Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Phẩm Đại Ái Đạo nhập Niết Bàn

02/05/201111:10(Xem: 16066)
52. Phẩm Đại Ái Đạo nhập Niết Bàn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

LII.Phẩm Đại Ái Đạo nhập Niết Bàn

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Tỳ-xá-ly, giảng đường Phổ Hội, cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, bà Ðại Ái Ðạo đang ở trong thành Tỳ-xá-ly, chùaCao Ðài, cùng với chúng đại Tỳ-kheo-ni năm trăm người câuhội, đều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết. Bà Ðại Áèạo nghe các Tỳ-kheo nói: 'Như Lai không bao lâu sẽ diệtđộ, không quá ba tháng sẽ Niết-bàn tại Sa-la song thọ, xứCâu-thi-na-kiệt'. Bà liền nghĩ: 'Ta không kham nhìn thấy NhưLai diệt độ. Nay ta nên diệt độ trước'. Bà Ðại Ái Ðạođi đến chỗ Thế Tôn, cúi dạy lui ngồi một bên. Bà đếntrước bạch Phật:

- Connghe Thế Tôn không bao lâu sẽ diệt độ, không quá ba thángsau, tại xứ Câu-thi-na-kiệt, khoảng rừng Sa-la song thọ. Naycon không kham thấy Thế Tôn và A-nan diệt độ. Cúi xin ThếTôn cho phép con diệt độ trước.

Khiấy Thế Tôn im lặng hứa khả.

BàÐại Ái Ðạo lại bạch Phật:

- Từnay về sau cúi xin Thế Tôn cho các Tỳ-kheo-ni thuyết giới.

Phậtbảo:

- NayTa có phép Tỳ-kheo-ni cùng với Tỳ-kheo-ni thuyết giới. Nhữnggiới cấm do Như Lai chế ra đừng để sai phạm.

Khiấy, bà Ðại Ái Ðạo làm lễ dưới chân Phật, và đứngtrước Phật, bà lại bạch Phật:

- Hômnay con không còn thấy lại tôn nhan của Như Lai, cũng khôngthấy chư Phật tương lai, không còn tái sanh, vĩnh viễn ởchỗ vô vi. Ngày nay con xa lìa thánh nhan, vĩnh viễn không thấylại.

BàÐại Ái Ðạo đi nhiễu quanh Phật bảy vòng, cũng đi nhiễuquanh Tôn giả A-nan bảy vòng, đi nhiễu quanh hết chúng Tỳ-kheorồi lui đi. Bà trở về trong chúng Tỳ-kheo-ni bảo các Tỳ-kheo-ni:

- Nayta muốn vào Niết-bàn vô vi. Vì sao thế? Như Lai chẳng baolâu sẽ diệt độ, các vị nên tùy nghi mà hành động.

Khiấy Tỳ-kheo-ni Sai-ma, Tỳ-kheo-ni Ưu-bát-sắc, Tỳ-kheo-ni Cơ-lợi-thi,Tỳ-kheo-ni Xá-cừu-lê, Tỳ-kheo-ni Xà-ma, Tỳ-kheo-ni Bát-đà-lan-giá,Tỳ-kheo-ni Bà-la-giá-la, Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên, Tỳ-kheo-niXà-da cùng năm trăm Tỳ-kheo-ni đi đến chỗ Thế Tôn, đứngmột bên. Khi ấy, Tỳ-kheo-ni Sai-ma làm thượng thủ, bạchPhật:

- Chúngcon nghe Như Lai không bao lâu diệt độ, chúng con không khamthấy Thế Tôn và Tôn giả A-nan diệt độ trước. Cúi xinThế Tôn cho phép chúng con diệt độ trước. Nay chúng con vàoNiết-bàn chính là phải thời.

Khiấy Thế Tôn im lặng hứa khả. Tỳ-kheo-ni Sai-ma và năm trămTỳ-kheo-ni thấy đức Thế Tôn im lặng hứa khả, liền lễdưới chân Phật, đi nhiễu quanh ba vòng rồi lui đi, trở vềphòng của mình. Khi ấy bà Ðại Ái Ðại đóng cửa giảngđường, đánh kiền chùy, trải tọa cụ nơi đất trống,bay lên hư không. Ở trong hư không, bà ngồi, nằm, đi kinhhành hoặc phát ra ánh lửa, nửa thân dưới phun khói, nửathân trên phun lửa, nửa thân dưới phun nước, nửa thân trênphun khói, toàn thân phóng lửa, toàn thân phóng khói, hông bêntrái tuôn nước, hông bên mặt tuôn lửa, hông bên mặt tuônnước, hông bên trái tuôn khói, phía trước tuôn lửa, phíasau tuôn nước, phía trước tuôn nước, phía sau tuôn lửa,toàn thân tuôn lửa, toàn thân tuôn nước.

BàÐại Ái Ðạo làm bao nhiêu biến hóa ấy, trở về tòa mìnhngồi kiết-già, chánh thân chánh ý buộc niệm ở trước rồinhập Sơ thiền; từ Sơ thiền xuất, nhập Nhị thiền; từNhị thiền xuất, nhập Tam thiền; từ Tam thiền xuất, nhậpTứ thiền; từ Tứ thiền xuất, nhập Không xứ; từ Khôngxứ xuất, nhập Thức xứ; từ Thức xứ xuất, nhập Vô sởhữu xứ; từ Vô Sở hữu xứ xuất, nhập Hữu tưởng vôtưởng xứ; từ Hữu tưởng vô tưởng xứ xuất, nhập Tưởngtri diệt; từ Tưởng tri diệt xuất, nhập lại Hữu tưởngvô tưởng xứ; từ Hữu tưởng vô tưởng xứ xuất, nhậplại Thức xứ; từ Thức xứ xuất, nhập Không xứ; từ Khôngxứ xuất, nhập Tứ thiền; từ Tứ thiền xuất, nhập Tamthiền; từ Tam thiền xuất, nhập Nhị thiền; từ Nhị thiềnxuất, nhập Sơ thiền; từ Sơ thiền xuất, nhập lại Nhịthiền; từ Nhị thiền xuất, nhập Tam thiền; từ Tam thiềnxuất, nhập Tứ thiền; đã nhập Tứ thiền liền diệt độ.

Khiấy, trời đất chấn động, bên Ðông nổi, bên Tây chìm,bên Tây nổi, bên Ðông chìm, bốn bên nổi, chính giữa chìm,lại bốn bề gió mát trỗi lên, chư Thiên ở trên không trungđánh nhạc, chư Thiên cõi dục buồn khóc rơi lệ cũng nhưvào tháng mùa Xuân trời mưa cam lồ cõi trời thần diệu tungrải hoa ưu-bát, lại rải bột chiên-đàn trên thân bà.

Khiấy Tỳ-kheo-ni Sai-ma, Tỳ-kheo-ni Ưu-bát-sắc, Tỳ-kheo-ni Cơ-lợi-thi-cù-đàm-di,Tỳ-kheo-ni Xá-cù-ly, Tỳ-kheo-ni Xà-ma, Tỳ-kheo-ni Bà-đà-lan-giá-da,các vị Tỳ-kheo-ni thượng chủ như thế năm trăm vị, mỗivị đều trải tòa nơi đất trống, bay lên hư không, ở trênhư không nằm ngồi, đi kinh hành làm mười tám phép thầnbiến, cho đến nhập tưởng tri diệt và đến diệt độ.

Khiấy, trong thành Tỳ-xá-ly có đại tướng tên Da-du-đề dẫnnăm trăm đồng tử nhóm họp tại giảng đường Phổ Hộilúc đó đang giảng thuyết. Da-du-đề và năm trăm đồng tửxa thấy năm trăm vị Tỳ-kheo-ni làm mười tám phép thần biến,thấy rồi vui mừng phấn khởi vô lượng, đều chấp tay hướngvề các vị ấy.

Khiấy, Thế Tôn bảo A-nan:

- Thầyđến chỗ đại tướng Da-du-đề bảo rằng: 'Hãy mau sắmnăm trăm giường, năm trăm tọa cụ, năm trăm bình tô lạc,năm trăm bình dầu, năm trăm xe hoa, năm trăm xe hương, nămtrăm xe củi'.

A-nanbạch Phật:

- Chẳngbiết Thế Tôn muốn làm gì?

Phậtbảo:

- BàÐại Ái Ðạo đã diệt độ, và năm trăm Tỳ-kheo-ni nhậpNiết-bàn, Ta muốn cúng dường xá-lợi.

Khiấy A-nan buồn khóc xen lẫn không thể tự kềm, than: 'Bà ÐạiÁi diệt độ sao nhanh chóng thay!' A-nan đưa tay gạt lệ, liềnđến chỗ đại tướng Da-du-đề. Da-du-đề xa thấy Tôn giảA-nan đi đến, đứng dậy đón tiếp, nói:

- Tôngiả A-nan đến đây rất quý! Tôn giả muốn dạy bảo gìmà đến bất ngờ?

Tôngiả A-nan:

- Tôido Phật sai đến, muốn có việc bảo Ông.

Ðạitướng hỏi:

- Cóđiều gì dạy bảo?

A-nanđáp:

ThếTôn bảo Ðại tướng rằng: Nên sắm sửa năm trăm giường,năm trăm tọa cụ, năm trăm bình tô, năm trăm bình dầu, nămtrăm xe hoa, năm trăm xe hương, năm trăm xe củi. Bà Ðại Áèạo và năm trăm Tỳ-kheo-ni đều diệt độ, chúng ta đếnđó cúng dường Xá-lợi.

Ðạitướng buồn khóc lẫn lộn, nói rằng:

- BàÐại Ái Ðạo diệt độ sao mà nhanh chóng thay! Năm trăm Tỳ-kheo-nidiệt độ nhanh chóng thay! Ai sẽ giáo hóa chúng ta và chỉdạy về bố thí?

Ðạitướng Da-du-đề liền sắm sửa năm trăm giường, năm trămtọa cụ, năm trăm bình tô, năm trăm bình dầu, năm trăm xehoa, năm trăm xe hương, năm trăm xe củi. Bà Ðại Ái Ðạovà năm trăm Tỳ-kheo-ni đều diệt độ, chúng ta đến đócúng dường Xá-lợi.

Ðạitướng buồn khóc lẫn lộn, nói rằng:

- BàÐại Ái Ðạo diệt độ sao mà nhanh chóng thay! Năm trăm Tỳ-kheo-nidiệt độ nhanh chóng thay! Ai sẽ giáo hóa chúng ta và chỉdạy về bố thí?

Ðạitướng Da-du-đề liền sắm sửa năm trăm giường, năm trămtọa cụ, năm trăm bình tô, dầu, năm trăm xe hoa, hương, củivà các dụng cụ hỏa thiêu, đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi đứng một bên.

Ðạitướng Da-du-đề bạch Phật:

- NhưLai chỉ dạy con sắm sửa đồ cúng dường, nay đã xong.

Phậtbảo:

- NayÔng đưa thân của bà Ðại Ái Ðạo và năm trăm Tỳ-kheo-ni,ra khỏi thành Tỳ-xá-ly đến chỗ đất trống, Ta muốn cúngdường Xá-lợi ở đó.

Ðạitướng Da-du-đề bạch Phật:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

Khiấy Ðại tướng đến tinh xá của bà Ðại Ái Ðạo, bảomột người:

- NayNgười thử leo tường vào trong từ từ mở cửa đừng gâytiếng động.

Ngườikia theo lời dạy liền vào mở cửa. Ðại tướng lại bảonăm trăm người, mỗi người đưa thân các vị lên giường.Bấy giờ có hai Sa-di-ni tại đó, một là Nan-đà, hai là Ưu-ban-nan-đà,hai Sa-di-ni bảo Ðại tướng:

- Thôi,thôi, Ðại tướng! Chớ xúc nhiễu các Thầy.

Ðạitướng Da-du-đề bảo:

- Thầycác Cô không phải ngủ, mà đều đã diệt độ.

HaiSa-di-ni nghe các Thầy đều diệt độ, ôm lòng lo sợ, tựsuy nghĩ, quan sát các pháp có nhóm họp đều là pháp diệttận, liền tại chỗ ngồi được tam minh, lục thông. Khi ấyhai Sa-di-ni liền bay lên hư không, bay trước đến chỗ đấttrống làm mười tám pháp thần biến, nằm, ngồi, đi kinhhành, thân phóng ra nước lửa, biến hóa vô lượng, liềnở Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.

Bấygiờ, Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo Tăng vây quanh trước sau,đi đến tinh xá của Tỳ-kheo-ni Ðại Ái Ðạo.

ThếTôn bảo A-nan, Nan-đà, La-vân:

- CácThầy khiêng thân của bà Ðại Ái Ðạo. Ta sẽ đích thâncúng dường.

Khiấy, Thích-đề-hoàn-nhân biết ý nghĩ trong tâm Thế Tôn, liềntừ cõi trời Ba mươi ba trong khoảng lực sĩ duỗi cánh tayẩn và đi đến thành Tỳ-xá-ly, đến chỗ Thế Tôn cúi lạyrồi đứng một bên. Trong chúng, những vị Tỳ-kheo lậu tậnđều thấy Thích-đề-hoàn-nhân và chư Thiên trời Ba mươiba, còn những Tỳ-kheo hữu dục không lậu tận, các Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni, Ưu-bát-tắc, Ưu-bà-di chưa lậu tận đều khôngthấy Thích-đề-hoàn-nhân và chư thiên cõi trời Ba mươi ba.

Vuatrời Phạm thiên xa biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, đem cácPhạm thiên từ cõi Phạm thiên ẩn đến chỗ đức Thế Tôn,cúi lạy lui qua một bên.

Tỳ-sa-mônThiên vương biết ý nghĩ trong tâm đức Thế Tôn, đem cácquỷ thần Dược Xoa đến chỗ Như Lai, cúi lạy đứng quamột bên.

Ðề-địa-lại-traThiên vương đem các thần Càn-thát-bà, từ phương Ðông đếnchỗ Thế Tôn, cúi lạy đứng qua một bên.

Tỳ-lâu-lặc-xoaThiên vương đem vô số thần Cưu-bàn-trà, từ phương Nam đếnchỗ Thế Tôn, cúi lạy đứng qua một bên.

Tỳ-lâu-ba-xoaThiên vương đem các Long thần đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyđứng qua một bên.

Vàchư thiên cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, mỗi mỗi đếubiết ý niệm trong tâm thế Tôn, đều đến chỗ Thế Tôn,cúi lạy đứng qua một bên.

Khiấy, Thích-đề-hoàn-nhân, Tỳ-sa-môn Thiên vương đến trướcbạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn! Chớ tự nhọc thân, chúng con tự sẽ cúng dườngXá-lợi.

Phậtbảo chư Thiên:

- Thôi,thôi, Thiên vương! Như Lai tự biết thời. Ðây là việc NhưLai cần phải làm, chẳng phải hàng Trời, Rồng, Quỷ thầnlàm được. Vì sao thế? Cha mẹ sanh con nhiều lợi ích chocon, ân trọng dưỡng nuôi, bú mớm ẵm bồng, cần phải báoân, không được không báo ân. Chư Thiên nên biết! Chư Phậtquá khứ, thân mẫu sinh thành đều diệt độ trước, sau đóchư Phật Thế Tôn đều tự cúng dường trà tỳ xá-lợi.Giả sử chư Phật Thế Tôn ở tương lai, thân mẫu sinh thànhcũng diệt độ trước, sau đó chư Phật đều tự cúng dường.Do phương tiện này biết Như Lai nên tự cúng dường, chẳngphải Trời, Rồng, Quỷ thần làm được.

Bấygiờ, Tỳ-sa-môn Thiên vương nói xong, liền đến rừng Chiên-đànlấy củi chiên-đàn, đem đến chỗ đất trống.

Khiấy, Thế Tôn đích thân khiêng một chân giường; Nan-đà khiênmột chân, La-vân khiêng một chân, A-nan khiêng một chân, baylên hư không đến chỗ hỏa thiêu. Bốn bộ chúng trong ấy,Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đưa thân thể củanăm trăm Tỳ-kheo-ni đến chỗ hỏa thiêu.

Phậtbảo đại tướng Da-du-đề:

- NayÔng sắm sửa thêm hai giường, hai tọa cụ, hai xe củi, hươnghoa để cúng dường thân hai Sa-di-ni.

Ðạitướng Da-du-đề thưa:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

Ðạitướng liền sắm sửa đồ cúng dường.

ThếTôn lấy củi chiên-đàn chuyển đến chư Thiên. Thế Tôn lạibảo đại tướng:

- NayÔng nhặt lấy năm trăm Xá-lợi, mỗi mỗi phân biệt mà cúngdường. Ðối với hai Sa-di-ni cũng làm như vậy.

Ðạitướng vâng lời Phật dạy, mỗi mỗi phân biệt mà cúng dường,liền chuẩn bị hỏa thiêu.

ThếTôn lại dùng gỗ chiên-đàn chất trên thân bà Ðại Ái Ðạo.

Bấygiờ, thế Tôn liền nói kệ:

Tấtcả hành vô thường,
Cósanh ắt có diệt,
Khôngsanh, thời không diệt,
Diệtnày và vui tột.

ChưThiên và nhân dân đều vân tập tại chỗ trà-tỳ, Trời Ngườiđại chúng lên đến số mười ức cai-na-thuật. Ðại tướngđợi lửa tắt rồi bèn nhặt xá-lợi và xây tháp.

Phậtbảo đại tướng:

- NayÔng đem Xá-lợi của năm trăm Tỳ-kheo-ni xây tháp, đượcphước vô lượng lâu dài. Vì sao thế? Thế gian có bốn hạngngười nên xây tháp. Thế nào là bốn? Nếu có người vìNhư Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác xây tháp, vì Chuyển luânThánh vương, vì hàng Thanh văn, Bích-chi Phật xây tháp đượcphước vô lượng.

Khiấy Thế Tôn vì hàng chư Thiên và nhân dân, nói pháp vi diệu,khuyến khích khiến cho hoan hỷ. Có một ức Trời và Ngườiđược trần cấu dứt sạch, đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Bấygiờ, Trời, Người, Cà-thát-bà, A-tu-la bốn bộ chúng; nghedạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc, cùng với chúng đại Tỳ-kheo, năm trăm người câu hội.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ, có Tỳ-kheo-ni Bà-đà ở chỗ vắngngồi kiết-già tự suy nghĩ, buộc niệm ở trước, tự nhớlại việc của vô số kiếp về trước, liền tự mỉm cười.Có Tỳ-kheo-ni xa thấy Tỳ-kheo-ni Bà-đà mỉm cười, thấyrồi liền đến chỗ Tỳ-kheo-ni nói:

- NayTỳ-kheo-ni Bà-đà ngồi một mình dưới cội cây mà mỉm cườilà có nhân duyên gì? Năm trăm tỳ-kheo-ni liền cùng nhau đếnchỗ Tỳ-kheo-ni Bà-đà cúi lạy và thưa với Tỳ-kheo-ni Bà-đà:

- Cónhân duyên gì ngồi một mình dưới cội cây mà mỉm cười?

Tỳ-kheo-niBà-đà bảo năm trăm Tỳ-kheo-ni:

- Vừarồi ta ngồi dưới gốc cây nầy, tự nhớ việc trong vô sốđời đã qua, lại thấy những thân đã trải qua ngày trước,chết đây sanh kia thảy đều xem thấy.

Nămtrăm tỳ-kheo-ni lại thưa:

- Cúixin nói những nhân duyên quá khứ

Tỳ-kheo-niBà-đà bảo năm trăm Tỳ-kheo-ni:

- Quákhứ lâu xa cách đây chín mươi mốt kiếp, có Phật xuấtthế hiệu Tỳ-bà-thi Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, MinhHạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng Sĩ, ÐiềuNgự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiệnở đời. Bấy giờ thế giới tên Bàn-đầu-ma, nhân dân đôngđảo không thể tính kể. Như Lai Tỳ-bà-thi du hóa nơi thếgiới ấy đem theo mười sáu vạn tám ngàn Tỳ-kheo, vây quanhtrước sau và vì họ thuyết pháp. Khi ấy danh hiệu Phật lưutruyền bốn phương, xưng tụng rằng: 'Phật Tỳ-bà-thi đầyđủ các tướng tốt, là bạn lành, ruộng phước cho tấtcả người'.

Trongnước ấy có một đồng tử tên Phạm Thiên, dung mạo đoanchánh ít có trong đời. Ðồng tử ấy tay cầm dù báu đi trênđường. Bấy giờ có vợ của một cư sĩ, cũng rất đoanchánh, cũng đi trên đường ấy, mọi người đều nhìn theo.Ðồng tử liền khởi niệm: 'Nay ta cũng có dung mạo đoan chánh,cầm dù báu mà mọi người không nhìn mà nhìn nữ nhơn kia.Nay ta cần tìm cách khiến mọi người nhìn ta'.

Ðồngtử ấy liền ra khỏi thành, đến chỗ đức Phật Tỳ-bà-thi,tay cầm hoa báu cúng dường bảy ngày đêm, và phát thệ nguyệnrằng: 'Nếu đức Phật Tỳ-ba-thi có thần túc, có thần lực,là ruộng phước cho cõi Người cõi Trời, nguyện đem côngsức này khiến đời tương lai, tôi làm thân người nữ, mọingười thấy đều vui mừng'.

Ðồngtử trải bảy ngày bảy đêm cúng dường Phật rồi, tùy tuổithọ ngắn dài liền sanh lên cõi trời Ba mươi ba, nơi ấylàm thân thiên nữ, rất đoan chánh bậc nhất trong các ngọcnữ, có năm công đức hơn các thiên nữ kia. Thế nào là năm?Là tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, sự vui trời, oai phướctrời và tự tại trời. Chư Thiên cõi trời Ba mươi ba thấyrồi, ai cũng tự nhủ 'Thiên nữ này rất thù diệu không aibằng'. Hoặc có vị Trời nói: 'Ta phải được Thiên nữ nàyđể làm vợ'. Họ cùng tranh giành với nhau. Khi ấy vua trờinói:

- 'CácÔng chớ tranh cãi nhau, trong đây ai có thể nói kệ rất hay,ta sẽ cho Thiên nữ này làm vợ'.

MộtThiên tử nói kệ:

Hoặckhi đứng, hoặc ngồi,
Thứcgiấc đều không vui,
Chỉkhi tôi ngủ say,
Mớikhông lòng mơ ước.
MộtThiên tử nói kệ:
Nayông cũng còn vui,
Khingủ không mơ tưởng,
Naytôi khởi dục niệm,
Tợnhư đánh trống trận.
MộtThiên tử nói kệ:
Giảsử đánh trống trận,
Còncó lúc nghỉ tay,
Niệmdục tôi chảy mau,
Nhưnước cuốn không ngừng.
Lạimột Thiên tử nói kệ:
Nhưcuốn cuốn cây to,
Còncó khi dừng nghỉ,
Tôithường tư tưởng dục,
Nhưgiết voi không thuần.

Bấygiờ, vị Thiên tử hơn hết trong các chư Thiên, nói kệ:

CácÔng còn nhàn hạ,
Ðềucó thể nói kệ,
Naytôi không tự biết,
Làmình còn hay mất.

ChưThiên bèn thưa với vị Thiên tử ấy:

- 'Lànhthay! Thiên tử đã nói kệ rất thanh diệu. Nay dâng Thiên nữnày cho Thiên vương'.

Thiênnữ liền vào cung điện Thiên vương.

Cácem chớ hồ nghi. Vì sao thế? Ðồng tử cúng dường bảo cáilên đức Phật, đâu phải người nào lạ. Chớ nghĩ thếấy. Ðồng tử khi ấy tức là thân ta.

Vềquá khứ ba mươi mốt kiếp, có đức Phật Thi-khí xuất hiệnnơi đời, du hóa nơi thế giới Dã-nã, cùng với chúng Tỳ-kheomười sáu vạn người câu hội. Bấy giờ Thiên nữ ấy saulại mạng chung sanh trong cõi Người, làm thân người nữ rấtđoan chánh, ít có trong đời.

ÐứcNhư Lai Thi-khí đúng thời đắp y ôm bát vào thành Dã-nã khấtthực. Khi ấy Thiên nữ lại làm vợ trưởng giả, đem thứcăn uống ngon cúng dường đức Phật thi-khí, cũng thệ nguyệnrằng: 'Ðem công đức này sanh nơi nào không rơi trong ba đườngác, dung mạo đoan chánh đặc biệt hơn người'. Nữ nhơn ấysau lại mệnh chung sanh lên cõi trời Ba mươi ba, ở đó làmthân thiện nữ rất đoan chánh, có năm công đức hơn chưThiên. Thiên nữ khi ấy đâu phải người nào lạ, chớ nghĩthế ấy. Vì sao thế? thiên nữ ấy chính là thân ta.

Vàokiếp đó, đức Như Lai Tỳ-xá-la-bà xuất hiện nơi đời,bấy giờ Thiên nữ tùy theo thọ mạng dài ngắn, sau khi mạngchung lại cõi người, làm thân người nữ dung mạo đoan chánh,ít có trong đời, lại làm vợ trưởng giả cư sĩ. Bấy giờphu nhân lại đem y phục đẹp dâng lên đức Như Lai, phátthệ nguyện rằng: 'Khiến cho đời sau, tôi lại làm thân ngườinữ'. Phu nhân ấy sau mệnh chung, sanh lên cõi trời Ba mươiba, dung mạo đoan chánh hơn các Thiên nữ cõi trời ấy. Nữnhân khi ấy đâu phải người nào lạ. Chớ nghĩ thế ấy.Vì sao thế? Nữ nhân khi ấy chính là thân ta.

Thiênnữ ấy tùy theo thọ mệnh dài ngắn, sau khi mệnh chung sanhlại cõi người, làm nô tỳ cho phu nhân của trưởng giảNguyệt Quang trong thành Ba-la-nại, dung mạo thô xấu, mọi ngườikhông ưa. Từ khi đức Phật Tỳ-xá-la-bà diệt độ, lạikhông có Phật. Bấy giờ các đức Bích-chi Phật đi du hóa.Phu nhân của trưởng giả Nguyệt Quang tỳ nữ:

- 'Ngươiđi ngoài đường, tìm vị Sa-môn dung mạo đoan chánh vừa ýta, đưa về nhà, ta muốn cúng dường'.

Tỳnữ liền ra khỏi nhà tìm Sa-môn, thấy vị Bích-chi Phật đikhất thực trong thành, song dung mạo xấu xí, dung sắc thôtệ.

Tỳnữ thưa vị Bích-chi Phật:

- 'Trưởnggiả muốn gặp, xin quang lâm đến nhà'.

Liềnvề thưa chủ nhân:

- 'Sa-mônđã đến, có thể đến gặp'.

Khiấy, phu nhân của trưởng giả thấy Sa-môn rồi, tâm khôngvui liền bảo tỳ nữ:

- 'ÐuổiThầy ấy đi, ta không bố thí. Vì sao? Vì dung mạo Thầy ấythô xấu'.

Tỳnữ thưa phu nhân:

- 'NếuPhu nhân không bố thí cho Sa-môn, phần ăn của tôi hôm naysẽ đem cúng hết'.

Phunhân liền phát ăn cho tỳ nữ một đấu gạo tấm, tỳ nữnhận lấy và đem cúng Sa-môn. Ðức Bích-chi Phật nhận thứcăn xong, bay lên hư không làm mười tám phép thần biến, tỳnữ của trưởng giả liền phát nguyện: 'Ðem công đức này,sanh vào chỗ không rơi trong đường ác. Khiến con đời saulàm thân nữ rất đoan chánh'. Ðức Phật ấy tay ôm bát thứcăn, bay quanh thành ba vòng. Khi ấy trưởng giả Nguyệt Quangcùng năm trăm khách buôn nhóm tại giảng đường Phổ Hội.Nam nữ lớn nhỏ trong thành thấy đức Phật cầm bát thứcăn bay trong hư không, thấy rồi cùng nói với nhau:

- 'Ngườinào có đông đức như thế? Ai được gặp vị Bích-chi Phậtnày mà cúng dường thức ăn?'

Khiấy, tỳ nữ thưa phu nhân:

- 'Xinra xem thần đức của Sa-môn, bay trên hư không làm mười támpháp biến, thần đức vô lượng'.

Phunhân bảo tỳ nữ:

- 'NayNgươi bố thí thức ăn cho Sa-môn, nếu được phước cho hếtvề ta, ta sẽ cho người bằng giá hai ngày công'.

Tỳnữ thưa:

- 'Khôngthể đem phước cho được'.

Phunhân bảo:

- 'ChoNgươi bằng giá bốn ngày cho đến mười ngày'.

Tỳnữ thưa:

- 'Tôikhông thể đem phước cho được'.

Phunhân bảo:

- 'Nayta cho Người trăm đồng tiền vàng'.

Tỳnữ thưa:

- 'Tôikhông cần'.

Phunhân lại bảo:

- 'ChoNgười hai trăm ... cho đến ngàn đồng tiền vàng'.

Tỳnữ thưa:

- 'Tôicũng không cần'.

Phunhân bảo:

- 'Tamiễn cho Người khỏi làm nô lệ'.

Tỳ-nữthưa:

- 'Tôicũng không cần làm người thường'.

Phunhân lại bảo:

- 'Ngươilàm phu nhân, ta làm tỳ nữ'.

Tỳnữ thưa:

- 'Tôicũng không cần làm phu nhân'.

Phunhân bảo:

- 'Tasẽ đem Ngươi ra đánh đập, xẻo mũi tai, chặt tay chân Ngươi,sẽ chặt đầu Ngươi'.

Tỳnữ thưa:

- 'Tôicam nhận hết mọi thống khổ, trọn không đem phước cho đi,thân này thuộc về Phu nhân, tâm lành có khác'.

Bấygiờ phu nhân liền đánh tỳ nữ.

Khiấy, năm trăm khách buôn mỗi người bán tán rằng:

- 'Vịthần nhân này hôm nay đến khất thực, ắt phải là nhà tabố thí'.

Trưởnggiả Nguyệt Quang giải tán các người ấy rồi trở về nhà,thấy phu nhân đánh đập tỳ nữ, liền hỏi:

- 'Donhân duyên gì mà đánh tỳ nữ?'

Khiđó, tỳ nữ đem hết mọi sự thuật lại. Trưởng giả NguyệtQuang vui mừng phấn khởi không thể tự kềm, liền đày phunhân xuống làm tỳ nữ, đưa tỳ nữ thay chỗ phu nhân.

ThànhBa-la-nại có vua tên Phạm-ma-đạt cai trị, vua nghe trưởnggiả Nguyệt Quang dâng cơm cho Bích-chi Phật rất là vui mừng,đã gặp bậc chân nhân tùy thời bố thí. Vua Phạm-ma-đạtliền sai người gọi trưởng giả Nguyệt Quang hỏi:

- Cóthật Ngươi cúng dường cơm cho bậc chân nhân thần tiên chăng?'

Trưởnggiả tâu:

- 'Thậtgặp bậc chân nhân, đem cơm cúng dường'.

VuaPhạm-ma-đạt liền tặng thưởng cho trưởng giả và tặngthêm chức vị.

Tỳnữ ấy theo mệnh dài ngắn sau khi mệnh chung sanh lên cõi trờiBa mươi ba, nhan sắc thù diệu, ít có trong đời, có năm côngđức hơn các vị trời khác.

Cácem chớ nghi gì, tỳ nữ của trưởng giả khi ấy tức là thânta.

TrongHiền kiếp này có Phật xuất hiện ở đời hiệu là Câu-lưu-tôn.Khi ấy, Thiên nữ kia tùy theo thọ mệnh dài ngắn, sau khi mệnhchung sanh trong cõi người, làm con gái Phạm chí Da-nhã-đạt.Khi ấy, cô lại dâng cơm cho Như Lai và phát thệ nguyện xinlàm thân người nữ, sau khi mệnh chung sanh lên trời Ba mươiba, dung mạo đoan chánh hơn các Thiên nữ.

Lạitừ cõi trời mệnh chung sanh trong cõi người. Bấy giờ đứcPhật Câu-na-hàm-mâu-ni xuất hiện ở đời, Thiên nữ ấylàm con gái trưởng giả, lại đem hoa vàng cúng dường đứcPhật Câu-na-hàm-mâu-ni, nguyện: 'Ðem công đức này sanh rachỗ nào không rơi trong ba đường ác, khiến cho thân con sauđược làm người nữ'. Cô gái ấy tùy theo thọ mệnh dàingắn, sau khi mệnh chung sanh lên trời Ba mươi ba, dung mạođoan chánh hơn tất cả Thiên nữ, có năm công đức khôngbì kịp.

Congái trưởng giả cúng dường đức Phật Câu-na-hàm-mâu-nikhi ấy đâu phải ai lạ, chớ nghĩ gì, con gái trưởng giảtức là thân ta.

Thiênnữ ấy tùy theo thọ mệnh dài ngắn, sanh trở lại cõi Ngườilàm vợ trưởng giả, dung mạo thù đặc ít có trong đời.Khi ấy, đức Phật Ca-diếp xuất hiện ở đời, phu nhân củatrưởng giả cúng dường đức Phật ca-diếp trong bảy ngàybảy đêm, phát thệ nguyện rằng: 'Khiến con đời tương lailàm thân người nữ'. Phu nhân của trưởng giả tùy tuổithọ dài ngắn, sau khi mệnh chung sanh lên trời Ba mươi ba,có năm công đức hơn các Thiên nữ trên ấy.

Phunhân của trưởng giả cúng dường Phật Ca-diếp thuở ấyđâu phải người nào lạ, chớ nghĩ thế ấy, phu nhân Trưởnggiả khi ấy chính là thân ta.

VàoHiền kiếp này có đức Phật Thích-ca xuất hiện ở đời,Thiên nữ ấy sau khi mệnh chung lại sanh vào thành La-duyệt,làm con gái Bà-la-môn Kiếp-tỷ-la, dung mạo đoan chánh hơncác thiếu nữ khác. Con gái của Bà-la-môn Kiếp-tỷ-la đẹpnhư tượng vàng tử ma, ai đứng gần nàng đều bị lu mờđen tối. Ý của nàng ấy không tham ngũ dục.

Cácem chớ nghĩ gì, cô gái ấy đâu phải người nào lạ, congái của Bà-la-môn bấy giờ chính là thân ta.

Cácem nên biết! Do nhân duyên công đức nhiều kiếp nên ta làmvợ của Tỷ-bát-la-ma-nạp là Ma-ha Ca-diếp. Tôn giả ÐạiCa-diếp tự xuất gia trước, sau ta mới xuất gia. Ta tự nhớtrải qua vô số kiếp làm thân người nữ, do đó nên nay tựcười. Ta do ngu si che mờ, nên cúng dường trải qua sáu đứcPhật, cầu làm thân nữ. Do nhân duyên này nên ta cười nhữngkiếp đã qua.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo-ni nghe Tỳ-kheo-ni Bà-đà, tự nhớ túc mạngnhững việc đã qua trong vô số đời, liền đi đến chỗThế Tôn, cúi lạy ngồi một bên, đem hết mọi việc bạchlên đức Phật.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo-ni.

- Cácvị có thấy trong hàng Tỳ-kheo-ni Thanh văn có ai tự nhớ việctrong vô số đời như Tỳ-kheo-ni ấy chăng?

CácTỳ-kheo-ni bạch Phật:

- BạchThế Tôn, không thấy.

Phậtbảo các Tỳ-kheo-ni:

- Ðệtử bậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta, tự nhớ lúc mạngtrong vô số đời, chính là Tỳ-kheo-ni Kiếp-tỷ-la.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo-ni nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo đi đến chỗ đức Thế Tôn, cúi lạylui ngồi một bên, giây lát sau rời chỗ ngồi bên trướcbạch Phật:

- Kiếpcó dài ngắn, có giới hạn chăng?

Phậtbảo Tỳ-kheo:

Kiếprất dài xa, hay Ta dẫn dụ cho Thầy. Hãy một lòng lắng nghe,nay Ta sẽ nói:

Tỳ-kheonên biết, như một cái thành bằng sắt cao rộng một do-tuần,chứa đầy hạt cải trong ấy không có chỗ trống. Giả sửcó người trăm năm đến lấy đi một hạt cải, mà số hạtcải trong thành sắt ấy còn có thể giảm hết, nhưng mộtkiếp còn không thể tính kể. Vì sao thế? Sanh tử dài xa khôngcó giới hạn, chúng sanh ân ái trói buộc, đắm trước trôinổi trong sanh tử, chết đây sanh kia không có cùng tận. Taở trong đó chán ghét sanh tử. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên tìm phương tiện khéo léo, thoát khỏi tưởng ái trướcnày!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, có một Tỳ-kheo, đến chỗ đức Thế Tôn, cúi lạyxin lui ngồi một bên. Tỳ-kheo ấy bạch Phật:

- ThưaThế Tôn! Kiếp là lâu dài chăng?

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Kiếprất lâu dài, không thể dùng toán mà tính được. Nay Ta sẽthí dụ cho Thầy. Hãy khéo suy nghĩ, nay Ta sẽ vì Thầy nói.

Tỳ-kheonghe lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Cũngnhư núi đá rộng lớn một do-tuần, cao một do-tuần. Giảsử có người đến đó, cầm thiên y trăm năm quét một lần,đá còn có thể mòn, kiếp số khó hạn lượng. Vì sao thế?Kiếp số lâu dài không có bờ mé. Như thế chẳng phải mộtkiếp trăm kiếp. Vì sao thế? Sanh tử lâu dài, không thể hạnlượng không có bờ mé. Các loài chúng sanh bị vô minh chelấp, trôi lăn trong sanh tử không có thời hạn ra khỏi, chếtđây sanh kia không cùng tận. Ta ở trong ấy chán ghét sanh tử.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên tìm phương tiện khéo thoátkhỏi tưởng ái trước này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tùythời nghe pháp có năm công đức, thường không mất thời.Thế nào là năm? Pháp chưa từng nghe liền được nghe; ngherồi liền thọ trì; trừ bỏ hồ nghi; không có tà kiến; hiểupháp sâu xa. Ðó gọi là Tỳ-kheo tùy thời nghe pháp có nămcông đức này.

Chonên các Tỳ-kheo nên ghi nhớ thường nghe pháp sâu xa. Ðâylà lời dạy của Ta. Như thế, này các Tỳ-kheo nên học điềunày!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Tỳ-xá-ly, vườn Ma-ha-Bà-na, cũng vớichúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu nội.

Bấygiờ, đại tướng Sư Tử đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy,ngồi một bên. Bấy giờ Phật bảo đại tướng:

- Ðàn-việtthí chủ có năm công đức. Thế nào là năm? Ở đây, danhtiếng của Thí chủ vang xa, trong làng đó có người như thếưa bố thí, chu cấp cho người nghèo, giúp đỡ người thiếu,không có yêu ghét. Này Ðại tướng Sư Tử! Ðó là công đứcthứ nhất, Thí chủ đạt được.

Lạinữa, này Ðại tướng Sư Tử! Ðàn-việt thí chủ nếu đếntrong chúng dòng Sát-lợi, dòng Bà-la-môn, chúng Sa-môn, đềukhông sợ hãi cũng không nghi nan. Này đại tướng Sư Tử!Ðó là công đức thứ hai.

Lạinữa, Ðàn-việt thí chủ được nhiều người thương mếnnhớ nghĩ, khắp đến kính ngưỡng như con yêu mẹ, tâm khôngrời xa. Thí chủ cũng như thế, được nhiều người yêu mến.

Lạinữa, Ðại tướng Sư Tử! Ðàn-việt thí chủ khi bố thíphát tâm vui vẻ, do có tâm vui vẻ liền mừng rỡ, tánh ýchắc chắn, khi ấy liền tự biết có vui có khổ cũng khôngbiến đổi, tự biết như thật. Thế nào là tự biết? Biếtcó Khổ đế, Khổ tập, Khổ tận, Khổ xuất yếu, như thậtmà biết.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Thíđầy đủ các phước,
Màđược đệ nhất nghĩa,
Aihay nhớ bố thí,
Bènphát tâm hoan hỉ.

Lạinữa, Ðại tướng Sư Tử! Khi Ðàn-việt thí chủ bố thí,thân hoại mạng chung sanh lên trời Ba mươi ba, lại có nămviệc hơn chư thiên cõi ấy. Thế nào là năm? Một là dungmạo hào quý oai thần sáng rỡ. Hai là điều mong ước tựtại, việc gì cũng thành. Ba là nếu Ðàn việt thí chủ sanhtrong loài người gặp nhà hào quý. Bốn là nhiều tài lợichâu bảo. Năm là nói ra nhiều người nghe.

Nàùại tướng Sư Tử! Ðó là Ðàn-việt có năm công đức nhưthế dẫn vào đường lành.

Ðạitướng Sư Tử nghe lời Phật dạy, vui mừng hớn hở khôngthể tự kềm, đến trước bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo nhận lời thỉnh của con.

ThếTôn im lặng nhận lời.

Khiấy, đại tướng Sư Tử thấy Thế Tôn đã im lặng nhậnlời, liền đứng dậy cúi đầu lễ Phật rồi lui ra. Vềđến nhà, đại tướng sắm sửa đầy đủ các thức ăn uống,trải tòa ngồi tốt đẹp, rồi đến bạch Phật:

- Thờiđã đến, nay chính phải thời, cúi xin bạch Ðại thánh rũlòng từ, hạ cố đến nhà.

ThếTôn đúng thời đắp y mang bát, dẫn chúng Tỳ-kheo vây quanhtrước sau, đến nhà đại tướng theo thứ tự lớp ngồi.

Bấygiờ, đại tướng Sư Tử thấy Phật và chúng Tỳ-kheo đãngồi theo thứ tự, tự tay san sớt các thức ăn uống. Khiđại tướng dâng thức ăn, chư Thiên ở trên hư không bảo:

- Ðâylà A-la-hán, người này là hướng A-la-hán. Cúng người nàyđược phước nhiều, cúng người này được phước ít. Ðâylà a-na-hàm, người này hướng A-na-hàm. Người này là Tư-đà-hàm,người này hướng Tư-đà-hàm. Người này là Tu-đà-hoàn,người này hướng Tu-đà-hoàn. Người này còn bảy phen qualại, người này còn trở lại một đời. Người này giữlòng tin, người này vâng theo Pháp. Ðây là người lợi căn,đây là độn căn. Người này hạ liệt, người này tinh tấntrì giới, người này phạm giới. Cúng người này đượcphước nhiều, cúng người này được phước ít.

Bấygiờ, đại tướng Sư Tử nghe chư Thiên nói rồi cũng khôngđể tâm. Thấy Như Lai thọ trai xong, rửa bát sạch, rồi lấymột chiếc ghế nhỏ ngồi trước Như Lai. Ðại tướng SưTử bạch Thế Tôn:

- Trướcđây có chư Thiên đến chỗ con nói từ vị A-la-hán đếnngười phạm giới, đều đem thưa hết với Phật. Tuy con nghelời như thế cũng chẳng để tâm, cũng chẳng sanh ý tưởng:'Ta sẽ bỏ người này cúng người kia, bỏ người kia cúngngười này'. Con lại sanh ý tưởng này: 'Nên cúng dường tấtcả loài chúng sanh có hình dáng, vì có ăn mới sống, khôngăn ắt chết'. Con đích thân được nghe từ Như Lai nói bàikệ ấy, thường ghi nhớ trong lòng không quên mất. Kệ nhưthế nào?

Bốthí khắp bình đẳng,
Trọnkhông chỗ trái nghịch,
Ắtsẽ gặp Hiền Thánh,
Duyênđây mà được độ.

BạchThế Tôn! Bài kệ này được nói ra, con đích thân nghe từđức Thế Tôn, thường ghi nhớ vâng làm.

Phậtbảo đại tướng:

- Lànhthay! Ðây gọi là tâm Bồ-tát, bố thí bình đẳng. Khi Bồ-tátbố thí thì cũng chẳng sanh ý niệm như vầy: 'Ta sẽ cho ngườinầy, bỏ người nầy', thường đem lòng bình đẳng mà bốthí, cũng lại khởi ý niệm này: 'Tất cả chúng sanh có ănmới tồn tại, không ăn ắt chết'. Khi Bồ-tát làm việc bốthí, cũng suy nghĩ nghĩa này.

Phậtbèn nói kệ:

Phàmngười tu hạnh này,
Làmác và làm lành,
Mỗimỗi tự thọ báo,
Việclàm trọn không hao.
Nhưngười làm hạnh này,
Liềnchịu quả báo này,
Làmlành được quả lành,
Làmác chịu báo ác.
Làác hay là lành.
Tùytheo người tập quen,
Nhưgieo năm thứ lúa,
Ðềugặt được kết quả.

Nàùại tướng Sư Tử! Do phương tiện này nên biết lành, ácmỗi việc có hạnh của nó. Vì sao thế? Từ khi mói phát tâmđến khi thành đạo tâm không tăng giảm, không chọn lựangười cũng không quán sát chỗ nơi. Cho nên Ðại tướng SưTử! Khi muốn bố thí, hãy thường nghĩ nhớ bình đẳng, chớkhởi tâm thị phi. Như thế, Sư Tử, nên học điều này.

Khiấy, Thế Tôn lại nói kệ:

Thílàm vui người nhận,
Mọingười đều khen ngợi,
Ðếnđâu không nghi nan,
Cũngkhông tâm tật đố.
Chonên người trí thí,
Trừbỏ các tưởng ác,
Ðếnchỗ lành lâu dài.
Nơichư Thiên hoan hỷ.

ThếTôn nói kệ xong, liền đứng dậy đi.

Ðạitướng Sư Tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tu-nặc đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy, ngồimột bên. Nhà vua bạch Phật:

- Phàmbố thí, nên bố thí nơi nào?

Phậtbảo nhà vua:

- Tùytheo tâm hoan hỉ nơi nào thì bố thí nơi ấy.

Vualại bạch Phật:

- Bốthí nơi nào được công đức lớn?

Phậtbảo:

- TrướcÐại vương hỏi nên bố thí nơi nào, nay lại hỏi về phướccông đức.

Vuabạch Phật:

- Naycon hỏi Như Lai bố thí nơi nào được công đức?

Phậtbảo:

- NayTa hỏi lại, Ðại vương tùy sở thích trả lời Ta. Thế nào,Ðại vương, nếu có người dòng Sát-lợi đến, dòng Bà-la-mônđến, nhưng ngu si không biết chi, tâm ý tán loạn, thườngkhông nhất định, đến chỗ nhà vua tâu rằng: 'Chúng tôisẽ cung phụng Ðại vương, tùy thời cần dùng'. Thế nào,Ðại vương có cần người ấy làm tả hữu chăng?

Vuabạch Phật:

- BạchThế Tôn không cần. Vì sao thế? Do người ấy không có trítuệ, tâm thức không định, không kham đối phó với kẻ địchtừ ngoài đến.

Phậtbảo nhà vua:

- Nàùại vương, nếu hàng Sát-lợi, bà-la-môn có nhiều phươngtiện không sợ khó, cũng không sợ hãi, có thể trừ đượckẻ địch bên ngoài, đến chỗ Ðại vương và tâu rằng:'Chúng tôi tùy thời cung phụng Ðại vương, cúi xin rũ lòngân tứ nạp thọ.' Thế nào, Ðại vương có nhận người ấychăng?

Vuabạch Phật:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn. Con sẽ nạp thọ người ấy. Vì sao?Vì người ấy có thể đối phó với kẻ địch bên ngoài,không sợ khó cũng chẳng khủng khiếp.

Phậtbảo:

- NayTỳ-kheo cũng lại như thế, các căn đầy đủ, bỏ năm, thànhtựu sáu, hộ trì một, hàng phục bốn. Bố thí cho ngườinhư thế thì được phước rất nhiều.

Vuabạch Phật:

- Thếnào là Tỳ-kheo bỏ năm, thành tựu sáu, hộ trì một, hàngphục bốn?

Phậtbảo nhà vua:

- Làvị Tỳ-kheo bỏ năm điều ngăn che: tham dục, sân nhuế, thùymiên, trạo cử, nghi. Tỳ-kheo như thế gọi là bỏ năm.

Thếnào là Tỳ-kheo thành tựu sáu? Ðại vương nên biết, nếuTỳ-kheo thấy sắc rồi không khởi tưởng sắc, duyên nơiđây giữ gìn căn, trừ bỏ niệm ác không lành, mà giữ gìnnhãn căn, hoặc tai, mũi, miệng, thân, ý, không khởi ý thức,mà giữ gìn ý căn. Tỳ-kheo như thế gọi là thành tựu sáu.

Thếnào là Tỳ-kheo hộ trì một? Là khi Tỳ-kheo buộc niệm ởtrước. Tỳ-kheo như thế gọi là hộ trì một.

Thếnào là Tỳ-kheo hàng phục bốn? Là khi Tỳ-kheo hàng phục thânma, dục ma, tử ma, thiên ma, thảy đều hàng phục. Tỳ-kheonhư thế là hàng phục bốn.

Ðạivương! Như thế là Tỳ-kheo bỏ năm, thành tựu sáu, hộ trìmột, hàng phục bốn. Bố thí cho người như thế được phướckhó lường. Này Ðại vương! Những người thích hợp vớità kiến và biên kiến, bố thí cho những người như thếlà vô ích.

Khiấy, vua bạch Phật:

- BạchThế Tôn! Ðúng thế, bố thí cho người như thế được phướckhó lường. Nếu Tỳ-kheo thành tựu một pháp phước còn khólường, huống gì những pháp khác. Thế nào là một pháp?Là thân niệm vậy. Vì sao? Ni-kiền Tử thường chấp thânhành, ý hành, không kể khẩu hành.

Phậtbảo nhà vua:

- Ni-kiềnTử ngu si, ý thường tán loạn, tâm thức không định. Ðâylà pháp của thầy họ nên nói như thế. Họ chịu quả báovề thân hành, khẩu hành không đáng kể, ý hành vô hình khôngthể thấy.

Vuabạch Phật:

- Trongba hành này, cái nào quan trọng nhất, thân hành ư, khẩu hànhư, ý hành ư?

Phậtbảo:

- Trongba hành này, ý hành rất quan trọng. Khẩu hành, thân hành khôngđáng kể.

Vuabạch Phật:

- Donhân duyên gì nói ý suy nghĩ là thứ nhứt?

Phậtbảo:

- Phàmngười hành động, trước ý suy nghĩ sau mới phát ra miệng,miệng đã phát khởi, thân mới làm sát, đạo, dâm. Lưỡikhông nhất định cũng không phải đầu mối. Nếu ngườiấy mệnh chung, thân và lưỡi vẫn còn. Ðại vương, vì saongười ấy thân và lưỡi không làm, không nói?

Vuabạch Phật:

- Dongười ấy không có ý căn nên như thế.

Phậtbảo nhà vua:

- Dophương tiện này nên biết ý căn rất quan trọng, hai cái kianhẹ hơn.

ThếTôn liền nói kệ:

Tâmlà gốc pháp,
Tâmtôn, tâm sử,
Tâmkhởi nghĩ ác,
Liềnlàm liền tạo.
Nơiấy chịu khổ,
Vếtxe theo xe.

Tâmlà gốc pháp,
Tâmtôn, tâm sử.
Trongtâm nghĩ thiện,
Liềnlàm liền tạo,
Nhậnquả báo lành,
Nhưbóng theo hình.

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

- Ðúngthế, bạch Thế Tôn! Người làm ác, thân hành ác, tùy hànhđộng rơi vào đường ác.

Phậthỏi nhà vua:

- Ðạivương quán sát nghĩa gì mà đến hỏi Ta rằng bố thí chongười nào được phước tăng nhiều?

Vuabạch Phật:

- Xưacon đến chỗ Ni-kiền Tử hỏi Ni-kiền Tử rằng: 'Nên bốthí nơi nào?'. Ni-kiền Tử nghe con hỏi, lại luận bàn việckhác, cũng không trả lời. Ni-kiền Tử bảo con rằng: 'Sa-mônCù-đàm nói thế này: Bố thí cho Ta được phước nhiều,người khác không phước. Nên bố thí cho đệ tử Ta, khôngnên bố thí cho người khác. Có ai bố thí cho đệ tử Ta,phước ấy khó lường'.

Phậtbảo:

- Bấygiờ Ðại vương trả lời ra sao?

Vuabạch Phật:

- Khiấy con liền nghĩ: 'Có lý này, bố thí cho Như Lai phước ấykhó lường' chăng? Nên nay con đến hỏi Phật là bố thí nơinào được phước khó lường. Song nay Thế Tôn không tự khenmình cũng chẳng chê người.

Phậtbảo nhà vua:

- Takhông nói lời rằng: 'Bố thí cho Ta được phước nhiều,cho người khác không được phước'. Nay Ta chỉ nói rằng:'Thức ăn trong bát còn dư đem cho người, phước ấy khó lường'.Dùng tâm thanh tịnh chuyên chú vào trong nước sạch, luôn sanhý niệm này: 'Mong những loài hữu tình trong đây được nhờcậy vô lượng, huống gì loài Người'.

Nhưngnày Ðại vương! Nay Ta nói bố thí cho người trì giới, phướcấy khó lường, cho người phạm giới không đáng kể. Ðạivương nên biết! Như nông dân khéo săn sóc ruộng đất, dọnbỏ rác dơ, đem giống lúa tốt gieo vào ruộng tốt, trong đóthu hoạch không hạn lượng. Và như nông dân kia không chămsóc đất, không dọn bỏ rác dơ mà gieo giống, sau thu hoạchkhông đáng kể.

NayTỳ-kheo cũng lại như thế, Tỳ-kheo bỏ năm, thành tựu sáu,giữ một, hàng phục bốn. Những người như thế được phướcvô lượng, cho người tà kiến phước không đáng kể. Cũngnhư Ðại vương, người dòng Sát-lợi, dòng Bà-la-môn, ý khôngnghi nan, có thể hàng phục giặc ngoài nên xem như bậc La-hán,còn người Bà-la-môn kia, ý không chuyên định nên xem nhưngười tà kiến.

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

- Bốthí cho người trì giới phước ấy khó lường ấy khó lường,từ nay về sau có ai đến xin, con trọn không trái ý. Nếubốn bộ chúng có điều mong cầu cũng không trái thì con tùythời cấp y phục, thức ăn, sàng nằm, tọa cụ. Con cũng lạibố thí cho người Phạm hạnh.

Phậtbảo:

- Chớnói thế ấy, Vì sao? Bố thí cho loài súc sanh phước còn khólường, huống gì bố thí cho người. Song nay Ta nói bố thícho người trì giới, phước khó tính kể, hơn cho người phạmgiới.

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

- Naycon lại tự quy y. Ðức Thế Tôn ân cần đến thế, ngoạiđạo dị học phỉ báng Thế Tôn, song Thế Tôn thường khenngợi hơn. Ngoại đạo dị học tham trước lợi dưỡng, NhưLai không tham lợi dưỡng. Việc nước nhiều, con muốn luivề.

Phậtbảo:

- Nênbiết đúng thời.

Bấygiờ, vua Ba-tự-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc giết trăm người em khác mẹ, bèn ôm lònghối hận: 'Ta làm việc rất ác, lại hành động thế này,do vương vị nên giết trăm người. Ai có thể trừ mối lobuồn cho ta?'. Vua Ba-tu-nặc lại khởi nghĩ: 'Chỉ có Thế Tônhay trừ bỏ mối lo của ta'. Vua lại nghĩ: 'Nay ta không nênôm mối lo buồn này, im lặng đến chỗ Thế Tôn, nên chuẩnbị nghi thức vua đến chỗ Thế Tôn'.

VuaBa-tư-nặc bảo quần thần:

- CácÔng sửa soạn xa giá, xe vũ bảo, như pháp các vua thuở trước,ta muốn ra khỏi thành Xá-vệ, đến thăm đức Thế Tôn.

Quầnthần nghe vua ra lệnh, liền trang nghiêm xa giá, xe vũ bảo,đến tâu vua:

- Xagiá đã xong, xin Bệ hạ biết đúng thời.

VuaBa-tư-nặc liền ngự trên xe báu, đánh chuông đánh trống,treo phan lọng, tùy tùng đều mặc giáp khí, quần thần vâyquanh ra khỏi thành Xá-vệ; đến vườn Kỳ Hoàn đi bộ vàotinh xá. Theo phép các vua trước, dẹp năm nghi vệ như dù,mũ, quạt, kiếm, giày. Vua đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu sátđất, lại lấy tay sờ bàn chân Thế Tôn, rồi tự bạch rằng:

- Naycon hối quá, sửa lỗi cũ, do ngu si không biết chân ngụy,giết trăm người em khác mẹ vì tranh thế lực ngôi vua. Từnay trở đi, con tự cải hối, cúi xin nạp thọ.

Phậtbảo nhà vua:

- Lànhthay, Ðại vương! Hãy trở về chỗ ngồi, nay Ta sẽ thuyếtpháp.

VuaBa-tư-nặc bèn đứng dậy lễ Phật, trở về chỗ ngồi.

Phậtbảo nhà vua:

- Mạngngười ất nguy ách, tuổi thọ tột cùng không quá trăm năm,tính ra không bao nhiêu người thọ đến trăm tuổi. Một ngàymột đêm ở cõi trời Ba mươi ba, tính theo ngày đêm cõi ấy,ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm, tuổithọ cõi trời Ba mươi ba là một ngàn năm, tính ra thọ mạngcõi người là mười vạn năm.

Lạitính một ngày một đêm ở địa ngục Hoàn Hoạt, tính theongày đêm ở đó, ba mươi ngày là một tháng, mười hai thánglà một năm, địa ngục Hoàn Hoạt sống năm ngàn năm, hoặcthọ nửa kiếp hoặc thọ một kiếp tùy theo hành động củangười, hoặc có khi chết nửa chừng tính theo thọ mạng cõingười là trăm ức năm.

Ngườitrí thường nhớ nghĩ tu hạnh này, lại làm ác để chỉ vuiít khổ nhiều tai ương khó kể. Thế nên Ðại vương đừngvì thân mình cùng phụ mẫu, thê tử, quốc độ, nhân dânmà làm nghiệp tội, cũng chớ vì thân vua mà làm gốc tội.Cũng như chút mật dính dao, trước ngọt sau khổ; đây cũnglại như thế, ở trong thọ mạng căn, tạo ác làm gì?

Ðạivương nên biết! Có bốn điều sợ hãi lớn hằng bức ngặtthân người, trọn không thể chế phục, cũng chẳng thể dùngchú thuật chiến đấu, thuốc men có thể trừ. Sanh, lão, bịnh,tử cũng như bốn núi lớn từ bốn phía đến cùng ép vào,xô dẹp cây cối thảy đều hủy diệt. Bốn việc này cũnglại như thế. Ðại vương nên biết! Khi sanh đến, khiếncha mẹ lo sợ không thể tính kể. Nếu già đến, không còntrẻ mạnh, hình thể bại hoại gân cốt chậm chạp. Khi bệnhđến vào lúc tráng niên, không có khí lực mạng dần rútngắn. Nếu chết đến, chấm dứt mạng căn, ân ái biệt lynăm ấm phân tán. Ðại vương! Ðó gọi là có bốn điềulớn không được tự tại.

Nếucó người gần gũi sát sanh thì sẽ chịu các khổ não, nếusanh trong loài người thọ mệnh rất ngắn. Nếu người trộmcắp thì sau sinh ra bần khốn, áo không kín thân, thức ănkhông đủ. Vì sao thế? Ðều do lấy tài vật của ngườikhác, nên bị sự thay đổi như thế, hoặc sanh làm người,chịu khổ vô lượng. Nếu người tà dâm vợ người thì sausanh làm người, vợ không trinh lương. Nếu người vọng ngữthì sau sanh làm người lời nói không đủ tin, bị ngườikhinh mạn; đó là do đời trước nói dối trá hư ngụy. Nếungười nói lời ác thì sẽ chịu tội báo ở địa ngục,hoặc sanh loài người nhan sắc xấu tệ; đó là do đời trướcnói lời ác nên chịu báo ấy. Nếu người ỷ ngữ chịu tộibáo địa ngục, nếu sanh cõi người trong gia đình không hòa,thường bị gây gổ. Vì sao thế? Do đời trước tạo ra báoấy. Nếu người nói hai lưỡi gây rối đôi bên thì sẽ chịutội địa ngục, hoặc sanh cõi người gia đình bất hòa thườngcó tranh tụng. Vì sao thế? Do đời trước gây chia rẽ đôibên mà ra. Nếu người ưa tật đố thì sẽ chịu tội địangục, nếu sanh cõi người thì bị người ghét; đó là việclàm đời trước mà bị như thế. Nếu người sanh tâm mưuhại thì sẽ chịu tội địa ngục, nếu sanh làm người ýkhông chuyên định. Vì sao thế? Ðó là do đời trước khởitâm như thế. Nếu người tập tà kiến thì sẽ chịu tộiđịa ngục, nếu sanh làm người thì bị đui, điếc, câm ngọng,người không ưa thấy. Nguyên do này đều nhân việc làm đờitrước mà ra.

Thếnên, này Ðại vương! Do mười ác báo này gây nên ương lụy,chịu khổ vô lượng, huống lại ngoài những điều này!

Chonên Ðại vương, nên dùng pháp cai trị chớ dùng phi pháp,dùng lý trị dân chớ dùng phi lý. Ðại vương! Các bậc dùngChánh pháp trị dân, sau khi mệnh chung đều sanh lên trời.Giả sử Ðại vương sau khi mệnh chung, nhân dân nghĩ nhớ,trọn không quên, danh tiếng vang xa. Ðại vương nên biết,những người dùng phi pháp trị dân, sau khi chết đều sanhđịa ngục, khi ấy ngục tốt trói thân thể, ở trong đóchịu khổ không thể tính kể; hoặc bị đánh, hoặc bị trói,hoặc bị giã nát, hoặc bị cắt xẻo từng phần, hoặc bịlấy lửa đốt, hoặc bị rót nước đồng sôi vào mình, hoặcbị lột da, hoặc bị mổ bụng, hoặc bị rút lưỡi, hoặcbị móc mắt, hoặc bị chọc thủng tai, bị cắt đứt taychân, tai, mũi, đã đứt rồi sanh lại; hoặc ném thân hìnhvào trong chảo lớn, bị dùng chìa sắt xóc vào thân khôngngừng; hoặc từ chảo ra, vị rút sống lưng làm roi đánhxe; hoặc bắt vào trong địa ngục lửa nóng, hoặc vào địangục phẩn nóng, lại vào địa ngục đâm chém, lại vào địangục tro than, lại vào địa ngục cây dao, lại bị bắt nằmngửa lấy hoàn sắt nóng bắt ăn, ruột gan ngũ tạng thảyđều cháy tiêu, hoàn sắt rơi xuống; lại bị đem nước đồngrót vào miệng tuột từ trên xuống, trong ấy chịu khổ, hếttội sau mới được ra.

Nhưthế, Ðại vương, chúng sanh vào địa ngục việc ấy nhưthế, đều do đời trước cai trị bất chánh mà ra.

ThếTôn liền nói kệ:

Trămnăm làm phóng dật,
Nênsau vào địa ngục,
Phóngtúng tham nào đủ,
Chịutội không tính kể.

Ðạivương! Dùng pháp cai trị tự cứu thân mình, cha mẹ, vợ con,nô tỳ, thân tộc cùng giúp việc nước. Cho nên, Ðại vương,thường nên dùng pháp cai trị chớ dùng phi pháp. Mạng ngườirất ngắn, ở đời chỉ chốc lát, sanh tử dài xa rất nhiềunạn đáng sợ. Khi chết tới, kêu thóc, gân cốt phân tán,thân thể đau đớn. Bấy giờ không ai cứu, chẳng phải chamẹ, vợ con, nô tỳ, hầu cận, quốc độ, nhân dân có thểcứu hộ. Có những nạn này ai có thể thay thế? Chỉ có bốthí, trì giới, lời nói thường hòa vui, không tổn thươngngười, làm các công đức, làm các cội lành.

ThếTôn liền nói kệ:

Ngườitrí thường bố thí,
Ðiềuchư Phật khen ngợi,
Chonên tâm thanh tịnh,
Chớcó ý giải đãi.
Bịchết làm bức ngặt,
Chịukhổ não rất lớn,
Vàocon đường ác thú,
Khôngcó lúc ngừng nghỉ.
Nếukhi tham dục đến,
Chịukhổ não rất nhiều,
Cáccăn tự nhiên hoại,
Doác không ngừng nghỉ.
Nếukhi thầy thuốc đến,
Gomgóp các cỏ thuốc,
Khôngđủ thấm khắp thân,
Doác không ngừng nghỉ.
Nếuthân tộc lại đến,
Hỏithăm việc tiền của,
Taicũng chẳng nghe tiếng,
Doác không ngừng nghỉ.
Nếulại dời đổi đất,
Bệnhnhân nằm trên ấy,
Thânnhư gốc cây khô,
Doác không ngừng nghỉ.
Nếulại đã mệnh chung,
Thânmạng thức đã lìa,
Thânnhư đất tường vách,
Doác không ngừng nghỉ.
Nếulại tử thi ấy,
Thânquyến đưa ra mộ,
Cũngchẳng thể níu kéo,
Chỉphước có thể cậy.

Chonên, Ðại vương nên tìm phương tiện làm việc phước nghiệp,đời nay không làm, sau hối vô ích.

ThếTôn liền nói kệ:

NhưLai do phước lực,
Hàngphục quyến thuộc ma,
Nayđã được Phật lực.
Phàmngười làm phước nghiệp,
Thườngđược lìa khổ hoạn,
Làmphước được phước báo,
Ðờinày và đời sau.

Chonên, Ðại vương, nên nghĩ nhớ làm việc phước, làm ác đãhối hận, chớ phạm lại.

ThếTôn liền nói kệ:

Tuylàm ác tột cùng,
Hốiquá dần mỏng nhẹ,
Bấygiờ ở thế gian,
Cộigốc đều tiêu diệt.

Chonên, Ðại vương, đừng vì thân mình làm các việc ác. Chớvì cha mẹ, vợ con, Sa-môn, Ba-la-môn mà làm việc ác tập theohạnh ác. Như thế, Ðại vương, nên học điều này.

ThếTôn liền nói kệ:

Chẳngcha mẹ anh em,
Cũngchẳng phải thân tộc,
Haymiễn điều ác này,
Ðềubỏ, trở về chết.

Chonên, Ðại vương, từ nay về sau dùng pháp trị dân, chớ dùngphi pháp. Như thế, Ðại vương, nên học điều này.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc đêm nằm mộng thấy mười việc, vua liềntỉnh giấc rất lo sợ, e sợ mất nước, thân mình và vợcon. Sáng mai vua liền triệu tập các công khanh đại thần,các Bà-la-môn đạo sĩ sáng suốt có thể giải điềm mộng,thảy đều câu hội. Vua liền đem mười điều mộng trongđêm nói lại, hỏi ai có thể giải được. Bà-la-môn thưa:

- Hạthần có thể giải được, chỉ sợ vua nghe rồi sẽ khôngvui.

Vuabảo:

- Cứnói.

Ba-la-môntâu:

- Vuasẽ mất nước, mất thái tử và hoàng hậu.

Vuahỏi:

- Nàycác Khanh, có thể tế lễ cầu giải trừ chăng?

Bà-la-môntâu:

- Việcấy có thể tế lễ được. Phải giết thái tử và vị đạiphu nhân vua yêu quý nhất, những kẻ hầu cận, thị tùng,nô bộc và đại thần quý nhất để dâng tế Thiên vương.Có bao nhiêu bảo vật trân kỳ quý báu đều phải đốt hếtđể tế Trời. Như thế vua và nước có thể hết nạn khônglo.

Vuanghe lời Bà-la-môn tâu, rất lo buồn không vui, đi về phòngriêng suy nghĩ việc này. Phu nhơn vua tên Mạt-lợi, đến chỗvua hỏi thăm:

- Vuavì sao lo buồn không vui? Thần thiếp có lỗi gì với bệ hạchăng?

Vuađáp:

- Khanhkhông có lỗi với ta, nhưng đừng hỏi điều này, Khanh cónghe sẽ lo sợ.

Phunhơn đáp:

- Chẳnglo sợ.

Vuabảo:

- Ðừnghỏi, nghe rồi lo sợ.

Phunhân nói:

- Thiếplà người bên cạnh Ðại vương, có việc gì gấp nên bảocho thiếp biết rồi sẽ giết một mình thiếp, vua an ổn khôngcó gì lo sợ, xin Ðại vương nói.

Vualiền đem điềm mộng đêm qua nói với phu nhơn, thấy mườiviệc: một, thấy ba cái vạc, hai vạc bên đầy, vạc ở giữatrống, hai vạc bên hơi nước sôi giao nhau, không bay vào vạctrống ở giữa. Hai, thấy con ngựa miệng ăn mà hậu môn cũngăn. Ba, mộng thấy cây lớn trổ bông. Bốn, mộng thấy câynhỏ ra trái. Năm, mộng thấy người cầm dây, đằng sau cócon dê, chủ dê ăn sợi dây. Sáu, thấy con chồn ngồi trênghế vàng ăn bát vàng. Bảy, thấy trâu già lại bú nghé con.Tám, mộng thấy bầy trâu đen, từ bốn phía kêu rống chạyđến muốn đánh nhau, đang họp chưa họp, không biết chỗtrâu. Chín, mộng thấy một ao nước lớn, ở giữa đục bốnbên trong. Mười, mộng thấy khe suối lớn nước dậy sóngmàu đỏ.

Mộngrồi tỉnh dậy rất sợ hãi, e sợ mất nước và thân mình,thê tử và nhân dân. Nay triệu tập hàng công khanh đại thần,đạo sĩ Bà-la-môn có thể giải mộng. Thời có một Ba-la-mônnói rằng: 'Phải giết thái tử của vua, giết phu nhân quýtrọng, và đại thần, tôi tớ để tế Trời'. Do đó nênlo buồn.

Phunhân thưa:

- Ðạivương chớ lo việc mộng. Như người mua vàng, lấy lửa đốtthử và mài vào đá, xấu tốt tự hiện. Nay đức Thế Tônở gần, tại tinh xá Kỳ-hoàn, có thể đến đó hỏi Phật.Phật giải thích, nên nghe lời Phật dạy. Tại sao nghe lờiBà-la-môn cuồng si ấy, mà tự lo khổ đến như vậy?

Vuabèn vui vẻ tỉnh ngộ, liền triệu tập quần thần tả hữu,gấp rút chuẩn bị xa giá. Vua ngự trên xe che lọng cao, thịtùng cỡi ngựa theo có ngàn vạn người, ra khỏi thành Xá-vệ,đến tinh xá Kỳ-hoàn. Ðến nơi vua đi bộ đến chỗ Phật,cúi đầu lễ chân Phật, quý gối chấp tay bạch Phật:

- Ðêmqua con mộng thấy mười việc, xin đức Thế Tôn thương xótcon, vì con giải nói từng việc.

Phậtbảo:

- Lànhthay, Ðại vương! Ðiềm mộng của nhà vua sẽ ứng cho đờitương lai sau này. Ðời sau nhân dân không sợ phép cấm, sẽlàm nhiều việc dâm thất tham đắm vợ con, buông lung việcdâm không chán đủ, đố kỵ ngu si không biết hổ thẹn, bỏđiều trinh khiết, siềm ngụy loạn quốc.

Vuamộng thấy ba cái vạc, vạc hai bên đầy, vạc chính giữatrống, hai vạc bên hơi nước sôi bốc lên giao nhau, khôngbay vào vạc trống ở giữa. Ðó là đời sau nhân dân khôngcấp dưỡng thân thuộc, nghèo cùng, không gần gũi bà con màkết bạn với người dưng phú quý cùng qua lại biếu tặng.Vua thấy mộng thứ nhất, chính là đây vậy.

Thấyngựa, miệng ăn và hậu môn cũng ăn, là đời sau nhân dânđại thần bá quan, sứ giả công khanh, ăn lộc vua lại ăncủa dân, giặc giã không ngừng, kẻ sứ làm kẻ gian, dânmất an ninh không ở quê nhà. Vua mộng điều thứ hai, chínhlà đây vậy.

Vuathấy cây lớn trổ hoa, là đời sau nhân dân phần nhiều bịxua đuổi, tâm phiền ý não thường lo sợ, tuổi mới ba mươiđầu bạc. Vua mộng thấy việc thứ ba, chính là đây vậy.

Vuamộng thấy cây nhỏ trổ trái, đời sau, người nữ chưa đếnmười lăm tuổi có chồng, ẵm con trở về không biết hổthẹn. Vua mộng thấy việc thứ tư, chính là đây vậy.

Vuamộng thấy người cầm dây, sau đó có con dê, người chủdê ăn sợi dây, là đời sau, người chồng đi buôn bán hoặcvào quân đội, dạo chơi các nơi kết bạn giao du, không biếtđến vợ nhà tư thông với nam tử, ngủ nghỉ ăn uống trêntài sản của chồng, buông lung tình ý không biết hổ thẹn.Người chồng cũng biết, bắt chước bạn ngủ. Vua mộng thấyviệc thứ năm, chính là đây vậy.

Vuamộng thấy chồn ngồi trên ghế vàng, ăn dùng bát vàng, làđời sau kẻ hạ tiện sẽ được quý trọng, ngồi ghế vàngăn thức ăn ngon, hàng quý tộc danh giá sẽ là tôi tớ, ôngchủ làm nô tỳ, nô tỳ làm chủ nhân. Vua mộng thấy điềuthứ sau, chính là đây vậy.

Vuathấy trâu già lại bú nghé con, người đời sau, mẹ sẽ vìcon gái làm mai mối, đem người nam vào phòng, mẹ đứng canhcửa, do đó được tài vật dùng tự sinh sống, cha cũng đồngtình ngu ngơ không biết. Vua mộng thấy điều thứ bảy, chínhlà đây vậy.

Vuamộng thấy bầy trâu đen từ bốn phía kéo đến, cùng kêurống muốn đánh nhau, đang hợp mà không thấy chỗ trâu, đờisau, quốc vương, đại thần, trưởng giả, nhân dân đềukhông sợ pháp luật, tham dâm dục, tích chứa tài sản, vợcon lớn nhỏ đều không liêm khiết, dâm thất, tham ăn uốngkhông chán, tật đố ngu si không xấu hổ, không làm ngườitrung hiếu, siểm khúc hại nước, không sợ trên dưới, mưakhông đúng thời, khí không điều hòa, gió bụi nổi dậy,cát bay gãy đổ cây cối, sâu rầy ăn lúa khiến bông khôngchín. Vua chúa nhân dân đều làm như thế, nên Trời khiếnnhư vậy, lại bốn bên kéo mây, vua và nhân dân đều mừngbảo rằng: 'Mây che bốn phía, nay chắc sẽ mưa'. Trong chốclát mây tự tan, nên hiện điềm gỡ, muốn cho dân chúng sửađổi hành vi, giữ việc lành, trì giới, kinh sợ trời đấtkhông vào đường ác, tự giữ trinh lương một chồng mộtvợ, tâm lành không sân. Vua mộng điều thứ tám, chính làđây vậy.

Vuamộng thấy ao nước lớn, chính giữa đục bốn bên trong,đời sau nhân dân trong Diêm-phù-đề, thần trong không trung,con không hiếu, không kính trọng người già, không tin Phậtđạo, không kính bậc Ðạo sĩ thông suốt kinh điển, kẻbề tôi tham của vua ban, con tham tài vật của cha, không biếtơn nghĩa, không đoái hoài nghĩa lý. Cõi biên giới thì trunghiếu tôn kính người già, ưa tin Phật đạo, cấp dưỡngcho bậc đạo sĩ thông kinh, nhớ nghĩ đền ơn. Vua mộng thấyđiềm thứ chín, chính là đây vậy.

Vuamộng thấy nước khe lớn dậy sóng màu đỏ, là đời sau,các vua chúa không chán có thêm nhiều nước, khởi binh cùngđánh nhau, sẽ làm các thứ chiến xa, binh mã cùng công phạtnhau, giết hại nhau, máu chảy đỏ tràn. Vua mộng thấy điềuthứ mười, chính là đây. Thảy đều là việc của ngườiđời sau.

Ngườiđời sau nếu ai để tâm vào Phật đạo, phụng sự bậc Ðạonhơn thông suốt kinh, khi chết đều sanh lên Trời. Nếu làmhạnh ngu si, lại tàn hại nhau thì chết rồi sanh vào trongba đường ác không thể kể hết.

Vualiền quỳ gối chấp tay nghe lời Phật dạy, trong tâm vui vẻ,được định tuệ, không còn sợ hãi. Vua lạy Phật rồi trởvề cung, trọng thưởng cho phu nhân và phong làm chánh hậu,cấp cho nhiều tài bảo để bố thí cho người, khiến trongnước giàu vui. Vua lấy hết bổng lộc của công khanh, đạithần, Bà-la-môn, đuổi ta khỏi nước không còn tin dùng. Tấtcả nhân dân đều phát tâm vô thượng chánh chân. Vua và phunhân lễ Phật mà đi.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

HẾT
(TĂNGNHẤT A-HÀM TRỌN BỘ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com