũng đau lòng. Thái tử Trường Sanhở trong đám đông thấy cha mẹ bị đem đến chợ giết, nhansắc không biến đổi. Vua Trường Thọ quay lại bảo TrườngSanh:

- 'Conchớ thấy hay, cũng chớ thấy dở.'

Rồinói bài kệ:

Oánoán chẳng dừng nghỉ,
Từxưa có pháp này,
Khôngoán hay thắng oán,
Phápnày trọn bất hủ.

Bấygiờ các quan bảo nhau:

- 'VuaTrường Thọ hết sức ngu hoặc, thái tử Trường Sanh là ngườinào mà ông ta lại ở trước chúng ta nói kệ này.'

VuaTrường Thọ bảo các quan:

- 'Tachẳng ngu hoặc, chỉ có người trí trong đây rõ được lờita. Chư Hiền nên biết, dùng sức một người như ta đủ đểlàm tan hoại tám trăm vạn người này. Nhưng ta lại nghĩ rằng:'Chúng sanh này, người chết khó đến. Chẳng thể vì mộtthân ta mà chịu tội nhiều đời.'

Oánoán chẳng dừng nghỉ,
Từxưa có pháp này,
Khôngoán hay thắng oán,
Phápnày trọn bất hủ.

Rồicác quan ấy đem vua Trường Thọ và phu nhân đến ngã tư đườngchặt làm bốn phần, rồi bỏ về nhà.

Tháitử Trường Sanh đến chiều thu thập cây cỏ hỏa táng chamẹ, rồi đi. Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt ở trên lầu cao,xa thấy có đứa nhỏ thiêu vua Trường Thọ và phu nhân, liềnra lệnh cho tả hữu:

- 'Ðâyhẳn là thân thuộc của vua Trường Thọ, các Ông mau bắtđến đây.'

Cácthần dân liền đến chỗ đó, chưa kịp đến thì đứa béđã chạy mất rồi. Khi ấy, thái tử Trường Sanh liền nghĩ:' Vua Phạm-ma-đạt này giết cha mẹ ta lại ở trong nướccủa ta, nay ta sẽ báo oán cho cha mẹ'. Thái tử Trường Sanhliền đến chỗ thầy dạy đàn mà nói rằng:

- 'Naytôi muốn học đàn'.

Thầydạy đàn hỏi:

- 'Naycon họ gì? Cha mẹ ở đâu?'

Ðứabé đáp:

- 'Tôikhông có cha mẹ, Tôi vốn ở trong thành Xá-Vệ này, cha mẹmất sớm'.

Thầydạy đàn nói:

- 'Conmuốn học thì học.'

Tỳ-kheonên biết, bấy giờ thái tử Trường Sanh học đàn nhữngca khúc. Thái tử Trường Sanh vốn thông minh, nên chưa qua mấyngày đã có thể đàn các ca khúc, không bài nào chẳng biết.

Bấygiờ, thái tử Trường Sanh ôm đàn đến chỗ vua Phạm-ma-đạt,lúc không người vào trong chuồng voi, ngồi đàn và hát mộtmình. Lúc ấy, vua Phạm-ma-đạt ở trên lầu cao, nghe tiếngđàn ca, liền hỏi tả hữu:

- 'Ngườinào ở trong chuồng voi, đàn ca chơi một mình vậy?'

Quầnthần đáp:

- 'Trongthành Xá-Vệ này có một đứa bé đàn hát chơi một mình.'

Vuabảo người hầu:

- 'Ôngnên ra lệnh cho đứa bé này đến đây chơi, ta muốn gặpnó.'

Ngườihầu gọi đứa bé đến chỗ vua. Vua Phạm-ma-đạt hỏi đứabé:

- 'Ðêmqua, cháu đàn trong chuồng voi phải không?'

- 'Ðúngvậy, Ðại vương.'

Phạm-ma-đạtnói:

- 'NayNgươi hãy ở bên ta, đánh đàn ca múa, ta sẽ cung cấp áoquần, thức ăn.'

Tỳ-kheonên biết, bấy giờ thái tử Trường Sanh ở trước Phạm-ma-đạtđánh đàn, ca múa hết sức tuyệt vời. Vua Phạm-ma-đạt nghetiếng đàn này trong lòng hoan hỉ, bèn bảo thái tử TrườngSanh:

- 'Ngườihãy giữ kho châu báo cho ta.'

Tháitử Trường Sanh nhận lời vua sai, chưa hề thất thố, thườngtùy ý vua, cười trước nói sau, thường nhường ý vua. Bấygiờ vua Phạm-ma-đạt lại ra lệnh:

- 'Lànhthay, Lành thay! Nay Ngươi là người rất thông minh, nay ta choNgươi vào nội cung. Ngươi hãy biết vậy.'

Tháitử Trường Sanh ở trong nội cung lấy tiếng đàn dạy cáckỹ nữ, cũng lại dạy cỡi voi, ngựa, kỹ thuật, đều biếttất cả.

Bấygiờ Phạm-ma-đạt muốn xuất du đạo vườn rừng và cùngnhau vui chơi, liền sai Trường Sanh hối thúc soạn sửa xe vũbảo. Thái tử Trường Sanh vâng lệnh vua lo xe vũ bảo, bànhvoi, vàng bạc, yên cương, rồi trở lại tâu vua:

- 'Xeđã sửa sọn xong, xin Vua biết đã đến giờ'.

VuaPhạm-ma-đạt đi xe vũ bảo, sai Trường Sanh đánh xe, cùngdẫn theo bốn bộ binh. Thái tử Trường Sanh đánh xe dẫn đường,thường tách xa đám đông. Vua Phạm-ma-đạt hỏi thái tửTrường Sanh:

- 'Bâygiờ quân lính đâu rồi?'

TrườngSanh đáp:

- 'Thầncũng chẳng biết quân lính ở đâu?'

Vuabảo:

- 'Hãydừng lại một chút, thân ta mỏi mệt quá chừng, muốn dừngnghỉ một chút!'

Tháitử Trường Sanh liền ngừng xe để vua nghỉ ngơi, đợi quânlính đến.

Tỳ-kheonên biết, bấy giờ vua Phạm-ma-đạt kê đầu trên đầu gốicủa thái tử Trường Sanh mà ngủ vùi. Thái tử Trường Sanhthấy vua ngủ liền nghĩ: 'Vị vua này là đại oán cừu củata, đã giết cha mẹ ta còn ở trên đất nước ta, nay ta khôngbáo oán thì lúc nào mới báo, bây giờ ta phải giết hắn'.Thái tử Trường Sanh tay phải rút kiếm, tay trái tóm tóc vua,nhưng nghĩ lại: 'Cha ta sắp chết đã bảo ta rằng: 'TrườngSanh nên biết! Chớ thấy hay, cũng chớ thấy dở'. Cha ta cònnói thêm bài kệ:

'Oánoán chẳng dừng nghỉ,
Từxưa có pháp này,
Khôngoán hay thắng oán,
Phápnày trọn bất hủ.

'Nayta phải bỏ oán này'. Rồi thái tử tra kiếm vào vỏ. Nhưthế hai ba phen, sau thái tử lại nghĩ: 'Vua này thật là đạioán cừu của ta, đã giết cha mẹ ta, còn ở trên đất nướcta, nay ta không báo oán thì ngày nào mới báo? Nay ta phải chấmdứt mạng của ông ta mới gọi là báo oán'. Lúc ấy Tháitử lại nhớ: 'Trường Sanh con, chớ thấy hay, cũng chớ cholà dở'. Vua cha có lời dạy:

'Oánoán chẳng dừng nghỉ,
Từxưa có pháp này,
Khôngoán hay thắng oán,
Phápnày trọn bất hủ.

'Nayta phải bỏ oán này'. Rồi thái tử lại tra kiếm vào vỏ.Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt mộng thấy con vua Trường Thọlà thái tử Trường Sanh muốn giết mình, khiếp sợ giậtmình tỉnh giấc. Thái tử Trường Sanh nói:

- 'Ðạivương! Cớ sao kinh sợ vùng dậy đến thế?'

Phạm-ma-đạtnói:

- 'Vừarồi ta ngủ mê, mộng thấy thái tử Trường Sanh con vua TrườngThọ rút kiếm muốn giết ta. Vì thế nên ta kinh sợ.'

Thaítử Trường Sanh liền nghĩ: 'Nay vua này đã biết ta là tháitử Trường Sanh'. Rồi rút kiếm ra, tay trái nắm tóc vua mànói:

- 'Naychính ta là thái tử Trường Sanh, con vua Trường Thọ. Ônglà kẻ thù của ta, đã giết cha mẹ ta và còn ở trên đấtnước ta, nay ta không báo oán, còn đợi ngày nào nữa?'

VuaPhạm-ma-đạt liền hướng về Trường Sanh nói:

- 'Naymạng ta ở trong tay Ông, mong rũ lòng tha ta toàn mạng'.

TrườngSanh đáp:

- 'Tacó thể để vua sống, nhưng vua chẳng để ta toàn mạng.'

Vuađáp Trường Sanh:

- 'Cúimong rũ lòng giúp đỡ, ta trọn chẳng giết Ông.'

bấygiờ thái tử Trường Sanh cùng vua đồng thề sẽ cùng thamạng cho nhau, không hại nhau nữa.

Tỳ-kheonên biết, lúc ấy thái tử Trường Sanh tha mạng vua. Vua Phạm-ma-đạtbảo thái tử Trường Sanh:

- 'Xinthái tử hãy cùng ta sửa soạn xe kiệu để trở về nước.'

Tháitử liền sửa soạn xe, hai người cùng cỡi xe đi thẳng vềXá-Vệ. Vua Phạm-ma-đạt liền tụ tập quần thần và nói:

- 'Nếucác Khanh gặp con vua Trường Thọ, muốn bắt hắn làm gì?'

Trongđó, hoặc có đại thần nói:

- 'Sẽchặt tay chân hắn.'

Hoặccó người nói:

- 'Sẽphân thây hắn làm ba đoạn'.

Hoặccó người nói:

- 'Sẽgiết hắn.'

Tháitử Trường sanh ngồi bên cạnh vua, nghiêm chỉnh, chính ýsuy nghĩ những lời này. Vua Phạm-ma-đạt liền tự mình cầmtay Thái tử Trường Sanh, bảo mọi người:

- Ðâylà thái tử Trường Sanh, con vua Trường Thọ chính là ngườinày, các Khánh không được nói những lời như thế. Vì sao?Thái tử Trường Sanh đã tha mạng cho ta, ta cũng tha mạng chongười này.

Cácquần thần nghe xong, khen là việc chưa từng có. Vị vươngthái tử này thật là đặc biệt. Có thể đối với oán cừumà chẳng báo oán. Vua Phạm-ma-đạt hỏi Trường Sanh:

- 'Ôngđáng lẽ giết ta, do đâu lại tha chẳng giết? Có duyên cớnào? Nay xin được cho nghe.'

TrườngSanh đáp:

- 'Ðạivương khéo nghe: Phụ vương tôi lúc sắp chết, bảo tôi rằng:'Nay con cũng chớ thấy hay, cũng chớ thấy dở', rồi lạinói:

'Oánoán chẳng dừng nghỉ,
Từxưa có pháp này,
Khôngoán hay thắng oán,
Phápnày trọn bất hủ.

Bấygiờ quần thần nghe lời Phụ vương tôi nói đều bảo nhaurằng: 'Người này điên khùng mới có nhiều lời! TrườngSanh trọn là ai?' Vua Trường Thọ đáp: 'Các Khanh nên biết,người có trí trong đây sẽ rõ điều này'. Tôi nhớ lạilời này của Phụ vương nên tha vua toàn mạng.'

VuaPhạm-ma-đạt nghe xong, rất lạ lùng, khen:

- 'Chưatừng có, Ông hay giữ lời dạy dỗ của người cha đã mất,không bỏ.'

VuaPhạm-ma-đạt bảo thái tử:

- 'NayÔng giải nghĩa mà tôi vẫn chưa hiểu, hãy nói nghĩa này chotôi hết thắc mắc.'

Tháitử Trường Sanh đáp:

- 'Ðạivương hãy khéo nghe, tôi sẽ nói. Vua Phạm-ma-đạt giết vuaTrường Thọ. Nếu lại có quần thần hết sức thân tín củavua Trường Thọ cũng bắt vua giết đi, thì lại có quần thầnphò tá vua Phạm-ma-đạt sẽ bắt quần thần của vua TrườngThọ mà giết. Ðó là oán oán trọn không có dứt tuyệt. Muốncho oán bị cắt đứt chỉ có người không báo oán. Nay tôixét nghĩa này xong, thế nên không hại vua.'

VuaPhạm-ma-đạt nghe lời này xong, rất vui mừng hớn hở khôngkềm được. Vị vương thái tử này rất thông minh, mới cóthể giảng rộng nghĩa này. Vua Phạm-ma-đạt liền hườngthái tử hối lỗi:

- 'Tôitội lỗi về việc đã bắt vua Trường Thọ giết đi.'

Rồivua cỡi mão đưa cho Trường Sanh đội vào lại gả con gáimình và giao lại nước Xá-Vệ và dân chúng cho Trường Sanhthống lãnh. Vua trở về cai trị Ba-la-nại. Tỳ-kheo nên biết,ngày xưa các vua có pháp thường này; tuy có pháp 'tranh nước'này, họ vẫn còn kham nhẫn nhau mà chẳng làm tổn hại lẫnnhau. Huống gì, Tỳ-kheo các Thầy, do lòng tin kiên cố xuấtgia học đạo, bỏ tâm tham dục, sân hận, si mê mà nay lạiđua tranh không hòa thuận nhau, mỗi người chẳng chịu nhau,không hối cãi. Này các Tỳ-kheo, hãy lấy nhân duyên này đểbiết đấu tranh chẳng phải điều nên làm, lại đồng thầybạn, đồng nhất như nước với sữa, chớ cãi cọ nhau.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Khôngđấu, không có tranh,
Tâmtừ thương tất cả,
Khônghoạn với tất cả,
ChưPhật đều ngợi khen.

Thếnên, các Tỳ-kheo, phải tu hành nhẫn nhục. Như thế, này cácTỳ-kheo, hãy học điều này!

CácTỳ-kheo ở Câu-thâm bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn, chớ lo việc này. Chúng con tự sẽ làm phânminh pháp này. Tuy Thế Tôn nói thế, nhưng việc này không đúng.

Khiấy, Thế Tôn liền bỏ đi đến nước Bạt-kỳ. Bấy giờtrong nước Bạt-kỳ có ba vị vọng tộc là A-na-luật, Nan-đềvà Kim-tỳ-la. Những vị ấy cùng hạn định: Nếu có ngườira đi khất thực, người ở lại sau phải quét dọn cho sạch,việc việc không thiếu sót. Người khất thực về chia thứcăn cho đủ, đủ thì tốt, không đủ thì tùy ý. Người códư thì để trong bình rồi bỏ đi. Nếu người khất thựcsau cùng về, đủ thì tốt, không đủ thì lấy trong bình raăn, tự để vào bát, rồi xách bình nước, lại đặt mộtnơi. Một ngày nên quét dọn phòng nhà, rồi ở chỗ vắngvẻ, chánh thân, chánh ý buộc niệm ở trước, tư duy diệupháp. Các vị ấy không nói chuyện với nhau, mỗi người đềutịch lặng.

Bấygiờ Tôn giả A-na-luật tư duy về tưởng dục bất tịnh,niệm được an vui mà trụ Sơ thiền. Tôn giả Nan-đề vàTôn giả Kim-tỳ-la biết tâm niệm Tôn giả A-na-luật cũnglại tư duy tưởng dục bất tịnh, niệm được an vui mà trụSơ thiền. Nếu Tôn giả A-na-luật tư duy Nhị thiền, Tam thiền,Tứ thiền, bấy giờ Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tỳ-lacũng lại tư duy Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Nếu Tôngiả A-na-luật lại tự duy Không xứ, Thức xứ, Bất dụngxứ, Hữu tưởng vô tưởng xứ, thì Tôn giả Nan-đề cũngtư duy Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng vôtưởng xứ. Nếu Tôn giả A-na-luật lại tư duy Diệt tậnđịnh, thì Tôn giả Nan-đề cũng tư duy Diệt tận định.Như thế các pháp, chư Hiền tư duy pháp này.

Bấygiờ Thế Tôn đến nước Sư Tử. Khi ấy người giữ vườntừ xa trông thấy Thế Tôn đến, liền nói:

- Sa-môn,chớ có vào vườn. Vì sao thế? Vì trong vườn này có ba vịvọng tộc tên A-na-luật, Nan-đề, Kim-tỳ-la, nên cẩn thậnchớ làm phiền rộn họ.

Khiấy Tôn giả A-na-luật dùng Thiên nhãn thanh tịnh và Thiênnhĩ thông, nghe người giữ vườn nói với Thế Tôn như thế,không cho Thế Tôn vào vườn. Tôn giả A-na-luật liền ra bảongười giữ cửa:

- Chớngăn, nay Thế Tôn muốn đến đây thăm nom.

Tôngiả A-na-luật liền vào báo Tôn giả Kim-tỳ-la:

- Ðếnmau, Thế Tôn đang ở ngoài cửa.

BaTôn giả liền xuất định, đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồiđứng một bên. Mỗi người tự thưa:

- Kínhchào đức Thế Tôn.

Tôngiả A-na-luật đỡ bình bát của Thế Tôn, Tôn giả Nan-đềtrải tòa ngồi, Tôn giả Kim-tỳ-la lấy nước cho Thế Tônrửa chân.

Bấygiờ Thế Tôn bảo A-na-luật:

- BaThầy ở đây hòa hợp với nhau, không có nghĩ khác? Khấtthực có vừa ý không?

Tôngiả A-na-luật thưa:

- Đúngvậy Thế Tôn, khất thực không mệt gì. Vì sao thế? Vì nếulúc con tư duy Sơ thiền, thì Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tỳ-lacũng tư duy Sơ thiền. Nếu con tư duy Nhị thiền, Tam thiền,Tứ thiền, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởngvô tưởng xứ, Diệt tận tam-muội, thì khi ấy Tôn giả Nan-đề,Tôn giả Kim-tỳ-la cũng tư duy Nhị thiện, Tam thiền, Tứ thiền,Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng vô tưởngxứ, Diệt tận định. Như vậy Thế Tôn, chúng con tư duy phápnày.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay, A-na-luật! Lúc ấy các Thầy có được phápthượng nhân chăng?

Tôngiả A-na-luật thưa:

- Thưavâng, Thế Tôn, chúng con lại được pháp thượng nhân nữa.

ThếTôn bảo:

- Cáigì pháp thượng nhân?

Tôngiả A-na-luật thưa:

- Códiệu pháp này vượt trên pháp thượng nhân. Nếu như chúngcon lại đem tâm từ rải khắp một phương, hai phương, baphương, bốn phương, cũng thế, bốn phía, trên dưới cũngvậy, mỗi mỗi trong tất cả đều lấy tâm từ bủa đầytrong đó, vô số, vô hạn không thể tính kể mà tự du hí.Lại đem tâm bi, tâm hỉ, tâm xả (hộ) bủa đầy khắp mộtphương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng như thế, bốnphía trên dưới cũng vậy mà tự du hí. Ðó là, bạch ThếTôn, chúng con lại được pháp thượng nhân này.

Bấygiờ Nan-đề, Tôn giả Kim-tỳ-la bảo Tôn giả A-na-luật:

- Cóhôm nào chúng tôi đến Tôn giả hỏi nghĩa này đâu mà nayở trước Thế Tôn, Tôn giả tự nói ra vậy?

Tôngiả A-na-luật nói:

- CácThầy chưa từng đến tôi để hỏi nghĩa này, nhưng chư Thiênđến chỗ tôi nói, cho nên tôi ở trước Thế Tôn nói nhưvậy. Và lâu nay, tôi biết tâm ý chư Hiền, chư Hiền đãđắc tam-muội này rồi, nên trước Thế Tôn, tôi mới nóilời này.

Lúcđang nói pháp này thì đại tướng Trường Thọ đến chỗThế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Ðại tướng TrườngThọ bạch Thế Tôn:

- Hômnay Thế Tôn thuyết pháp cho những vị này sao?

ThếTôn đem việc này kể cho đại tướng Trường Thọ nghe. Ðạitướng bạch Phật:

- Ðạiquốc Bạt-kỳ chóng được lợi lớn: Có ba vị vọng tộcnày du hóa, đó là A-na-luật, Nan-đề và Kim-tỳ-la.

ThếTôn bảo:

- Ðúngthế, Ðại tướng, như lời Ông nói. Ðại quốc Bạt kỳchóng được lợi lành, không kể nước Bạt-kỳ mà nướcMa-kiệt cũng chóng được lợi lành vì có ba vị vọng tộcnày, nếu nhân dân trong nước Ma-kiệt nhớ đến ba vị vọngtộc này liền được an ổn lâu dài. Ðại tướng nên biết,nếu huyện, ấp, thành quách nào có ba vị vọng tộc này,nhân dân trong thành quách ấy sẽ được an ổn lâu dài. Nhànào sanh ra ba vị vọng tộc này cũng được lợi lớn vì đãsanh ra những bậc thượng tôn này. Năm dòng họ thân tộccha mẹ kia nếu nhớ đến ba vị vọng tộc này cũng đượclợi lớn. Nếu Trời, Rồng, Quỷ, Thần nhớ ba vị vọng tộcnày cũng được lợi lớn. Nếu có người khen ngợi bậc A-la-hánthời cũng nên khen ngợi ba vị này. Nếu có người khen ngợibậc không tham dục, không ngu si, không sân giận thời cũngnên khen ngợi va vị này. Như Ta ở trong ba a-tăng-kỳ kiếp,hành cần khổ thành đạo vô thượng, khiến ba vị này thànhtựu pháp nghĩa này. Thế nên Ðại tướng, hãy học điềunày!

Bấygiờ Ðại tướng nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy.

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba kiết sử trói buộc khiến chúng sanh không thể từ bờnày đến bờ kia được. Thế nào là ba? Ðó là thân tà (kiến),nghi, giới đạo.

Thếnào gọi là thân tà? Nghĩa là chấp thân có ngã, sanh tưởngngô ngã, có tưởng chúng sanh, có mạng, có thọ, có người,có sĩ phu, có duyên, có dính mắc. Ðó gọi là kiết (tróibuộc) của thân tà.

Thếnào gọi là nghi kiết? Nghĩa là nghi có ngã không? Không ngãchăng? Có sanh chăng? Vô sanh chăng? Có ngã, nhân, thọ mạngchăng? Không ngã, nhân, thọ mạng chăng? Có cha mẹ chăng? Khôngcha mẹ chăng? Có đời này, đời sau chăng? Không đời này,đời sau chăng? Có Sa-môn, Bà-la-môn chăng? Không Sa-môn, Bà-la-mônchăng? Ðời có A-la-hán chăng? Ðời không A-la-hán chăng? Cóngười chứng đắc chăng? Không chứng đắc chăng? Ðó gọilà nghi kiết.

Thếnào gọi là giới đạo kiết? Nghĩa là giới cấm thủ. Tasẽ do giới này được sanh vào nhà danh tiếng, sanh nhà trưởnggiả, sanh nhà Bà-la-môn, hoặc sanh lên Trời hay trong chư Thần.Ðó gọi là giới đạo kiết.

Nhưthế, này Tỳ-kheo, có ba kiết này trói buộc chúng sanh, khiếnkhông thể từ bỏ bên này đến được bờ bên kia. Như haicon trâu chung một ách trọn chẳng thể rời nhau. Chúng sanhnày cũng lại như thế, bị ba kiết trói không thể từ bờbên này đến bờ kia.

Thếnào là bờ này? Thế nào là bờ kia? Bờ bên này tức là thântà vậy. Bờ bên kia là thân tà diệt. Ðó là, này Tỳ-kheo,ba kiết trói buộc chúng sanh không thể từ bỏ bờ này đếnbờ kia. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên tìm phương tiện diệtba kiết này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-Vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba tam-muội này. Thế nào là ba? Ðó là không tam-muội, vônguyện tam-muội, vô tưởng tam-muội.

Thếnào gọi là không tam-muội? Không là quán tất cả các phápđều tất sẽ rỗng không. Ðó là không tam-muội.

Thếnào gọi là vô tưởng tam-muội? Vô tưởng là đối với tấtcả các pháp đều không tưởng niệm cũng không đáng thấy.Ðó gọi là vô tưởng tam-muội.

Thếnào gọi là vô nguyện tam-muội? Vô nguyện là đối với tấtcả các pháp cũng không mong cầu. Ðó gọi là vô nguyện tam-muội.

Nhưthế, này Tỳ-kheo, nếu không được ba tam-muội này thì ởmãi trong sanh tử, không thể tự giác ngộ. Thế nên, các Tỳ-kheo,nên tìm phương tiện được ba tam-muội này. Như vậy, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Tràng,Tỳ-sa, Pháp vương,
Cù-mặc,thần túc hóa,
Traigiới, hiện tại tiền,
TrườngThọ, kiết, tam-muội.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com