Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43-1. Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1)

02/05/201111:10(Xem: 14984)
43-1. Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

XXXXIII.1.Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Thiêntử Mã huyết vào lúc không người, đến chỗ Thế Tôn, cúiđầu lễ dưới chân, lui ngồi một bên.

Bấygiờ, Thiên tử bạch Phật:

- Vừarồi con khởi ý niệm này: 'Ði bộ trên đất này có thểđến tận cùng thế giới này chăng?' Nay con hỏi Thế Tôn,có thể đi cùng thế giới chăng?

Phậtbảo:

- NayÔng do nghĩa lý gì mà hỏi điều này?

Thiêutử bạch Phật:

- Trướckia, một hôm con đến chỗ Phạm thiên Bà-già. Khi ấy, Phạmthiên từ xa thấy con đến, nói với con rằng: 'Khéo đếnđây, Thiên tử Mã huyết! Chỗ này là cảnh giới vô vi, khôngsanh, không già, không bệnh, không chết, không kết cuộc, khôngkhởi đầu, cũng không buồn lo khổ não'.

Lúcâý con lại khởi nghĩ rằng: 'Ðây là đạo Niết-bàn ư? Vìsao? Trong Niết-bàn không có sanh, già, bệnh, chết, buồn lokhổ não. Ðây là bờ mé tột cùng của thế giới ư. Nếulà bờ mé tột cùng của thế giới, thế là thế gian có thểđi suốt hết ư?'

ThếTôn bảo:

- Naythần túc của Ông thuộc loại nào?

Thiêntử bạch Phật:

- Cũngnhư lực sĩ giỏi bắn cung, tên bay không trở ngại. Hiệnnay thần túc của con, đức ấy như thế không bị ngăn ngại.

ThếTôn bảo:

- NayTa hỏi Ông, tùy chỗ ưa thích trả lời. Như có bốn thanhniên giỏi bắn cung, bốn người hướng về bốn phía bắn.Giả sử có người đến, muốn bắt hết mũi tên của bốnphía, không cho rơi xuống đất. Thế nào, Thiên tử ? Ngườinày có rất nhanh nhẹn chăng mới có thể khiến tên khôngrơi xuống đất?

Thiêntử nên biết! Trên cung điện Nhật Nguyệt có vị Thiên tửđi bước nhanh đi lại, tới dừng vượt hơn sức nhanh củangười kia. Song cung điện Nhật Nguyệt đi nhanh như vậy, sovới sức nhanh của người kia cùng sức nhanh của Thiên tửcung Nhật Nguyệt, không bằng sức nhanh của Trời Ba mươiba. Tính sức nhanh của Trời Ba mươi ba không bằng sức nhanhcủa Trời Ðiện ma. Thần túc của chư Thiên như thế, mỗimỗi không kịp nhau. Giả sử nay Ông có thần túc như chưThiên kia, từ kiếp này sang kiếp khác, cho đến trăm kiếp,còn không thể cùng tận thế giới. Vì sao? Phương vực củacõi đất không thể tính kể.

Thiêntử nên biết! Thời quá khứ lâu xa, Ta từng làm Tiên nhơntên Mã Huyết, cùng tên với Ông. Ta đã chấm dứt dục ái,bay trong hư không không ngăn ngại. Bấy giờ thần túc củaTa khác hơn người, trong khoảng khảy móng tay có thể bắtmũi tên của bốn phía không để rơi xuống. Khi ấy, Ta docó thần túc bèn khởi ý nghĩ nầy: 'Nay Ta có thể dùng thầntúc này để đi cùng tận bở mé của cõi đất chăng? Ta liềnđi khắp thế giới mà không thể cùng tận phương vức ấy.Sau khi mạng chung. Ta tấn đức tu nghiệp, thành Phật đạo,ngồi dưới cội cây, đoan tọa tư duy về những việc làmđã qua. Vốn là Tiên nhơn, ta dùng thần đức này còn khôngcùng tận phương vức kia, phải dùng thần lực nào mới rốtráo bờ mé ấy?

Talại nghĩ thế này: 'Cần phải nương Tám đạo phẩm củaHiền Thánh, sau đó mới cùng tận bờ mé sanh tử'. Thế nàogọi là nương Tám đạo phẩm của Hiền Thánh? Ðó là chánhkiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánhphương tiện, chánh niệm, chánh định. Này Thiên tử! Nênbiết tên tám đạo phẩm của Hiền Thánh này mới cùng tậnđược bờ mé thế giới. Hằng sa chư Phật quá khứ cùngtận được thế giới, đã tận dụng Tám đạo phẩm củaHiền Thánh này mà tột cùng thế giới.

Giảsử vị lai các đức Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời thìchư vị cùng sẽ dùng Tám đạo phẩm của Hiền Thánh nàymà được tận cùng bờ mé.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Phàmphu khởi ý niệm
Trongđó khởi mê hoặc
Khôngphân biệt pháp chánh
Lưuchuyển trong năm đường
Támphẩm của Hiền Thánh
Dùngđây làm thuyền bè
Chỗhành của chư Phật
Màtột mé thế giới
Giảsử Phật đương lai
NhưPhật Di-lặc thảy
Cũngdùng Tám đạo chủng
Ðượctận thế giới này
Chonên người có trí
Tuđạo Hiền Thánh này,
Ngàyđêm tập làm theo
Liềnđến chỗ vô vi.

Lúcấy, Thiên tử Mã Huyết nghe Phật nói Tám đạo phẩm củaHiền Thánh, liền ngay chỗ ngồi dứt sạch trần cấu, đượcpháp nhãn tịnh.

Bấygiờ, Thiên tử liền cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh Phậtba vòng rồi lui ra. Lúc ấy, Thiên tử kia cũng ngày đó đemcác thứ hoa đẹp rải trên Như Lai, liền nói kệ:

Lưuchuyển sanh tử lâu,
Muốnđi hết thế giới
Támđạo phẩm Hiền Thánh
Khôngbiết cũng không thấy
NayTa cho thấy đế
Lạinghe Tám đạo phẩm
Liềnđược tận bờ mé
Chỗchư Phật đã đến.

Bấygiờ, đức Phật chấp nhận lời của Thiên tử ấy. Thiêntử thấy Phật đã chấp nhận, liền lễ chân Phật lui ra.

Bấygiờ, Thiên tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về pháp Bát quan trai Hiền Thánh, các Thầy khéosuy nghĩ ghi nhớ, tùy hỷ vâng làm.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy.

ThếTôn bảo:

- Thếnào gọi là pháp Bát quan trai? Một là không sát sanh. Hai làkhông trộm cắp. Ba là không tà dâm. Bốn là không vọng ngữ.Năm là không uống rượu. Sáu là không ăn phi thời. Bảy làkhông nằm giường cao rộng. Tám là xa lìa hát xướng, hươnghoa thoa thân.

NàyTỳ-kheo! Ðó là pháp Bát quan trai Hiền Thánh.

Khiấy, Ưu-ba-ly bạch Phật:

- Làmthế nào tu hành pháp Bát quan trai?

ÐứcPhật bảo:

- Ởđây này Ưu-ba-ly! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn vào các ngàymùng tám, mười bốn, rằm, đến chỗ các Sa-môn, hoặc Tỳ-kheotrưởng lão, tự xưng tên, từ sáng đến chiều, như A-la-hán,giữ tâm không thay đổi, không lay động, không dùng dao gậyvới quần sanh, lòng từ khắp tất cả. 'Nay ta thọ trai pháp,không phạm một điều, không khởi tâm sát, tập theo lờidạy của bậc chân nhân, không trộm, không dâm, không vọngngữ, không uống rượu, không ăn phi thời, không nằm giườngcao rộng, không tập hát xướng đánh đàn, hoa hương xoa thân'.

Nếungười có trí tuệ, nên nói như thế; nếu người không trítuệ, nên dạy họ như thế.

Lại,Tỳ-kheo kia nên chỉ dạy cặn kẽ, đừng để mất, cũng chớvượt thứ lớp. Lại nên dạy họ phát thệ nguyện.

Ưu-ba-lybạch Phật:

- Nênphát nguyện thế nào?

Phậtbảo:

- Ngườikia phát nguyện rằng: 'Nay con do pháp Bát quan trai này, khôngrơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không rơi vàochỗ bát nạn, không ở biên địa, không rơi chỗ hung ác,không theo ác tri thức; thờ phụng cha mẹ, chuyên chánh khôngtập tà kiến, sanh vào trung tâm của quốc gia, nghe pháp lànhnày, phân biệt suy nghĩ, thành tựu từng pháp; đem công đứcgiữ gìn trai pháp này, nhiếp thủ điều lành cho tất cảchúng sanh; đem công đức này bố thí người ấy, khiến thànhđạo Vô thượng Chánh chơn; đem phước báu thệ nguyện nàybố thí cho hàng Tam thừa khiến không thối chuyển nửa chừng'.

Lạinữa, pháp Bát quan trai này được dùng để học Phật đạo,Bích-chi Phật đạo, A-la-hán đạo. Người học Chánh Pháptrên thế giới cũng tập nghĩa này. Giả sử đời vị lai,khi đức Phật Di-lặc xuất hiện, bậc Như Lai Chí Chơn ÐẳngChánh Giác, ai gặp hội của Ngài khiến đúng thời đượcđộ.

Thờiđức Phật Di-lặc ra đời, Thanh văn có ba hội. Hội thứnhất có chín mươi sáu ức chúng Tỳ-kheo, hội thứ hai cóchín mươi bốn ức chúng Tỳ-kheo, hội thứ ba có chín mươihai ức chúng Tỳ-kheo, đều là bậc A-la-hán các lậu đã hết.Vua nước ấy và bậc thầy giáo thọ của quốc gia cũng sẽdạy những lời như thế, không thể thiếu sót.

Khiấy, Tôn giả Ưu-ba-ly bạch Phật:

- Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhơn kia, tuy giữ pháp Bát quan trai,trong ấy không phát thệ nguyện, có được công đức lớnchăng?

ÐứcPhật bảo:

- Tuyđược phước, phước ấy không đủ. Vì sao? Nay Ta sẽ nói.

Thờiquá khứ có vua tên Bảo Nhạc, dùng pháp trị dân không congvạy, thống lãnh cảnh giới Diêm-phù-đề này. Bấy giờ cóđức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, Chí Chơn Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tônxuất hiện ở thế gian. Nhà vua có người con gái tên là Mâu-ni,dung mạo rất đặc biệt thù thắng, sắc mặt như hoa đào,đều do đời trước cúng dường chư Phật mà được nhưvậy.

Bấygiờ, đức Phật kia cũng có ba hội Thanh văn. Hội ban đầucó một ức sáu vạn tám ngàn chúng. Hội thứ hai có mộtức sáu vạn chúng. Hội thứ ba có một ức ba vạn chúng.Ðều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết. Lúc ấy, đức Phậtkia vì các đệ tử thuyết pháp như thế này :

- 'CácTỳ-kheo! Nên nhớ tọa Thiền, chớ giải đãi, lại cần tìmphương tiện tụng tập kinh giới'.

Vịthị giả của đức Phật tên Mãn Nguện, đa văn đệ nhất,như Tỳ-kheo A-nan của Ta ngày nay đa văn hơn hết. Khi ấy,Tỳ-kheo Mãn Nguyện, bạch đức Phật Bảo Tạng:

- 'Cócác Tỳ-kheo các căn chậm chạp, u tối, cũng không tinh tấnđối với pháp Thiền định, cũng không tụng tập. Hôm nayThế Tôn sẽ xếp những người như thế vào nhóm nào ?'

ÐứcPhật Bảo Tạng dạy:

- 'Nếunhư có Tỳ-kheo các căn ám độn, không kham thực hành phápThiền, nên tu về ba pháp nghiệp của bậc Thượng nhân. Thếnào là ba? Là tọa Thiền, tụng kinh, siêng năng giúp đỡ việcchúng'.

Nhưthế, đức Phật kia vì các đệ tử nói pháp vi diệu nhưthế. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo trưỏng lão cũng không khamtu hành pháp Thiền. Tỳ-kheo kia bèn nghĩ rằng: 'Nay ta tuổigià yếu, không thể tu pháp Thiền, nay ta nên tìm cách làmtheo pháp siêng năng giúp đỡ'. Khi ấy, Tỳ-kheo trưởng lãokia đi vào thành Dã Mã, xin dầu thắp đèn về cúng dườngđức Phật Bảo Tạng, khiến cho ánh sáng không dứt. Côngchúa Mâu-ni thấy Tỳ-kheo trưởng lão này đi xin trên các đườngphố, liền hỏi:

- 'ThầyTỳ-kheo! Hôm nay Thầy cần gì?'

Tỳ-kheođáp:

- 'Côngchúa nên biết ! Tôi tuổi đã già, không kham tu hành pháp Thiền,nên đi xin các loại dầu để cúng dường Phật, tiếp tụcánh sáng của bậc Tôn quý.

Khiấy, công chúa nghe danh hiệu Phật, vui mừng phấn khởi khôngthể dừng, liền thưa với Tỳ-kheo trưởng lão:

- Tỳ-kheo! Nay Thầy đừng đi xin các nơi khác, tôi sẽ tự cung cấpcác loại dầu đèn, thảy đều bố thí đủ hết.

Tỳ-kheotrưởng lão nhận sự bố thí của công chúa, mỗi sáng đếnlấy dầu cúng dường đức Phật Bảo Tạng. Thầy nguyệnđem công đức phước nghiệp này, hồi hướng về đạo Vôthượng Chánh chơn. Miệng tự nói rằng: 'Tuổi đã già lạicăn tánh chậm, không có trí tuệ thực hành được pháp Thiền,đem công đức này, nơi sanh ra không rơi vào đường ác, khiếnđời tương lai được gặp đấng Thế Tôn như đức PhậtBảo Tạng hiện nay không khác. Cũng được gặp Thánh chúngnhư Thánh chúng hiện nay không khác, nói pháp cũng như hiệnnay không khác'.

Khiấy, đức Phật Bảo Tạng biết ý niệm trong tâm thầy Tỳ-kheokia, liền mỉm cười, trong miệng phát ra hào quang năm sắcmà bảo rằng:

- 'NàyTỳ-kheo ! Qua vô số kiếp đời vị lai, Thầy sẽ làm Phậthiệu Ðăng Quang Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác.'

Khiấy, Tỳ-kheo trưởng lão vui mừng hớn hở không thể tựkềm, thâm tâm vững chắc, ý không thối chuyện, nhan sắcđặc biệt không giống ngày thường. Công chúa Mâu-ni thấyTỳ-kheo ấy dung mạo đặc biệt hơn ngày thường, liền hỏi:

- 'Tỳkheo ! Hôm nay sắc diện rất là thù diệu, không giống ngàythường, có điều đắc ý? '

Tỳ-kheođáp:

- 'Côngchúa nên biết, vừa rồi Như Lai dùng cam lồ rưới lên đảnhtôi.'

Côngchúa Mâu-ni hỏi:

- 'NhưLai dùng cam lồ rưới trên đảnh thế nào?'

Tỳ-kheođáp:

- 'Tôiđược đức Như Lai Bảo Tạng thọ ký, nói rằng qua tươnglai vô số a-tăng-kỳ kiếp, tôi sẽ làm Phật, hiệu là ÐăngQuang Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác. Thâm Tâm tôi vữngchắc, ý không thối chuyển. Như thế, Công chúa, vì tôi đượcNhư Lai thọ ký'

Côngchúa hỏi:

- 'ÐứcPhật không thọ ký cho tôi ư?'

Tỳ-kheotrưởng lão đáp:

- 'Tôicũng không biết có thọ ký cho Công chúa chăng? '

Côngchúa nghe thầy Tỳ-kheo nói rồi, liền cỡi xe vũ bảo, đếnchỗ đức Phật Bảo Tạng, cúi đầu lễ chân Phật lui ngồimột bên. Công chúa bạch Phật:

- 'Naycon là đàn việt thí chủ, thường cung cấp các thứ dầucần dùng. Mà nay Thế Tôn thọ ký cho thầy Tỳ-kheo, riêngkhông thọ ký cho con'.

ÐứcPhật Bảo Tạng đáp:

- Pháttâm cầu nguyện, phước ấy khó lường, huống gì dùng tàivật bố thí'.

Côngchúa Mâu-ni thưa:

- 'NếuNhư Lai không thọ ký cho con, con sẽ tự đoạn mạng sốngcủa mình'.

ÐứcPhật Bảo Tạng đáp:

- 'Làmthân người nữ, cầu làm Chuyển Luân Thánh vương không được,cầu làm Ðế Thích cũng không được, cầu làm Phạm thiênvương cũng không được, cầu làm Ma vương cũng không được,cầu làm Phật cũng không được'.

Côngchúa thưa:

- 'Nhấtđịnh con không thể thành đạo Vô thượng được ư? '

PhậtBảo Tạng đáp:

- 'Ðược,Công chúa Mâu-ni được thành đạo Vô thượng Chánh chơn.Song công chúa nên biết, về tương lai qua vô số a-tăng-kỳ-kiếpcó Phật ra đời, đó là thiện tri thức của Cô, đức Phậtkia sẽ thọ ký cho Cô'

Khiấy, công chúa Bạch Phật: - 'Người nhận thanh tịnh, cònthí chủ uế trược chăng? '

PhậtBảo Tạng đáp:

- 'Nhữnggì Ta nói hôm nay, là tâm ý thanh tịnh, phát nguyện vững chắc'.

Côngchúa nói xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễchân Phật, đi quanh Phật ba vòng rồi lui ra.

Ưu-ba-lynên biết ! Qua vô số a-tăng-kỳ-kiếp, Phật Ðăng Quang xuấthiện ở đời tại nước lớn tên là Bát-đầu-ma, cùng vớichúng Ðại Tỳ-kheo mười sáu vạn tám ngàn người câu hội.Quốc vương và nhân dân nước ấy đều đến kính thờ Phật.Khi ấy, nước kia có vua tên Ðề-bà-diên-na, dùng pháp trịhóa, thống lãnh cõi Diêm phù-đề. Nhà vua thỉnh Phật vàchúng Tỳ-kheo đến để cúng dường trai phạn.

Bấygiờ, đức Phật Ðăng Quang sáng sớm đắp y mang bát, dẫnchúng Tỳ-kheo vào thành. Khi ấy, có một Phạm chí tên Di-lặc,gương mặt đoan chánh, riêng vượt hơn mọi người, như làPhạm Thiên, thông suốt các kinh tạng thảy đều quán triệt,các sách vở, chú thuật, thảy đều rành rẽ, thiên văn, địalý thảy đều biết rõ. Phạm chí kia xa thấy Phật Ðăng Quangđi đến, dung mạo đặc biệt thù thắng, phi thường hơn đời,các căn vắng lặng, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻđẹp trang nghiêm nơi thân; thấy rồi liền phát khởi lònghoan hỷ, sanh lòng lành nghĩ rằng; 'Các sách vở ghi chép việcNhư Lai xuất hiện rất là khó gặp, đúng thời mới xuấthiện như hoa Ưu-bát đúng thời mới xuất hiện, nay ta nênđến thử'.

Khiấy, Phạm chí tay cầm năm cành hoa, đến chỗ Thế Tôn, lạikhởi nghĩ thế này: 'Ai có đủ ba mươi hai tướng tốt gọilà thành Phật'. Ông liền đem năm cành hoa tung lên mình Phật,và mong thấy được ba mươi hai tướng tốt. Song ông chỉthấy ba mươi tướng, mà không thấy thêm hai tướng nữa,liền khởi hồ nghi: 'Nay quan sát Thế Tôn, không thấy đượctướng lưỡi rộng dài và tướng mã âm tàng'.

Ôngliền nói kệ:

Nghecó ba hai tướng
Tướngmạo của Ðại nhơn
Naykhông thấy hai tướng
Tướnghảo có đủ chăng?
Cótướng mã âm tàng
Trinhkhiết không dâm chăng?
Cótướng lưỡi rộng dài
Chấmtai, trùm mặt chăng?
Vìtôi hiện tướng ấy,
Ðểdứt các hồ nghi,
Mãâm và tướng lưỡi
Xinnguyện muốn thấy đó.

Khiấy, đức Phật Ðăng Quang liền nhập chánh định khiến Phạmchí thấy được hai tướng ấy. Ðức Phật Ðăng Quang liềnbày tướng lưỡi rộng dài, liếm trùm cả mặt, phóng ánhsáng lớn, trở lại từ đảnh chui vào. Phạm chí thấy đứcPhật có đầy đủ ba mươi hai tướng, thấy rồi vui mừnghớn hở không thể tự kềm, rồi nói thế này:

- Cúixin Thế Tôn chứng minh cho con, ngày nay dùng năm cành hoa dânglên Như Lai, và đem thân này cúng dường bậc Tôn Thánh.

Khiphát thệ này, năm cành hoa ở trên không trung hóa thành đàibáu, rất thù diệu, có bốn trụ bốn cửa. Phạm chí thấyđài báu, vui mừng hớn hở không thể tự kềm, phát lờinguyện: 'Xin cho con đời sau được làm Phật như đức PhậtÐăng Quang, đệ tử đồ chúng thảy đều như thế'.

Khiấy, đức Phật Ðăng Quang biết ý nghĩ trong tâm Phạm chíliền mỉm cười. Pháp thường của chư Phật, khi thọ kýthì Phật mỉm cười, trong miệng phát ra hào quang năm sắcchiếu khắp tam thiên đại thế giới, mặt trời mặt trăngkhông còn ánh sáng, ánh sáng ấy lại từ đảnh mà vào. Nếukhi thọ ký thành Phật thì ánh sáng từ đảnh vào. Nếu khithọ ký thành Bích-chi Phật, ánh sáng từ miệng phát ra lạitrở vào lỗ tai. Nếu thọ ký thành Thanh văn, thì ánh sángtrở vào vai. Nếu thọ ký sanh lên Trời, lúc ấy ánh sángtrở vào cánh tay. Nếu thọ ký sanh loài Người, ánh sáng trởvào hai bên hông. Nếu thọ ký sanh ngạ quỷ, thời ánh sángtrở vào nách. Nếu thọ ký sanh súc sanh, ánh sáng trở vàođầu gối. Nếu thọ ký sanh địa ngục, ánh sáng đi vào gótchân.

Khiấy, Phạm chí thấy ánh sáng trở vào đỉnh đầu, vui mừnghớn hở không thể tự kềm, liền trải tóc dưới đất vànói lời này: 'Nếu đức Phật không thọ ký cho tôi, thì ngaychỗ này tôi sẽ tự hủy hoại các căn'. Khi ấy đức PhậtÐăng Quang biết ý nghĩ trong tâm Phạm chí, liền bảo:

- 'Ôngmau đứng lên. Ðời vị lai sau, sẽ được thành Phật hiệuThích Ca Văn Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác'.

Phạmchí nghe Phật thọ ký rồi, tâm rất vui mừng không thể tựkềm, lập tức ngay nơi ấy được biến hiện tam-muội, baylên hư không cách mặt đất bảy nhẫn, chắp tay hướng vềđức Phật Ðăng Quang.

NàyƯu-ba-ly ! Thầy chớ lấy làm lạ. Thầy Tỳ-kheo trưởng lãovào thời đức Phật Bảo Tạng, đâu phải người nào lạ,chính là đức Phật Ðăng Quang. Còn công chúa Mâu-ni lúc ấy,chính là Ta hiện nay. Lúc ấy đức Phật Đăng Quang đặt danhhiệu Ta là Thích-ca Văn. Nay Ta do nhân duyên ấy, nên nói phápBát-quan trai này, nên phát thệ nguyện, không thệ nguyện khôngkết quả. Vì sao? Nếu lúc ấy, công chúa phát nguyện nhưthế, liền ngay nơi kiếp ấy thành tựu sở nguyện, rốt cuộckhông thành Phật đạo. Phước thệ nguyện không thể xưngkể, được đến chỗ cam lồ, chỗ diệt tận. Như thế, Ưu-ba-ly,nên học như thế.

Bấygiờ, Tôn giả Ưu-ba-ly nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở nước Ma-kiệt, cùng với chúng đại Tỳ-kheonăm trăm người câu hội, đi dần đến bờ sông.

Bấygiờ, Thế Tôn thấy giữa dòng nước có một khúc gỗ lớntrôi trên mặt nước. Ngài bèn ngồi lại dưới một cộicây bên bờ sông. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy khúc gỗ bị nước cuốn kia không?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thưacó thấy.

Phậtbảo:

- Vínhư khúc gỗ kia, không mắc kẹt bờ bên này hay bên kia, cũngkhông chìm giữa dòng hay trôi tấp trên bờ, không bị ngườivớt lên, lại chẳng bị phi nhơn vớt lên, lại không bịnước cuốn xoáy, cũng không bị mục nát. Nó sẽ dần dầntrôi đến biển cả. Vì sao? Biển là cội nguồn của cácsông.

Tỳ-kheocác Thầy cũng lại như thế. Nếu như các hầy không mắckẹt ở bờ bên này hay bờ bên kia, không chìm giữa dòng,lại không nằm trên bờ, không bị người hay phi nhân nắmgiữ, cũng không bị nước cuốn xoáy, cũng không mục nát,các Thầy sẽ dần dần đến Niết-bàn. Vì sao? Niết-bàn cóchánh kiến, chánh chí (tư duy), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánhmạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định, là nguồncội của Niết-bàn.

Bấygiờ, có người chăn bò tên Nan-đà đang chống gậy đứngxa nghe nói như thế, người ấy bèn đi dần dần đến chỗPhật. Bấy giờ, người chăn bò bạch Phật:

- Naycon cũng không mắc kẹt bờ bên này hay bờ bên kia, không chìmgiữa dòng hay tấp vào bờ, không bị người nắm bắt, khôngbị phi nhơn nắm bắt, không bị nước cuốn xoáy, cũng khôngmục nát, dần dần sẽ đến Niết-bàn. Cúi xin Thế Tôn chophép con ngay tại con đường này, được làm Sa-môn.

Phậtbảo:

- Ôngđem bò về cho chủ rồi, sau mới được làm Sa-môn.

Ngườichăn bò Nan-đà thưa:

- Lũbò này nhớ con của chúng, tự sẽ trở về nhà, cúi xin ThếTôn cho phép tại đây.

Phậtbảo:

- Nhữngcon bò này tuy tự trở về nhà, cũng cần Ông đi theo đểgiao lại chủ.

Khiấy, người chăn bò nghe lời dạy đem giao bò xong, trở lạichỗ Phật, bạch Phật:

- Naycon đã giao bò xong, cúi xin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.

Khiấy, Thế Tôn liền cho làm Sa-môn, thọ giới cụ túc.

Cómột Tỳ-kheo khác bạch Phật:

- Thếnào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia? Thế nào là chìmgiữa dòng? Thế nào là kẹt trên bờ? Thế nào là không bịngười nắm bắt? Thế nào là không bị nước cuốn xoáy?Thế nào là không mục nát?

Phậtdạy Tỳ-kheo:

- Bờbên này là thân mình, bờ bên kia là thân diệt hoại. Chìmgiữa dòng là dục ái. Tấp trên bờ là ngũ dục. Bị ngườinắm bắt là: như có người hào tộc phát thệ nguyện rằng:'Nguyện đem công đức phước báu này để được làm vua,hay làm đại thần'. Bị phi nhơn nắm bắt là: như có Tỳ-kheothệ nguyện như vầy: 'Sanh trong cõi Tứ thiên vương mà hànhPhạm hạnh. Nay ta đem công đức này để sanh cõi Trời'. Ðâygọi là bị phi nhơn nắm bắt. Bị nước cuốn xoáy là nhữngđiều tà nghi. Mục nát là tà kiến, tà chí (tư duy), tà ngữ,tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định.Ðó là mục nát vậy.

Lúcấy Tỳ-kheo Nan-đà ở chỗ vắng thanh tịnh, tự tu chuyêncần mà theo đó người dòng dõi, cạo bỏ râu tóc, xuất giahọc đạo, tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tử đã chấm dứt,Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không thọthân trở lại. Tỳ-kheo Nan-đà liền tại chỗ ngồi thànhA-la-hán.

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Ma-kiệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùngvới đại chúng năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, Ðề-bà-đạt-đa, do có thần túc, được thái tử A-xà-thếmỗi ngày đem năm trăm nồi cơm cúng dường. Chúng Tỳ-kheonghe chuyện Ðề-bà-đạt-đa do có thần túc mà được vuaA-xà-thế cúng dường, cùng nhau đến chỗ Phật, cúi đầulễ chân Phật, lui ngồi một bên. Khi ấy, nhiều Tỳ-kheo bạchPhật:

- Ðề-bà-đạt-đaoai thần rất lớn, nay được vua A-xà-thế cúng dường, mỗingày đem cho năm trăm nồi cơm.

Bấygiờ, đức Phật nghe lời ấy rồi, bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy chớ khởi ý niệm ấy về sự tham lợi dưỡng củaTỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa. Kẻ ngu kia do lợi dưỡng này, sẽtự diệt mất. Vì sao? Ở đây, Tỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa sởdĩ xuất gia, không đạt kết quả của sở nguyện. Tỳ-kheonên biết! Ví như có người ra khỏi làng xóm, tay cầm búabén đến chỗ cây to, trước đó ý mong chặt được cây to.Kịp khi đến nơi, chỉ lấy cành lá trở về nhà.

NayTỳ-kheo này cũng vậy, tham trước lợi dưỡng. Do lợi dưỡngnày, đối với người khác thì tự khen mình, chê bai việclàm của các Tỳ-kheo khác, ắt không đạt kết quả sở nguyện.Thấy ấy do lợi dưỡng này nên không cần tìm cách khởitâm dũng mãnh. Như người kia muốn tìm lõi cây không được,bị người trí ruồng bỏ.

Nếunhư có Tỳ-kheo được lợi dưỡng rồi, không tự khoe khoang,cũng không chê bai người khác. Hoặc có khi lại đối vớingười khác tự xưng ta là người trì giới, kia là kẻ phạmgiới, Tỳ-kheo ấy không đạt kết quả của sở nguyện. Nhưngười bỏ gốc đem cành lá về nhà, người trí thấy rồi,nói 'Người này tuy đem cành cây về nhà, song không biết gốc'.Trong đây Tỳ-kheo cũng như vậy. Do được lợi dưỡng, vânggiữ giới luật, và tu Phạm hạnh, ưa tu chánh định. Tỳ-kheoấy do chánh định này, tâm đối với người khác tự khoe:'nay ta được định, người khác không định'. Pháp đánglàm của Tỳ-kheo ấy cũng không được kết quả.

Cũngnhư có người tìm lõi cây, đến bên cây to, xem xét thân cây,bỏ các nhánh lá, chỉ lấy gốc đem về. Người trí thấyrồi liền nói thế này: 'Người này được riêng phần gốc'.Nay Tỳ-kheo này cũng lại như thế, hưng khởi lợi dưỡng,vâng giữ giới luật, cũng không tự khoe khoang, lại chẳngchê bai người khác, tu hành chánh định, cũng lại như thếmà dần dần tu trí tuệ. Trong pháp này, trí tuệ là bậc nhất.Tỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa ở trong pháp này đã chẳng đượctrí tuệ, lại cũng không đủ giới luật.

Cómột Tỳ-kheo bạch Phật:

- Thầùề-bà-đạt-đa ấy vì sao không hiểu pháp giới luật? Thầyấy có thần túc, thành tựu các hạnh, có trí tuệ này, vìsao không hiểu pháp giới luật? Có trí tuệ ắt có chánh định,có chánh định ắt có giới luật.

Phậtdạy:

- Phápgiới luật là chuyện thường của thế tục. Thành tựu chánhđịnh cũng là chuyện thường thế tục. Thần túc phi hànhcũng là chuyện thường thế tục. Thành tựu trí tuệ, đómới là nghĩa đệ nhất.

Khiấy, Thế Tôn bèn nói kệ:

DoThiền được thần túc,
Khôngrốt ráo tối thượng,
Khôngđược mé vô vi,
Lạirơi trong ngũ dục.
Trítuệ là tối thượng,
Khônglo, không nghĩ ngợi.
Rốtráo được đẳng kiến.
Ðoạndứt chốn sanh tử.

Tỳ-kheonên biết! Do phương tiện này mà biết Ðề-bà-đạt-đa khônghiểu pháp giới luật, cũng không hiểu hạnh trí tuệ, chánhđịnh. Tỳ-kheo các Thầy chớ giống Ðề-bà-đạt-đa thamtrước lợi dưỡng. Người tham lợi dưỡng là rơi vào chỗác, không đến đường lành. Nếu tham trước lợi dưỡngthì sẽ tập theo tà kiến, lìa chánh kiến, tập tà tư duylìa chánh tư duy. Tập tà ngữ lìa chánh ngữ, tập tà nghiệplìa chánh nghiệp, tập tà mạng lìa chánh mạng, tập tà phươngtiện lìa chánh phương tiện, tập tà niệm lìa chánh niệm,tập tà định lìa chánh định.

Thếnên Tỳ-kheo! Chớ khởi tâm lợi dưỡng, chế phục khiếnđừng khởi. Ðã khởi tâm lợi dưỡng, nên tìm phương tiệndiệt trừ. Như thế, này các Tỳ-kheo nên học điều này!

KhiPhật nói pháp vi diệu này có sáu mươi Tỳ-kheo xả bỏ phápphục, tập hạnh cư sĩ; lại có sáu mươi Tỳ-kheo khác đượclậu tận ý giải, sạch hết các trần cấu, được pháp nhãntịnh.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói thí dụ thuyền bè. Các Thầy khéo suy nghĩ, ghi nhớtrong tâm.

CácTỳ-kheo thưa:

- Xinvâng! Bạch Thế Tôn.

CácTỳ-kheo nghe lời Phật dạy.

Phậtbảo:

- Thếnào gọi là thí dụ thuyền bè? Nếu các Thầy đi đườngbị giặc bắt giữ, nên nhiếp tâm ý, đừng khởi niệm ác.Nên khởi tâm hộ niệm trùm khắp mọi nơi, vô lượng vôhạnh không thể tính kể. Giữ gìn tâm như đất, cũng nhưđất này, nhận vật sạch, cũng nhận vật dơ, phần tiểudơ uế xấu xa thảy đều nhận hết. Song đất chẳng khởitâm tăng giảm, không nói rằng: 'Ðây là xấu, đây là tốt'.Nay việc làm của các Thầy nên cũng như thế. Giả sử bịgiặc bắt giữ giam cầm, chớ sanh ác niệm, khởi tâm tănggiảm, như đất, nước, lửa, gió, xấu cũng nhận, tốt cũngnhận, đều không có tâm tăng giảm.

Khởitâm từ, bi, hỷ, hộ (xả) đối với tất cả chúng sanh. Vìsao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì pháp ác mà tập quen.Như có người gặp chỗ tai nạn sợ sệt, muốn qua khỏi chỗtai nạn đến chỗ an ổn; tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Ngườiấy thấy con sông lớn rất sâu rộng, cũng không có thuyềnhay cầu để có thể sang bờ bên kia. Song chỗ đứng bên nàyrất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suynghĩ tính kế: 'Sông này rất sâu lại rộng, nay ta có thểthu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ bènày để chèo từ bờ này sang bờ kia'. Bấy giờ, người ấyliền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ nàysang bờ kia. Người ấy đã sang bờ kia liền khởi nghĩ: 'Cáibè này rất nhiều lợi ích cho ta, do bè này được qua chỗách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ không nạn. Nay ta khôngbỏ bè này, đi đâu cũng mang theo'.

Thếnào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếcbè theo chăng? Hay không nên vác theo?

CácTỳ-kheo thưa:

- BạchThế Tôn không nên. Nguyện vọng của người ấy đã đượckết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Phápthiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp.

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo bạch Phật:

- Thếnào là pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp? Chúngcon há không do pháp mà học đạo ư?

Phậtbảo:

- Ynơi kiêu mạn diệt kiêu mạn, mạn mạn, tăng thượng mạn,tự mạn, tà kiến mạn, mạn trung mạn, tăng thượng mạn.Dùng không mạn diệt mạn mạn, vô mạn; dùng chánh mạn diệttà mạn, tăng thượng mạn, diệt sạch bốn mạn.

Xưakia, khi Ta chưa thành Phật đạo, ngồi dưới cội cây bènnghĩ như vầy: 'Trong cõi dục giới, ai là người hào quý nhấtTa sẽ hàng phục. Trong cõi dục giới này, chư Thiên và loàiNgười thảy đều hàng phục'. Lúc ấy, Ta lại nghĩ thế này:'Nghe nói có tệ ma Ba-tuần, nay Ta sẽ chiến đấu với Ma ấy,do hàng phục ma Ba-tuần, tất cả chư Thiên hào quý kiêu mạnđều sẽ bị hàng phục'.

Khiấy, Ta ngồi nơi tòa mỉm cười, khiến cho cảnh giới ma Ba-tuầnthảy đều chấn động. Trong hư không nghe có tiếng nói kệ:

Bỏpháp vua chơn tịnh,
Xuấtgia học cam lồ,
Nếungười phát nguyện rộng,
Khôngba đường ác này.
Nayta họp binh chúng,
Ðếnthăm Sa-môn kia,
Nếukhông theo ý ta,
Nắmchân ném ra biển.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com