Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Phẩm tựa

02/05/201111:10(Xem: 14614)
01. Phẩm tựa

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

I.Phẩm tựa

Tựquy đấng Năng Nhân thứ bảy,
Diễnnói pháp Hiền Thánh Vô Thượng
Ởmãi trong sông dài sanh tử,
ThếTôn nay vì độ chúng sanh,
Tôntrưởng Ca-diếp và Chúng tăng,
Hiềntriết A-nan nghe vô lượng,
ThiệnThệ nhập diệt lưu xá lợi,
Từnước Câu-di đến Ma-kiệt,
Ca-diếpsuy từ hành tứ đẳng,
Chúngsanh này đọa lạc năm đường,
ChánhGiác giảng đạo nay qua đời,
NhớNgài khéo dạy, lòng thương khóc.
Ca-diếpsuy nghĩ gốc Chánh pháp,
Làmsao lưu bố lâu ở đời,
ThếTôn nói bao nhiêu lời dạy,
Tổngtrì gìn giữ, chẳng lọt mất.
Aicó sức này gom các pháp,
Nơinơi chỗ chỗ gốc nhân duyên?
Naytrong chúng này, bậc Trí tuệ,
A-nanhiền thiện nghe vô lượng,
Liềnđánh kiền chùy nhóm bốn bộ,
Tỳ-kheotám vạn bốn ngàn chúng,
Ðềuđắc La-hán, tâm giải thoát,
Ðãthoát trói buộc, làm ruộng phước.
Ca-diếpthương xót cho người đời,
Càngnhớ đền ơn Phật quá khứ,
ThếTôn truyền pháp cho A-nan,
Mongquảng bá pháp mãi ở đời,
Làmsao lần lượt không mất mối,
BaA-tăng-kỳ nhóm pháp báu,
Khiếnsau bốn bộ được nghe pháp,
Ðãnghe liền được lìa các khổ.
A-nantừ chối: 'Tôi chẳng kham,
Chưpháp sâu xa bao nhiêu loại,
Hádám phân biệt Pháp Như Lai,
Phậtpháp công đức trí vô lượng.
Nayngài Ca-diếp kham nhận nổi,
ThếHùng đem pháp trao kỳ cựu,
ÐạiCa-diếp nay vì mọi người,
NhưLai tại thế mời nửa tòa.'
Ca-diếpđáp rằng: 'Tuy có thể,
Tuổigià suy yếu, quên mất nhiều,
NayÔng tổng trì nghiệp trí tuệ,
Khiếnđược gốc pháp hằng ở đời,
Nayta có ba mắt thanh tịnh,
Cũnglại hay biết tha tâm trí,
Tấtcả chúng sanh bao nhiêu loại,
Khôngai hơn được A-nan'.
PhạmThiên giáng xuống cùng Ðế Thích
Tứthiên hộ thế và chư Thiên
Di-lặcÐâu-suất tìm đến họp,
Bồ-tátmấy ức không thể kể.
Di-lặc,Phạm, Thích và Tứ Vương
Ðềucùng chắp tay mà bày tỏ:
'Tấtcả các pháp Phật đã ấn:
'A-nanlà pháp khí của Ta',
NếuNgài chẳng muốn Pháp còn mãi,
Tứclàm tổn hoại pháp Như Lai,
Nguyệngiữ bổn yếu vì chúng sanh,
Cứuđược nguy ách, độ các nạn.
ÐứcPhật ra đời thọ quá ngắn,
Nhụcthể tuy chất, pháp thân còn,
Nếukhiến gốc Pháp không đoạn tuyệt,
A-nanchớ từ chối thuyết pháp'.
Ca-diếptối tôn và Thánh chúng,
Di-lặc,Phạm, Thích và Tứ Vương,
Thathiết thỉnh cầu A-nan nói
Khiếngiáo pháp Phật chẳng diệt tận.
A-nannhân hòa đủ tứ đẳng,
Ýchuyển sư tử hống nhiệm mầu,
Nhìnkhắp bốn bộ, ngắm hư không,
Thươngkhóc lệ trào không dừng được.
Liềnvận quang minh và vẻ mặt,
Chiếukhắp chúng sanh như mặt trời,
Di-lặcthấy (ánh) sáng cùng Thích, Phạm,
Thuxả đợi nghe Pháp vô thượng,
Bốnbộ lặng lẽ chuyên một lòng,
Muốnđược nghe Pháp, ý chẳng loạn,
Tôntrưởng Ca-diếp và Thánh chúng,
Nhìnthẳng thấy mặt, mắt không chớp.
RồiA-nan thuyết kinh vô lượng.
Aihay đầy đủ góp một nhóm:
'Naytôi sẽ chia làm ba phần,
Tạolập mười kinh làm một kệ.
Khếkinh phần một, Luật phần hai,
KinhA-tỳ-đàm là phần ba.
BaPhật quá khứ đều chia ba,
Khếkinh, Luật, Pháp là ba tạng,
Khếkinh nay sẽ phân bốn đoạn,
Kếlà Tăng Nhất, hai là Trung,
Bagọi là Trường, nhiều anh lạc,
Tạpkinh sau cùng là bốn phần'.
Tôngiả A-nan nghĩ thế này:
'Phápthân Như Lai chẳng hư hoại,
Cònmãi ở đời, không dứt mất,
Trời,Người được nghe thành đạo quả.
Hoặccó một pháp nghĩa cùng sâu
Khógiữ, khó tụng chẳng thể nhớ,
Nayta sẽ nhóm nghĩa một pháp,
Mỗimỗi theo nhau chẳng mất mối.
Cũngcó hai pháp lại thành hai,
Bapháp thành ba như xâu chuỗi,
Bốnpháp thành bốn, năm cũng thế,
Nămpháp đến sáu, sáu đến bảy,
Támpháp nghĩa rộng, chín tiếp theo,
Mườipháp từ mười đến mười một.
Nhưthế pháp bảo trọn chẳng quên,
Cũnghằng ở đời, tồn tại mãi,
Ởtrong đại chúng nhóm pháp này'.
Tứcthời A-nan lên pháp tòa,
Di-lặckhen 'Lành, hay thay!', nói:
'Cácpháp nghĩa hợp nên phối lại,
Còncác pháp nên phân bộ.
ThếTôn nói Pháp mỗi mỗi khác,
Bồ-tátphát ý hướng đại thừa,
NhưLai thuyết đây các thứ khác,
NhânTôn thuyết lục độ không cùng,
Bốthí, trì giới, nhẫn, tinh tấn,
Thiền,trí tuệ như trăng đầu tháng,
Chóngđộ vô cực quán các pháp.
Cóngười dũng mãnh cho đầu mắt,
Thânthể, máu thịt, không luyến tiếc,
Vợ,hầu, nước, của và trai, gái,
Ðâygọi đàn độ chẳng nên bỏ.
Giớiđộ vô cực như kim cương,
Khônghủy, không phạm, không sót mất,
Trìtâm giữ giới như bình gốm,
Ðâygọi giới độ không nên bỏ.
Hoặccó người đến cắt tay chân,
Chẳngkhởi giận dữ, sức nhẫn mạnh,
Nhưbiển bao dung không tăng giảm,
Ðâygọi nhẫn độ không nên bỏ,
Nhữngngười tạp tác hành thiện ác,
Thân,miệng, ý đều không biết chán,
Ngănngười các hạnh không đến đạo,
Ðâygọi tần độ không nên bỏ.
Cácvị tọa thiền thở ra vào,
Tâmý vững chắc không loạn niệm,
Dùcho đất động, thân chẳng nghiêng,
Ðâygọi thiền độ không nên bỏ.
Lấysức trí huệ biết trần số,
Kiếpsố triệu năm không thể kể,
Thanhthản nghiệp tụ ý chẳng loạn,
Ðâygọi trí độ chẳng nên bỏ.
Chưpháp thậm thâm luận lý không,
Khósáng, khó rõ, không thể quán,
Vềsau hậu tấn ôm hoài nghi,
Ðâyđức Bồ-tát không nên bỏ'.
A-nantự trình bày ý này:
'HạnhBồ-tát, kẻ ngu không tin,
Trừcác La-hán tin giải thoát,
Ðólà có tin không do dự.
Chúngcủa bốn bộ phát ý đạo,
Cùngvới tất cả loài chúng sanh,
Họcó tin chắc không hồ nghi,
Họpcác pháp này làm phần một'.
Di-lặckhen: 'Lành, hay thay!' nói:
'Phátthú đại thừa ý rất rộng,
Hoặccó các pháp đoạn kiết sử,
Hoặccó các pháp thành đạo quả'.
A-nanthuyết rằng: Ðây thế nào,
Tôithấy Như Lai giảng pháp này.
Cópháp chẳng nghe từ Như Lai,
Phápnày há sai, nên có nghi.
Dùtôi nói thấy, nghĩa này sai,
Vớichúng tương lai liền bị hỏng,
Naynói chư kinh nghe như thế,
ChỗPhật đang ở, thành, quốc độ,
NướcBa-la-nai thuyết pháp đầu,
NướcMa-kiệt độ ba Ca-diếp,
Thích-sí,Câu-tát, Ca-thi-quốc,
Chiêm-bà,Câu-lưu, Tỳ-xá-ly,
ThiênCung, Long Cung, A-tu-la,
Càn-thát-bàcùng thành Câu-thi,
Chodù không được chỗ thuyết kinh,
Sẽnói nguyên gốc tại Xá-vệ.
Tôiđược theo nghe việc một thời,
Phậttại Xá-vệ cùng đệ tử,
Tinhxá Kỳ-hoàn tu thiện nghiệp,
Trưởnggiả Cô Ðộc dâng cúng vườn.
LúcPhật tại đó dạy Tỳ-kheo,
Nêntu một pháp chuyên nhất tâm,
Suynghĩ một pháp không phóng dật,
Mộtpháp là gì? Là niệm Phật,
NiệmPháp, niệm Tăng và niệm Giới,
NiệmThí, rồi tiếp đến niệm Thiên,
NiệmThơ An-ban và niệm Thân,
NiệmChết, trừ loạn là mười niệm,
Ðâygọi là mười niệm lại có mười.
Sauđó sẽ nói đệ tử Phật,
Trướcdạy Câu-lân thành đệ tử,
Cuốicùng nhỏ nhất là Tu-đạt
Dùngphương tiện này rõ một pháp.
Haitheo hai pháp, ba theo ba,
Bốn,năm, sáu, bảy, tám, chín, mười,
Mườimột pháp này đều rõ hết,
Từmột tăng một đến các pháp,
Nghĩanhiều, huệ rộng chẳng thể tận,
Mỗimột khế kinh nghĩa cùng sâu,
Thếnên gọi là Tăng Nhất Hàm.
Naytìm một pháp khó rõ sáng,
Khótrì, khó hiểu, chẳng thể minh,
Tỳ-kheotự xưng công đức nghiệp,
Naynên xưng là Tôn đệ nhứt.
Vínhư thợ gốm làm đồ vật,
Tùyý mà làm không hồ nghi,
Nhưthế a-hàm Tăng Nhất pháp,
Bathừa giáo hóa không sai biệt,
KinhPhật vi diệu rất thâm sâu,
Năngtrừ kiết sử như sông chảy,
NhưngTăng Nhất này là trên hết,
Haysạch ba nhãn, trừ ba cấu.
Cóai chuyên tâm trì Tăng Nhất,
Liềnlà tổng trì Như Lai tạng,
Dùthân này chưa hết kiết sử,
Ðờisau liền được tài trí cao.
Nếucó người viết chép kinh quyển,
Lọnghoa, tơ lụa đem cúng dường,
Phướcnày vô lượng không thể kể
Vìpháp báu này khó gặp vậy'
Thuyếtlời này rồi đất chấn động,
Mưatrời hoa hương phủ đến gối,
ChưThiên trên không khen 'Lành thay!'.
LờiThượng Tôn thuyết trọn thuận nghĩa,
Khếkinh tạng một, Luật tạng hai,
KinhA-tỳ-đàm là tạng thứ ba,
PhươngÐẳng đại thừa nghĩa thâm thúy,
Cùngcác khế kinh là tạp tạng,
Anxử lời Phật trọn chẳng khác,
Nhânduyên gốc ngọn đều tùy thuận,
Di-lặc,chư Thiên đều khen lành,
KinhPhật Thích-ca còn được lâu.
Di-lặcđứng lên tay cầm hoa,
Hoanhỉ đem rải lên A-nan,
Kinhnầy đúng thật Như Lai thuyết,
KhiếnA-nan tầm đạo quả thành.

Bấygiờ Tôn giả A-nan cùng Phạm thiên và các Phạm Ca-di thiênđều đến tụ hội. Hóa tự tại thiên cùng quyến thuộcđều đến tụ hội. Tha hóa tự tại thiên cùng tùy tùng đếntụ hội. Ðầu-suất thiên vương cùng chúng thiên đều đếntụ hội. Diệm thiên cùng các tùy tùng đều đến tụ hội.Thích-đề-hoàn-nhân cùng chư thiên cõi Ba mươi ba đồng đếntụ hội. Ðề-đầu-lại-tra Thiên vương cùng Càn-thát-bàv.v... cùng đến tụ hội. Tỳ-lưu-lặc-xoa Thiên vương cùngđến Yểm Quỷ đều đến tụ hội. Tỳ-lưu-bạt-xoa Thiênvương đem các chúng Rồng cùng đến tụ hội. Tỳ-sa-môn Thiênvương dẫn chúng Dạ-xoa, La-sát cùng đến tụ hội.

Lúcbấy giờ Ðại sĩ Di-lặc bảo các Bồ-tát trong Hiền kiếp:

- CácÐại sĩ hãy khuyên các thiện nam và tín nữ đọc tụng, thọtrì Tăng Nhất Tôn Pháp, giảng nói rộng rãi khiến Trời Ngườivâng làm.

Lúcngài nói lời này thì chư Thiên, loài Người, Càn-thát-bà,A-tu-la, Ca-lâu-la, Ma-hầu-la-già, Khẩn-na-la v.v... đều tựnói:

- Chúngtôi đều cùng nhau ủng hộ thiện nam, tín nữ nào đọc tụng,thọ trì Tăng Nhất Tôn Pháp, giảng nói rộng rãi, trọn khôngdừng nghỉ nửa chừng.

Lúcấy Tôn giả A-nan bảo Tôn giả Ưu-đa-la rằng:

- Naytôi đem Tăng Nhất A-hàm này giao phó cho Hiền giả. Xin hãykhéo tụng đọc, chớ để thiếu sót. Vì sao vậy? Vì nếucó người khinh mạn tôn kinh này liền bị đọa lạc, là hạnhphàm phu. Vì cớ sao? Này Ưu-đa-la! Tăng Nhất A-hàm nêu lênlời dạy Ba mươi bảy đạo phẩm và các pháp đều do đâysanh.

Tôngiả Ðại Ca-diếp hỏi A-nan:

- NàyHiền giả A-nan, Tăng Nhất A-hàm lại có thể xuất binh Bamươi bảy đạo phẩm và các pháp đều do đây sanh sao?

Tôngiả A-nan đáp:

- Ðúngthế! Ðúng thế! Thưa Tôn giả Ca-diếp, Tăng Nhất A-hàm xuấtsanh Ba mươi bảy phẩm và các pháp đều do đây sanh. Khôngnhững thế mà chỉ một kệ trong Tăng Nhất A-hàm cũng xuấtsanh ra Ba mươi bảy phẩm và các pháp.

NgàiCa-diếp hỏi:

- Trongloại kệ nào xuất sanh ra Ba mươi bảy phẩm và các pháp?

Tôngiả A-nan liền nói bài kệ này:

Cácđiều ác chớ làm,
Cácđiều thiện vâng làm,
Tựtrong sạch ý mình,
Làlời chư Phật dạy.

Vìsao thế? 'Các điều ác chớ làm' là các pháp vốn đã sanhra các pháp lành, do sanh pháp lành mà tâm ý trong sạch. Thếnên Ca-diếp! Chư Phật Thế Tôn thân, miệng, ý thường tuthanh tịnh.

Tôngiả Ca-diếp hỏi:

- Thếnào A-nan, riêng Tăng Nhất A-hàm xuất sanh Ba mươi bảy phẩmvà các pháp, còn bốn A-hàm khác cũng lại sanh ra chăng?

Tôngiả A-nan đáp:

- Khôngnhững thế, thưa Tôn giả Ca-diếp, nghĩa của bốn bộ A-hàmchỉ trong một bài kệ cũng đầy đủ lời chư Phật, lờiBích-chi Phật và Thanh văn. Vì sao thế? 'Các điều ác chẳnglàm' là đầy đủ giới cấm; hạnh thanh bạch là 'các điềuthiện vâng làm'. 'Tâm ý trong sạch', là tự sạch ý mình,trừ tà chấp điên đảo; 'Là lời chư Phật dạy', là bỏcác tưởng ngu dốt, nghi hoặc. Thế nào Tôn giả Ca-diếp,người giới thanh tịnh thì tâm ý của họ lại bất tịnhsao? Người mà ý thanh tịnh thì không điên đảo; vì khôngđiên đảo nên tướng ngu hoặc diệt, Ba mươi bảy phẩm quảnhiên liền được thành tựu. Ðã thành đạo quả há chẳngphải là các pháp sao?

Tôngiả Ca-diếp hỏi:

- Thếnào A-nan, tại sao đem Tăng Nhất A-hàm này giao phó cho Ưu-đa-lamà chẳng giao cho Tỳ-kheo khác tất cả các pháp?

Tôngiả A-nan đáp:

- TăngNhất A-hàm tức là các pháp. Các pháp tức là Tăng Nhất A-hàm,là một chứ không có hai.

Tôngiả Ca-diếp hỏi:

- Vìnhững lý do nào mà đem Tăng Nhất A-hàm phó chúc cho Ưu-đa-la,không giao cho Tỳ-kheo khác?

Tôngiả A-nan đáp:

- Tôngiả Ca-diếp nên biết, chín mươi mốt kiếp xưa, đức Tỳ-bà-thiNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lúcđó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Y-câu-ưu-đa-la. Lúc đó, đứcPhật đã đem pháp Tăng Nhất giao phó cho người này khiếntụng đọc. Từ đây cho đến ba mươi mốt kiếp về sau, kếđó có Phật Thi-khí Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Lúcđó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Mục-già-ưu-đa-la. Thi-khíNhư Lai lại đem pháp này giao phó cho người này khiến đọctụng. Cũng chính trong ba mươi mốt kiếp kia, Tỳ-xá-phù NhưLai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác lại xuất hiện ở đời. Lúcđó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Long Ưu-đa-la. Ðức Phậtlại lấy pháp này giao phó cho người này khiến tụng đọc.

Tôngiả Ca-diếp nên biết, trong Hiền kiếp này có Câu-lưu-tônNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lúcđó Tỳ-kheo Ưu-đa-la tên Lội Ðiện Ưu-đa-la. Phật lại đempháp này phó chúc cho người đó khiến đọc tụng. Trong Hiềnkiếp này, kế đó lại có Phật Câu-na-hàm Như Lai Chí ChânÐẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-latên Thiên Ưu-đa-la. Phật lại đem pháp này giao phó cho ôngta khiến đọc tụng. Trong Hiền kiếp này, kế đó lại cóPhật tên Ca-diếp Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiệnở đời. Bấy giờ Tỳ-kheo Ưu-đa-la, tên Phạm Ưu-đa-la, Phậtlại đem pháp này giao phó cho ông ta khiến tụng đọc.

Tôngiả Ca-diếp nên biết, nay Thích-ca Văn Như Lai Chí Chân ÐẳngChánh Giác xuất hiện ở đời. Nay Tỳ-kheo này tên Ưu-đa-la.Thích-ca Văn Phật tuy đã Bát-niết-bàn nhưng Tỳ-kheo A-nanvẫn còn ở đời. Thế Tôn đem hết pháp giao phó cho tôi.nay tôi lại lấy pháp này trao cho Ưu-đa-la. Vì sao thế? Hãyxem vị này, xét biết nguồn gốc, sau đó mới truyền pháp.Vì sao? Thời quá khứ trong hiền kiếp này, Câu-lưu-tôn NhưLai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, ThếGian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật,Thế Tôn xuất hiện ở đời.

Lúcđó có vua tên Ma-ha-đề-bà, lấy pháp cai trị, giáo hóa dânchúng chưa từng sai lạc, thọ mạng rất dài, đoan chánh vôsong, hiếm có ở đời. Trong tám vạn bốn ngàn năm với thânđồng tử mà tự vui chơi. Trong tám vạn bốn ngàn năm dùngthân thái tử đem pháp cai trị. Trong tám vạn bốn ngàn nămlại dùng vương pháp cai trị thiên hạ.

Tôngiả Ca-diếp nên biết, lúc đó Thế Tôn dạo đi trong vườnCam-lê, và sau khi ăn xong, như thường lệ đi kinh hành trongsân. Tôi làm thị giả. Lúc đó Thế Tôn mỉm cười, miệngphóng hào quang năm sắc. Tôi thấy vậy liền quỳ trước ThếTôn mà bạch rằng:

'-Phật chẳng cười vô cớ, mong cho con được nghe gốc ngọn.Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác chẳng bao giờ nói lời trốngrỗng.'

Bấygiờ, thưa Tôn giả Ca-diếp, Phật bảo tôi rằng:

'-Ở đời quá khứ, trong Hiền kiếp này có Như Lai tên Câu-lưu-tônChí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Lại ở chỗnày vì các đệ tử mà thuyết pháp rộng rãi. Sau đó ở trongHiền kiếp này, lại có Câu-na-hàm Như Lai Chí Chân ÐẳngChánh Giác xuất hiện ở đời. Bấy giờ đức Phật ấy cũngở chỗ này mà thuyết pháp rộng rãi. Kế nữa, trong Hiềnkiếp này, Ca-diếp Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuấthiện ở đời, Ca-diếp Như Lai cũng ở chỗ này mà thuyếtpháp rộng rãi'.

Bấygiờ thưa Tôn giả Ca-diếp, tôi quỳ trước Phật và bạch:

'-Mong sao Thích-ca Văn Phật cũng ở chỗ này thuyết pháp đầyđủ cho các đệ tử. Chỗ này sẽ là tòa kim cương của bốnNhư Lai, mãi không đoạn dứt.'

Bấygiờ, thưa Tôn giả Ca-diếp, Phật Thích-ca Văn tại chỗ ngồiấy, bảo tôi:

'-A-nan, ngày xưa ở chỗ nầy trong Hiền kiếp, có vị vua rađời tên Ma-ha-đề-bà trong suốt tám vạn bốn ngàn năm dùngvương pháp giáo hóa lấy đức dạy dỗ dân; trải qua nhiềunăm, rồi bảo Kiếp-tỷ (người hớt tóc) rằng:

'-Nếu thấy đầu ta có tóc bạc, hãy báo cho ta hay'.

Lúcđó, người kia nghe vua ra lệnh, qua mấy năm lại thấy trênđầu vua có tóc bạc mọc, liền quỳ trước Ðại vương vàbạch:

'-Ðại vương nên biết, trên đầu ngài tóc bạc đã mọc.'

Vualiền bảo người ấy:

'-Lấy nhíp vàng nhổ tóc bạc bỏ lên tay ta.'

Lúcđó, người ấy vâng lệnh lấy nhíp vàng nhổ tóc bạc. Bấygiờ Ðại vương thấy tọc bạc rồi liền nói kệ rằng:

'Bâygiờ trên đầu ta,
Ðãsanh lông suy hao,
Thiênsứ đã đến nơi,
Nênngay đây xuất gia.

Nayta đã hưởng phước trong loài người, phải nên tự cố gắngtiến lên đức của trời, cạo bỏ râu tóc, mặt ba pháp y,đem lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa khỏi các khổ'.

Bâygiờ, vua Ma-ha-đề-bà liền bảo thái tử lớn nhất tên làTrường Thọ:

'-Con có biết chăng, nay đầu ta đã sanh tóc bạc, ý ta muốncạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp ý, đem lòng tin kiên cố xuấtgia học đạo, lìa khỏi các khổ. Con hãy nối ngôi, lấy phápcai trị, giáo hóa, chớ khiến cho sai trái lời ta dạy bảomà tạo hạnh phàm phu. Sở dĩ như thế vì nếu có ngườinào trái lời ta dạy, liền làm hạnh phạm phu. Phàm phu thìcứ ở mãi trong tam đồ, đầy đủ tám nạn.'

Bấygiờ, vua Ma-ha-đề-bà truyền ngôi vua cho thái tử rồi, lạiđem tiền của ban cho Kiếp-tỷ (người hớt tóc) rồi ở chỗkhác cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, đem lòng tin kiên cốxuất gia học đạo, lìa khỏi các khổ, trong tám vạn bốnngàn năm khéo tu phạm hạnh, hành Tứ đẳng tâm: từ, bi, hỉ,xả; khi thân chết, mạng chung sanh lên Phạm thiên.

VuaTrường Thọ nhớ lời cha dạy chưa hề tạm bỏ, dùng phápcai trị không có sai lạc, chưa hết tuần lễ, liền đượclàm Chuyển luân Thánh vương, có đủ bảy báu.

Bảybáu là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu,điển tạng báu, điển binh báu. Ðó là bảy báu. Lại cóngàn người con dũng mãnh, trí tuệ, hay trừ các khổ, thốnglãnh bốn phương.

Rồivua Trường Thọ dùng pháp vua trước... và làm kệ:

Nayở trên đầu tôi,
Ðãsanh lông suy hao,
Sứtrời đã lại đến,
Ðúnglúc nên xuất gia.

'Nayta đã hưởng phước loài Người, phải nên tự cố gắngtạo đức lên cõi Trời, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp ý,đem lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa các thứ khổ'.

Rồivua Trường Thọ, bảo thái tử con trưởng tên Thiện Quán:

'-Con có biết chăng, nay đầu ta đã sanh tóc bạc. Ý ta muốncạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, đem lòng tin kiên cố xuấtgia học đạo, lìa hẳn các khổ. Con hãy nối ngôi ta, dùngpháp mà cai trị, chớ sai mất lời ta dạy dỗ mà tạo hạnhphàm phu. Sở dĩ như thế vì nếu có người trái lời ta dạylàm hạnh phạm phu mà hạnh phàm phu thì ở mãi trong ba đường,tám nạn.'

Vàvua Trường Thọ trong tám muôn bốn ngàn năm khéo tu Phạm hạnh,hành Tứ đẳng tâm là từ, bi, hỉ, xả; khi thân chết, mạngchung sanh lên trời Phạm thiên. Còn vua Thiện Quán nhớ lờicha dạy chưa từng tạm bỏ, dùng pháp cai trị không chút sailạc'.

Tôngiả Ca-diếp nên biết, khi đó Ma-ha-đề-bà đâu phải ngườinào khác, đừng có cho như thế. Vua bấy giờ nay là PhậtThích-ca Văn. Vua Trường Thọ nay là thân A-nan, còn Thiện Quánlúc đó, nay là Tỳ-kheo Ưu-đa-la, đã hằng nhân vương phápchưa từng bỏ mất, cũng chẳng đoạn dứt. Và vua Thiện Quánlại làm hưng phục lệnh của vua cha, dùng pháp cai trị, chẳngdứt lời vua dạy. Vì sao thế? Vì lời dạy của phụ vươngkhó làm trái được.

Bấygiờ Tôn giả A-nan liên nói kệ:

KínhPháp, vâng lời Tôn,
Chẳngquên báo ân gốc,
Lạihay giữ ba nghiệp,
Chỗquý của người trí.

Tôiquán nghĩa này rồi, đem Tăng Nhất A-hàm truyền cho Tỳ-kheoƯu-đa-la. Vì sao? Tất cả các pháp đều có lý do.

RồiTôn giả A-nan bảo Tôn giả Ưu-đa-la:

- Hiềngiả lúc trước làm Chuyển luân Thánh vương, chẳng để mấtlời vua dạy. Nay tôi lại đem pháp này trao phó cho Hiền giả,chớ để mất chánh giáo, chớ làm hạnh phàm phu. Nay Hiềngiả nên biết, nếu có người trái mất thiện giáo của NhưLai, liền đọa trong cõi phàm phu. Vì sao? Lúc ấy vua Ma-ha-đề-bàkhông được đến chỗ rốt ráo giải thoát, chưa được giảithoát đến chỗ an ổn; tuy hưởng phước báo Phạm thiên,vẫn chẳng đến chỗ cứu cánh là thiện nghiệp của NhưLai, tức gọi là chỗ cứu cánh an ổn, an lạc vô cùng, đượcTrời, Người cung kính, tất sẽ được Niết-bàn. Vì thếcho nên, Ưu-đa-la! Hãy nên phụng trì pháp này, phúng tụng,đọc niệm, chớ cho thiếu sót.

Bấygiờ A-nan liền nói kệ:

Ðốivới Pháp nên niệm,
NhưLai do đây sanh,
Pháphưng thành Chánh Giác,
Bích-chi,La-hán đạo,
Pháphay trừ các khổ,
Cũnghay thành kết quả.
NiệmPháp chẳng rời tâm,
Nayvà sau thọ báo,
Nếumuốn thành vị Phật,
Giốngnhư Thích-ca Văn,
Thọtrì ba tạng pháp,
Câukinh chẳng lầm loạn,
Tamtạng tuy khó giữ,
Nghĩalý chẳng thể cùng,
Nêntụng bốn A-hàm,
Liênđoạn nẻo Nhân Thiên.
A-hàmtuy khó tụng,
Kinhnghĩa chẳng thể hết,
Giớiluật chớ để mất,
Ðâylà báu Như Lai.
Luậtcấm cũng khó giữ,
A-hàmcũng như thế,
Giữvững A-tỳ-đàm,
Hàngphục thuật ngoại đạo,
Tuyêndương A-tỳ-đàm,
Nghĩanày cũng khó giữ.
Nêntụng ba A-hàm
Chẳngmất câu của kinh.
Khếkinh, A-tỳ-đàm,
Giớiluật lưu bố đời,
Người,Trời được vâng làm,
Liềnsanh chỗ an ổn.
Nếukhông pháp khế kinh,
Cũnglại không giới luật,
Nhưmù lao vào tối,
Lúcnào mới thấy sáng?
Lấyđây giao phó ông,
Cùngvới bốn bộ chúng,
Nêngiữ chớ coi thường,
Ðốivới Phật Thích-ca.

KhiTôn giả A-nan nói lời này, trời đất sáu phen chấn động.Các bậc Trời, Thần ở hư không, tây cầm hoa trời rải trênTôn giả A-nan, và tung vào khắp trong bốn bộ chúng. Tất cảTrời, Rồng, Quỷ, Thần, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la,Ma-hầu-la-già v.v... đều mừng rỡ và khen:

- Lànhthay, lành thay, Tôn giả A-nan!

Nhữnglời trước và sau đều lành. Ðối với pháp nên cung kính,thật như đã nói. Chư Thiên và Người đời không ai khôngtừ pháp mà được thành tựu. Nếu ai làm ác phải đọa địangục, ngạ quỷ, súc sanh.

Lúcbấy giờ, Tôn giả A-nan ở trong bốn bộ chúng, cất tiếngrống của sư tử, khuyên tất cả mọi người phụng hànhpháp này.

Bấygiờ trên tòa, ba vạn Trời Người được pháp nhãn thanh tịnh.

Bấygiờ bốn bộ chúng, chư Thiên, Người đời nghe Tôn giả thuyếtxong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com