Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Phẩm Thanh văn

02/05/201111:10(Xem: 11895)
28. Phẩm Thanh văn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXVIII.Phẩm Thanh văn

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng nămtrăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấygiờ, có bốn vị Ðại Thanh văn đang họp chung một nơi, bànnhau: 'Chúng ta cùng xem thử trong thành La-duyệt này, có ai khôngtạo công đức, cúng dường Phật, Pháp và Chúng Tăng. Chúngta hãy đến người không tin ấy khiến họ tin Như Lai, Phápvà Tăng'.

Ðólà các Tôn giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Ca-diếp, Tôn giảA-na-luật và Tôn giả Tân-đầu-lô.

Bấygiờ có trưởng giả tên là Bạt-đề, nhiều tiền lắm của,không thể tính kể: vàng, trân bảo, xa cừ, mã não, trân châu,hổ phách, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, đầy tớ, đều đầyđủ, nhưng lại xan tham không chịu bố thí; không có mộtchút thiện cảm đối với Phật, Pháp, Tăng, không hề tintưởng, nên ông ta đã hết phước lại chẳng tạo phướcmới. Ông hằng ôm tà kiến cho là không thí, không phước,cũng không có người thọ, cũng không quả báo thiện ác đờinày, đời sau, cũng không có cha mẹ và người đắc A-la-hán,cũng lại không có người thủ chứng.

Nhàtrưởng giả ấy có bảy lớp cửa, mỗi cửa đều có ngườigiữ, không để cho ăn mày đến cửa. Ông lại lấy lồngsắt vây chụp trong sân sợ chim bay đến trong sân.

Trưởnggiả có người chị tên là Nan-đà cũng xan tham không chịubố thí, không trồng cội công đức, đã hết phước cũ màkhông tạo thêm phước mới. Bà cũng ôm tà kiến cho là khôngthí, không phước cũng không người thọ, cũng không có quảbáo thiện ác đời này, đời sau, cũng không cha mẹ, khôngngười đắc A-la-hán, cũng không có người thủ chứng. Cửanhà Nan-đà cũng có bảy lớp, cũng có người giữ cửa chẳngđể người đến xin ăn. Bà cũng lại lấy lồng sắt chụplên sân, không cho chim bay vào nhà.

CácTôn giả bàn với nhau: 'Chúng ta hôm nay có thể khiến cho Nan-đàdốc lòng tin Phật, Pháp, Tăng'.

Bấygiờ, sáng sớm trưởng giả Bạt-đề ngồi ăn bánh. Tôn giảA-na-luật đến giờ, đắp y ôm bát từ dưới đất nhà trưởnggiả đứng lên, đưa bát cho trưởng giả. Trưởng giả hếtsức sầu lo, đưa một chút bánh cho A-na-luật. Ngài A-na-luậtđược bánh rồi liền trở về chỗ mình. Trưởng giả nổicơn giận dữ bảo các người gác cửa:

- Tara lệnh không cho người vào cửa. Tại sao lại cho ngườivào?

Ngườigác cửa đáp:

- Cửanẻo chắc chắn, không biết Ðạo sĩ này từ đâu đến.

Trưởnggiả im lặng không nói. Ăn bánh xong, trưởng giả lại ăntiếp thịt, cá. Tôn giả Ðại Ca-diếp đắp y ôm bát đếnnhà trưởng giả, từ dưới đất đứng lên, đưa bát vềphía trưởng giả. Trưởng giả hết sức buồn bực, đem mộtchút thịt cá cho ngài. Ngài Ca-diếp được thịt liền biếnmất, trở về chỗ mình. Trưởng giả càng thêm sân giận,bảo người gác cửa.

- Trướcta đã ra lệnh không cho người vào nhà. Cớ sao lại để haiSa-môn vào nhà khất thực?

Ngườigác cửa đáp:

- Chúngtôi không thấy Sa-môn này vào từ đâu!

Trưởnggiả nói:

- Sa-môntrọc đầu này khéo dùng huyễn thuật cuống hoặc ngườiđời, chẳng có hạnh chân chánh.

Bấygiờ vợ trưởng giả ngồi cách đó không xa. Người vợ nàylà em của trưởng giả Chất-đa, được cưới từ núi Ma-sưvề. Người vợ bảo trưởng giả:

- Nêngiữ miệng mồm. Chớ nói rằng Sa-môn học huyễn thuật. Vìsao? Các Sa-môn này có đại oai thần. Sở dĩ họ đến nhàtrưởng giả là có nhiều ích lợi cho Ông. Trưởng giả! Ôngcó biết vị Tỳ-kheo đến trước chăng?

Trưởnggiả đáp:

- Tôikhông biết.

Ngườivợ nói:

- Trưởnggiả có nghe con trai vua Hộc Tịnh nước Ca-tỳ-la-vệ tên A-na-luật,ngay khi sanh, mặt đất chấn động sáu lần. Chung quanh nhàtrong một do tuần, các kho tàng tự nhiên hiện ra chăng?

Trưởnggiả đáp:

- Tôinghe có A-na-luật nhưng không thấy.

Ngườivợ bảo trưởng giả:

- Vịhào tộc này đã bỏ nhà xuất gia học đạo, tu Phạm hạnh,đắc đạo A-la-hán, là vị thiên nhãn đệ nhất không ai hơnđược. Và Như Lai cũng nói: 'Trong hàng đệ tử của Ta, thiênnhãn bậc nhất là Tỳ-kheo A-na-luật'. Kế đó, Ông có biếtvị Tỳ-kheo thứ hai vào đây khất thực chăng?

Trưởnggiả đáp:

- Tôikhông biết.

Ngườivợ nói:

- Trưởnggiả có nghe trong thành La-duyệt này có đại Phạm chí tênCa-tỳ-la, lắm tiền nhiều của không thể tính kể, có chíntrăm chín mươi chín trâu cày ruộng không?

Trưởnggiả đáp:

- Tôicó thấy Phạm chí này.

Ngườivợ nói:

- Trưởnggiả! Ông có nghe con của Phạm chí này tên là Tỷ-ba-la-da-đàn-na,thân màu vàng, vợ tên là Bà-đà, là vị thù thắng trong hàngnữ lưu. Nếu đem vàng tử ma đến trước cô ấy thì nhưđem đen mà so với trắng không?

Trưởnggiả đáp:

- Tôinghe Phạm chí này có con tên là Tỷ-ba-la-da-đàn-na, nhưng khôngthấy.

Ngườivợ nói:

- Chínhlà vị Tỳ-kheo đến sau vừa rồi đó. Ông ta đã bỏ báungọc nữ này, xuất gia học đạo, nay đắc A-la-hán, hằnghành hạnh đầu đà. Người có đầy đủ các pháp theo hạnhđầu đà không ai hơn Tôn giả Ca-diếp. Thế Tôn cũng nói:'Trong hàng đệ tử của Ta, Tỳ-kheo hành đầu đà đệ nhấtlà Ðại Ca-diếp'.

NayTrưởng giả chóng được lợi lành, mới khiến các vị HiềnThánh đến đây khất thực. Tôi đã quán nghĩa này nên nóiÔng khéo giữ miệng, chớ phỉ báng bậc Hiền Thánh, bảohọ là tạo huyễn thuật. Ðệ tử của đức Thích-ca đềucó thần đức, nên tôi nói lời này.

Bấygiờ, Tôn giả Mục-kiền-liên đắp y ôm bát bay lên hư khôngđến nhà trưởng giả phá lồng sắt sụp xuống, rồi ngồikiết-già trong hư không. Trưởng giả Bạt-đề thấy Tôn giảMục-kiền-liên ngồi trong hư không liền sợ hãi nói:

- Ngàilà Trời chăng?

Tôngiả Mục-kiền-liên đáp:

- Tôikhông phải là Trời.

Trưởnggiả hỏi:

- Ngàilà Càn-thát-bà chăng?

Tôngiả Mục-kiền-liên đáp:

- Tôikhông phải là Càn-thát-bà.

Trưởnggiả hỏi:

- Ônglà quỷ chăng?

Tôngiả Mục-kiền-liên đáp.

- Tôikhông phải quỷ.

Trưởnggiả hỏi:

- Ônglà quỷ La-sát ăn thịt người chăng?

Tôngiả Mục-kiền-liên nói:

- Tôicũng chẳng phải quỷ La-sát ăn thịt người.

Trưởnggiả Bạt-đề liền nói kệ:

LàTrời, Càn-thát-bà
La-sát,quỷ thần chăng?
Lạinói không phải trời,
HayLa-sát, quỷ thần,
Chẳnggiống Càn-thát-bà,
Duhành trong khu vực,
VậyÔng tên là gì?
Naytôi muốn được biết.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên dùng kệ đáp:

ChẳngTrời, Càn-thát-bà,
Chẳngloài quỷ La-sát,
Bađời được giải thoát,
Nayta là thân người.
Cóthể hàng phục ma,
Thànhtựu đạo Vô thượng,
Thầyta tên Thích-ca,
Tatên Mục-kiền-liên.

Trưởnggiả Bạt-đề nói với Tôn giả Mục-kiền-liên rằng:

- Tỳ-kheocó điều gì dạy bảo tôi?

Tôngiả Mục-kiền-liên đáp:

- Nayta muốn thuyết pháp cho Ông, hãy khéo nghĩ nhớ!

Tôngiả lại nghĩ: 'Các Ðạo sĩ này suốt đời để ý uốngăn. Nay muốn luận bàn, chính là luận bàn về ăn uống. Nếutheo ta đòi ăn, ta sẽ nói 'không!'. Rồi ông lại nghĩ: 'Nayta hãy nghe người này nói ít nhiều'.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên biết tâm niệm của trưởnggiả, liền nói kệ:

NhưLai thuyết hai thí,
Phápthí và tài thí,
Naysẽ thuyết pháp thí,
Chuyêntâm nhất ý nghe!

Trưởnggiả nghe thuyết pháp thí, trong lòng hoan hỉ và thưa với Tôngiả Mục-liên:

- MongNgài diễn thuyết cho, tôi nghe rồi sẽ biết.

Tôngiả Mục-liên nói:

- Trưởnggiả nên biết! Như Lai thuyết năm đại thí, nên nhớ tu hànhsuốt đời.

Trưởnggiả lại nghĩ: 'Vừa rồi Tôn giả Mục-liên muốn thuyếtpháp thí. Nay lại nói có năm đại thí'.

Tôngiả Mục-liên biết tâm trưởng giả, nên lại nói với trưởnggiả:

- NhưLai nói có hai đại thí là pháp thí và tài thí. Nay tôi sẽthuyết pháp thí, không thuyết tài thí.

Trưởnggiả nói:

- Cáigì là năm đại thí?

Tôngiả Mục-liên đáp:

- Khôngđược sát sanh, đây gọi là đại thí, trưởng giả nên suốtđời tu hành. Không trộm cắp, đây gọi là đại thí, nênsuốt đời tu hành. Không dâm, không nói dối, không uống rượu,nên suốt đời tu hành.

Ðólà, này Trưởng giả, năm đại thí, nên nhớ tu hành.

Trưởnggiả Bạt-đề nghe lời này rồi, hết sức hoan hỉ, nghĩ:'Phật Thích-ca-văn thuyết pháp rất vi diệu. Nay chỗ diễnthuyết chẳng cần đến bảo vật. Như ngày nay, ta chẳng khamsát sanh. Ðiều này ta có thể vâng làm được. Hơn nữa, củacải nhà ta rất nhiều, ta trọn không trộm cắp. Ðây cũnglà việc ta làm. Lại, đàn bà trong nhà ta rất đẹp, ta trọnchẳng dâm vợ người khác. Ðó là việc ta làm. Lại, ta khôngưa người nói láo, huống là chính mình nói láo. Ðây cũnglà việc ta làm. Như ngày nay, ta chẳng nghĩ đến rượu, huốnglà nếm nó. Ðây cũng là việc ta làm'. Trưởng giả liềnthưa với Tôn giả Mục-liên:

- Nămthí này tôi có thể vâng làm.

Bấygiờ, trưởng giả thầm nghĩ: 'Nay ta nên mời Tôn giả Mục-liênăn cơm'. Trưởng giả liền ngẩng đầu lên và thưa với Tôngiả Mục-liên:

- Ngàinên hạ cố xuống đây ngồi.

Tôngiả Mục-liên theo lời, xuống ngồi.

Trưởnggiả Bạt-đề tự mình dọn các món ăn uống cho Tôn giảMục-liên, Tôn giả Mục-liên ăn xong, uống nước. Trưởnggiả nghĩ: 'Ta nên đem một tấm dạ dâng ngài Mục-liên'. Rồiông vào kho chọn một tấm dạ trắng, muốn lựa cái xấumà vớ nhằm tấm tốt. Ông lại bỏ ra, lựa tấm khác, cũngtốt luôn, ông lại bỏ để chọn tấm khác.

Tôngiả Mục-liên biết tâm niệm trưởng giả, liền nói kệ:

Thícùng tâm đấu tranh,
Phướcnày bậc Hiền bỏ,
Lúccho, không đấu tranh,
Mớinên tùy tâm cho.

Bấygiờ, trưởng giả liền nghĩ: 'Nay Tôn giả Mục-liên biếtý ta'. Ông liền cầm tấm dạ trắng dâng lên Tôn giả Mục-liên.Tôn giả Mục-liên chú nguyện cho:

Quánsát thí đệ nhất,
Biếtcó người Hiền Thánh,
Trongthí là tối thượng
Ruộnglành sanh hoa trái.

Tôngiả Mục-liên chú nguyện xong, nhận tấm dạ trắng cho trưởnggiả được phước vô cùng. Trưởng giả liền ngồi mộtbên. Tôn giả Mục-liên dần dần thuyết pháp về các diệuluận cho ông. Luận nghĩa là thí luận, giới luận, luận sanhthiên, dục là tưởng bất tịnh, xuất yếu là vui. Chư PhậtThế Tôn thuyết pháp Khổ, Tập, Tận, Ðạo; Tôn giả Mục-liênbèn thuyết hết cho trưởng giả. Ông ở ngay trên tòa đượcpháp nhãn tịnh. Như áo rất sạch dễ nhuộm màu, trưởnggiả Bạt-đề này cũng lại như vậy: Ở ngay trên tòa đượcpháp nhãn thanh tịnh. Do đắc pháp, kiến pháp, không có hồnghi mà thọ ngũ giới, ông tự quy y Phật, Pháp và Thánh chúng.

Tôngiả Mục-liên thấy trưởng giả đã được pháp nhãn thanhtịnh, liền nói kệ:

NhưLai chỗ thuyết kinh,
Cănnguyên đều đầy đủ,
Nhãntịnh, không uế bẩn,
Khôngnghi, không do dự.

Trưởnggiả Bạt-đề thưa với Tôn giả Mục-liên:

- Từnay về sau, xin Ngài và bốn bộ chúng nhận lời thỉnh củacon mãi mãi. Con sẽ cung cấp y phục, thức ăn uống, giườngnệm, thuốc men trị bịnh, không có luyến tiếc.

Tôngiả Mục-liên thuyết pháp cho trưởng giả rồi, liền từchỗ ngồi đứng lên đi. Các đại Tanh văn khác như Tôn giảCa-diếp, Tôn giả A-na-luật nói với Tôn giả Tân-đầu-lô:

- Chúngtôi đã độ trưởng giả Bạt-đề rồi. Nay Hiền giả hãyđến hàng phục bà già Nan-đà.

Tôngiả Tân-đầu-lô đáp:

- Việcnày rất hay.

Bấygiờ bà già Nan-đà đang làm bánh sữa. Tôn giả Tân-đầu-lôđến giờ, đắp y, ôm bát vào thành La duyệt để khất thực,dần dần đến nhà bà già Nan-đà. Tôn giả từ dưới đấtvọt lên, đưa tay cầm bát cho bà già Nan-đà để khất thực.Bà già thấy Tôn giả Tân-đầu-lô, hết sức giận dữ nóiác:

- Tỳ-kheonên biết! Dù Ông lọt mắt ra, ta trọn không cho Ông thứcăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô liền nhập tam-muội cho hai mắt lọt ra ngoài.Bà già Nan-đà càng thêm sân giận, nói ác:

- Dùcho Sa-môn treo ngược trên không, ta trọn chẳng cho Ông ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô lại dùng sức tam-muội treo ngược trênkhông trung.

Bàgià Nan-đà càng tức giận bội phần liền nói ác:

- Dùcho Sa-môn toàn thân phun ra khói, ta trọn chẳng cho Ông ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô lại dùng sức tam-muội toàn thân phun khói.Bà già thấy rồi, sân nộ càng nhiều và nói:

- Dùcho Sa-môn toàn thân bốc cháy, ta trọn chẳng cho Ông ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô liền dùng sức tam-muội, khiến thân thểbốc cháy. Bà già thấy rồi lại nói:

- Dùcho Sa-môn toàn thân ra nước, ta trọn chẳng cho Ông ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô liền lại dùng sức tam-muội khiến toànthân ra nước. Bà già thấy rồi lại nói:

- Dùcho Sa-môn chết ở trước mặt ta, ta trọn chẳng cho Ông ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô liền nhập Diệt tận định, không còn hơithở ra vào, chết trước mặt bà già. Bà già thấy Tôn giảngưng hơi thở thì sợ hãi, lông áo dựng ngược và nghĩ:'Sa-môn này là con dòng họ Thích, được nhiều người biết,Quốc vương cung kính. Nếu họ biết ông ta chết ở nhà mình,chắc chắn sợ ta không tránh khỏi gặp việc quan'.

Bàbèn nói:

- Sa-mônsống lại đi! Ta sẽ cho Sa-môn ăn.

Tôngiả Tân-đầu-lô liền từ tam-muội dậy. Bà già bèn nghĩ:'Bánh này lớn quá, hãy làm cái nhỏ cho Ông ta'. Bà lấy mộtchút bột làm bánh, bánh bèn phồng to. Bà già thấy xong lạinghĩ: 'Bánh này lớn quá nên làm cái nhỏ nữa'. Nhưng bánhlại lớn. 'Hãy lấy cái bánh làm trước đem cho'. Bà liềnlấy cái trước. Nhưng các cái bánh lại dính vào nhau. BàNan-đà bảo Tôn giả Tân-đầu-lô:

- Tỳ-kheo!Ông cần ăn thì tự lấy mà ăn. Cớ sao làm phiền nhiễu nhauthế.

Tôngiả Tân-đầu-lô đáp:

- Thíchủ nên biết, tôi chẳng cần ăn. Chỉ cần muốn nói vớithí chủ.

Bàgià Nan-đà nói:

- Tỳ-kheomuốn răn dạy gì?

NgàiTân-đầu-lô nói:

- Thíchủ nên biết! Nay ta đem bánh đến chỗ Thế Tôn. Nếu ThếTôn có dạy bảo gì, chúng ta sẽ cùng vâng làm.

Bàgià Nan-đà đáp:

- Việcnày rất phù hợp.

Bàgià tự bưng bánh này theo sau Tôn giả Tân-đầu-lô, đếnchỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy Phật và đứng một bên.Bấy giờ, Tôn giả Tân-đầu-lô Bạch Thế Tôn:

- BàNan-đà này là chị của trưởng giả Bạt-đề, tham lam, ănmột mình chẳng chịu bố thí cho người. Cúi mong Thế Tônthuyết pháp cho bà dốc lòng tin và cởi mở.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Bà già Nan-đà:

- NayBà hãy đưa bánh thí cho Như Lai và Tỳ-kheo Tăng.

Bàgià Nan-đà lấy bánh dâng lên Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng khác.Bánh vẫn còn dư. Bà Nan-đà bạch Thế Tôn:

- Bánhcòn dư.

ThếTôn bảo:

- Lạiđem cho Phật và Tỳ-kheo Tăng.

Bàgià Nan-đà nhận lời Phật dạy, lại đem bánh này cúng Phậtvà Tỳ-kheo Tăng. Sau đó lại còn dư bánh, Thế Tôn bảo bàgià Nan-đà.

- NayBà đem bánh này cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.

Nhưngvẫn còn dư bánh, Thế Tôn bảo:

- Nênđem bánh này thí cho người bần cùng.

Nhưngvẫn còn dư bánh. Thế Tôn bảo:

- Hãyđem bánh này bỏ nơi đất sạch hoặc để vào nước thậtsạch. Vì sao thế? Ta trọn không thấy Sa-môn, Bà-la-môn, Trờivà người nào có thể tiêu được bánh này, trừ Như Lai ChíChân Ðẳng Chánh Giác.

Bàgià Nan-đà đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

BàNan-đà liền đem bánh này bỏ vào nước sạch, tức thờilửa bùng lên. Bà già Nan-đà thấy xong, ôm lòng sợ hãi điđến chỗ Thế Tôn, cúi lạy Phật rồi ngồi một bên. ThếTôn dần dần thuyết pháp cho Bà. Các luận nghĩa là thí luận,giới luận, luận sanh Thiên, dục là tưởng bất tịnh, lậulà ô uế, xuất yếu là vui. Ngài đã thấy Bà già Nan-đàtâm khai ý mở. Chư Phật thường thuyết pháp Khổ, Tập, Tận,Ðạo. Thế Tôn đều thuyết hết cho Bà già Nan-đà. Khi ấy,Bà già Nan-đà ngay nơi chỗ ngồi được pháp nhãn thanh tịnh.Ví như vải trắng dễ nhuộm màu, đây cũng như thế: Bà giàNan-đà hết các trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Bàđã đắc pháp, thành tựu pháp, không có hồ nghi, đã hếtdo dự, được không chỗ sợ, phụng sự Tam Bảo, thọ trìngũ giới.

Bấygiờ Thế Tôn lại thuyết pháp thêm khiến bà phát tâm hoanhỉ. Bà già Nan-đà bạch Thế Tôn:

- Từnay về sau, bốn bộ chúng hãy đến nhà con thọ thí. Từ naytrở đi, con hằng thường bố thí, tu các công đức phụngthờ các bậc Hiền Thánh.

Thưaxong, bà đứng lên cúi lạy Phật và lui đi.

Trưởnggiả Bạt-đề và Bà già Nan-đà có em tên là trưởng giảƯu-bà-ca-ni là người mà vua A-xà-thế lúc trẻ rất yêu mến.Bấy giờ, trưởng giả Ưu-bà-ca-ni kinh doanh ruộng nương,nghe anh là Bạt-đề và chị là Nan-đà được Như Lai giáohóa. Nghe xong, ông vui mừng hớn hở không kềm được, trongsuốt bảy ngày không ngủ nghỉ, cũng không ăn uống. Trưởnggiả làm ruộng xong trở về thành La-duyệt, giữa đườngnghĩ: 'Nay ta hãy đến chỗ Thế Tôn trước, rồi về nhà sau'.Trưởng giả đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi xuốngmột bên. Trưởng giả bạch Thế Tôn:

- AnhBạt-đề và chị Nan-đà của con đã được Như Lai thuyếtpháp giáo hóa phải chăng?

ThếTôn đáp:

- Ðúngthế, nay trưởng giả Bạt-đề và Nan-đà đã thấy pháp Tứđế, tu các pháp lành.

Trưởnggiả Ưu-bà-ca-ni bạch Thế Tôn:

- Giađình chúng con được lợi rất lớn.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Trưởng giả, như lời Ông nói. Nay cha mẹ Ông đượclợi rất lớn, trồng phước đời sau.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho trưởng giả. Trưởnggiả nghe pháp xong, đảnh lễ lui đi. Ông đến chỗ vua A-xà-thế,ngồi xuống một bên. Vua hỏi trưởng giả:

- Cóphải anh chị của Ông được Như Lai giáo hóa không?

- Ðúngvậy, Ðại vương!

Vuanghe lời này, vui mừng hớn hở không kềm được, liền đánhchuông trống ra lệnh trong thành: 'Từ nay về sau, nhà nào khôngthờ Phật sẽ bị nộp tiền, và phải đón rước và tiễnđưa những người thờ Phật. Vì sao thế? Vì đây đều làhuynh đệ trong đạo pháp của ta'.

Bấygiờ vua A-xà-thế bày các thức ăn uống ban cho trưởng giả.Trưởng giả nghĩ: 'Ta trọn không nghe Thế Tôn thuyết phápƯu-bà-tắc nên nhận thức ăn loại nào, nên uống nước loạinào. Nay ta nên đến chỗ Thế Tôn, trước hỏi nghĩa này,sau sẽ ăn'. Trưởng giả liền bảo một người thân cận:

- Ôngđến chỗ Thế Tôn, cúi lạy, đem lời ta bạch Thế Tôn: 'Trưởnggiả Ưu-bà-ca-ni bạch Thế Tôn: phàm pháp Hiền giả nên trìmấy giới, lại phạm mấy giới thì chẳng phải là cư sĩnam? Nên ăn loại thức ăn nào? Uống loại nước nào?

Ngườiđó nhận lời dạy của trưởng giả, đến chỗ Thế Tôncúi lạy Phật rồi đứng một bên. Người đó đem tên trưởnggiả bạch Thế Tôn:

- Phàmpháp cư sĩ nam nên giữ mấy giới? Phạm mấy giới thì chẳngphải Ưu-bà-tắc? Lại nên ăn loại thức ăn nào? Uống loạinước nào?

ThếTôn bảo:

- NayÔng nên biết! Ăn có hai loại: có thể thân cận và khôngthể thân cận. Thế nào là hai? Nếu thân cận lúc ăn, khởipháp bất thiện, pháp lành bị tổn giam. Thức ăn này khôngthể thân cận. Nếu lúc được ăn, pháp lành tăng thêm, phápbất thiện tôn giảm. Thức ăn này có thể thân cận.

Nướccũng có hai việc. Nếu lúc được uống, khởi pháp bất thiện,pháp lành bị tổn giảm. Ðây chẳng thể thân cận. Nếu lúcđược uống, pháp bất thiện tổn giảm, pháp lành có tăngtrưởng. Ðây có thể thân cận.

Phàmpháp cư sĩ, hạn chế có năm giới. Trong đó có thể giữmột giới, hai giới, ba giới, bốn giới cho đến năm giới,đều nên gìn giữ. Phải hỏi hai ba phen, người có thể gìngiữ được mới cho gìn giữ. Nếu cư sĩ nam phạm một giớirồi thì thân hoại mạng chung, đọa trong địa ngục. Nếungười cư sĩ lại vâng giữ một giới thì sanh vào cõi lành,lên trời, hà huống hai, ba, bốn năm.

Ngườikia nhận lời Phật dạy rồi, đảnh lễ lui đi. Khi ngườiấy đi cách đó không xa. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Từnay về sau, Tỳ-kheo được phép truyền ngũ giới và tam quycho Ưu-bà-tắc. Nếu Tỳ-kheo lúc muốn truyền giới cho cưsĩ nữ, dạy họ để lộ cánh tay, vòng tay, chắp ngón tay,dạy xưng tên họ, quy y Phật, Pháp, Thánh chúng ba phen. Ðãdạy xưng tên họ quy y Phật, Pháp, Thánh chúng, rồi lạy tựxưng: 'Nay con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tỳ-kheo Tăng, NhưPhật Thích-ca-văn đầu tiên có năm trăm khách buôn thọ tamtự quy, suốt đời không giết, không trộm, không dâm, khôngdối, không uống rượu'. Như trì một giới còn dư bốn giới;nếu thọ hai giới còn dư ba giới; nếu thọ ba giới còn dưhai giới; nếu thọ bốn giới còn dư một giới. Nếu thọnăm giới sẽ là người trì đầy đủ.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naymặt trời, mặt trăng có bốn thứ che lấp nặng nề khiếnkhông phóng được ánh sáng. Bốn loại nào? Mây, gió bụi,khói và A-tu-la, khiến mặt trời, mặt trăng bị che không phóngánh sáng được. Ðó là, này Tỳ-kheo, mặt trời, mặt trăngcó bốn thứ che đậy, khiến mặt trời, mặt trăng không phóngánh sáng lớn được. Ðây cũng như thế, Tỳ-kheo có bốnkết che đậy tâm người không được cởi mở. Thế nào làbốn? Dục kết che đậy tâm người không được khai mở,sân nhuế, ngu si và lợi dưỡng che đậy tâm người khôngkhai mở được.

Ðólà, này Tỳ-kheo, có bốn kết che đậy tâm người không khaimở được. Hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này. Nhưthế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở bên cạnh đền thờ A-la-tỳ. Bấy giờ trờirất lạnh lẽo, cây cối trơ trụi.

Khiấy, con của trưởng giả Thủ-a-la-bà ra khỏi thành ấy, đidọc theo bên ngoài, dần đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúilạy và ngồi xuống một bên. Con trưởng giả bạch Thế Tôn:

- Chẳngrõ hôm rồi Ngài ngủ ngon chăng?

ThếTôn đáp:

- Ðúngvậy, Chàng trai. Ta ngủ ngon lắm.

Concủa trưởng giả bạch Phật:

- Naylà ngày rất lạnh, vạn vật trơ trụi. Thế Tôn lại ngồiđệm cỏ, mặc y áo quá mỏng manh. Thế sao Thế Tôn nói: 'Tangủ ngon lắm'.

ThếTôn bảo:

- Chàngtrai lắng nghe! Nay Ta hỏi lại, hãy theo đó mà trả lời! Vínhư nhà trưởng giả chắc chắn, phòng nhà không có gió bụi.Trong nhà đó, có giường nệm, mền, mùng, chiếu, gối đầyđủ mọi thứ. Có bốn ngọc nữ nhan sắc đoan chánh, mặtnhư hoa đào, hiếm có ở đời, nhìn không chán mắt, đènđốt sáng sủa. Vậy trưởng giả ấy có ngủ ngon đượcchăng?

Concủa trưởng giả đáp:

- Ðúngthế, Thế Tôn! Có giường nằm tốt thì ngủ rất ngon.

ThếTôn bảo:

- Thếnào, Chàng trai? Nếu người ngủ được ngon giấc rồi nổidục ý. Do dục ý này có mất ngủ chăng?

Concủa trưởng giả đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Nếu người kia dục ý nổi lên, liền khôngngủ được.

ThếTôn bảo:

- Nhưngười kia dục ý mạnh. Nay Như Lai đã dứt hẳn không sót,không còn gốc rễ, chẳng còn hưng khởi nữa. Thế nào, Chàngtrai, nếu có tâm sân giận, ngu si nổi lên, há ngủ ngon đượcsao?

Chàngtrai đáp:

- Khôngngủ ngon được. Vì sao thế? Do tâm có ba độc vậy.

ThếTôn bảo:

- NhưLai hôm nay không còn tâm này, dứt hẳn không sót, cũng khônggốc rễ. Chàng trai nên biết! Nay Ta sẽ nói về bốn loạitòa. Thế nào là bốn? Có tòa thấp hèn, có tòa của Thiên,tòa của Phạm thiên và tòa của Phật. Chàng trai nên biết!Tòa thấp là tòa của Chuyển luân Thánh vương. Tòa Thiên làtòa Thích-đề-hoàn nhân. Tòa Phạm thiên là tòa của Phạmthiên vương. Tòa Phật là tòa Tứ đế.

Toàthấp là tòa hướng Tu-đà-hoàn. Tòa Thiên là tòa đắc Tu-đà-hoàn.Tòa Phạm thiên là tòa hướng Tư-đà-hàm. Tòa Phật là tòaTứ ý chỉ.

Tòathấp là tòa đắc Tư-đà-hàm. Tòa Thiên là tòa hướng A-na-hàm.Tòa Phạm thiên là tòa đắc quả A-na-hàm. Tòa Phật là tòaTứ đẳng.

Tòathấp là tòa Dục giới. Tòa Thiên là tòa Sắc giới. Tòa Phạmthiên là tòa Vô sắc giới. Tòa Phật là tòa Tứ thần túc.

Thếnên, này Chàng trai! Như Lai đã ngồi tòa Tứ thần túc, chóngđược ngủ ngon. Trong đó không khởi dâm, nộ, si. Ðã chẳngkhởi tâm ba độc này, liền ở Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn.Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong,không còn tái sanh nữa, như thực mà biết. Thế nên Chàngtrai! Ta quán nghĩa này xong, nên nói Như Lai chóng được ngủngon.

Bấygiờ, con của trưởng giả liền nói kệ:

Gặpnhau ngày rất lâu,
Bát-niết-bànPhạm chí,
Donương sức Như Lai,
Rõngủ và diệt độ.
Tòathấp và tòa Thiên,
TòaPhạm và tòa Phật,
NhưLai đều phân biệt,
Thếnên được ngủ ngon.
Tựquy Nhân Trung Tôn.
Cũngquy Nhân Trung Thượng,
Naycon chưa thể biết,
Lànương những Thiền nào?

Concủa trưởng giả nói lời xong, Thế Tôn im lặng bằng lòng.Con của trưởng giả liền nghĩ: 'Thế Tôn đã hứa khả. Tavui mừng hết sức, không kềm được', liền từ chỗ ngồiđứng lên, cúi lạy Phật mà lui đi.

Bấygiờ chàng trai ấy nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật cùng nămtrăm đại chúng Tỳ-kheo. Khi ấy Thế Tôn từ tịnh thất đứnglên, đi xuống núi Linh Thứu, cùng Phạm chí Lộc Ðầu, dầndần du hành đến bãi tha ma đáng sợ.

Bấygiờ, Thế Tôn cầm một đầu lâu người chết trao cho Phạmchí và bảo:

- Phạmchí! Nay Ông rõ được tinh tú lại kiêm cả thuốc men, cóthể trị lành bịnh chúng sanh. Ông hiểu hết các nẻo, cũngcòn có thể biết nhân duyên người chết. Nay Ta hỏi ông:Ðây là đầu lâu người nào? Là đàn ông hay đàn bà? Lạido bịnh gì mà chết?

Lúcấy, Phạm chí liền cầm đầu lâu, lật qua lật lại quansát, lấy tay gõ gõ rồi bạch Thế Tôn:

- Ðâylà đầu lâu đàn ông, không phải đàn bà.

ThếTôn bảo:

- Ðúngthế! Phạm chí! Như lời Ông nói. Ðây là đàn ông, chẳngphải đàn bà.

ThếTôn hỏi:

- Dođâu người này mạng chung?

Phạmchí lại cầm gõ đầu lâu và bạch Thế Tôn:

- Ðâylà nhiều bệnh nhóm lại. Trăm đốt xương đau nhức đếnchết.

ThếTôn hỏi:

- Nêndùng cách nào trị?

Phạmchí Lộc Ðầu bạch Phật:

- Nênlấy trái a-lê-lặc hòa chung với mật, rồi uống thì bệnhlành được.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay! Như lời ông nói. Nếu người này được uống thuốcấy thì cũng chưa chết. Ngày nay, người này mạng chung, sanhđến chỗ nào?

Phạmchí nghe xong, lại cầm đầu lâu gõ, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày mạng chung đọa trong ba đường ác, không sanh chỗ lành.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Phạm chí! Như lời Ông nói. Ông ta đọa trong ba đườngác, sanh chỗ chẳng lành.

Bấygiờ, Thế Tôn lại cầm một đầu lâu nữa đưa cho Phạmchí và hỏi:

- Ðâylà người nào? Nam hay nữ?

Phạmchí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ðâulâu này thân đàn bà.

ThếTôn hỏi:

- Dobệnh tật gì mà chết?

Phạmchí Lộc Ðầu lại lấy tay gõ, rồi bạch Thế Tôn:

- Ðànbà này mang thai mà chết.

ThếTôn bảo:

- Ðànbà này vì sao chết?

Phạmchí bạch Phật:

- Ðànbà này sanh non tháng nên chết.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Phạm chí! Như lời Ông nói. Bà ta mang thai màchết lại có cách nào trị?

Phạmchí bạch:

- Nhưbệnh này cần có bơ, đề hồ tốt uống thì khỏi.

ThếTôn bảo:

- Ðúngthế, đúng thế! Như lời Ông nói. Nay người đàn bà nàyđã chết rồi sanh chỗ nào?

Phạmchí bạch Phật:

- Ngườiđàn bà này mạng chung sanh trong súc sanh.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Phạm chí! Như lời Ông nói.

ThếTôn lại cầm một đầu lâu khác đưa cho Phạm chí và hỏi:

- Namhay nữ?

Phạmchí lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ðầulâu này là đàn ông.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói. Người này do bịnh tật gìmà chết?

Phạmchí lại lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày mạng chung vì ăn uống quá độ, lại gặp thổ tả nênchết.

ThếTôn bảo:

- Bệnhnày có cách nào trị?

Phạmchí bạch Phật:

- Nhịnđói ba ngày liền khỏi.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói. Người này mạng chung sanhvề đâu?

Bấygiờ Phạm chí lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày mạng chung sanh trong ngạ quỷ. Vì sao thế? Vì nghĩ đếnnước.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói.

Bấygiờ Thế Tôn lại cầm một đầu lâu khác trao cho Phạm chívà hỏi:

- Namhay nữ?

Phạmchí lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ðầulâu này là đàn bà.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói, người này bịnh gì mà chết?

Phạmchí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Lúcđang sanh thì chết.

ThếTôn bảo:

- Tạisao đang sanh mà chết.

Phạmchí lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ngườiđàn bà này khí lực suy kiệt và đói quá mà chết.

ThếTôn bảo:

- Ngườinày mạng chung sanh chỗ nào?

Phạmchí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày mạng chung sanh trong loài Người.

ThếTôn bảo:

- Phàmngười chết đói mà muốn sanh trong chỗ lành, việc này chẳngđúng; đọa trong ba đường ác thì thích đáng hơn!

Phạmchí lại lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ngườiđàn bà này trì giới đầy đủ mà chết.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói. Người đàn bà này cấm giớiđầy đủ đến lúc mạng chung. Vì sao thế. Phàm có đàn ông,đàn bà cấm giới hoàn toàn thì lúc mạng chung sẽ đi vàohai đường: hoặc lên Trời hay trong loài Người.

Bấygiờ, Thế Tôn lại cầm một đầu lâu khác đưa cho Phạmchí hỏi:

- Namhay nữ?

Phạmchí lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ðầulâu này là đàn ông.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói người này bịnh gì mà chết?

Phạmchí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày không bịnh mà bị người hại chết.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói, vị ấy bị người hại màchết.

ThếTôn bảo:

- Ngườinày chết sanh về đâu?

Phạmchí lấy tay gõ, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày chết sanh trong cõi lành, lên Trời.

ThếTôn bảo:

- Nhưlời Ông nói, luận trước, luận sau không hợp nhau.

Phạmchí bạch Phật:

- Vìduyên cớ gì mà không hợp nhau?

ThếTôn bảo:

- Ðànông, đàn bà bị người hại mà chết, đều đọa ba đườngác. Sao Ông lại nói sanh cõi lành, lên Trời?

Phạmchí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Ngườinày vâng giữ năm giới kiêm hành thập thiện, nên đến lúcmạng chung sanh chỗ lành, lên Trời.

ThếTôn bảo:

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói. Người giữ giới không xúcchạm, sanh chỗ lành, lên Trời.

ThếTôn lại lập lại:

- Ngườinày giữ mấy giới mà chết?

Bấygiờ, Phạm chí lại chuyên chú một lòng, không nghĩ gì khác.Ông lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Trìmột giới ư? Không phải. Trì hai, ba, bốn, năm chăng? Khôngphải. Người này trì pháp bát quan trai mà chết.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Như lời Ông nói. Người này giữ giới bátquan trai mà chết.

Bấygiờ ở phương Ðông, phía Nam núi Phổ Hương có Tỳ-kheo Ưu-đàn-diênnơi Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn. Khi ấy Thế Tôn trongkhoảng co duỗi cánh tay, đến lấy đầu lâu của Tỳ-kheođưa cho Phạm chí và hỏi:

- Namhay nữ?

Bấygiờ Phạm chí lại lấy tay gõ đầu lâu, bạch Thế Tôn:

- Tôixem đầu lâu này, nguồn gốc không phải nam cũng không phảinữ. Vì sao thế? Tôi quán đầu lâu này cũng không thấy sanh,cũng không thấy đoạn cũng không thấy xoay vần qua lại. Vìsao thế? Tôi xem tám phương, trên dưới đều không có tămhơi. Bạch Thế Tôn! Nay tôi chưa rõ đầu lâu này của ai?

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi! Phạm Chí! Ông trọn không biết là đầu lâu của ai.Ông nên biết rằng: đầu lâu này không đầu không cuối,cũng không sanh tử, cũng không thích ứng ở tám phương, trêndưới. Ðây là Tỳ-kheo Ưu-đà-diên ở phía Nam núi Phổ Hươngphương Ðông. Tỳ-kheo nơi Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết bàn.Chính vì đầu lâu của bậc A-la-hán.

Bấygiờ Phạm thiên nghe lời này xong, khen chưa từng có, liềnbạch Phật:

- Naytôi xem nhưng con trùng như con kiến này từ chỗ này đếnthảy đều biết được. Tiếng tăm của chim thú, tôi có thểphân biệt biết được: đây là con đực, đây là con cái.Nhưng tôi xem vị A-la-hán này trọn không thấy gì, chẳng thấychỗ đến cũng chẳng thấy chỗ đi. Chánh pháp Như Lai rấtlà kỳ đặc. Vì sao thế? Gốc của các pháp phát ra từ kimkhẩu của Như Lai. Mà A-la-hán phát xuất từ gốc của kinhpháp.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Phạm chí! Như lời Ông nói. Gốc của các pháp phátxuất từ miệng Như Lai. Ngay cho chư Thiên, người đời, Mahoặc Ma thiên, trọn không thể biết chỗ đến của A-la-hán.

Bấygiờ, Phạm chí cúi lạy và bạch Thế Tôn:

- Concó thể biết hết chín mươi sáu loại thú hướng, thảy đềubiết hết, nhưng chỗ thú hướng của pháp Như Lai, con khôngthể phân biệt. Cúi mong Thế Tôn cho con được vào đạo.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay! Phạm chí! Mau tu Phạm hạnh rồi cũng sẽ không ai biếtchỗ thú hướng của ông.

Bấygiờ Phạm chí liền được xuất gia học đạo. Ông ở chỗvắng vẻ, tư duy đạo thuật và đạt đến mục đích màvị vọng tộc cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y nhắm đến,sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong,không còn tái sanh nữa, như thực mà biết. Lúc ấy Phạm chíthành A-la-hán.

Khiấy Tôn giả Lộc Ðầu bạch Thế Tôn:

- Naycon đã biết pháp tu hành của A-la-hán.

ThếTôn bảo:

- Ôngbiết hạnh của A-la-hán thế nào?

Tôngiả Lộc Ðầu bạch Phật:

- Naycó bốn loại giới. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới,hỏa giới và phong giới. Ðó là, bạch Thế Tôn! Có bốn loạigiới này. Lúc ấy, người mạng chung thì đất liền tự thuộcđất, nước liền tự thuộc nước, lửa thì tự thuộc lửa,gió thì tự thuộc gió.

ThếTôn bảo:

- Thếnào Tỳ-kheo, nay có mấy giới?

Tôngiả Lộc Ðầu bạch Phật:

- Kỳthực, nghĩa của bốn giới có tám giới.

ThếTôn bảo:

- Thếnào là nghĩa bốn giới có tám giới?

Tôngiả Lộc Ðầu bạch Phật:

- Naycó bốn giới. Thế nào là bốn giới? Ðất, nước, lửa vàgió. Ðó là bốn giới. Thế nào là nghĩa có tám giới? Ðịagiới có hai loại: nội địa và ngoại địa. Thế nào gọilà loại nội địa? Tóc, lông, móng, răng, thân thể, da dẻ,gân cốt, tủy não, ruột, bao tử, gan, mật, tỳ thận. Ðógọi là nội địa. Thế nào là ngoại địa? Có các thứ cứngchắc. Ðây gọi là loại ngoại địa. Ðó là hai loại địa(đất).

Thếnào là thủy chủng? Thủy chủng có hai: nội thủy chủng vàngoại thủy chủng. Nội thủy chủng là đờm dãi, nước mắt,nước tiểu, máu, tủy. Ðó gọi là nội thủy chủng. Cácvật mềm ướt bên ngoài, đó gọi là ngoại thủy chủng.Ðây gọi là hai loại thủy (nước).

Thếnào gọi là hỏa chủng? Hỏa chủng có hai: nội hỏa và ngoạihỏa. Thế nào gọi là nội hỏa? Các vật bị ăn, thảy đềutiêu hóa không có dư sót. Ðây gọi là nội hỏa. Thế nàogọi là ngoại hỏa? Các vật chứa nhiệt, vật bên ngoài.Ðây gọi là ngoại hỏa. Ðó là hai loại hỏa (lửa).

Thếnào gọi là phong chủng? Phong chủng có hai: nội phong và ngoạiphong. Nội phong nghĩa là gió trong môi, gió mắt, gió đầu,gió hơi thở ra, gió hơi thở vào, gió trong tất cả đốtxương. Ðây gọi là nội phong. Thế nào gọi là ngoại phong?Nghĩa là vật nhẹ nhàng, lay động mau chóng. Ðây gọi làngoại phong. Ðó là, bạch Thế Tôn có hai loại phong (gió),kỳ thực có bốn mà đếm có tám. Như thế, bạch Thế Tôn!Con xét nghĩa này: con người nếu lúc mạng chung, bốn loạimỗi thứ trở về với gốc của nó.

ThếTôn bảo:

- Phápvô thường cũng chẳng cùng hữu thường hợp. Vì sao như thế?Ðịa chủng, có hai, hoặc trong hoặc ngoài. Bấy giờ nộiđịa chủng là pháp vô thường, là pháp biến đổi. Loạingoại địa là pháp hằng trụ không biến đổi. Ðó là đấtcó hai loại chẳng cùng hữu thường, vô thường tương ưng.Ba đại kia cũng lại như thế, không cùng tương ứng vớihữu thường, vô thường. Thế nên, Lộc Ðầu! Tuy có támloại, kỳ thực có bốn. Như thế, Lộc Ðầu, nên học điềunày.

Bấygiờ Tôn giả Lộc Ðầu nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó nghĩa của bốn sự quảng diễn lớn. Thế nào là bốn?Nghĩa là Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm (luận) và Giới. Ðó làbốn.

Tỳ-kheonên biết! Nếu có Tỳ-kheo từ phương Ðông đến, tụng kinh,trì pháp, vâng hành cấm giới và nói: 'Tôi hay tụng kinh, trìpháp, vâng hành cấm giới, học rộng nghe nhiều'; thì dù choTỳ-kheo đó có nói gì, các Thầy chẳng nên thừa nhận, chớhết lòng tin. Các Thầy giữ Tỳ-kheo ấy lại, cùng luận nghị,án pháp cùng luận. Thế nào là án pháp cùng luận? Nghĩa làluận về bốn quảng diễn này: Ðó là Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm,và Giới. Các Thầy hướng Tỳ-kheo ấy thuyết Khế kinh, bốhiện luật, phân biệt pháp.

Ngaylúc thuyết Khế kinh, lúc bố hiện luật, phân biệt pháp,nếu người ấy bổ hiện cùng với Khế kinh tương ưng, Luật,Pháp, tương ưng thì hãy thọ trì. Nếu chẳng cùng Khế kinh,Luật, A-tỳ-đàm tương ưng, hãy đáp người ấy rằng: 'NàyHiền giả nên biết! Ðây chẳng phải lời Như Lai nói. LờiHiền giả nói chẳng phải gốc của chánh kinh. Vì sao thế?Nay tôi thuyết Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm đều không tươngưng với lời Hiền giả'.

Vìkhông tương ứng, nên hỏi giới hạnh. Nếu không cùng giớihạnh tương ưng, hãy bảo người ấy: 'Ðây không phải làtạng của Như Lai'. Và các Thầy nên đuổi người ấy đi.Ðây gọi là căn bản nghĩa lớn của quảng diễn đầu tiên.Lại nữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo từ phương Nam đến nói:'Tôi hay tụng kinh, trì pháp, vâng hành giới cấm, học rộngnghe nhiều'; thì dù cho Tỳ-kheo ấy có nói gì, các Thầy chẳngnên thừa nhận, chẳng nên tin hết. Hãy giữ Tỳ-kheo ấy đểcùng luận nghị. Ngay cho Tỳ-kheo ấy có nói gì, nếu khôngcùng với nghĩa tương ưng, hãy đáp người ấy rằng: 'Ðâylà nghĩa thuyết, chẳng phải chánh kinh bổn'.

Bấygiờ nên giữ nghĩa ấy chớ nhận kinh bổn. Vì sao thế? Vìnghĩa là nguồn để hiểu (giải) kinh. Ðó là căn bản nghĩalớn của quảng diễn thứ hai.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo từ phương Tây lại, tụngkinh, trì pháp, vâng hành cấm giới, học rộng nghe nhiều;thì các Thầy hãy hướng Tỳ-kheo ấy thuyết Khế kinh, Luật,A-tỳ-đàm. Nhưng Tỳ-kheo ấy chính giải vị chẳng giải nghĩa,hãy bảo Tỳ-kheo ấy rằng: 'Chúng tôi không rõ lời này cóphải của Như Lai nói hay không!'. Ngay lúc thuyết Khế kinh,Luật, A-tỳ-đàm, giải vị, không giải nghĩa; tuy nghe Tỳ-kheoấy nói, các Thầy cũng chẳng nên khen lành, cũng chẳng nênnói ác. Lại đem giới hạnh mà hỏi. Nều cùng tương ưng,hãy tương ưng, còn nghĩa chẳng thể rõ. Ðó là nghĩa củaquảng diễn thứ ba.

Lạinữa Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo từ phương Bắc đến, tụngkinh, trì pháp, vâng hành cấm giới (nói): 'Chư Hiền có nghinan, liền nên hỏi nghĩa, tôi sẽ nói cho các Thầy'; thì Tỳ-kheoấy có nói gì, các Thầy chẳng nên thừa nhận, chẳng nênphúng tụng. Nhưng hãy hướng Tỳ-kheo ấy hỏi Khế kinh, Luật,A-tỳ-đàm và Giới. Nếu cùng tương ứng, thì các Thầy nênhỏi nghĩa. Nếu lại cùng nghĩa tương ưng, thì nên khen ngợiTỳ-kheo ấy: 'Lành thay! Lành thay! Hiền giả! Ðây thật làlời Như Lai thuyết nghĩa, không lầm lẫn, đều tương ưngvới Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm và Giới'.

Hãydùng pháp cúng dường, phụng sự Tỳ-kheo ấy. Vì sao thế?Vì Như Lai cung kính pháp vậy. Nếu có người cung kính pháp,tức cung kính Ta; ai đã quán pháp này là đã quán Ta. Ðã cópháp thì có Ta. Ðã có pháp thì có Tỳ-kheo Tăng. Có pháp thìcó bốn bộ chúng. Có pháp thì có bốn giai cấp ở đời.Vì sao thế? Do có pháp ở đời, trong Hiền kiếp có ÐạiOai Vương ra đời, từ đây về sau liền có bốn giai cấpở đời.

Nếucó pháp ở đời thì có bốn dòng họ ở đời: Sát-lợi,Bà-la-môn, thợ thuyền và dòng cư sĩ. Nếu pháp có ở đờithì có ngôi Chuyển luân Thánh vưong chẳng dứt. Nếu phápcó ở đời thì có dòng Tứ thiên vương, Ðâu-suất thiên,Diễm thiên, Hóa tự tại thiên, Tha hóa tự tại thiên liềncó ở đời. Nếu pháp có ở đời thì có trời Dục giới,trời Sắc giới, trời Vô sắc giới ở tại thế gian. Nếupháp có ở đời thì có quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm,quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích chi Phật, Phật thừaliền hiện ở đời. Thế nên, Tỳ-kheo, hãy khéo cung kínhđối với pháp.

Hãynên tùy thời cúng dường các thứ cần dùng cho Tỳ-kheo ấy.Hãy bảo Tỳ-kheo ấy rằng: 'Lành thay! Lành thay! Như lời Ôngnói. Những lời hôm nay thật là lời Như Lai nói'.

Tỳ-kheo!Ðó là bốn nghĩa được quảng diễn lớn này. Thế nên, cácTỳ-kheo! Hãy để tâm hành bốn việc này chớ có sơ sót.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc, sáng sớm, tụ tập bốn binh chủng, cỡixe vũ bảo đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên.Thế Tôn hỏi vua:

- Ðạivương từ đâu đến mà bụi bặm lấm đầy người như thế?Tụ tập bốn binh chủng có việc gì?

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Nay,nước ta có giặc lớn nổi lên. Nửa đêm hôm qua, con dấybinh bắt được. Thân thể mệt mỏi, con muốn trở về cung,nhưng giữa đường, con lại nghĩ: 'Ta nên đến chỗ Như Laitrước rồi sau hãy vào cung'. Con do việc này mà ngủ nghỉkhông yên. Nay vì có công lao dẹp giặc xong, vui mừng hớnhở không kềm được, nên đến lễ bái thăm hỏi Như Lai.Nếu hôm qua con không dấy binh thì không bắt được giặc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Như lời vua nói. Vua nên biết rằng: Cóbốn việc trước khổ mà sau vui. Thế nào là bốn? Sớm maidậy sớm, trước khổ sau vui. Nếu dùng dầu bơ, trước khổsau vui. Nếu lúc uống thuốc, trước khổ sau vui. Gia nghiệp,cưới gả tốt đẹp, trước khổ sau vui. Này Ðại vương!Ðó là có bốn việc này trước khổ mà sau vui.

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- ThếTôn nói thật đúng lẽ. Có bốn (gốc của) việc này trướckhổ sau vui. Vì sao thế? Như hôm nay, con xem bốn việc nàynhư xem châu trong tay, đều là nghĩa trước khổ mà sau vui.

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho vua Ba-tư-nặc, khiếnlòng vui hoan hỉ. Vua nghe pháp xong, bạch Thế Tôn:

- Việcnước bề bộn, con muốn trở về cung.

ThếTôn bảo:

- Vuanên biết đúng lúc.

VuaBa-tư-nặc bèn từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy chân Phật,đi nhiễu ba vòng rồi lui đi. Vua đi chưa lâu, Thế Tôn liềnbảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn việc trước khổ sau vui. Thế nào là bốn? Tu tậpPhạm hạnh, trước khổ sau vui. Tụng tập kinh văn, trướckhổ sau vui. Tọa Thiền, niệm định, trước khổ sau vui. Ðếmhơi thở ra vào, bốn việc này, trước khổ sau vui. Nếu cóTỳ-kheo hành pháp trước khổ sau vui này thì sẽ hẳn xứngđáng được quả báo vui của Sa-môn. Thế nào là bốn?

Tỳ-kheosiêng hành pháp này, không muốn pháp ác, nhớ giữ hỷ an,tâm dạo chơi ở Sơ thiền. Ðó là được điều vui đầutiên của Sa-môn.

Lạinữa, có giác, có quán, dừng bên trong có tâm hỷ, chuyên ròngmột lòng, không giác không quán niệm giữ hỷ an, đạo ởNhị thiền. Ðó là được điều vui thứ hai của Sa-môn.

Lạinữa, vô niệm, dạo tâm ở xả (hộ), hằng tự giác tri, biếtthân có lạc, chỗ các Hiền thánh hy vọng, bỏ niệm lạc,dạo tâm ở Tam thiền. Ðó là được điều vui thứ ba củaSa-môn.

Lạinữa, khổ vui đã dứt, trước không có hoạn lo lắng, khôngkhổ, không vui, xả niệm không thanh tịnh, đạo tâm ở Tứthiền. Ðó là có bốn điều vui này của Sa-môn.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo hành trước khổ, sau đượcquả báo bốn điều vui của Sa-môn này, dứt ba lưới kết,thành tựu Tu-đà-hoàn, không lui sụt pháp, ắt sẽ đến diệtđộ.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Nếu dứt ba kết này, dâm nộ si nhạt mỏng,thành tựu Tu-đà-hàm, trở lại đời này, ắt dứt hết mékhổ.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo đoạn năm hạ phần kết, thànhtựu A-na-hàm, ở đó Bát-niết-bàn, không đến cõi này nữa.

Lạinữa, Tỳ-kheo! Nếu có Tỳ-kheo hữu lậu đã hết, thành vôlậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, ở trong hiện phápthân tác chứng mà tự du hí, 'Sanh tử đã đứt, Phạm hạnhđã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh'; như thậtmà biết. Ðó là, Tỳ-kheo ấy tu pháp trước khổ này, sauđược bốn quả vui của Sa-môn. Thế nên, các Tỳ-kheo! Hãycầu phương tiện thành tựu pháp trước khổ mà sau vui này.Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn loại người xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn? CóSa-môn tợ như hoa hoàng lam, có Sa-môn tợ hoa phân-đà-lợi,có Sa-môn tợ như nhu nhuyến và có Sa-môn nhu nhuyến trong nhunhuyến.

Thếnào gọi là Sa-môn tợ hoa hoàng lam? Hoặc có một người dứtba kiết sử, thành Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển pháp ắtđến Niết-bàn, chậm nhất là trải quả bảy phen sanh tử.Hoặc lại làm bậc hướng A-na-hàm ví như hoa hoàng lam sángbúp chiều nở. Tỳ-kheo này cũng thế, ba kiết sử dứt sạchthành Tu-đà-hoàn, chẳng thối chuyển pháp ắt đến Niết-bàn,chậm nhất là qua bảy lần sanh tử, nếu cầu phương tiệncó ý dũng mãnh làm bậc hướng A-na-hàm liền thành đạo tích.Ðó gọi là Sa-môn như hoa hoàng lam.

Thếnào gọi là Sa-môn hoa phân-đà-lợi? Hoặc có một ngườidứt ba kiết sử, dâm nộ si nhạt mỏng, thành Tư-đà-hàm,trở lại cõi đời này dứt hết mé khổ. Nếu người hơichậm thì đời sau trở lại cõi này dứt hết mé khổ. Cònnếu dũng mãnh thì ngay trong đây dứt hết mé khổ. Ví nhưhoa phân-đà-lợi sáng sớm nở hoa, xế chiều khô héo. Ðólà Sa-môn như hoa phân-đà-lợi.

Thếnào là Sa-môn nhu nhuyến? Hoặc có một người đoạn năm hạphần kết (sử) thành A-na-hàm, liền ở nơi ấy Bát-niết-bàn,chẳng trở lại cõi này. Ðó là Sa-môn nhu nhuyến.

Thếnào là Sa-môn nhu nhuyến trong nhu nhuyến? Hoặc có một ngườidứt sạch hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trítuệ giải thoát, ở trong hiện pháp tự thân tác chứng màtự du hý, 'Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làmđã xong, không còn tái sanh nữa', như thật mà biết. Ðó làSa-môn nhu nhuyến trong nhu nhuyến.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có bốn người này xuất hiện ở đời.Thế nên, các Tỳ-kheo! Nên cầu phương tiện này làm Sa-mônnhu nhuyến trong nhu nhuyến. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Tu-đà,Tu-ma-quân,
Tân-đầu,Lộc-ế-thủ,
LộcÐầu, quảng diễn nghĩa,
Hậulạc, nhu nhuyến kinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567