Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Phẩm Hỏa diệt

02/05/201111:10(Xem: 13233)
16. Phẩm Hỏa diệt

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XVI.Phẩm Hỏa diệt

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả Nam-đà ở trong vườn Tượng Hoa, lúc đó Tôngiả Nan-đà ở chỗ vắng vẻ liền nghĩ rằng:

- NhưLai ra đời rất khó gặp, ức kiếp mới xuất hiện, thậtkhông thể thấy Như Lai trải qua một thời gian lâu xa mớixuất hiện; như hoa Ưu-đàm-bát xuất hiện, đây cũng nhưthế. Như Lai ra đời rất khó gặp, ức kiếp mới xuất hiệnthật không thể thấy. Nơi này cũng khó gặp; tất cả hànhthảy đều dứt hẳn, ái sạch không sót, cũng không ô nhiễm,diệt tận, Niết-bàn.

Bấygiờ có một Thiên tử Ma hạnh, biết được tâm tư của Tôngiả Nan-đà, liền đến chỗ Tôn-đà-lợi, con gái họ Thích;bay trên không, dùng bài tụng này tán thán:

NayCô hãy vui vẻ,
Mặcđẹp, trổi ngũ nhạc,
Nan-đàbỏ pháp phục,
Tươnglai cùng vui thú.

Bấygiờ cô gái họ Thích Tôn-đà-lợi nghe Thiên tử nói xong,hoan hỷ nhảy nhót không dừng được, liền tự trang điểm,dọn dẹp nhà cửa, trải tọa cụ tốt, thổi kỹ nhạc nhưlúc Nan-đà còn ở nhà không khác.

Bấygiờ vui Ba-tư-nặc đang nhóm tại giảng đường Phổ Hội,nghe Tỳ-kheo Nan-đà trả lại pháp phục, học tập nghiệpnhà. Vì sao thế? Vì có vị Trời ở trên hư không bảo ngườivợ như thế. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nghe lời này xong lobuồn liền cỡi voi trắng đi đến vườn kia. Ðến nơi, vàotrong hồ Hoa Tượng, trông thấy Tôn giả Nan-đà từ xa, liềnđến chỗ Nan-đà quỳ lạy rồi ngồi một bên.

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà bảo vua Ba-tư-nặc rằng:

- Vìsao Ngài lại đến đây, mặt mày biến sắc, có việc gì màđến chỗ tôi?

VuaBa-tư-nặc đáp:

- Tôngiả nên biết, tôi ở giảng đường Phổ Tập, nghe Tôn giảbỏ pháp phục, sống lại đời bạch y. Nghe lời này, xong,nên mới đến đây. Chẳng rõ Tôn giả chỉ dạy thế nào?

Lúcnày Tôn giả Nan-đà cười nụ rồi chậm rãi bảo vua:

- Khôngthấy, không nghe, này Ðại vương, tại sao lại nói như thế?Ðại vương, há không nghe Như Lai nói tôi đã trừ các kiết,sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đãlàm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết; nay thànhA-la-hán, tâm được giải thoát sao?

VuaBa-tư-nặc nói:

- Tôichẳng nghe Như Lai nói Tỳ-kheo Nan-đà sanh tử đã dứt, đắcA-la-hán, tâm được giải thoát. Vì sao thế? Có vị Trờiđến bảo con gái họ Thích Tôn-đà-lợi như thế. Bấy giờ,phu nhân Tôn-đà-lợi nghe lời này rồi, liền xướng kỹ nhạc,sửa sang phục sức, trải các tọa cụ. Tôi nghe vậy, liềnđến chỗ Tôn giả.

Nan-đàbảo vua:

- Vuachẳng biết, chẳng nghe, cớ sao lại nói thế? Có các Sa-môn,Bà-la-môn lúc nào cũng vui cái vui ngưng dứt, vui thiện thệ,vui Sa-môn, vui Niết-bàn này chẳng ai đã tự xem dâm như hầmlửa mà còn đến đó. Việc này không đúng. Xương như vòngkhóa, thịt như đống đá, như dao bôi mật, ngồi tham chútlợi nhỏ, chẳng lo cái hoạn về sau, cũng như trái nhiềuthì cành gãy, cũng như mắc nợ không lâu phải trả, giốngnhư rừng cây kiếm, cũng như thuốc độc hại, cũng như láđộc, như hoa trái độc. Tôi quán dâm dục này cũng lại nhưthế, mà còn có ý nhiễm trước thì việc này không đúng.Từ hầm lửa dục cho đến trái độc, nếu không quán việcnày mà muốn qua được dục lưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minhlưu, và muốn vào cõi Vô dư Niết-bàn để Bát-niết-bàn.Việc này không đúng.

Ðạivương nên biết! Có các Sa-môn, Bà-la-môn quán sát: Ðây làcái vui ngưng dứt, vui thiện thệ, vui Sa-môn, vui Niết-bàn.Việc này ắt đúng. Người ấy quán sát như thế này: hiểurõ hầm lửa dâm giống như khối xương, đống thịt, dao bénbôi mật, trái nhiều cành gãy, mắc nợ; cũng như cây kiếm,cây độc, như thuốc độc hại, thảy đều quán biết rõ.Ðây là điều có được. Ðã hiểu biết rõ chỗ nổi lêncủa lửa dâm, liền có thể qua được dục lưu, hữu lưu,kiến lưu, vô minh lưu. Việc này ắt đúng.

Thếnào, Ðại vương, lấy gì thấy, lấy gì biết mà nói thế?Nay tôi, này Ðại vương, đã thành A-la-hán, sanh tử đã dứt,Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không cònvào thai mẹ nữa, tâm được giải thoát.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc trong lòng vui vẻ, tâm lành nảy sinh, bạchTôn giả Nan-đà rằng:

- Naytôi không còn hồ nghi chút nào nữa, biết Tôn giả đã thànhA-la-hán. Nay xin phép cáo từ, vì việc nước bộn bề.

Tôngiả Nan-đà đáp:

- Nênbiết phải lúc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạyrồi lui đi. Vua Ba-tư-nặc đi chưa bao lâu, thì Thiên ma kiađến chỗ Tôn giả Nan-đà, đứng giữa hư không, lại dùngkệ này nói với Tôn giả Nan-đà:

Mặtphu nhân như trăng,
Thânvàng bạc ngọc ngà,
Nhớdáng và nét mặt,
Ngũnhạc thường tự vui,
Gãyđàn, đánh trống ca,
Âmthanh rất mềm mại,
Haytrừ các sầu lo,
Saovui trong rừng này.

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà liền nghĩ rằng:

- Ðâylà Thiên nhân Ma hạnh.

Hiểubiết vậy rồi, ngài dùng kệ đáp:

Taxưa có tâm này,
Dâmdục không biết chán,
Bịdục cột vào trong,
Chẳngbiết già, bịnh, chết.
Taqua vực ái dục,
Khôngdơ, không đắm nhiễm,
Vinhhoa thảy là khổ,
Riêngvui pháp chân như.
Nayta không các kiết,
Dâm,nộ, si đều dứt,
Khôngcòn tập pháp này,
Ngườingu nên giác tri.

Bấygiờ, Thiên nhân Ma hạnh kia nghe lời này liền ôm sầu lo,rồi ở đó biến mất.

Lúcđó, nhiều Tỳ-kheo đem chuyện này bạch lại đầy đủ vớiThế Tôn. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheođoan chính không ai hơn Tỳ-kheo Nan-đà; các căn đạm bạccũng là Tỳ-kheo Nan-đà; không có tâm dục cũng là Tỳ-kheoNan-đà; không có sân giận cũng là Tỳ-kheo Nan-đà; không cóngu si cũng là Tỳ-kheo Nan-đà; thành A-la-hán cũng là Tỳ-kheoNan-đà. Vì sao như thế? Tỳ-kheo Nan-đà đoan chánh, các căntịch tĩnh.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ðệtử đoan chánh trong hàng Thanh văn của Ta là Tỳ-kheo Nan-đà,các căn tịch tĩnh cũng là Tỳ-kheo Nan-đà.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng theo.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai pháp về Niết-bàn này. Thế nào là hai? Hữu dư Niết bànvà Vô dư Niết-bàn.

Kiatại sao gọi là Hữu dư Niết-bàn? Ở đây, Tỳ-kheo diệtNăm hạ phần kiết sử, tức người đó nhập Niết-bàn, khôngtrở lại cõi này. Ðó gọi là Hữu dư Niết-bàn.

Kiatại sao gọi là Vô dư Niết-bàn? Nghĩa là Tỳ-kheo dứt hếthữu lậu thành vô lậu, ý giải thoát, trí tuệ giải thoát,tự thân tác chứng mà tự du hý, sanh tử đã dứt, Phạm hạnhđã lập, việc phải làm đã làm xong, chẳng còn thọ thânnữa, như thật mà biết. Ðó là Vô dư Niết-bàn.

Tronghai Niết-bàn này, nên tìm phương tiện đến Vô dư Niết-bàn.Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói thí dụ về quạ, cũng sẽ nói thí dụ về heo.Hãy khéo suy nghĩ, Ta sẽ giảng nói.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng:

- Kiatại sao gọi là người ví như quạ? Ví như có người ởchỗ tịch tĩnh, hằng tập dâm dục làm các hạnh ác; sau bènxấu hổ, rồi tự hối lỗi, và trình bày rõ việc mình làmcho người nghe. Vì sao như thế? Hoặc bị các người Phạmhạnh thấy chỉ trích. Người này quen thói dâm dục, làm cáchạnh ác. Người ấy làm các hạnh ác rồi, hối lỗi vớingười, tự biết xấu hổ. Giống như con quạ hằng chịuđói khổ, ăn đồ dơ dáy rồi chùi mỏ sợ có chim khác thấy,nói rằng con quạ này ăn đồ bẩn thỉu. Ðây cũng như thế,nếu có một người ở chỗ vắng vẻ, tập dâm dục, làmhạnh chẳng lành, sau lại xấu hổ mà tự hối lỗi, trìnhbày với người việc mình làm. Sở dĩ như thế, hoặc bịcác người Phạm hạnh trông thấy nhớ biết người này tậpdục, làm các hạnh ác. Ðó gọi là người giống như quạ.

Kiasao gọi là người như heo?

Nếucó một người ở chỗ vắng vẻ, tập mãi dâm dục, làm cáchạnh ác, cũng chẳng xấu hổ, lại không hối lỗi, đốivới người tự khen mình, cống cao tự dụng: "Tôi có thểđược ngũ dục tự vui thú, mấy người này không có thểđược ngũ dục". Người ấy làm ác rồi không xấu hổ. Ngườinày ví như heo, hằng ăn đồ dơ bẩn, nằm chỗ bất tịnh,rồi lại lăng xăng đối với các heo khác. Ðây cũng như thế,nếu có người tập thói dâm dục, làm các hạnh ác, cũngchẳng xấu hổ, lại chẳng hối lỗi, đối với người tựkhen mình, cống cao, tự cho là: "Ta có thể được ngũ dụcđể vui thú, các người này không thể được ngũ dục đểvui thú". Ðây gọi là người như heo. Thế nên, này các Tỳ-kheo,hãy nên xa lìa. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hômnay Ta sẽ nói về: Có người giống lừa, có người giốngtrâu. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó!

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

- Kiasao gọi là người giống lừa?

Nếucó một người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tinkiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ người kia các cănbất định. Nếu mắt thấy sắc theo đó khởi tưởng vềsắc, theo đuổi vạn mối lúc đó nhãn căn không trong sạch,sanh các loạn tưởng, không thể gìn giữ, các ác đến đủkhắp; cũng lại chẳng thể hộ trì nhãn căn; tai nghe tiếng,mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc chạm, ý biếtpháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi vạn mối. Bấy giờý căn không thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìngiữ, các ác đến đủ, cũng lại chẳng thể hộ trì ý căn,không có oai nghi lễ tiết cần thiết; bước đi, tiến dừng,co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát đều trái giới cấm,liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích. "Chaoôi! Người ngu này tựa như Sa-môn" rồi chịu sự chê trách:"Nếu là Sa-môn đáng ra không nên như thế". Người ấy nóirằng: "Tôi cũng là Tỳ-kheo! Tôi cũng là Tỳ-kheo!" Ví nhưcon lừa vào trong bầy trâu rồi tự xưng rằng: "Tôi cũng làtrâu, tôi cũng là trâu", nhưng xem hai lỗ tai lại chẳng giốngtrâu, sừng cũng không giống, đuôi cũng chẳng giống, âm thanhcũng khác. Bấy giờ bầy trâu hoặc lấy sừng húc, hoặc lấychân đá hoặc lấy miệng cắn. Nay Tỳ-kheo này cũng lại nhưthế, các căn bất định, nếu mắt thấy sắc, theo khởi tưởngsắc, rong ruổi muôn mối; bấy giờ nhãn căn chẳng thanh tịnh,sanh các loạn tưởng, chẳng thể gìn giữ, các ác đến đủ,cũng lại chẳng thể hộ trì về nhãn căn, tai nghe tiếng,mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biếtpháp, theo đó khởi thức bịnh, rong ruổi muôn mối. Bấy giờý căn chẳng thanh tịnh, sanh các loạn tưởng, chẳng thểgìn giữ, các ác đủ cả; cũng lại chẳng thể hộ trì ýcăn; không có oai nghi lễ tiết đáng làm; đi bước, tiếndừng, co duỗi, cúi ngước, cầm giữ y bát, đều trái cấmgiới, liền bị người có Phạm hạnh trông thấy chỉ trích:"Ôi! Người ngu này tựa như Sa-môn" rồi bị nêu lỗi: "Nếulà Sa-môn, đáng ra không nên như thế!". Người ấy nói rằng:"Tôi là Sa-môn", giống như con lừa vào trong bầy trâu. Ðólà người giống lừa.

Ngườikia tại sao giống trâu?

Nếucó một người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tinkiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ người kia các căntịch tịnh, ăn uống biết tiết chế, suốt ngày kinh hànhchưa hề rời xa, ý nghĩ pháp Ba mươi bảy đạo phẩm. Nếumắt thấy sắc, chẳng khởi tưởng sắc, cũng không niệmrong ruổi. Bấy giờ, nhãn căn sẽ được thanh tịnh, sanh cáctưởng lành, cũng hay gìn giữ không có các ác nữa, thườngủng hộ nhãn căn; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếmvị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, chẳng khởi thứcbịnh. Bấy giờ ý căn được thanh tịnh. Người kia liềnbiết đến chỗ các người Phạm hạnh. Các bậc Phạm hạnhtừ xa trông thấy người ấy đến, ai nấy tự kêu lên: "Chàomừng, bạn đồng học!"

Rồitùy thời cúng dường, không để thiếu thốn. Ví như trâutốt vào trong bầy trâu tự xưng rằng: "Nay tôi là trâu", thìlông, đuôi, tai, sừng, âm thanh đều đúng là trâu. Các contrâu thấy rồi, mỗi con đến liếm thân. Ðây cũng như thế,cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tin kiên cố xuấtgia học đạo. Bấy giờ người kia, các căn thanh tịnh, uốngăn biết tiết độ, trọn ngày kinh hành chưa hề lìa bỏ,ý đạo trong pháp Ba mươi bảy đạo phẩm. Nếu mắt thấysắc không khởi tưởng sắc, cũng không niệm rong ruổi. Bấygiờ, nhãn căn được thanh tịnh, sanh các tưởng lành, cũnghay gìn giữ, không có các điều ác nữa, thường ủng hộnhãn căn; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thânbiết xúc chạm, ý biết pháp, chẳng khởi thức bịnh. Bấygiờ ý căn được đầy đủ. Ðó là người giống trâu.

Nhưvậy, các Tỳ-kheo, nên học như trâu, chớ giống như lừa.Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về hạnh thiện và bất thiện. Lắng nghe, lắngnghe, khéo suy nghĩ đó!

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

ThếTôn dạy:

- Thếnào gọi là bất thiện? Thế nào gọi là thiện? Nghĩa là:sát sanh là bất thiện, không sát sanh là thiện; lấy củakhông cho là bất thiện, lấy của cho là thiện; dâm là bấtthiện, không dâm là thiện; nói dối là bất thiện, khôngnói dối là thiện; nói thêu dệt là bất thiện, không nóithêu dệt là thiện; nói hai lưỡi là bất thiện, không nóihai lưỡi là thiện, đấu loạn kia đây là bất thiện, khôngđấu loạn kia đây là thiện; tham của người là bất thiện,không tham của người là thiện; tà kiến là bất thiện, chánhkiến là thiện. Như thế, này các Tỳ-kheo, hành điều ácnày xong, đọa trong súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu ngườilàm lành liền sanh trong loài Người, lên Trời và trong cácđường lành, A-tu-la. Thế nên, hãy xa lìa hạnh ác, tu tậphạnh lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tasẽ thuyết pháp vi diệu cho các Thầy; ban đầu lành, ở giữalành và đến cuối cũng lành, có nghĩa, có ý vị, tu phápPhạm hạnh được đầy đủ. Ðó là hai pháp. Hãy lắng nghe,lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ nói đầy đủ cho các Thầy.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Lúcnày các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:

- Thếnào là hai pháp? Nghĩa là tà kiến và chánh kiến; tà chí vàchánh chí (tư duy); tà ngữ và chánh ngữ; tà nghiệp và chánhnghiệp; tà mạng và chánh mạng; tà phương tiện và chánhphương tiện (tinh tấn); tà niệm và chánh niệm; tà tam muộivà chánh tam muội. Ðó là, này các Tỳ-kheo, gọi là hai pháp.Nay Ta đã nói hai pháp này cho các Thầy. Như Lai điều đánglàm nay đã chu tất, khéo nhớ, quán, tụng chớ có lười mỏi.Nay các Thầy không hành, về sau hối chẳng kịp.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về pháp "đuốc sáng", cũng sẽ nói nghiệp đuốcsoi đường. Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tạisao gọi đó là đuốc sáng? Nghĩa là đã dứt hẳn tham dâm,sân giận và ngu si.

Tạisao gọi đó là nghiệp đuốc soi đường? Nghĩa là chánh kiến,chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phươngtiện, chánh định, chánh tam muội. Ðó là nghiệp đuốc soiđường. Ta vì các Thầy đã nói về đuốc soi sáng, cũng nóivề nghiệp đuốc soi đường. Như Lai điều đáng làm nay đãchu tất. Hãy khéo nhớ tụng đọc, chớ có giải đãi. Naychẳng hành, về sau hối không kịp.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai lực này. Thế nào là hai lực? Nghĩa là nhẫn lực và tưduy lực. Nếu Ta không có hai lực này trọn chẳng thành Vôthượng Chánh chân Chánh Ðẳng Giác.

Lạinữa, nếu không có hai lực này, trọn chẳng ở xứ Ưu-lưu-tỳkhổ hạnh sáu năm, lại cũng không thể hàng phục ma oán,thành đạo Vô thượng Chánh Chân ngồi ở đạo tràng. VìTa có sức nhẫn, sức tư duy nên có thể hàng phục chúng ma,thành đạo Vô thượng Chánh Chân, ngồi tại đạo tràng. Thếnên, các Tỳ-kheo, nên tìm phương tiện tu hai lực này: nhẫnlực và tư duy lực; liền thành đạo Tu-đà-hoàn, đạo Tư-đà-hàm,đạo A-na-hàm, đạo A-la-hán, ở Vô dư Niết-bàn mà Bát-niết-bàn.Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả A-na-luật ở nước Câu-thi-na-kiệt là nơi sanhcủa ngài. Lúc đó, Thích, Phạm, Tứ Thiên vương và năm trămThiên nhân cùng hai mươi tám Ðại quỷ thần vương liền đếnchỗ Tôn giả A-na-luật. Ðến xong cúi đầu lạy rồi đứngmột bên, lại dùng kệ này khen A-na-luật:

Quymạng nhân trung thượng,
Ðượcmọi người kính thờ,
Naychúng tôi chẳng biết,
Ðangnương loại Thiền nào?

Bấygiờ có Phạm chí tên là Xà-bạt-trá là đệ tử của Phạm-ma-dụ,lại đến chỗ Tôn giả A-na-luật, quỳ lạy rồi ngồi mộtbên. Lúc đó Phạm chí kia hỏi Tôn giả A-na-luật rằng:

- Xưatôi sanh tại Vương cung, chưa hề được nghe mùi thơm tựnhiên này, có người nào đến nơi đây? Hay là Thiên long,quỷ thần, nhân và phi nhân chăng?

Bấygiờ ngài A-na-luật đáp Phạm chí:

- Vừarồi, Thích, Phạm, Tứ Thiên vương và năm trăm Thiên nhâncùng hai mươi tám Ðại quỷ thần vương đi đến chỗ tôi,quỳ lại rồi đứng một bên, lại dùng kệ này mà khen tôi:

Quymạng nhân trung thượng,
Ðượcmọi người kính thờ,
Naychúng tôi chẳng biết,
Ðangnương loại Thiền nào?

Phạmchí hỏi rằng:

- Vìsao mà nay tôi không thấy hình bóng họ? Thích, Phạm, Tứ Thiênvương đang ở đâu?

Tôngiả A-na-luật đáp:

- Vìông không có Thiên nhãn cho nên không thấy Thích, Phạm, TứThiên vương và năm trăm Thiên nhân cùng hai mươi tám Ðạiquỷ thần vương.

Phạmchí hỏi:

- Nếutôi có được Thiên nhãn thì thấy được Thích, Phạm, TứThiên vương và hai mươi tám Ðại quỷ thần vương này chăng?

Tôngiả A-na-luật đáp:

- Nếucó được Thiên nhãn thì có thể thấy được Thích, Phạm,Tứ Thiên vương và hai mươi tám Ðại quỷ thần vương. Nhưngmà này Phạm chí, thiên nhãn này đâu đủ cho là kỳ lạ;có Phạm thiên tên là Thiên Nhãn (ngàn mắt), ông ta thấy ngànthế giới này như người có mắt tự xem mũ báu trong bàntay mình. Vị Phạm thiên này cũng vậy, thấy ngàn thế giớinày không có chướng ngại. Nhưng vị Phạm thiên này khôngtự thấy được phục sức trên thân mình.

Phạmchí hỏi:

- Vìcớ sao mà Phạm thiên có Thiên nhãn lại không tự thấy phụcsức trên thân mình?

Tômgiả A-na-luật nói:

- Vìvị Trời kia không có mắt trí tuệ vô thượng, nên khôngtự thấy phục sức trên thân mình.

Phạmchí hỏi:

- Nếutôi có được mắt trí tuệ vô thượng thì có thể thấyphục sức trên thân này không?

Tôngiả A-na-luật nói:

- Nếucó được con mắt trí tuệ vô thượng thì có thể thấy phụcsức trên thân mình.

Phạmchí hỏi:

- MongTôn giả vì tôi nói pháp cực diệu, khiến tôi được conmắt trí tuệ vô thượng.

Tôngiả A-na-luật nói:

- Ôngcó giới không?

Phạmchí hỏi:

- Thếnào gọi là giới?

Tôngiả A-na-luật nói:

- Chẳngtạo các ác, chẳng phạm phi pháp.

Phạmchí đáp:

- Nếugiới là như thế, thì tôi kham phụng trì giới như thế.

Tôngiả A-na-luật nói:

- Phạmchí! Nay Ông nên giữ cấm giới không sơ sót mảy may, cũngnên trừ khử sự ràng buộc (kiết) của kiêu mạn, chớ chấpngô ngã, sanh tưởng dính mắc.

Phạmchí lại hỏi ngài A-na-luật:

- Thếnào là ngô? Thế nào là ngã? Thế nào là kiêu mạn kết?

Tôngiả A-na-luật nói:

- Ngôlà thần thức. Ngã là thân thể. Ở trong đó khởi thức sanhngô ngã. Ðó gọi là kiêu mạn kiết. Thế nên, Phạm chí,nên tìm phương tiện trừ các kiết này. Như vậy, Phạm chí,nên học điều này.

Phạmchí liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy ngài A-na-luật,nhiễu ba vòng mà đi. Chưa đến chỗ ở, giữa đường vịấy suy nghĩ nghĩa này, các trần cấu dứt hết, được phápnhãn thanh tịnh.

Bấygiờ có vị Trời, khi xưa là bạn thân của Phạm chí này,biết được trong tâm Phạm chí, được trần cấu dứt hết,đắc pháp nhãn thanh tịnh. Lúc đó vị Trời kia lại đếnchỗ Tôn giả A-na-luật, cúi lạy xong đứng một bên, liềnđem bài kệ này khen ngài A-na-luật rằng:

Phạmchí chưa đến nhà,
Giữađường được dấu đạo,
Bụidứt, mắt pháp sạch,
Khôngnghi, không do dự.

Bấygiờ Tôn giả A-na-luật lại dùng kệ bảo vị Trời rằng:

Tôitrước quán tâm kia,
Khoảnggiữa ứng dấu đạo,
Kiaở Phật Ca-diếp,
Từngnghe dạy pháp này.

Bấygiờ, Tôn giả A-na-luật rời khỏi nơi ấy, đi dạo trong nhângian, dần dần đến chỗ Thế Tôn, ở nước Xá-vệ, cúi lạyrồi đứng một bên. Bấy giờ Thế Tôn dạy đủ lời phápcho A-na-luật. Tôn giả A-na-luật nhận lời Phật dạy rồiliền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy và lui đi.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ðệtử trong hàng Thanh văn của Ta, được Thiên nhãn đệ nhấtlà Tỳ-kheo A-na-luật.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng lãnh.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả La-vân (La-hầu-la) vâng tu cấm giới không hềxúc phạm, tội nhỏ còn tránh hà huống tội lớn; nhưng tâmhữu lậu không được giải thoát.

Bấygiờ các Tỳ-kheo liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồimột bên. Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

- Tỳ-kheoLa-vân vâng tu cấm giới, không có xúc phạm, nhưng mà tâmhữu lậu không được giải thoát.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ðầyđủ pháp cấm giới,
Cáccăn cũng thành tựu,
Dầndần sẽ đạt được,
Tấtcả kiết sử dứt.

Thếnên, các Tỳ-kheo, thường nên nghĩ nhớ tu tập Chánh pháp,không có sơ sót. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Nan-đà,Niết-bàn, quạ,
Lừa,bất thiện có hai,
Ðuốc,nhẫn, tư duy,
Phạmchí và La-vân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com