Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Phẩm Khổ lạc

02/05/201111:10(Xem: 13631)
29. Phẩm Khổ lạc

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXIX.Phẩm Khổ lạc

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?Có người trước khổ sau vui, hoặc có người trước vui saukhổ, hoặc có người trước khổ sau cũng khổ, hoặc có ngườitrước vui sau cũng vui.

Thếnào là người trước khổ sau vui?

Ởđây, có người sanh trong nhà ti tiện, hoặc dòng đồ tể,hoặc dòng thợ thuyền, hoặc sanh trong nhà tà đạo và cácnhà bần khó khác, ăn mặc chẳng đủ. Người ấy sanh trongnhà kia nhưng không có tà kiến. Người ấy nhận thấy cóbố thí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn,Bà-la-môn, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v... lãnh thọ giáopháp, cũng có quả báo thiện ác.

Nếungười ấy có nhà rất giàu, đã biết là quả báo do bốthí, quả báo không buông lung ngày xưa. Nếu người ấy thấyngười người nhà không cơm áo, biết những người này khôngbố thí, hằng gặp bần tiện. 'Nay tôi lại gặp bần tiệnkhông có cơm áo, đều do ngày trước không tạo phước, hoặcngười đời hành pháp buông lung. Do quả báo ác hạnh này,nay gặp bần tiện, ăn mặc chẳng đủ'.

Nếungười ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn, tu pháp lành, liềnđến sám hối, sửa đổi việc làm cũ; nếu lại có dư dả,đem chia đều cho người. Người ấy thân hoại mạng cung sẽsanh cõi lành. Nếu sanh trong loài Người thì người ấy lắmtiền nhiều của, không thiếu thốn. Ðó là người trướckhổ sau vui.

Hạngngười nào trước vui sau khổ?

Ởđây, có một người sanh trong nhà hào tộc, hoặc dòng Sát-lợi,hoặc dòng Trưởng giả, hoặc con nhà dòng dõi, và các nhàphú quý, áo cơm đầy đủ. Nhưng người ấy hằng ôm tà kiến,tương ưng với biểu kiến. Người ấy có cái thấy thế này:không có bố thí, không có người thọ, cũng không quả báođời này, đời sau, cũng không cha mẹ, không có A-la-hán, cũngkhông có người đắc chứng, cũng không có người có quảbáo thiện ác. Người ấy có tà kiến này. Nếu người ấylại có người phú quý liền nghĩ: 'Người này có tiền củatừ lâu, đàn ông đã từ lâu làm đàn ông, đàn bà đã từlâu làm đàn bà, súc sanh từ lâu làm súc sanh'. Người ấykhông ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếungười ấy thấy Sa-môn, Bà-la-môn phụng trì giới liền nổigiận: 'Người này hư dối, sẽ có phước báo cảm ứng ởđâu?' Người ấy thân hoại mạng chung sẽ sanh trong địangục. Nếu được làm người sẽ sanh nhà bần cùng, khôngđủ áo cơm, thân thể lõa lồ, an mặc không đủ. Ðó làngười trước vui sau khổ.

Hạngngười nào trước khổ, sau khổ?

Ởđây, có người sanh nhà bần tiện, hoặc dòng đồ tể, hoặcdòng thợ thuyền, và các nhà hạ liệt, không đủ cơm áo.Người ấy sanh trong nhà kia. Sau người ấy ôm tà kiến, tươngưng với biểu kiến. Người ấy có kiến chấp này: khôngcó bố thí, không có người thọ, cũng không có quả báo thiệnác đời này, đời sau; cũng không có cha mẹ, không có A-la-hán'.Người ấy không ưa bố thí, không giữ giới luật.

Nếungười ấy lại thấy Sa-môn, Bà-la-môn thì liền nổi giậnđối với bậc Hiền Thánh. Người ấy thấy người nghèocho là đã thế từ lâu, thấy người giàu cho là đã thếtừ lâu, thấy cha xưa đã là cha; thấy mẹ xưa đã là mẹ.Khi thân hoại mạng chung, người ấy đọa sanh trong địa ngục.Nếu sanh người ấy làm người thì hết sức bần tiện, áocơm chẳng đủ. Ðó là người trước khổ, sau khổ.

Thếnào là người trước vui, sau vui?

Ởđây, có người sanh nhà phú quý, hoặc dòng Sát-lợi, hoặcdòng Phạm chí, hoặc dòng Quốc vương, hoặc sanh dòng trưởnggiả và sanh trong các nhà nhiều tiền lắm của. Chỗ sanh khôngbị thiếu thốn. Sau, người ấy lại có chánh kiến, khôngcó tà kiến. Người ấy có chánh kiến như thế này: 'Có bốthí, có người thọ, có đời này, đời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn,cũng có quả báo thiện ác, có cha, có mẹ, có A-la-hán'.

Ngườiấy nếu lại thấy người thuộc nhà phú quý, lắm tiền,nhiều của, liền nghĩ: 'Người này do ngày xưa bố thí màđược'. Nếu lại thấy nhà bần tiện: 'Người này do ngàyxưa chẳng bố thí'. Vậy nay ta có thể tùy thời bố thí,chẳng để sau sanh trong nhà bần tiện. Vì thế người ấythường ưa bố thí cho người.

Ngườiấy nếu thấy Sa-môn, Bà-la-môn, đạo sĩ liền tùy thời thămhỏi sức khỏe, cung cấp y phục, thức ăn uống, giường nằm,thuốc men trị bịnh, đều bố thí cho. Khi mạng chung ngườiấy sẽ sanh lên Trời, chỗ lành. Nếu sanh trong loài Ngườithì người ấy sẽ vào nhà phú quý, lắm tiền nhiều của.Ðó là người trước vui, sau vui.

Bấygiờ có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Conthấy đời này có chúng sanh trước khổ, sau vui, hoặc cóchúng sanh trước vui sau khổ, hoặc có chúng sanh trước khổsau khổ, hoặc có chúng sanh trước vui sau vui.

ThếTôn bảo Tỳ-kheo ấy:

- Cónhân duyên này khiến chúng sanh trước khổ sau vui, cũng lạicó chúng sanh trước vui sau khổ, cũng lại có chúng sanh trướckhổ sau khổ, cũng lại có chúng sanh trước vui sau vui.

Tỳ-kheobạch Phật:

- Lạido nhân duyên nào trước khổ sau vui? Lại do nhân duyên nàotrước vui sau khổ? Lại do nhân duyên nào trước khổ sau khổ?Lại do nhân duyên nào trước vui sau vui?

ThếTôn dạy:

- Tỳ-kheonên biết! Giả như có người thọ trăm tuổi, vừa đúng mộttrăm và khiến thọ trọn đông, hạ, xuân, thu. Này Tỳ-kheo,nếu trong một trăm năm người ấy tạo các công đức, trongtrăm năm tạo các ác nghiệp các tà kiến thì vào lúc khác,người ấy hoặc mùa đông thọ vui, mùa hạ thọ khổ.

Nếutrong trăm năm công đức đầy đủ không từng có tà kém thiếuvà trong khoảng trăm năm tạo các tà kiến, làm hạnh bấtthiện thì người ấy trước thọ tội, sau thọ phước.

Nếulại lúc nhỏ tạo phước, lúc lớn tạo tội thì đời sau,người ấy lúc nhỏ hưởng phước, lúc lớn chịu tội.

Nếulại lúc nhỏ tạo tội, lúc lớn cũng tạo tội thì ngườiấy đời trước khổ mà sau cũng khổ.

Nếulại lúc nhỏ tạo các công đức, phân đàn bố thí, lúc lớncũng tạo các công đức, phân đàn bố thí thì người ấyđời trước vui sau cũng vui.

NàyTỳ-kheo! Ðó là nhân duyên này trước khổ mà sau vui, cũngdo nhân duyên này trước vui mà sau khổ, cũng do nhân duyênnày mà trước khổ sau cũng khổ, cũng do nhân duyên này trướcvui sau cũng vui.

Tỳ-kheoấy bạch Phật:

- Kínhngưỡng Thế Tôn! Nếu có chúng sanh muốn trước vui sau vuithì nên hành bố thí, cầu được trước vui sau cũng vui vậy.

ThếTôn dạy:

- Ðúngvậy, Tỳ-kheo! Như lời Thầy nói. Nếu có chúng sanh muốnthành tựu Niết-bàn và chứng A-la-hán cho đến Phật quảthì nên ở trong đây hành bố thí, tạo các công đức. Nhưthế, Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn hạng người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn? Cóngười thân vui, tâm chẳng vui hoặc có người tâm vui, thânchẳng vui; hoặc có người tâm không vui, thân cũng không vui;hoặc có người thân vui tâm cũng vui.

Hạngngười nào thân vui, tâm chẳng vui? Ở đây, phàm phu tạo phước,đối với bốn việc cúng dường y phục, thức ăn uống, giườngnằm, thuốc men khi bịnh tật, không có thiếu thốn nhưng họlại chẳng thoát khỏi đường địa ngục, ngạ quỷ, súcsanh, cũng lại chẳng khỏi trong đường ác. Ðó là hạng ngườithân vui, tâm chẳng vui.

Hạngngười nào tâm vui, thân chẳng vui? Ðó là A-la-hán không tạocông đức. Ở đây, trong bốn việc cúng dường, vị ấy khôngthể tự lo xong, trọn không có được. Nhưng vị ấy thoátkhỏi các đường ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Ví như La-hánDuy Dụ. Ðó là hạng người tâm vui, thân chẳng vui.

Hạngngười nào thân chẳng vui, tâm cũng chẳng vui? Nghĩa là ngườiphàm phu, không tạo công đức, không thể được bốn việccúng dường y phục, thức uống ăn, giường nằm thuốc menchữa bịnh, hằng chẳng được thoát khỏi ngạ quỷ, súcsanh, địa ngục. Ðó là hạng người thân chẳng vui, tâm cũngchẳng vui.

Hạngngười nào thân vui, tâm cũng vui? Nghĩa là A-la-hán tạo côngđức, bốn việc cúng dường khi bị thiếu thốn: y phục,thức uống ăn, giường nằm, thuốc men trị bệnh. Vị ấythoát khỏi đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ví nhưTỳ-kheo Thi-ba-la vậy. Ðó là hạng người thân vui, tâm cũngvui.

NàyTỳ-kheo! Thế gian có bốn người này. Thế nên Tỳ-kheo! Hãytìm phương tiện, nên như Tỳ-kheo Thi-ba-la. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về bốn phước báo cõi Phạm thiên. Thế nào làbốn? Nếu có thiện nam, tín nữ hay dựng tháp chỗ chưa dựngtháp thì đó là phước báo đầu tiên cõi Phạm thiên. Lạinữa, thiện nam, tín nữ sửa chữa chùa cũ, đó là phướcbáo thứ hai cõi Phạm thiên. Lại nữa, thiện nam, tín nữtạo sự hòa hợp Thánh chúng, đó là phước báo thứ ba cõiPhạm thiên. Lại nữa, nếu lúc Phật mới chuyển Pháp luân,chư Thiên và người đời khuyến thỉnh Ngài chuyển Pháp luân,đó là phước báo thứ tư cõi Trời Phạm thiên. Ðó là bốnphước hưởng cõi Trời Phạm thiên.

Bấygiờ các Tỳ-kheo khác bạch Thế Tôn:

- Phướccủa Phạm thiên rốt ráo nhiều hay ít?

ThếTôn dạy:

- Lắngnghe, lắng nghe! Hãy khéo suy nghĩ! Nay Ta sẽ nói.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

ThếTôn dạy:

- ÐấtDiêm-phù-đề Ðông, Tây bảy ngàn do tuần, Nam, Bắc hai vạnmột ngàn do tuần, đất hình dáng như chiếc xe. Chúng sanhở đó có công đức bằng công đức của một Chuyển luânvương.

ÐấtCù-da-ni dọc ngang ba mươi hai vạn dặm, đất hình bán nguyệt.Tỳ-kheo nên biết, công đức nhân dân toàn cõi Diêm-phù-đềvà một Chuyển Luân vương sánh bằng công đức một ngườicõi đó.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Ðất Phất-vu-đệ, ngang dọc ba mươi sáu vạndặm, đất hình vuông vắn, so phước của hai phương Diêm-phù-đềvà Cù-da-ni thì chẳng bằng phước một người Phất-vu-đệ.

Tỳ-kheonên biết! Ðất Uất-đan-việt ngang dọc bốn mươi vạn dặm,hình như mặt trăng tròn. Phước của nhân dân ba phương kiasánh chẳng bằng phước của một người uất-đan-việt.

Tỳ-kheonên biết! So phước nhân dân bốn thiên hạ chẳng bằng đứccủa Tứ thiên vương.

Sophước của nhân dân bốn thiên hạ và Tứ thiên vương thìkhông bằng phước một vị ở trời Ba mươi ba.

Sobốn thiên hạ, Tứ thiên vương và Trời Ba mươi ba thì chẳngbằng phước một Thích-đề-hoàn-nhân.

Sobốn thiên hạ, Tứ thiên vương, cùng Trời Ba mươi ba và Thích-đề-hoàn-nhânchẳng bằng phước một Diễm thiên.

Sobốn thiên hạ, Tứ thiên vương, Trời Ba mươi ba, Thích-đề-hoàn-nhânvà Diễm thiên thì chẳng bằng phước một vị ở Trời Ðâu-suất.

Sovới phước bốn thiên hạ đến Trời Ðâu-suất. thì khôngbằng phước của một Hóa tự tại thiên.

Sophước từ bốn thiên hạ đến Trời Hóa tự tại thì khôngbằng phước một vị ở Trời Tha hóa tự tại.

Sophước từ bốn thiên hạ đến Trời Tha hóa tự tại thìkhông bằng phước một Phạm thiên vương.

Tỳ-kheonên biết! Ðây là phước Phạm thiên. Nếu có thiện nam, tínnữ muốn cầu phước đó thì đây là chừng mực. Thế nên,Tỳ-kheo, muốn cầu phước Phạm thiên, hãy tìm phương tiệnthành tựu công đức này. Như thế, Tỳ-kheo hãy học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chúngsanh có bốn loại thức ăn để nuôi lớn. những gì là bốn?Ðoàn thực hoặc lớn hoặc nhỏ, cánh lạc thực (xúc thực),niệm thực, thức thực.

Thếnào gọi là đoàn thực? Ðoàn thực là thức ăn của ngườibây giờ, những vật có thể đưa vào miệng ăn nuốt. Ðógọi là đoàn thực.

Thếnào gọi là cánh lạc thực (xúc thực)? Cánh lạc thực làáo quần, dù lọng, hương hoa, lò sưởi và dầu thơm cùngđàn bà sum vầy, khiến người ta vui thêm. Ðó gọi là cánhlạc thực.

Thếnào gọi là niệm thực? Ðó là những tư tưởng, ý nghĩ hoặcdo miệng nói, hoặc do thân xúc chạm và các pháp được gìngiữ. Ðó gọi là niệm thực.

Thếnào gọi là thức thực? Là chỗ niệm hiểu, chỗ ý biết.Từ Phạm thiên cho đến Trời Hữu tưởng, Vô tưởng đềulấy thức làm món ăn. Ðó gọi là thức thực.

NàyTỳ-kheo! Ðó là có bốn loại thức ăn. Chúng sanh do bốn loạithức ăn này mà lưu chuyển sanh tử từ đời này đến đờisau. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy cùng lìa bốn thức ăn này.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn loại biện tài. Thế nào là bốn? Nghĩa là nghĩa biện,pháp biện, từ biện và ứng biện.

Thếnào gọi là nghĩa biện? Nghĩa biện là lời nói của ngườinày, người kia như Trời, rồng, quỷ thần nói đều có thểphân biệt được nghĩa. Ðó gọi là nghĩa biện.

Thếnào gọi là pháp biện? Như Lai thuyết Mười hai bộ kinh. Nghĩalà Khế Kinh, Kỳ dạ, Bổn mạt, Kệ, Nhân Duyên, Thọ ký,Tự thuyết, Tạo tụng, Sanh kinh, Phương đẳng, Hợp tập,Vị tằng hữu; và các pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu,pháp vô lậu, các pháp thật không thể phá hoại, có thểtổng trì. Ðó gọi là pháp biện.

Thếnào gọi là từ biện? Như chúng sanh ở trước có lời hay,dở; lời đàn ông, lời đàn bà; lời Phật, lời Phạm chí,Trời, rồng, quỷ thần, lời của A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-lanói, tùy theo căn nguyên của họ mà thuyết pháp cho. Ðó gọilà từ biện.

Thếnào gọi là ứng biện? Lúc đang thuyết pháp không có khiếpnhược, không sợ hãi, hay làm vui hòa bốn bộ chúng. Ðó gọilà ứng biện.

NayTa sẽ dạy dỗ các Thầy! Nên như Ma-ha-Câu-hy-la. Vì sao thế?Câu-hy-la có bốn biện tài này, hay cùng bốn bộ chúng rộngphân biệt nói. Như ngày nay, Ta xem trong các chúng không cóai được bốn biện tài hơn Câu-hy-la. Như Lai có bốn biệntài này. Thế nên, hãy cầu phương tiện thành tựu bốn biệntài. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn việc trọn không thể tư duy. Thế nào là bốn? Chúngsanh bất khả tư nghì, thế giới bất khả tư nghì, nướcrồng bát khả tư nghì, cõi Phật bất khả tư nghì. Vì saothế? Vì không do (biết) chỗ này mà được đến Diệt tậnNiết-bàn.

Thếnào là chúng sanh bất khả tư nghì? Chúng sanh này từ đâuđến? Từ đâu đi? Lại bắt đầu từ chỗ nào? Từ chỗnày chết sẽ sanh chỗ nào?' Ðấy là chúng sanh bất khả tưnghì (chẳng thể suy nghĩ).

Thếnào là thế giới bất khả tư nghì? Có những người tà kiếncho rằng thế giới đoạn diệt, thế giới chẳng đoạn diệt;thế giới hữu biên, thế giới vô biên, là mạng, là thân,chẳng phải mạng, chẳng phải thân; do Phạm thiên tạo ra;các đại quỷ thần làm ra thế giới v.v...

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Phạmthiên tạo nhân dân,
Thếgian quỷ làm ra
Hoặcrồng, các quỷ làm.
Lờinày ai sẽ đúng?
Dụcsân trói buộc mình
Cảba đều cùng hạng.
Tâmchẳng được tự tại.
Thếtục có tai biến.

Nàycác Tỳ-kheo! Ðấy là thế gian bất khả tư nghì.

Thếnào là cõi rồng bất khả tư nghì? Thế nào? Trận mưa nàylà từ miệng rồng phun ra chăng? Vì sao thế? Giọt mưa khôngtừ miệng rồng ra. Là từ mắt, tai, mũi ra chăng? Ðây cũngkhông thể nghĩ suy. Vì sao thế? Giọt mưa không từ mắt, tai,mũi ra mà là do ý nghĩ của rồng. Nếu rồng nghĩ ác cũngmưa, nghĩ thiện cũng mưa thì cũng do hạnh của mình mà làmmưa này. Vì sao thế? Nay trong núi Tu-di có Trời tên là ÐạiLực biết tâm niệm chúng sanh, cũng hay làm mưa. Nhưng mưakhông từ miệng Trời kia ra, hay mắt, tai, mũi phun ra mà làđều do thần lực của Trời kia nên làm mưa được. Như thế,Tỳ-kheo! Cảnh giới rồng bất khả tư nghì.

Thếnào là cõi Phật bất khả tư nghì? Thân Như Lai là do cha mẹtạo ra chăng? Ðây cũng chẳng thể nghĩ vậy. Vì sao thế?Thân Như Lai thanh tịnh không dơ ế, nhận khí của chư Thiênlà do người tạo ra chăng? Ðây cũng không thể nghĩ bàn. Vìsao thế? Vì vượt quá hành động của người.

ThânNhư Lai là thân lớn? Ðây cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì saothế? Thân Như Lai là chẳng thể tạo ác, chẳng phải chỗchư Thiên đến được.

NhưLai hưởng thọ ngắn chăng? Ðây cũng chẳng thể nghĩ bàn.Vì sao thế? Như Lai có Tứ thần túc.

NhưLai trường thọ chăng? Ðây cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì saothế? Vì Như Lai đã chu toàn cho thế gian; cùng tương ưng vớiquyền phương tiện lành.

ThânNhư Lai chẳng thể đo lường, không thể nói cao, nói thấp,âm thanh cũng chẳng thể có phép tắc. Phạm âm của Như Lai,trí tuệ biện tài của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, ngườithế gian không sánh kịp. Như thế, cảnh giới Phật bất khảtư nghì.

Nhưthế, Tỳ-kheo! Có bốn việc này không thể nghĩ bàn, khôngphải chỗ nghĩ bàn của người thường, mà bốn việc nàychẳng phải cội rễ lành, cũng không do đây mà tu đượcPhạm hạnh, không đến được chỗ thôi dứt, cũng chẳngtới được Niết-bàn, chỉ khiến người cuồng loạn tâmý, lầm lẫn khởi các nghi kết. Vì sao thế?

Tỳ-kheonên biết! Quá khứ lâu xa, trong thành Xá-vệ này có một ngườinghĩ; 'Này ta nên suy nghĩ về thế giới'. Bấy giờ ngườiấy ra khỏi thành Xá-vệ, đến bên một ao hoa, ngồi kiết-giàtư duy về thế giới: 'Thế giới này thành như thế nào, hoạinhư thế nào? Ai tạo thế giới này? Chúng sanh này từ đâutới từ đâu ra sanh lúc nào?' Lúc người ấy đang suy nghĩthì thấy trong ao hoa có bốn binh chủng ra vào. Người ấyliền nghĩ: 'Nay ta tâm ý cuồng loạn, lầm lẫn. Thế gian khôngcó, nay ta lại thấy'. Người ấy trở vào thành Xá-vệ, tronglàng xóm nói rằng:

- ChưHiền nên biết! Thế gian không có mà nay tôi lại thấy.

Bấygiờ, nhiều người bảo người ấy:

- Thếnào là thế gian không có mà nay Ông thấy?

Ngườiấy đáp mọi người:

- Vừarồi, tôi suy nghĩ xem thế giới từ đây sanh, mới đi ra khỏithành Xá-vệ đến bên ao hoa nghĩ ngợi: 'Thế giới từ đâulại? Ai tạo thế giới này? Chúng sanh này từ đâu đến,do ai sanh? Nếu người mạng chung sẽ đi về đâu?'. Tôi đangsuy nghĩ thì thấy trong ao hoa có bốn binh chủng ra vào. Thếgiới không có mà nay tôi thấy.

Mọingười bảo người ấy:

- NhưÔng thật là cuồng loạn ngu si. Trong ao hoa làm gì có bốnbinh chủng được? Trong số những người ngu ngốc trong thếgiới, Ông ngu nhất.

Thếnên, Tỳ-kheo! Ta quán nghĩa này xong, nên nói với các Thầy.Vì cớ sao? Ðây chẳng phải là gốc lành công đức, chẳngtu được Phạm hạnh, cũng chẳng đến được Niết-bàn. Nhưngsuy nghĩ như thế ắt khiến người tâm ý cuồng loạn. Tỳ-kheonên biết! Người ấy thực thấy bốn binh chủng. Vì sao thế?Ngày xưa, chư Thiên cùng A-tu-la đánh nhau, chư Thiên thắng,A-tu-la thua. Bấy giờ A-tu-la sợ hãi, hóa hình hết sức nhỏ,chui qua lỗ ngó sen, mắt Phật mới thấy được, chẳng phảingười khác thấy đến.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Hãy suy nghĩ về Tứ đế? Vì sao thế? Tứđế này có nghĩa, có lý, tu được Phạm hạnh, hành phápSa-môn, đến được Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãyxa lìa pháp của thế giới này. Hãy tìm phương tiện suy nghĩTứ đế. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn thần túc. Những gì là bốn? Tự tại tam-muội hành tậnthần túc, Tâm tam-muội hành tận thần túc, Tinh tấn tam-muộihành tận thần túc, Giới tam-muội hành tận thần túc.

Thếnào là Tự tại tam-muội hành tận thần túc? Nghĩa là cócác tam-muội tự tại, ý muốn tâm vui, khiến thân thể nhẹnhàng lanh lợi, hay ẩn hình thật nhỏ. Ðó gọi là Tự tạitam-muội hành tận thần túc.

Thếnào là Tâm tam-muội hành tận thần túc? Nghĩa là tâm biếtcác pháp, biết khắp mười phương xuyên qua các vách đá đềukhông chướng ngại. Ðó gọi là Tâm tam-muội hành tận thức.

Thếnào gọi là Tinh tấn tam-muội hành tận thức? Nghĩa là tam-muộinày không lười mỏi, cũng không sợ hãi, có ý dũng mãnh.Ðó gọi là Tinh tấn tam-muội hành tận thức.

Thếnào gọi là Giới tam-muội hành tận thần túc? Có các tam-muộibiết tâm niệm chúng sanh, lúc sanh, lúc diệt thảy đều biếthết. Tâm có dục, tâm không dục, có tâm sân giận, khôngtâm sân giận; tâm có ngu si, tâm không ngu si; tâm có tật đố,tâm không tật đố; tâm có loạn, tâm không loạn; tâm cónhỏ mọn, tâm không nhỏ mọn; tâm có rộng lớn, tâm khôngrộng lớn; tâm có lượng, tâm vô lượng, tâm định, tâmkhông định; tâm giải thoát, tâm không giải thoát thảy đềurõ biết. Ðó gọi là Giới tam-muội hành tận thần túc.

Nhưthế, Tỳ-kheo! Có bốn thần túc này. Muốn biết tâm niệmcủa tất cả chúng sanh, hãy tu hành hữu thần túc này. Nhưthế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn pháp khiến ái khởi lên. Những gì là bốn? Tỳ-kheo doy phục mà khởi ái. Do khất thực mà khởi ái. Do sàng tọamà khởi ái. Do thuốc men mà khởi ái.

Ðólà, Tỳ-kheo! Có bốn pháp khiến ái khởi lên, có chỗ dínhmắc.

Nếucó Tỳ-kheo dính mắc về y phục, Ta chẳng nói tới ngườinày. Vì sao thế? Người ấy lúc chưa được y, liền khởisân giận, suy nghĩ, dính mắc.

Nếucó Tỳ-kheo dính mắc về thức ăn, Ta chẳng nói tới ngườinày. Vì sao thế? Người ấy lúc chưa khất thực được ,liền nổi giận, suy nghĩ, dính mắc.

Nếucó Tỳ-kheo dính mắc về giường tòa, Ta chẳng nói tới ngườinày. Vì sao thế? Người ấy lúc chưa được giường tòa,liền nổi giận, suy nghĩ, dính mắc.

Nếucó Tỳ-kheo dính mắc về thuốc men, Ta chẳng nói tới ngườinày. Vì sao thế? Người này lúc chưa được thuốc men, liềnnổi giận, suy nghĩ, dính mắc.

Tỳ-kheonên biết! Nay Ta sẽ nói hai việc (về y phục), nên thân cận;và không nên thân cận.

Thếnào là nên thân cận? Thế nào là không nên thân cận?

Nếuđược y phục, hết sức ưa thích y, khởi pháp bất thiệnthì đây chẳng nên thân cận. Nếu lại được y phục, khởipháp lành, tâm không ái trước, thì đây nên thân cận.

Nếulúc khất thực, khởi pháp bất thiện thì đây chẳng nênthân cận. Nếu lúc khất thực khởi pháp lành thì đây nênthân cận.

Nếulúc được giường tòa, khởi pháp bất thiện thì đây chẳngnên thân cận. Nếu lúc được giường tòa khởi pháp lànhthì cũng nên thân cận.

Thuốcmen cũng thế. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy gần gũi pháp lành,trừ bỏ pháp ác! Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này:muốn khiến đàm việt, thí chủ được công đức, thọ phướcvô cùng, được vị cam lồ.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Y phụcdùng bố thí,
Uốngăn, giường, ngọa cụ,
Trongấy chớ khởi yêu,
Chẳngsanh các thế giới.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn dòng sông lớn từ suối A-nậu-đạt chảy ra. Nhữnggì là bốn? Ðó là Hằng-già, Tân-đầu, Bà-xoa, Tư-đà. Nướcsông Hằng-già từ miệng trâu chảy ra về hướng Ðông. NướcTân-đầu từ miệng sư tử chảy về hướng Nam. Nước Tư-đàtừ miệng voi chảy về hướng Tây. Nước Bà-xoa từ miệngngựa chảy về hướng Bắc. Bốn dòng sông lớn nhiễu quanhhồ A-nậu-đạt, Hằng-già vào biển đông, Tân-đầu và biểnNam, Bà-xoa vào biển Tây, Tư-đà vào biển Bắc. Bốn sônglớn vào biển rồi, không còn tên cũ, chỉ gọi là biển.

Ðâycũng như thế, có bốn dòng họ. Những gì là bốn? Dòng Sát-lợi,Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ. Ở chỗ Như Lai cạo bỏ râutóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, không còn dòng họcũ, chỉ gọi là Sa-môn Thích tử. Vì cớ sao? Chúng của NhưLai ví như biển lớn. Bốn dòng họ như bốn sông lớn, trừbỏ kiết sử vào thành Niết-bàn Vô úy. Thế nên, các Tỳ-kheo!Có các vị thuộc bốn dòng cạo bỏ râu tóc, do niềm tin kiêncố, xuất gia học đạo, họ sẽ bỏ tên cũ, tự xưng Thíchtử. Vì sao thế? Nay Ta chính là Thích tử, từ trong dòng họThích xuất gia học đạo.

Tỳ-kheonên biết! Muốn luận nghĩa sanh con, nên gọi là Sa-môn condòng học Thích. Vì sao thế? Sanh đều do Ta sanh, từ pháp khởilên, từ pháp mà thành tựu. Thế nên Tỳ-kheo! Nên cầu phươngtiện được làm con dòng họ Thích. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn đẳng tâm. Thế nào là bốn? Từ, Bi, Hỉ, Xả (Hộ).

Donhững gì mà gọi là Phạm đường?

Tỳ-kheonên biết! Có Ðại Phạm thiên tên Thiên vô Dữ đẳng (Trờikhông ai bằng), không có ai cao hơn, thống lãnh cõi Thiên Quốc.Cung điện của vị ấy gọi là Phạm đường.

Tỳ-kheo!Có bốn Phạm đường này, thể lực có thể xem xét hết cõiThiên quốc này. Thế nên gọi là Phạm đường. Thế nên,các Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo muốn qua khỏi trời Dục giới,ở đất vô dục, Bốn bộ chúng ấy nên tìm phương tiệnthành tựu bốn Phạm đường này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]