- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 3
XXXXV.Phẩm Mã vương
1.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùngchúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.
Bấygiờ, trong thành có Bà-la-môn tên Ma-ê-đề-lợi, biết rànhrẽ các kinh ngoại đạo, thiên văn địa thuật thảy đềuthông suốt, tất cả các pháp cư xử giao thiệp trên thếgian thảy đều rõ thấu. Con gái của Bà-la-môn tên Ý Ái,rất thông minh, dung mạo đoan chánh, ít có trên đời.
Khiấy, Bà-la-môn bèn khởi nghĩ rằng: 'Kinh điển Bà-la-môn cónói, có hai hạng người ra đời rất khó gặp. Thế nào làhai hạng người? Ðó là bậc Như Lai Chí Chơn Ðẳng ChánhGiác và Chuyển luân Thánh vương. Nếu khi Chuyển luân Thánhvương xuất hiện, bèn có thất bảo tự nhiên hưởng ứng.Nay ta có con gái quý, nhan sắc tuyệt diệu, bậc nhất trongcác ngọc nữ. Như nay không có Chuyển luân Thánh vương, talại nghe có bậc vương tử Chân Tịnh tên là Tất-đạt, xuấtgia học đạo, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp.Người ấy nếu ở nhà sẽ là bậc Chuyển luân Thánh vương,nếu xuất gia học đạo liền thành Phật đạo. Nay ta có thểđem con gái ta cho Sa-môn ấy'.
Khiấy, Bà-la-môn bèn dẫn con gái đến trước chỗ Phật, thưarằng:
- Cúixin Sa-môn nhận ngọc nữ này.
Phậtbảo Bà-la-môn:
- Thôi,thôi, Phạm chí! Ta không cần người đắm trước dục vọngnày.
Bà-la-mônba phen bạch Phật:
- Sa-môn!Hãy nhận ngọc nữ này, so sánh trên đời, nàng này khôngbằng.
Phậtbảo:
- Phạmchí! Ta đã hiểu ý Ông, nhưng Ta đã xuất gia, không tập theodục lạc.
Bấygiờ, có Tỳ-kheo trưởng lão đứng sau Như Lai, đang quạthầu Phật, Tỳ-kheo ấy bạch Phật:
- Cúixin Như Lai, nhận người nữ nầy, nếu Như Lai không cần thìđể cho chúng con sai khiến.
Phậtbảo Tỳ-kheo trưởng lão:
- Thầythật ngu si mới ở trước Như Lai thổ lộ ý xấu này. Vìsao Thầy để tâm ý bị trói buộc nơi người nữ ấy?
Phàmlà người nữ thì có chín điều xấu. Thế nào là chín? Mộtlà người nữ hôi hám không sạch, hai là người nữ ác khẩu,ba là người nữ không biết đền ơn, bốn là người nữtật đố, năm là người nữ bỏn xẻn, sáu là người nữưa thích rong chơi, bảy là người nữ nhiều sân nhuế, támlà người nữ nhiều vọng ngữ, chín là ngưòi nữ lời nóikhinh suất. Như thế này Tỳ-kheo, người nữ có chín hạngtội ác như thế.
Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:
Thườngưa cười, khóc la,
Nhưthân mà chẳng thân,
Hãytìm phương tiện khác,
Chớnên khởi ý loạn.
Khiấy, Tỳ-kheo trưởng lão bạch Phật:
- Ngườinữ tuy có chín pháp tệ ác như thế. Nhưng hôm nay con quánsát cô gái này không có tỳ vết gì.
Phậtbảo Tỳ-kheo:
- NayThầy thật là người ngu, không tin lời từ miệng của NhưLai ư? Nay ta sẽ nói:
Vềthuở quá khứ rất xa, trong thành Ba-la-nại có một nhà buôntên Phổ Phú, dẫn năm trăm khách buôn vào biển tìm kho báu.Song biển ấy ắt có quỷ La-sát cư trú, thường ăn thịtdân chúng. Lúc ấy trong biển nổi gió, thổi tàu buôn kia trôivào trong thành của quỷ La-sát. La-sát xa thấy khách buôn tớivui mừng vô cùng, liền ẩn hình quỷ La-sát mà hiện hìnhngười nữ, đoan chánh không ai bằng, nói với các khách buônrằng:
- 'ChưHiền khéo đến đây. Trên bãi cát quý này được xây cungđiện trời cho quý khách, có trăm ngàn thứ trân bảo, nấucác món ăn ngon, lại có các cô gái đẹp chưa chồng. Cácvị có thể cùng chúng tôi vui thích'.
Tỳ-kheonên biết! Trong số các nhà buôn ấy, những người ngu muôithấy cô gái ấy rồi, liền khởi tâm đắm trước. Khi đó,thương chủ Phổ Phú liền khởi nghĩ rằng: 'Trong biển lớnnầy là chỗ ở của loài phi nhơn, làm sao các cô này ở được,đây chắc là La-sát, không nghi ngờ gì'. Thương chủ liềnbảo các cô gái rằng:
- 'Thôi,thôi, các Cô! Chúng tôi không tham nữ sắc'.
Lúcấy, vào những ngày mùng tám, mười bốn, rằm mỗi tháng,có ngựa chúa bay qua lại trên hư không kêu rằng:
- 'Aimuốn qua khỏi ách nạn của biển lớn, ta có thể cõng qua'.
Tỳ-kheonên biết! Lúc ấy vị thương chủ kia leo lên cây cao, xa thấyngựa chúa và nghe tiếng kêu, vui mừng hớn hở không thểtự kềm, bèn đến chỗ ngựa chúa. Ðến rồi nói với ngựachúa rằng:
- 'Chúngtôi là năm trăm khách buôn bị gió thổi giạt, nay rơi vàochỗ cực kỳ nguy hiểm này, muốn được qua biển, xin đưagiúp chúng tôi qua'.
Ngựachúa bảo khách buôn rằng:
- 'CácÔng đến hết đây, ta sẽ đưa sang bờ biển'.
Thươngchủ Phổ Phú bèn bảo các khách buôn rằng:
- 'Nayngựa chúa ở gần đây. Mọi người nên đến đó, cùng quakhỏi nạn biển'.
Khiấy, các khách buôn trả lời:
- 'Thôi,thôi! Thưa thương chủ, chúng tôi ở lại chỗ này, tự vuithích với nhau. Vì ở Diêm-phù-đề khổ nhọc, muốn tìm nơikhoái lạc. Ở đây có đủ các vật quý báu trân kỳ và cáccô gái đẹp. Có thể ở lại chỗ này vui chơi với ngũ dục,rồi sau dần dần gom góp của cải, sẽ cùng qua biển'.
Thươngchủ bảo các khách buôn:
- 'Thôi,thôi, các Người ngu! Ở đây không có người nữ, giữa biểnlớn làm sao có chỗ người ở?'
Cáckhách buôn đáp:
- 'Hãythôi, thưa Thương chủ! Chúng tôi không thể bỏ đây mà đi'.
Khiấy, thương chủ Phổ Phú bèn nói kệ:
Chúngta gặp nạn nầy,
Ðừngtưởng có nam, nữ,
Ðâylà loài La-sát,
Sẽăn dần chúng ta.
'Nếunhư các Ông không cùng đi với tôi, mỗi người nên tự giữgìn. Nếu thân, khẩu, ý tôi có phạm điều gì, thảy đềuxin tha lỗi chớ để tâm'.
Lúcấy, các khách buôn cùng nói kệ từ biệt:
Thaychúng tôi thăm hỏi,
Bàcon trong làng xóm,
Ởlại đây vui chơi,
Khôngđợi lúc trở về.
Khiấy, thuơng chủ lại dùng kệ đáp:
CácÔng thật gặp nguy,
Lầmlạc không chịu về,
Nhưthế chẳng bao lâu,
Thảybị quỷ ăn hết.
Nóikệ ấy rồi, liền bỏ đi, thương chủ đến chỗ ngựa chúa,cúi đầu lễ dưới chân, liền cỡi ngựa mà đi. Khi ấy,những khách buôn xa thấy chủ của họ đã cỡi ngựa chúa,trong số đó có người kêu lên, hoặc có người rất sợhãi. Chúa quỷ La-sát hướng về phía các La-sát, nói kệ rằng:
Ðãvào miệng sư tử,
Thoátra rất là khó,
Huốnggì vào nước ta,
Muốnra thật khó.
Chúaquỷ La-sát liền hoá thân hình người nữ, rất đoan chánh,lấy tay chỉ vào bụng, nói: 'Nếu ta không ăn thịt các Ngươi,trọn không là La-sát'. Khi ấy, ngựa chúa cõng thương chủbay đến bờ biển, còn lại năm trăm khách buôn thảy đềuchịu tai nạn.
Bấygiờ trong thành Ba-la-nại có vị vua tên Phạm-ma-đạt trịhoá nhân dân. Khi ấy, La-sát đuổi theo sau thương chủ kêulên 'tôi mất chồng'. Thương chủ trở về nhà, La-sát hóahiện bồng theo đứa con trai, đến trước chỗ vua Phạm-ma-đạttâu nhà vua rằng:
- 'Thếgian thật là tai quái, ắt sẽ diệt hoại'.
Nhàvua hỏi:
- 'Thếgian có việc gì tai quái mà diệt hoại?'.
La-sáttâu vua:
- 'Tôibị chồng bỏ, nhưng tôi không có lỗi gì đối với chồng'.
VuaPhạm-ma-đạt thấy thiếu phụ này rất tuyệt đẹp, liềnkhởi ý đắm trước, bảo nàng rằng:
- 'Chồngnàng là kẻ không có nhân nghĩa mới bỏ nàng'.
Khiấy, vua Phạm-ma-đạt sai người gọi thương chủ đến hỏi:
- 'Cóthật Ông bỏ cô vợ đẹp này chăng?'
Thươngchủ tâu:
- 'Ðólà La-sát, không phải là nữ nhơn'.
La-sátnữ liền tâu vua:
- 'Ngườinày không có nghĩa vợ chồng. Nay đã bỏ tôi, còn mắng tôilà La-sát'.
Nhàvua hỏi:
- 'Ôngthật không dùng, ta sẽ thâu dùng nàng ấy'.
Thươngchủ tâu vua:
- 'Ðâylà La-sát, xin tùy thánh ý'.
Khiấy, vua Phạm-ma-đạt vào trong cung cấm, tùy thời tiếp nàngkhông để cho phiền oán.
LoàiLa-sát phi nhơn ấy bèn ăn thịt nhà vua, chỉ còn lại bộxương, rồi bỏ đi.
NàyTỳ-kheo, đừng nghĩ ai khác! Thương chủ lúc ấy chính làTỳ-kheo Xá-lợi-phất. La-sát lúc ấy nay là cô gái này. VuaPhạm-ma-đạt thuở ấy, nay là Tỳ-kheo trưởng lão. Ngựachúa lúc ấy, nay là thân Ta. Năm trăm khách buôn lúc ấy, naylà năm trăm Tỳ-kheo. Do phương tiện này nên biết, ái dụclà ý tưởng bất định, nay cố ý khởi tưởng đắm trướcsao?
Bấygiờ, Tỳ-kheo kia đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Phật rằng:
- Cúixin nhận cho con sám hối lỗi nặng này. Từ nay về sau khôngdám tái phạm.
Khiấy, Tỳ-kheo kia nghe lời Phật dạy xong, liền ở chỗ vắng,tự khắc phục mình tu tập những gì mà dòng dõi hào tộc,siêng tu Phạm hạnh, muốn được tu Phạm hạnh Vô thượng.Tỳ-kheo kia bèn thành A-la-hán.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại Thích-sí, vườn cây Am-bà-lợi, cùng vớichúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.
Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Mục-kiền-liên sau khinhập hạ xong, dẫn năm trăm Tỳ-kheo đi du hóa nhân gian, dầndần đi đến làng Thích-sí. Bấy giờ Tỳ-kheo mới đến vàTỳ-kheo tại chỗ cùng nhau nói năng, hỏi han, âm thanh to ồn.Thế Tôn nghe âm thanh to ồn của các Tỳ-kheo, bèn hỏi A-nan:
- Naytrong vườn này có tiếng gì to ồn thế đến thế? Như làtiếng đập phá cây, đá?.
A-nanbạch Phật:
- Hômnay có Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên dẫn năm trămTỳ-kheo đến đây. Các Tỳ-kheo mới đến và Tỳ-kheo tạichỗ cùng hỏi thăm nhau, nên có tiếng như thế.
Phậtbảo A-nan:
- Thầymau đuổi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, không cầnở đây.
A-nanvâng lời dạy, liền đến chỗ Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên,thưa rằng:
- ThếTôn có dạy, hãy mau rời khỏi đây, không nên ở lại.
Xá-lợi-phấtđáp:
- Xinvâng lời dạy.
Bấygiờ, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên ra khỏi vườn, dẫn nămtrăm Tỳ-kheo theo đường mà đi.
Bấygiờ, các người họ Thích nghe tin Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liênbị Phật đuổi, liền đến chỗ Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên,cúi đầu lễ dưới chân, bạch với Xá-lợi-phất:
- ChưHiền! Các Vị muốn đi đâu?
Xá-lợi-phấtđáp:
- Chúngtôi bị Thế Tôn đuổi, nay tìm chỗ ở.
Nhữngngười họ Thích bạch với Xá-lợi-phất:
- ChưHiền chớ lo, chúng tôi sẽ đến Nư Lai sám hối.
Khiấy, các người họ Thích bèn đến chỗ Phật, cúi đầu lễchân Phật, lui ngồi một bên và bạch Phật rằng:
- Cúixin Thế Tôn tha lỗi cho các Tỳ-kheo từ xa đến. Cúi xin ThếTôn để thời giờ chỉ dạy, trong số những Tỳ-kheo từxa đến, có người mới học đạo, vừa vào cửa pháp, chưađược gần tôn nhan Như Lai, e có tâm thay đổi. Ví như mầmmạ không gặp mưa thấm ướt không thể thành tựu; nay cácTỳ-kheo này cũng lại như thế, chưa gần Như Lai mà đi, erằng có tâm thay đổi.
Khiấy, Phạm thiên vương biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, trongkhoảng lực sĩ duỗi cánh tay, từ cõi Phạm thiên ẩn, đếnchỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui đứng một bên.Phạm thiên vương bạch Phật:
- Cúixin Thế Tôn tha lỗi cho các Tỳ-kheo từ xa đến, dùng thờigiờ chỉ dạy. Trong đây, hoặc có Tỳ-kheo chưa rốt ráo,liền sanh tâm thay đổi, người ấy không thấy tôn nhan NhưLai, bèn đổi ý, trở về nghiệp cũ. Cũng như bò con mớisanh bị lạc mẹ, lo buồn không ăn; đây cũng như thế, nếuhàng Tỳ-kheo tân học không được thấy Như Lai, bèn sẽ xalìa Chánh pháp.
Bấygiờ, Thế Tôn nhận lời can thiệp của những người họThích và thí dụ bò con của Phạm thiên vương. Khi ấy, ThếTôn quay lại nhìn, Tôn giả A-nan bèn khởi ý nghĩ: 'Như laiđã nhận lời xin của dân chúng và chư thiên'. A-nan đếnchỗ Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên bảo rằng:
- NhưLai muốn gặp chúng Tăng. Trời và nhân dân cùng trình bàyđiều này.
Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:
- CácThầy chỉnh đốn y bát, cùng đến chỗ Thế Tôn. Như Lai đãnhận cho chúng ta sám hối.
Xá-lợi-phấtvà Mục-kiền-liên dẫn năm trăm Tỳ-kheo Ðến chỗ Phật,cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên.
Lúcđó, Phật hỏi Xá-lợi-phất:
- Trướcđây Ta đuổi các Tỳ-kheo, ý Thầy thế nào?.
Xá-lợi-phấtbạch Phật:
- Trướcđây, Như Lai đuổi chúng Tăng, con bèn khởi nghĩ: 'Như Laichỉ ưa ở một mình chỗ vắng, không thích nơi ồn náo, nênđuổi chúng Tăng đi'.
Phậtbảo Xá-lợi-phất:
- Sauđó Thầy lại khởi niệm gì? Thánh chúng khi ấy ai là giềngmối?
Xá-lợi-phấtbạch Phật:
- BạchThế Tôn! Lúc ấy con lại khởi ý nghĩ này: 'Ta cũng nên ởchỗ vắng, đi riêng, không ở chỗ ồn náo'.
Phậtbảo Xá-lợi-phất:
- Chớnói như vậy, cũng đừng khởi ý nghĩ như thế, rằng: 'Tanên ở chỗ vắng'. Như nay, giềng mối của Thánh chúng háchẳng phải nương vào hai Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liênư?
Bấygiờ, đức Phật hỏi Mục-kiền-liên:
- Tađuổi chúng tăng, Thầy có ý niệm gì?
Mục-kiền-liênbạch Phật:
- NhưLai đuổi chúng Tăng, con bèn khởi niệm này: 'Như Lai muốnở riêng chỗ vô vi, nên đuổi chúng Tăng vậy'.
Phậthỏi Mục-kiền-liên:
- Sauđó Thầy lại khởi niệm gì?
Mục-kiền-liênbạch Phật:
- NayNhư Lai đuổi chúng Tăng, chúng ta nên tập hợp chúng lại,khiến đừng phân tán.
Phậtbảo Mục-kiền-liên:
- Lànhthay! Mục-kiền-liên, như lời Thầy nói, giềng mối trong chúngchỉ có Ta và hai Thầy. Từ nay về sau, Mục-kiền-liên nêndạy dỗ các Tỳ-kheo hậu học, khiến hằng ở chỗ an ổn,dài lâu, đừng để thối tâm nửa chừng, rơi trong sanh tử.
Nếucó Tỳ-kheo thành tựu chín pháp, ở trong hiện pháp không đượclớn mạnh. Thế nào là chín? Cùng gần gũi thừa sự ác trithức; không việc thường ưa đi dạo; thường bị tai họa.Ưa cất chứa tài vật, tham đắm y bát; thường nói nhiềulời dối gạt, trống rỗng; ý tán loạn không định; khôngcó trí tuệ; không hiểu nghĩa thú; không tùy thời nghe chỉdạy.
Thếnên, này Mục-kiền-liên! Nếu tỳ-kheo thành tựu chín phápnày, ở trong hiện pháp không được lớn mạnh, có sự thấmnhuần.
Nếucó Tỳ-kheo có thể thành tựu chín pháp thì sẽ được thànhtựu xong việc. Thế nào là chín? Cùng theo Thiện tri thức;tu hành Chánh pháp không đắm trước nghiệp tà; thường ởchỗ yên vắng không thích nhơn gian; ít bệnh không hoạn nạn;không chứa nhiều tài vật báu, không tham trước y bát; siêngnăng tinh tấn; không có tâm tán loạn; nghe nghĩa liền hiểu,không cần lập lại; tùy thời nghe pháp không chán đủ.
Thếnên, này Mục-kiền-liên! Nếu có Tỳ-kheo thành tựu chín phápnày, ở trong hiện pháp được nhiều lợi ích. Cho nên, nàyMục-kiền-liên, nên nhớ siêng năng dạy bảo các Tỳ-kheo,khiến đến chỗ vô vi lâu dài.
Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:
Thườngnhớ tự giác ngộ,
Chớđắm nơi phi pháp,
Sựtu nên chánh hạnh,
Ðượckhỏi nạn sanh tử.
Làmviệc này được vậy,
Làmnhư thế được phước.
Chúngsanh trôi lăn lâu,
Dứtđược già, bệnh, chết.
Việcxong, lại không tập,
Trởlại tạo phi hạnh,
Ngườiphóng dật như thế,
Thànhtựu hạnh hữu lậu.
Nếucó tâm siêng năng,
Thườngđể lại đầu tâm,
Lầnlượt cùng dạy bảo,
Bènthành người vô lậu.
Thếnên, Mục-kiền-liên! Nên vì các Tỳ-kheo mà dạy điều này,nên nhớ nghĩ học điều này!
Khiấy, Thế Tôn vì các Tỳ-kheo nói pháp vi diệu, khiền chưvị phát tâm hoan hỉ. Khi các tỳ-kheo nghe pháp xong, trong chúngcó hơn sáu mươi Ttỳ-kheo được lậu tận ý giải.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời, Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.
- Nếucó Tỳ-kheo ở nơi làng xóm, mà pháp lành tiêu diệt, phápác tăng trưởng thì Tỳ-kheo ấy nên học thế này: 'Nay taở trong làng này, mà pháp ác tăng trưởng, pháp lành dầndần tiêu diệt, ý niệm không chuyên nhất, không chấm dứtđược hữu lậu, không đến chỗ vô vi an ổn. Ta được yphục, mền nệm, thức ăm uống, giường nằm, toạ cụ, thuốcmen, cực khổ mới có'.
Tỳ-kheoấy nên học thế này: 'Nay ta ở trong làng này, pháp ác tăngtrưởng mà pháp lành tiêu diệt. Ta cũng không vì y phục, ănuống, giường nằm, tọa cụ, thuốc men mà làm Sa-môn. Ðiềumong muốn của ta nay không đạt kết qủa'. Tỳ-kheo ấy nênrời làng đi.
Nếulại có Tỳ-kheo ở nơi làng xóm, pháp lành tăng trưởng, phápác tiêu diệt, y phục, thức ăn uống, tọa cụ, thuốc men,do siêng năng mà được thì Tỳ-kheo ấy nên học thế này:'Nay ta ở tại làng xóm này, pháp lành tăng trưởng, pháp áctiêu diệt, đồ vật được cúng dường do siêng năng khổnhọc mới có. Ta không vì y phục mà xuất gia học đạo, tuPhạm hạnh. Ðiều mong muốn của ta khi học đạo thảy đềuthành tựu, nên suốt đời vâng kính cúng dường'.
Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ này:
Áo,mền, ăn uống,
Giườngnằm và chỗ ở,
Khôngnên tưởng tham trước,
Cũngchớ trở lại đời.
Khôngvì y, áo, mền,
Màxuất gia học đạo,
Sởdĩ học đạo ấy,
Ðạtkết quả sở nguyện.
Tỳ-kheothích hợp thời,
Suốtđời ở thôn kia,
Ởđó nhập Niết-bàn,
Chấmdứt gốc mạng căn.
Ởđây, Tỳ-kheo kia nếu ở chỗ vắng trong nhân gian, làng xóm,pháp lành tăng trưởng, pháp ác tự tiêu diệt thì Tỳ-kheoấy nên suốt đời ở tại làng kia, không nên đi xa.
Khiấy, Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Chẳngphải Như Lai thường nói thân tứ đại tại ăn uống mà đượctồn tại, cũng nhờ pháp tâm niệm tưởng sở, các pháp lànhnương vào tâm mà sanh. Lại, Tỳ-kheo ấy nương ở nơi làngxóm, tình thần khổ nhọc mới được y phục, thức ăn. Ngườiấy làm thế nào để sanh pháp lành, ở nơi làng kia khôngđi xa?.
Phậtbảo A-nan:
- Nhữngvật dụng như y phục, mền nệm, thức ăn, giường nằm, tọacụ, thuốc men, có ba loại. Nếu Tỳ-kheo chuyên nhớ nghĩ tứsự cúng dường, điều mong ước không đạt kết quả, thìvật dụng đó là khổ. Nếu có tâm biết đủ, không khởitưởng tham trước thì chư Thiên, loài hoan hỉ với vị ấy.Lại, Tỳ-kheo nên học như thế. Do đó, Ta nói nghĩa này. Thếnên, này A-nan! Tỳ-kheo nên nhớ nghĩ vế ít muốn, biết đủ.Như thế, A-nan, nên học điều này bây giờ, A-nan nghe Phậtdạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4.Tôi nghe như vậy:
Mộtthời Phật ở tại vườn Bà-la.
Bấygiờ, Thế Tôn đến thời đắp y mang bát vào trong làng Bà-lakhất thực. Lúc đó tệ ma Ba-tuần liền khởi ý nghĩ: 'NaySa-môn này muốn vào làng khất thực, ta sẽ dùng cách bảocác người nam nữ đừng cúng dường thức ăn'.
Tệma Ba-tuần bèn bảo khắp các dân chúng trong làng, khiến đừngbố thí thức ăn cho Sa-môn Cù-đàm. Bấy giờ, Thế Tôn đivào làng khất thực, tất cả mọi người đều không nóichuyện với Ngài, cũng không ai đến thừa sự cúng dường.Rốt cuộc Như Lai khất thực không được, bèn đi khỏi làng.Khi ấy tệ ma Ba-tuần đi đến chỗ của đức Thế Tôn, hỏirằng:
- Sa-môn!Khất thực chẳng được phải chăng?.
ThếTôn bảo:
- DoMa xúi sử, khiến ta không nhận được thức ăn, chẳng baolâu Ngươi sẽ chịu quả báo ấy. Nay Ngươi hãy nghe Ta nói:Trong thời Hiền kiếp, có đức Phật hiệu là Câu-lưu-tônNhư Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, ThiênNhơn Sư, Phật,Thế Tôn, xuất hiện ở đời.
Lúcđó, đức Phật kia cũng ở tại làng, cùng với bốn mươivạn chúng. Bấy giờ, tệ ma Ba-tuần bèn khởi ý nghĩ rằng.'Nay ta tìm cách đối phó với Sa-môn này, trọn không đựơckết quả'. Ma lại khởi nghĩ: 'Nay ta sẽ bảo khắp hết dânchúng trong làng Bà-la, khiến họ đừng bố thí thức ăn choSa-môn'.
Khiấy, Thánh chúng đắp y mang bát vào làng khất thực, rốtcuộc các Tỳ-kheo không được thức ăn, bèn ra khỏi làngtrở về. Bấy giờ, đức Phật Câu-lưu-tôn dạy các Tỳ-kheopháp vi diệu này:
- 'Phàmquán thức ăn có chín loại, là bốn loại thức ăn của ngườixuất thế.
Thếnào là bốn loại thức ăn của người thế gian ? Một làđoàn thực, hai là cánh lạc thực, ba là niệm thực, bốnlà thức thực. Ðó là thế gian có bốn loại thức ăn.
Thếnào là năm loại thức ăn tiêu biểu của xuất thế ? Mộtlà thiền thực, hai là nguyện thực, ba là niệm thực, bốnlà bát giải thoát thực, năm là hỉ thực. Này các Tỳ-kheo,đó gọi là năm loại thức ăn tiêu biểu của xuất thế gian.Nên cùng chuyên nghĩ, nhớ trừ bỏ bốn loại thức ăn thếgian, tìm cách thành tựu năm loại thức xuất thế. Như thế,Tỳ-kheo nên học điều này'.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy rồi, liền tự mìnhkhắc phục, thành tựu xong năm loại thức ăn. Lúc ấy, Ba-tuầnkia không phá được, bèn nghĩ rằng: 'Nay ta không thắng đượcSa-môn này, ta sẽ tìm cách qua các căn mắt, tai, mũi, lưỡi,thân, ý được tiện lợi chăng ?'.
Khiấy, hàng đệ tử Thanh văn của đức Phật đó, đến thờiđắp y mang bát vào làng khất thực. Dân chúng trong làng Bà-lacung cấp cho các Tỳ-kheo y phục, mền nệm, thức ăn uống,ngọa cụ, thuốc men không để thiếu thốn. Họ đều đếntrước nắm y Tăng-già-lê, đem vật cưỡng ép thí cho.
Khiấy, đức Phật đó vì chúng Thanh văn nói pháp này: 'Phàmlợi dưỡng là rơi vào đường ác, khiến cho không thể đếnchỗ vô vi. Tỳ-kheo các Thầy chớ hướng về tâm niệm đắmtrước, với lợi dưỡng nên nghĩ lìa bỏ. Nếu có Tỳ-kheotham trước lợi dưỡng thì sẽ không thành tựu năm phầnpháp thân, không đầy đủ giới đức.
Chonên, này các Tỳ-kheo, tâm lợi dưỡng chưa sanh nên khiếnkhông sanh, tâm lợi dưỡng đã sanh nên mau trừ diệt. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này !
Khiấy, ma Ba-tuần liền ẩn hình mà đi.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Kỳ-kheo:
- Nênthực hành tâm từ, lưu truyền rộng lớn tâm từ. Do thựchành tâm từ, tâm sân nhuế sẽ tự tiêu diệt. Vì sao? Tỳ-kheonên biết ! Xưa có một ác quỷ rất xấu xí hung bạo đếnchỗ của Thích-đề-hoàn-nhân, leo lên tòa ngồi. Khi ấy chưThiên cõi trời Ba mươi ba rất là sân giận: 'Tại sao ác quỷnày ngồi trên tòa của Thiên chủ ta ?'. Khi ấy, chư Thiênvừa khởi tâm sân, ác quỷ kia liền đổi sắc mặt đoan chánhthù thắng hơn thường.
Bấygiờ, Thích-đề-hoàn-nhân đang ngồi tại giảng đường Phổtập, cùng vui chơi với ngọc nữ. Có vị trời đến chỗThích-đề-hoàn-nhân, thưa Ðế thích rằng:
- 'Cù-dựcnên biết ! Hiện nay có một ác quỷ ngồi trên tôn tòa, chưThiên cõi trời Ba mươi ba rất giận dữ. Chư Thiên vừa khởisân nộ, quỷ kia bèn biến đổi dung mạo đoan chánh đẹphơn bình thường'.
Thích-đề-hoàn-nhânbèn khởi nghĩ rằng: 'Quỷ này ắt là quỷ thần diệu'. Thích-đề-hoàn-nhânbèn đi đến chỗ quỷ ấy, cách nhau không xa, tự xưng tánhdanh:
- 'Tôilà Thích-đề-hoàn-nhân, chủ của chư Thiên'.
LúcThích-đề-hoàn-nhân tự xưng danh tánh, thì ác quỷ kia bènbiến thành hình thù xấu xí, sắc mặt khả ố. Ác quỷ ấylập tức tiêu diệt.
Nàycác Tỳ-kheo! Do phương tiện này nên biết, thực hành lòngtừ không lìa bỏ, đức kia cũng như thế.
Nàycác Tỳ-kheo ! Xưa kia, khi Ta vừa bảy tuổi, thường tu lòngtừ, trải qua bảy kiếp thành, bảy kiếp hoại, không qua lạichốn sanh tử. Lúc kiếp sắp hoại, Ta liền sanh lên trờiQuang Âm. Khi kiếp sắp thành, Ta liền sanh lên cõi trời VôTưởng, hoặc làm Phạm thiên thống lãnh chư Thiên, cai quảnmười ngàn thế giới. Ta lại ba mươi bảy lần làm. Thích-đề-hoàn-nhân,lại có vô số lần làm Chuyển luân Thánh vương.
NàyTỳ-kheo! Do phương tiện này nên biết, thực hành lòng từthì đức kia như thế. Lại nữa, người thực hành lòng từthì khi thân hoại mạng chung được sanh lên Phạm thiên, lìaba đường ác, rời bỏ tám nạn. Lại nữa, người thực hànhlòng từ sanh trong quốc độ trung chánh. Lại nữa, ngườithực hành lòng từ dung mạo đoan chánh, các căn không thiếu,thân thể toàn vẹn. Lại nữa, người thực hành lòng từđích thân được gặp Như Lai, thừa sự chư Phật, không ưaở tại gia, muốn xuất gia học đạo, mặc ba pháp y, cạobỏ râu tóc, tu theo pháp Sa-môn, tu Phạm hạnh vô thượng.
Tỳ-kheonên biết! Cũng như người nuốt kim cang, trọn không thể tiêuhóa, phải lọt ra. Người thực hành lòng từ cũng lại nhưthế. Nếu Như Lai ra đời, cần phải hành đạo, tu Phạm hạnhvô thượng, sanh tử đã hết, Phạm hạnh đã lập, việc phảilàm đã làm xong, không thọ thân lại, biết một cách nhưthật.
Khiấy, Tôn giả A-nan bạch Phật:
- BạchThế Tôn! Nếu khi Như Lai không xuất hiện ở đời, thiệnnam tử kia không ưa ở tại gia, phải thú hướng về đâu?
Phậtbảo A-nan:
- Nếukhi Như Lai không xuất hiện, kẻ thiện nam tử ấy không ưaở nhà thì tự cạo râu tóc ở chỗ vắng, tự khắc phụcmình để tu tập. Vị ấy ngay ở chỗ ấy chấm dứt các hữulậu, thành tựu hạnh vô lậu.
Khiấy, A-nan bạch Phật:
- BạchThế Tôn! Nếu người kia tự tu Phạm hạnh, hạnh tam thừathì người ấy thú hướng nơi nào?
Phậtbảo A-nan:
- Nhưlời thầy nói. Ta thường dạy hạnh Tam thừa, chư Phật bađời quá khứ, hiện tại, vị lai đều nói về pháp Tam thừa.
A-nannên biết! Hoặc có lúc các loài chúng sanh, dung mạo, thọmạng dần dần giảm thiểu, hình thể xấu xa yếu ớt, khôngcó oai thần; nhiều sân nộ, tật đố, nghi ngờ, gian ngụy,huyễn hoặc, việc làm không chơn chánh. Hoặc lại có ngườimạnh mẽ lanh lợi, lần lượt đấu tranh, cùng nhau nghinh chiến;hoặc dùng tay cầm ngói, gạch, dao, gậy giết hại, làm tổnthương cho nhau. Lúc ấy các loài chúng sanh cầm cọng cỏ liềnbiến thành dao kiếm giết mạng sống. Trong đó, có nhữngchúng sanh thực hành lòng từ, không sân nộ, thấy những sựthay đổi quái dị này, đều sợ hãi, tất cả cùng chạyxa khỏi chỗ ác độc này. Họ vào trong rừng núi, tự nhiêncạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, tu Phạm hạnh vô thượng,tự mình khắc phục tu hành, chấm dứt tâm hữu lậu, đượcgiải thoát, bèn vào cảnh giác vô lậu. Mỗi người đềunói với nhau rằng: 'Chúng ta đã thắng được oan gia'.
A-nannên biết! Người ấy gọi là tối thắng.
Khiấy, Tôn giả A-nan lại bạch Phật:
- Ngườiấy ở tại bộ nào? Thanh văn bộ, Bích-chi bộ hay Phật bộ?
Phậtbảo A-nan:
- Ngườiấy là chính ở tại Bích-chi bộ. Vì sao? Do người làm cáccông đức, tạo các gốc lành, tu Tứ đế thanh tịnh, phânbiệt các pháp. Phàm thực hành pháp lành tức là lòng từvậy. Vì sao? Lòng nhân trùm khắp, thực hành lòng từ, đứcấy rộng lớn. Xưa kia Ta mặc giáp nhân từ này, hàng phụcquyến thuộc quân ma, dưới cội đạo thọ thành đạo vôthượng.
Dophương tiện này nên biết, lòng từ là tối thượng bậcnhất, từ là pháp tối thắng. A-nan nên biết, cho nên gọingười thực hành, lòng từ tối thắng, đức kia như thế,không thể tính kể, nên tìm phương tiện tu hành lòng từ.Như thế, A-nan, nên học điều này!
Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.
*
6.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.
Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất, sáng sớm từ tịnh thất điđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi mộtbên. Khi ấy, Phật bảo Xá-lợi-phất:
- Hômnay, các căn của Thầy thanh tịnh, vẻ mặt khác người, nayThầy dạo trong tam-muội nào?
Xá-lợi-phấtbạch Phật:
- Thưavâng, bạch Thế Tôn! Con thường dạo trong Không tam-muội.
Phậtbảo Xá-lợi-phất:
- Lànhthay, lành thay! Xá-lợi-phất có thể dạo trong Không tam-muội.Vì sao? Trong các tam-muội, Không tam-muội là bậc nhất. Tỳ-kheodạo trong Không tam-muội, không chấp ngã, nhơn, chúng sinh,thọ mạng cũng không thấy có gốc ngọn các hành. Ðã khôngthấy thì cũng không tạo các hành, đã không thì không nhậncó thân. Ðã không thọ thân thì chẳng thọ quả báo khổvui.
Xá-lợi-phấtnên biết! Xưa kia Ta chưa thành Phật, ngồi dưới cội cây,liền khởi ý nghĩ nầy: 'Các chúng sanh do không được phápgì mà lưu chuyển sanh tử không giải thoát?' Khi ấy Ta lạikhởi ý nghĩ nầy: 'Vì chẳng có Không tam-muội nên lưu chuyểnsanh tử, không được đến chỗ giải thoát rốt táo. Có Khôngtam-muội này, nhưng chúng sanh chưa khắc phục được, khiếnchúng sanh khởi tưởng đắm trước. Do khởi tưởng thế gianbèn chịu phận sanh tử. Nếu được Không tam-muội này, cũngkhông sở nguyện, liền được Vô nguyện tam-muội, đã đượcVô nguyện tam-muội, không mong cầu chết đây sanh kia, hếtthảy đều không tưởng niệm. Khi ấy, hành giả kia lại đượcVô tưởng tam-muội, có thể tự vui thích. Chúng sanh do khôngđược ba tam-muội ấy nên lưu chuyển sanh tử'.
Taquán sát các pháp xong, liền được Không tam-muội. Ðã đượcKhông tam-muội liền thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng ChánhGiác. Bấy giờ, đang khi Ta được Không tam-muội, suốt bảyngày bảy đêm Ta ngồi quan sát dưới cội đạo thọ, khôngchớp mắt.
Xá-lợi-phất!Do phương tiện này nên biết, đối với các tam-muội, Khôngtam-muội là tam-muội đệ nhất. Vua trong các tam muội chínhlà Không tam-muội vậy. Xá-lợi-nhất! Nên tìm phương tiệnthành tựu Không tam-muội. Như thế, Xá-lợi-phất, nên họcđiều này!
Bấygiờ, Xá-lợi-phất nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới đại chúng Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấygiờ, trong thành La-duyệt có trưởng giả tên Thi-lợi-quật,giàu có nhiều vàng bạc trân bảo, xa cừ, mã não, không thểtính kể. Ông lại không gần gũi Phật pháp, chỉ phụng sựngoại đạo Ni-kiền Tử, vua quan đại thần thảy đều biếtrõ.
Khiấy, những người tại gia, xuất gia trong nhóm ngoại đạoNi-kiền Tử bàn luận với nhau rằng: 'Có ta, chấp có thânta'. Họ nhóm họp với Lục sư ngoại đạo, bàn luận thếnày: 'Nay Sa-môn Cù-đàm việc gì cũng biết, có Nhất thiếttrí. Song chúng ta không được lợi dưỡng, nay Sa-môn ấy đượcnhiều lợi dưỡng, chúng ta cần tìm cách khiến cho ông ấykhông được lợi dưỡng. Chúng ta nên đến nhà trưởng giảThi-lợi-quật, bảo trưởng giả tìm phương kế'.
Lúcấy, ngoại đạo Phạm chí Ni-kiến Tử cũng Lục sư, đi đếnnhà trưởng giả Thi-lợi-quật, nói với trưởng giả rằng:
- Trưởnggiả nên biết! Chúng ta do Phạm thiên sanh, là con của Phạmthiên, có nhiều lợi ích. Nay trưởng giả nên đến chỗ Sa-mônCù-đàm, vì thương chúng tôi, nên thỉnh Sa-môn cùng chúngTỳ-kheo về nhà cúng dường. Trưởng giả lại nên sai làmhầm lửa lớn trong nhà, lửa cháy hừng, tất cả thức ănđều bỏ thuốc độc, mời họ đến ăn. Nếu Sa-môn Cù-đàmcó Nhất thiết trí, biết rõ việc ba đời thì không nhậnlời mời. Nếu Ông ấy không có Nhất thiết trí, sẽ nhậnlời mời, đem đệ tử đi, thảy đều bị lửa thiêu đốt.Người, Trời được an lạc, không có tai họa.
Khiấy, trưởng giả Thi-lợi-quật lặng yên theo lời Lục sư,liền ra khỏi thành đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật,đem lòng tạp độc mà bạch Phật:
- Cúixin Thế Tôn và chư Tỳ-kheo Tăng nhận lời thỉnh của con.
Bấygiờ, Thế Tôn biết ý nghĩ trong tâm trưởng giả, im lặngnhận lời.
Thi-lợi-quậtthấy Như Lai đã im lặng nhận lời mời, liền đứng dậycúi đầu lễ chân Phật lui ra. Giữa đường, ông bèn nghĩ:'Nay các thầy Lục sư của ta nói chắc thật rõ ràng, cònSa-môn Cù-đàm không biết ý nghĩ trong tâm ta, chắc chắn sẽbị lửa đốt cháy'.
Thi-lợi-quậttrở về nhà, sai đào hầm lớn, đốt lửa to rồi sai chuẩnbị các thức ăn, thảy đều tẩm thuốc độc, lại ở ngoàicửa đào hầm lớn, đốt lửa cháy to, trên hầm lửa sắpđặt chỗ ngồi, tẩm thuốc độc vào thức ăn xong, bèn đếnbạch Phật, đúng thời.
Bấygiờ, Thế Tôn biết đến thời, đắp y mang bát, dắt chúngTỳ-kheo vây quanh trước sau, đến nhà trưởng giả.
Phậtbảo các Tỳ-kheo:
- CácThầy không được đi trước Ta, cũng không được ngồi trướcTa, không được ăn trước Ta.
Khiấy, nhân dân trong thành La-duyệt nghe Thi-lợi-quật làm hầmlửa lớn và làm thức ăn độc, thỉnh Phật cùng chúng Tỳ-kheo.Bốn bộ chúng đều khóc lóc, cho rằng chẳng lẽ Như Lai vàchúng Tăng bị hại ư? Hoặc có người đến chỗ Thế Tôn,cúi đầu lễ chân Phật, bạch rằng:
- Cúixin Thế Tôn đừng đi đến nhà trưởng giả ấy. Ông ấylàm hầm lửa lớn và làm thức ăn độc.
Phậtbảo:
- CácNgười chớ sợ, Như Lai không bị ai làm hại. Giả sử trongcõi Diêm-phù-đề lửa cháy đến Phạm thiên, còn không thểthiêu đốt Ta được, huống gì chút lửa nhỏ này muốn hạiNhư Lai, trọn không việc ấy. Này Ưu-bà-tắc! Nên biết Takhông có tâm hại.
Bấygiờ, Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau, vàothành La-duyệt đến nhà trưởng giả. Ðức Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:
- CácThầy chớ vào nhà trưởng giả trước, cũng đừng ăn trước,nên đợi Như Lai ăn rồi sau hãy ăn.
ThếTôn vừa bước lên ngạch cửa, hầm lửa tự nhiên hóa thànhao nước trong mát, đầy các thứ hoa trong ấy, cũng nảy sanhhoa sen lớn như bánh xe, cọng hoa bằng bảy báu, cùng nảysanh các loại hoa sen khác, ong chúa bay dạo trong ấy. Bấy giờThích-đề-hoàn-nhân, Phạm thiên vương và Từ thiên vương,Càn-thát-bà, A-tu-la và các Dạ-xoa, Quỷ thần, thấy trong hầmlửa sanh hoa sen này, đều vui mừng khen ngợi, cùng khắp lờiđồng tiếng, nói rằng:
- NhưLai là bậc tối thắng đệ nhất.
Trongnhà trưởng giả có các ngoại đạo dị học tụ tập trongấy. Hàng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thấy sức biến hóa của NhưLai, đều vui mừng hớn hở không thể tự kềm. Ngoại đạodị học thấy sức biến hóa của Như Lai rồi, rất buồnlo. Các tôn thần trên hư không rải các thứ danh hoa trên thânNhư Lai. Bấy giờ, Thế Tôn đi trên không cách đất bốn tấcđến nhà trưởng giả, nơi Ngài vừa nhấc chân lên, liềnnảy sanh hoa sen to như bánh xe. Ðức Thế tôn quay sang bên phải,bảo các Tỳ-kheo:
- Tấtcả các Thầy đều đi trên hoa sen này.
CácThanh văn đều bước trên hoa sen đến nhà trưởng giả. Bấygiờ, Thế Tôn nói một thí dụ cổ tích:
- Từquá khứ đến nay, Ta đã từng cúng dường hằng sa chư Phật,thừa sự lễ kính chưa từng trái ý, đem lời thệ nguyệnchí thành này khiến các tòa ngồi đều vững chắc.
ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:
- NayTa cho phép các Tỳ-kheo, trước lấy tay vịn ghế, sau hãy ngồi,đây là lời dạy của Ta.
ThếTôn và chư Tỳ-kheo Tăng đều đến ghế ngồi, dưới nhữngghế ấy đều nảy sanh hoa sen thơm ngát.
Khiấy, Thi-lợi-quật thấy sự biến hóa của đức Phật nhưvậy, bèn khởi nghĩ: 'Ta đã bị ngoại đạo dị học lừagạt, làm mất con đường trong cõi người của ta, và vĩnhviễn mất con đường cõi trời'. Tâm ý ông tức giận nhưăn nhằm thuốc độc: 'Chắc ta sẽ bị rơi trong ba đườngác, Như Lai xuất thế thật là khó gặp'. Biết điều nàyrồi, ông liền khóc lóc, cúi đều lễ chân Phật, bạch rằng:
- Cúixin Như Lai cho con sám hối lỗi lầm, sửa điều đã qua, chỉnhđiều sắp đến. Con tự biết có tội xúc phạm đến NhưLai. Cúi xin Thế Tôn nhận sự sám hối của con, không dámtái phạm.
Phậtbảo:
- NàyTrưởng giả! Cải hối, bỏ ý cũ mới có thể tự biết làxúc phạm Như Lại. Pháp của Thánh hiền rất rộng lớn, chophép Ông cải hối, theo pháp mà bỏ. Nay Ta nhận lời Ông sámhối, sau chớ phạm lại.
Nóinhư vậy ba lần.
Bấygiờ, vua A-xà-thế nghe trưởng giả Thi-lợi-quật làm hầmlửa lớn và thức ăn độc muốn hại Như Lai. Nghe xong, vuanổi giận đùng đùng, bảo các quần thần:
- Phảigiết hết những người tên Thi-lợi-quật trên toàn cõi nước.
Nhàvua lại nhớ đến công đức của Như Lai, buồn khóc rơi lệ,ném bỏ mũ thiên triều, bảo quần thần:
- Nàyta còn sống làm gì mà để Như Lai bị lửa đốt cháy, cùngvới các Tỳ-kheo đều bị thiêu. Các Ông mau đến nhà trưởnggiả xem Như Lai thế nào?
Bấygiờ, Vương tử Kỳ-bà-già tâu vua A-xà-thế rằng:
- Ðạidương! Xin chớ lo buồn, cũng chớ khởi ý ác. Vì sao? NhưLai không bị người khác làm hại. Hôm nay trưởng giả Thi-lợi-quậtsẽ làm đệ tử đức Như Lai. Cúi xin Ðại vương nên đếnxem sự biến hóa.
VuaA-xà-thế nghe lời Kỳ-bà-già an ủi, bèn cỡi voi lớn TuyếtSơn lập tức đến nhà trưởng giả Thi-lợi-quật, xuốngvoi liền vào nhà trưởng giả. Bấy giờ, những người tụtập ngoài cửa có đến tám vạn bốn ngàn người. Khi vuaA-xà-thế thấy bông sen lớn như bánh xe, vui mừng hớn hởkhông thể tự kềm, nói rằng: 'Như Lai thường thắng bọnma'. Vua bảo Vương tử Kỳ-bà-già:
- Lànhthay, Kỳ-bà-già! Ta mới tin thật Như Lai có việc lạ nhưthế!
Khiấy, vua A-xà-thế đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật,lui ngồi một bên. Vua A-xà-thế thấy từ miệng Phật phátra ánh sáng, cũng thấy sắc mặt Thế Tôn thù thắng phi thường,nhà vua vui mừng không thể tự kềm.
Bấygiờ, trưởng giả Thi-lợi-quật bạch Phật:
- Thứcăn của con sắp đặt đều có thuốc độc, cúi xin Thế Tônchờ giây lát, con sẽ dọn thức ăn khác. Vì sao? Con khôngmuốn thân thể Như Lai bị tổn hại.
Phậtbảo trưởng giả:
- NhưLai và đệ tử trọn không bị người hại. Này Trưởng giả!Thức ăn đã sắp đặt xong nên tùy thời cúng dường.
Trưởnggiả tự tay sớt thức ăn. Thế Tôn bèn nói kệ:
Quyy Phật, Pháp, Tăng,
Ðộchại không tổn đến,
ChưPhật không có độc,
Quyy Phật, dẹp độc,
Quyy Phật, Pháp, Tăng,
Ðộchại không tổn đến,
ChưPhật không có độc,
Quyy Pháp, dẹp độc.
Quyy Phật, Pháp, Tăng.
Ðộchại không tổn đến,
ChưPhật không có độc.
Ðộctham dục, sân nhuế,
Thếgian trọn không độc,
Quyy Phật, dẹp độc.
Ðộcdục, nộ, sân nhuế,
Bađộc thế gian này,
NhưLai, Pháp không độc,
Quyy Pháp, dẹp độc.
Ðộcdục, nộ, sân nhuế,
Thếgian có ba độc,
NhưLai, Tăng không độc,
Quyy Tăng, dẹp độc.
Bấygiờ, Thế Tôn nói kệ ấy xong, liền dùng thức ăn tạp độc.Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cácthầy chớ ăn trước, nên đợi Như Lai ăn xong, sau rồi hãyăn.
Trưởnggiả tự tay san sớt các thức ăn uống cúng dường Phật vàTỳ-kheo Tăng. Trưởng giả Thi-lợi-quật thấy Phật ăn xong,dọn rửa bát, rồi ngồi trên một ghế thấp trước đứcPhật. Bấy giờ, Thế Tôn vì trưởng giả và tám muôn bốnngàn dân chúng nói pháp vi diệu. Ðó là những pháp bố thí,trì giới, sanh thiên, dục tưởng bất tịnh, dục là họalớn, xuất yếu là vui. Như Lai quán sát tâm trưởng giả vàtám vạn bốn ngàn chúng, thấy ai nấy tâm khai ý giải, khôngcòn trần cấu. Những pháp chư Phật thường nói như Khổ,Tập, Diệt, Ðạo, Ngài cũng đem dạy hết cho tám vạn bốnngàn chúng, phân biệt, giảng rộng hạnh kia. Bấy giờ, hộichúng ngay tại chỗ ngồi dứt sạch trần cấu, được phápnhãn tịnh, cũng như áo mới dễ nhuộm màu sắc.
Trưởnggiả kia cũng thế, ngay tại chỗ ngồi đã thấy dấu đạo,đã thấy pháp, đắc pháp, phân biệt các pháp, vượt khỏisự nghi ngờ, được điều không sợ hãi, không còn theo ngoạiđạo, tự quy y Phật, Pháp Tăng, thọ năm giới. Trưởng giảThi-lợi-quật tự biết mình được dấu đạo, bạch Phậtrằng:
- Cúngthí thức ăn độc cho Như Lai lại được quả báo lớn, khôngnhư cúng vị cam lồ cho các ngoại đạo dị học lại bịtội. Vì sao? Hôm nay con đem thức ăn độc mời Phật và Tỳ-kheoTăng, ở trong hiện pháp được sự chứng nghiệm này. Conbị các ngoại đạo ấy làm mê lầm lâu dài, nên mới dấykhởi tâm niệm ác đối với Như Lai. Người nào vâng theongoại đạo dị học đều rơi vào biên tế. Phật bảo trưởnggiả:
- Nhưlời Ông nói không khác, đều là bị bọn họ dối gạt.
Bấygiờ, Thi-lợi-quật bạch Phật:
- Từđây về sau, con không còn tin theo các ngoại đạo dị họcấy nữa. Con cũng không muốn cho bổn hộ chúng tại gia cúngdường bọn họ.
Phậtbảo trưởng giả:
- Chớnói như vậy. Vì sao? Nay Ông thường cúng dường các ngoạiđạo ấy. Bố thí cho loài súc sanh, phước đức kia khó lường,huống gì cúng thí cho người. Nếu có ngoại đạo dị họchỏi rằng Thi-lợi-quật là đệ tử của ai. Ông sẽ đápthế nào?
Thi-lợi-quậtliền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chấp tay bạch Phật:
- Dũngmãnh mà giải thoát, nay được làm thân người, là tiên nhânthứ bảy, là đệ tử của đức Thích-ca Văn.
ThếTôn bảo:
- Lànhthay, Trưởng giả! Có thể nói lời khen vi diệu này. Ngàinói kệ:
Tếlễ, lửa là trên.
Thithơ, tụng là trên,
Trongngười, vua trên hết,
Cácdòng, biển là nguồn.
Cácsao, trăng sáng nhất,
Ánhsáng, mặt trời nhất,
Trêndưới và bốn phương,
Tấtcả loài hữu hình,
ChưThiên và thế gian,
Phậtlà tối đệ nhất,
Muốntìm cầu phước đức,
Nêncúng dường Chánh Giác.