Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Phẩm Tăng thượng

02/05/201111:10(Xem: 13422)
31. Phẩm Tăng thượng

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXI.Phẩm Tăng thượng

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Bà-la-môn Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, thăm hỏi rồingồi một bên. Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

- Ởtrong hoang vắng, thật là khổ thay! Ở riêng, đi đứng mộtmình dụng tâm rất khó!

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Phạm chí! Như lời ông nói. Ở chỗ hang hoang vắng,thật là khổ thay! Ở riêng, đi một mình dụng tâm rất khó!Vì sao thế? Ngày xưa, lúc Ta chưa thành đạo, hành hạnh Bồ-tát,Ta thường nghĩ: 'Ở trong hang hoang vắng, thật là khổ thay!Ở riêng, đi một mình dụng tâm rất khó!'.

Bà-la-mônbạch Phật:

- Nếucó người vọng tộc do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo;nay Sa-môn Ca-diếp là Tối thượng thủ, có nhiều lợi ích,dẫn đường cho bọn quần manh.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Bà-la-môn! Như lời ông nói. Có các người vọng tộcdo lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, Ta là tối thượngthủ, có nhiều lợi ích, làm người dẫn đường cho bọnquần manh kia. Nếu thấy Ta, họ đều khởi lòng hổ thẹn,đến ở hang vắng vẻ, trong núi khe.

Bấygiờ Ta liền nghĩ rằng: 'Có các Sa-môn, Bà-la-môn thân hànhbất tịnh, gần gũi chỗ vắng vẻ không người mà thân hànhbất tịnh chỉ luống nhọc công, chẳng phải hạnh chân thậtmà là pháp đáng sợ, xấu ác, bất thiện. Nhưng hôm nay Tathân hành không bất tịnh, thân cận chỗ vắng vẻ. Có nhữngngười thân hành bất tịnh, thân cận chỗ vắng vẻ, Ta khôngcó vậy. Vì sao thế? Nay Ta thân hành thanh tịnh, các A-la-hánthân hành thanh tịnh, thích ở yên trong hang, Ta là tối thượngthủ. Như thế, Bà-la-môn! Ta tự quán thân, việc làm thanhtịnh, ưa chỗ nhàn vắng, càng thêm vui thích.

Bấygiờ Ta liền nghĩ rằng; 'Có các Sa-môn, Bà-la-môn ý hành chẳngthanh tịnh, mạng chẳng thanh tịnh, gần gũi nơi vắng vẻkhông người. Họ tuy có hạnh này vẫn không phải chân chánh.Họ có đầy đủ pháp ác bất thiện, Ta không có vậy. Vìsao thế? Nay việc làm của Ta, thân, miệng, ý mạng đều thanhtịnh.

- Cócác Sa-môn, Bà-la-môn, thân, miệng, ý mạng đều thanh tịnh,thích ở nơi vắng vẻ thanh tịnh. Thế thì Ta có như vậy.Vì cớ sao? Nay Ta hành thân, miệng, ý mạng thanh tịnh, ưaở chỗ nhàn vắng, Ta là tối thượng thủ. Như thế, Bà-la-môn!Khi Ta thân, miệng, ý mạng thanh tịnh, ở chỗ vắng vẻ thìcàng thêm vui thích.

Bấygiờ Ta liền nghĩ: 'Sa-môn, Bà-la-môn khi ở chỗ nhành vắngcó nhiều sợ hãi. Khi ấy, họ sợ hãi pháp ác bất thiện.Nhưng hôm nay, ta trọn không sợ hãi ở chỗ vắng vẻ khôngngười. Nếu bảo các Sa-môn, Bà-la-môn có tâm sợ hãi ởchỗ vắng vẻ thì Ta không có vậy. Vì cớ sao? Nay ta trọnkhông sợ hãi, ở chỗ vắng vẻ mà tự du hí. Những ngườicó tâm sợ hãi ở chỗ vắng vẻ, Ta chẳng có vậy. Vì saothế? Nay Ta đã lìa khổ hoạn, chẳng đồng với đây'. Nhưthế! Bà-la-môn! Ta quán nghĩa này xong, không có sợ hãi, tăngthêm vui mừng.

Cócác Sa-môn, Bà-la-môn hủy báng người khác, tự đề cao mình,tuy ở chỗ vắng vẻ vẫn có tưởng bất tịnh. Nhưng Ta, nàyPhạm chí! Ta không hủy báng người khác, cũng không tự đềcao mình. Có những người tự khen mình chê người, Ta chẳngcó vậy. Vì sao thế? Nay Ta không có mạn. Các Hiền thánh cómạn, Ta là tối thượng thủ. Ta quán nghĩa này xong càng thêmvui mừng.

Cócác Sa-môn mong cầu lợi dưỡng, không thể dừng nghỉ. Nhưnghôm nay Ta không mong cầu lợi dưỡng. Vì sao thế? Nay Ta khôngmong ở người, cũng tự biết đủ. Và trong những ngườibiết đủ, Ta là tối thượng thủ. Ta quán nghĩa này xong càngthêm vui mừng.

Cócác Sa-môn, Bà-la-môn ôm lòng biếng nhác, không chuyên cầntinh tấn, thân cận chỗ vắng vẻ, Ta chẳng có vậy. Vì saothế? Nay Ta có tâm dõng mãnh. Nên trong các bậc Hiền thánhkhông giải đãi, có tâm dũng mãnh, Ta là tối thượng thủ.Ta tự quán nghĩa này rồi, càng thêm vui mừng.

Bấygiờ Ta lại nghĩ: 'Có các Sa-môn, Bà-la-môn hay quên nhiều,ở chỗ vắng vẻ. Tuy có hạnh này vẫn có pháp ác bất thiện.Nhưng hôm nay Ta chẳng hay quên. Nếu lại, này Phạm chí! Cóngười hay quên, Ta chẳng có vậy. Nếu có bậc Hiền thánhkhông hay quên. Ta là tối thượng thủ'. Nay Ta quán nghĩa nàyrồi, ở chỗ vắng vẻ càng thêm vui mừng.

Bấygiờ Ta lại nghĩ: 'Có các Sa-môn, Bà-la-môn ý loạn chẳngđịnh. Họ liền có pháp ác bất thiện, cùng chung với hạnhác. Nhưng hôm nay ý Ta trọn chẳng loạn, hằng như nhất tâm.Những người có tâm ý loạn động, bất định. ta chẳngcó vậy. Vì sao thế? Ta hằng nhất tâm. Nếu có Hiền thánhtâm nhất định, Ta là tối thượng thủ'. Nay ta quán điềunày xong, tuy ở chỗ vắng vẻ càng thêm vui mừng.

Bấygiờ Ta lại nghĩ: 'Có các Sa-môn, Bà-la-môn ngu si, tăm tốicũng như bầy dê. Người ấy liền có pháp ác bất thiện,Ta chẳng có vậy. Nhưng hôm nay Ta hằng có trí tuệ, khôngcó ngu si ở chỗ vắng vẻ. Nếu có người hành như thế,thì Ta có điều này. Nay ta thành tựu trí tuệ. Có các Hiềnthánh thành tựu trí tuệ, Ta là tối thượng thủ'. Nay Ta quánnghĩa này xong, tuy ở chỗ vắng vẻ, càng thêm vui mừng.

LúcTa ở chỗ vắng vẻ, giả sử cây cối gẫy đổ, chim thúphóng chạy. Bấy giờ Ta nghĩ; 'Ðây là rừng rất đáng sợ'.Rồi lại nghĩ; 'Nếu có điều đáng sợ đến, Ta sẽ tìmphương tiện không cho nó đến nữa'. Nếu Ta kinh hành có sựsợ hãi hiện đến, lúc ấy, Ta cũng chẳng ngồi, nằm, cốttrừ sợ hãi, sau đó mới ngồi. Nếu lúc Ta đứng có sựsợ hãi đến, lúc ấy, Ta cũng chẳng kinh hành cũng lại chẳngngồi, cốt trừ sợ hãi sau đó mới ngồi. Nếu lúc Ta ngồicó sợ hãi đến, ta chẳng kinh hành cốt trừ sợ hãi, rồisau mới đi. Nếu lúc ta nằm có sợ hãi đến, lúc ấy, tachẳng kinh hành cũng lại chẳng ngồi, cốt trừ hết sợ hãisau đó mới ngồi.

Phạmchí nên biết! Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn trong suốt ngày đêmkhông hiểu đạo lý. Nay Ta nói người ấy rất ngu si. NhưngTa, này Phạm chí! Trong suốt ngày đêm hiểu đạo pháp, thêmcó tâm dũng mãnh cũng không hư vọng, ý không lầm lẫn, hằngnhư nhất tâm, không tưởng tham dục, có giác, có quán, nhớgiữ hỷ lạc đạo ở Sơ thiền. Ðó là, này Phạm chí! Tasơ tâm ở trong hiện pháp mà tự vui thích.

Nếutrừ có giác, có quán, bên trong hoan hỉ, thêm có nhất tâm,không giác, không quán, định niệm hỷ an dạo ở Nhị thiền.Ðó là, này Phạm chí! Ta tâm thứ hai ở trong hiện pháp màđược vui thích.

Tatự quán biết, trong không niệm dục, biết thân an lạc, chỗcác Hiền thánh hy vọng, xả niệm hoan lạc dạo ở Tam thiền.Ðó là, này Phạm chí! Tâm thứ ba ở trong hiện pháp mà tựvui thích.

Nếulại khổ vui đã trừ, lại không lo, mừng; không khổ khôngvui, xả niệm thanh tịnh, dạo ở Tứ thiền. Ðó là, này Phạmchí! Tâm tăng thượng thứ tư mà ta tự giác tri dạo ở tâmý.

LúcTa đang ở chỗ vắng vẻ có bốn tâm tăng thượng này, Tado tâm tam-muội này, thanh tịnh không tỳ vết, cũng không kiếtsử, được không sợ hãi, tự biết túc mạng, việc vô sốkiếp. Bấy giờ, Ta nhớ việc túc mạng một đời, hai đời,ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi, ba mươi,bốn mươi, năm mươi, trăm đời, ngàn đời, kiếp thành hoạiđều phân biệt hết. Ta từng sanh chỗ nọ, tên gì, họ gì,ăn thức ăn như thế, chịu khổ vui như thế... Từ đó Tachết mà sanh nơi này, chết đây sanh kia, nhân duyên gốc ngọnđều rõ ràng hết.

Phạmchí nên biết! Vào đầu hôm Ta đắc được minh đầu tiên,trừ vô minh không u tối nữa, tâm ưa vắng vẻ để tự giáctri.

Talại dùng tâm tam-muội không tỳ vết, không kiết sử, tâmý tại định, được không sợ hãi mà biết chúng sanh ngườisanh, người chết. Ta lại dùng thiên nhãn quán chúng sanh ngườisanh, người chết, sắc lành, sắc dữ, cõi lành, đường dữ,hoặc tốt, hoặc xấu, tùy hạnh thiện ác đều phân biệthết.

Cócác chúng sanh thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, phỉbáng Hiền Thánh, hằng ôm tà kiến, tương ưng với tà kiếnthì khi thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục.

Cócác chúng sanh thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành,không phỉ báng Hiền Thánh, hằng tu chánh kiến, tương ưngvới chánh kiến thì khi thân hoại mạng chung sanh đường lànhlên trời.

Talại dùng thiên nhãn thanh tịnh không tỳ vết quán chúng sanhngười sanh, người chết, sắc lành, sắc dữ, đường lành,đường ác, hoặc tốt hay xấu, các hạnh bổn Ta đều biếtrõ.

Phạmchí nên biết! Lúc giữa đêm ta được minh thứ hai, khôngcòn tăm tối, tự giác tri, vui ở chỗ vắng.

Talại dùng tâm tam-muội thanh tịnh không tỳ vết, cũng khôngkiết sử, tâm ý được định, được không sợ hãi, đượcdứt tâm lậu, cũng biết khổ này như thật chẳng dối. Ngaykhi ấy, Ta được tâm này, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu,tâm được giải thoát, liền được trí giải thoát. Sanh tửđã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còntái sanh, như thật mà biết. Ðó là, này Phạm Chí! Ta cuốiđêm được minh thứ ba không u tối nữa.

Thếnào Phạm chí? Nếu có tâm này: Như Lai có tâm dục, tâm sângiận, tâm ngu si chưa dứt mà ở chỗ vắng vẻ thì này Phạmchí! Chớ xem như thế. Vì sao thế? Ngày nay, Như Lai trừ hẳncác lậu, hằng ưa chỗ vắng, không ở nhân gian. Hôm nay Taquán hai nghĩa này rồi, thích chỗ vắng vẻ. Thế nào là hai?Là tự dạo chỗ vắng vẻ và độ hết chúng sanh không thểtính kể.

Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu bạch Phật:

- Ngàiđã vì chúng sanh, thương xót độ cho tất cả.

RồiPhạm chí lại bạch Phật:

- Thôi,thôi! Thế Tôn! Thuyết đã quá nhiều. Ví như người gù đượcthẳng, người mê được đường, người mù được mắt,trong tối thấy ánh sáng. Ðúng vậy, Sa-môn Ca-diếp! Ngài dùngvô số phương tiện, vì con mà thuyết pháp. Nay con xin quy yPhật, Pháp, Tăng. Từ này về sau con thọ trì ngũ giới, khôngsát sanh nữa, làm Ưu-ba-tắc.

Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở vườn Câu-thâm Cù-sư, nơi bốn đức Phậtthời quá khứ đã ở.

Bấygiờ, vua Ưu Ðiền cùng phu nhân Xá-di và năm trăm cô gái muốnđến vườn dạo chơi ngắm cảnh. Ngay khi ấy, trong thành Xá-vệcó một Tỳ-kheo nghĩ: 'Ta xa Thế Tôn đã lâu, muốn đến lễbái thăm hỏi'.

Ðếngiờ, Tỳ-kheo đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực;ăn xong thu xếp y bát, tọa cụ. Ông lại dùng thần túc baylên hư không, đến vườn Câu-thâm. Tỳ-kheo ấy bỏ thầntúc, vào rừng đến một chỗ vắng ngồi kiết-già tĩnh tọa,chính thân, chính ý, buộc niệm ở trước. Khi ấy, phu nhânXá-di dẫn năm trăm cô gái đến rừng này. Phu nhân Xá-di từxa trông thấy Tỳ-kheo dùng thần túc đến ngồi dưới gốccây, liền đến trước Tỳ-kheo cúi lạy rồi chắp tay đứngtrước, năm trăm cô gái đều cúi lạy và chắp tay đứngvây quanh.

Lúcấy, vua Ưu Ðiền từ xa trông thấy năm trăm cô gái chắptay đứng vây quanh Tỳ-kheo này, liền nghĩ: 'Trong đây chắccó bầy nai, hoặc có các loài thú chắc chắn không nghi'. Vualiền cỡi ngựa chạy mau đến đám đàn bà. Phu nhân Xá-dixa thấy vua đến liền nghĩ: 'Vua Ưu Ðiền này cực kỳ hungác, có thể hại Tỳ-kheo này'. Phu nhân bèn giơ tay mặt lêntay vua:

- Ðạivương nên biết! Ðây là Tỳ-kheo, chớ có kinh sợ.

Vualiền xuống ngựa, bỏ cung đến chỗ Tỳ-kheo, bảo Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo!Hãy thuyết pháp cho ta!

Tỳ-kheoấy đưa mắt ngước trông vua, làm thinh chẳng nói.

Vualại bảo Tỳ-kheo:

- Mauthuyết pháp cho ta!

Tỳ-kheolại đưa mắt ngước nhìn vua, làm thinh không nói.

Vualại nghĩ: 'Nay ta có thể hỏi việc tu Thiền. Nếu thuyếtcho ta, ta sẽ cúng dường, trọn đời thí cho y phục, thứcăn uống, giường chõng, thuốc thang trị bệnh. Nếu chẳngthuyết cho ta, ta sẽ giết'. Vua lại bảo Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo!Thuyết pháp cho ta.

Tỳ-kheokia vẫn làm thinh chẳng đáp.

Bấygiờ thọ thần biết tâm vua, liền hóa ra một bầy nai ởđàng xa, muốn làm loạn tai mắt của vua khiến khởi nghĩchuyện khác. Khi ấy, vua thấy nai liền nghĩ:

- Nayhãy bỏ Sa-môn này. Sa-môn này rốt cuộc đi đâu cho khỏi?

Vualiền cỡi ngựa bắn bầy nai. Phu nhân bèn thưa:

- NàyTỳ-kheo đến đâu?

Tỳ-kheonói:

- Tôimuốn đến trụ xứ của Phật, đến gặp Thế Tôn.

Phunhân bạch:

- Tỳ-kheo!Nay đã đúng lúc. Ngài mau đi đến đó, đừng ở đây nữa,sẽ bị vua hại thì tội vua rất nặng.

Tỳ-kheoấy liền đứng lên thu xếp y bát bay lên hư không đi vềphương xa. Phu nhân thấy Tỳ-kheo bay cao trên hư không bèn gọivua nói:

- Kínhmong Ðại vương, xem Tỳ-kheo này có đại thần túc. Nay ởhư không vọt lên, ẩn mất tự tại. Nay Tỳ-kheo ấy còn cósức này, huống Phật Thích-ca-văn mà có thể bì kịp sao?

Tỳ-kheoấy đến vườn Cù-sư, xả thần túc, bình thường đến chỗThế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Tại đó Thế Tôn hỏiTỳ-kheo:

- Thếnào Tỳ-kheo? Ngồi hạ ở thành Xá-vệ có nhọc nhằn chăng?Tùy thời khất thực có mệt mỏi không?

Tỳ-kheođáp:

- Conở thành Xá-vệ không có gì mệt mỏi.

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Hômnay cớ sao Thầy đến đây?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Concốt đến hầu thăm sức khỏe Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- NayThầy thấy Ta và chỗ trụ của bốn đức Phật thời quákhứ đây chăng? Nay Thầy thoát khỏi tay vua rất lạ lùng!Sao Thầy không thuyết pháp cho vua? Lại nữa, vua Ưu Ðiềnnói: 'Nay Tỳ-kheo nên thuyết pháp cho ta. Nay ông cớ sao khôngthuyết pháp cho ta?' Nếu Tỳ-kheo thuyết pháp cho vua, vua Ườiền sẽ rất hoan hỉ. Ðã hoan hỉ, vua sẽ suốt đời cúngdường y phục, thức ăn uống, giường nằm, thuốc men trịbệnh.

Tỳ-kheobạch Phật:

- Vìvua muốn hỏi việc tu Thiền nên con không đáp nghĩa này.

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo!Sao ông không thuyết việc tu Thiền cho vua?

Tỳ-kheođáp:

- VuaƯu Ðiền dùng Thiền này làm gốc, ôm lòng hung bạo, khôngcó tâm từ, sát hại chúng sanh vô kể, tương ưng với dục,ba độc lừng lẫy, chìm trong vực sâu, không thấy Chánh pháp,tập hoặc vô tri, nhóm đủ các ác, hành động kiêu mạn,ỷ thế lực vua, tham đắm tài bảo, khinh mạn người đời,mù không có mắt. Người này dùng Thiền làm gì? Phàm phápThiền định là pháp vi diệu trong các pháp, khó thể giáctri, không có hình tướng, chẳng phải đem tâm lường được.Ðây chẳng phải chỗ người thường đến được. Ðó làchỗ người trí biết. Vì những cớ này nên con không thuyếtpháp cho vua.

Bấygiờ Thế Tôn bảo:

- Nếuy cũ rách cần phải giặt mới sạch. Dục tâm cực thịnhcần nên quán tưởng bất tịnh, sau đó bèn trừ được. Nếusân giận thịnh thì dùng tâm từ trừ đi. U ám ngu si thì dùngpháp Mười hai nhân duyên sau đó trừ hết. Này Tỳ-kheo! Cớsao Thầy không thuyết pháp cho vua Ưu Ðiền? Nếu thuyết pháp,vua sẽ hết sức hoan hỷ. Ngay dù lửa cực mạnh vẫn có thểdiệt được, huống nữa là người?

Tỳ-kheokia im lặng chẳng nói. Bấy giờ Phật bảo Tỳ-kheo:

- NhưLai xử thế rất đặc biệt. Dù Trời, rồng, quỷ thần, Càn-thát-bàhỏi nghĩa Như Lai, Ta sẽ thuyết cho họ. Giả sử quốc vương,đại thần, nhân dân hỏi nghĩa Như Lai, Ta cũng sẽ thuyếtcho họ. Nếu Sát Lợi, bốn dòng đến hỏi nghĩa, Ta cũng sẽthuyết pháp cho. Vì sao thế? Hôm nay, Như Lai được Bốn vôsở úy, thuyết pháp không có khiếp nhược, cũng được Tứthiền, trong đó tự tại, kiêm đắc Tứ thần túc chẳng thểtính kể, hành Tứ đẳng tâm. Thế nên, Như Lai thuyết phápkhông có khiếp nhược. La-hán, Bích-chi Phật không có thểđến đó được. Thế nên, Như Lai thuyết pháp không khó.Nay Tỳ-kheo các Thầy! Hãy tìm phương tiện hành Tứ đẳngtâm: từ, bi, hỉ, xả. Như thế các Tỳ-kheo! Hãy học điềunày. Vì sao thế! Nếu Tỳ-kheo vì chúng sanh, thiện tri thứcđược gặp, và tất cả cha mẹ, tri thức, thân thuộc đềunên lấy bốn việc dạy khiến họ biết pháp. Thế nào làbốn? Nên cung kính Phật là bậc Như Lai Chí Chân Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, độ ngườivô lượng; nên cầu pháp. Tu hành pháp chính chân, trừ bỏhạnh uế ác. Ðây là chỗ tu hành của bậc trí giả; hãytìm phương tiện cúng dường chúng Tăng. Chúng của Như Laithường hòa hợp nhau không có tranh tụng, pháp thành tựu,giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu,giải thoát thành tựu, giải thoát tri kiến thành tựu. Ðólà bốn đôi, tám bậc, mười hai hiền sĩ. Ðây là Thánh chúngcủa Như Lai, đáng tôn đáng quý, là ruộng phước vô thượngcủa thế gian; nên khuyến trợ khiến hành pháp luật Hiềnthánh, không nhiễm ô, tịch tĩnh vô vi. Nếu có Tỳ-kheo muốnhành đạo, thì nên hành đủ pháp bốn việc này. Vì sao thế,pháp cúng dường Tam-bảo, tối tôn, tối thượng không ai sánhkịp. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbốn hành tích. Thế nào là bốn? Có lạc hành tích, việclàm ngu hoặc; có lạc hành tích, việc làm lanh lợi; có khổhành tích, việc làm ngu hoặc; có khổ hành tích, việc làmlanh lợi.

Thếnào gọi là lạc hành tích, việc làm ngu hoặc? Hoặc có mộtngười tham dục, sân giận, ngu si lừng lẫy, việc làm rấtkhó không tương ứng với hạnh bổn. Người ấy năm căn ngutối không được lanh lợi. Thế nào là năm? Nghĩa là tíncăn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Nếu đem ýngu để cầu tam-muội dứt hữu lậu, thì đấy gọi là lạchành tích, độn căn đắc đạo.

Thếnào gọi là lạc hành tích việc làm lanh lợi? Hoặc có mộtngười không dục, không dâm, hằng tự giảm bớt tham dụckhông ân cần, sân giận, ngu si rất giảm thiểu. Năm căn lanhlợi không buông lung. Thế nào là năm? Nghĩa là tín căn, tấncăn, niệm căn, định căn, tuệ căn; đó là năm căn. Và đượcnăm căn, tam-muội thành tựu chuyển hữu lậu thành vô lậu.Ðó gọi là lợi căn hành đạo tích.

Thếnào gọi là khổ hành tích, việc làm ngu muội? Hoặc có mộtngười lòng dâm quá nhiều, sân giận, ngu si lừng lẫy. Họdùng pháp này để tự vui thích, dứt sạch hữu lậu thànhtựu vô lậu. Ðó gọi là khổ hành tích độn căn.

Thếnào là khổ hành tích, việc làm lanh lợi? Hoặc có một ngườiít dục, ít dâm, không sân giận cũng không nghĩ làm ba việcnày. Lúc ấy, năm căn này không thiếu sót. Thế nào là năm?Nghĩa là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn;đó là năm. Người ấy dùng pháp này được tam-muội, dứthữu lậu thành vô lậu. Ðó là khổ hành tích lợi căn.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có bốn hành tích này. Hãy tìm phương tiệnbỏ ba hành tích trước, một hạnh sau hãy cùng vâng làm. Vìcớ sao? Khổ hành tích tam-muội khó được, đã được liềnthành đạo, tồn tại lâu ở đời. Vì sao thế? Chẳng thểđem lạc cầu lạc, do khổ mào sau mới thành đạo. Thế nên,các Tỳ-kheo! Hãy thường dùng phương tiện thành tựu hànhtích này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, vườn Trúc Ca-la-đà cùng vớinăm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấygiờ bốn Phạm chí cùng đắc ngũ thông, tu hành pháp lành,ở chung một chỗ, bàn luận với nhau rằng: 'Lúc thần chếtđến, chẳng tránh người mạnh khoẻ, mọi người hãy cùngẩn nấp khiến thần chết không biết chỗ đến'.

Lúcấy, một Phạm chí bay lên không trung, muốn được khỏi chếtnhưng tránh chẳng khỏi mà chết ở không trung. Vị Phạm chíthứ hai lặn xuống đáy biển lớn muốn được khỏi chết,liền chết ở đó. Phạm chí thứ ba muốn khỏi chết, chuivào lòng núi Tu-di và chết trong đó. Phạm chí thứ tư chuixuống đất, đến mé kim cương, muốn được thoát chết,lại chết ở đó.

Bấygiờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem thấy bốn Phạm chí, mỗingười đều tránh chết mà đều cùng chết. Thế Tôn liềnnói kệ:

Khôngphải hư không, biển,
Khôngvào trong núi đá,
Khôngcó địa phương nào,
Thoátkhỏi, không bị chết.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ởđây, này Tỳ-kheo! Có bốn vị Phạm chí tụ tập một nơi,muốn được khỏi chết. Mỗi người quay tìm chỗ chạy màkhông khỏi chết. Một người ở hư không, một người vàobiển lớn, một người vào lòng núi, một người xuống đất,đồng chết hết. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn được khỏichết, nên tư duy bốn pháp bổn. Thế nào là bốn?

Tấtcả hành vô thường, đó là pháp bổn đầu tiên nên nhớtu hành; tất cả hành khổ, đó là pháp bổn thứ hai nên cùngtư duy; tất cả pháp vô ngã, đây là pháp bổn thứ ba nêncùng tư duy; diệt tận là Niết-bàn, đây là pháp bổn thứtư nên cùng tư duy. Như thế, các Tỳ-kheo! Nên cùng tư duybốn pháp này. Vì sao thế? Vì sẽ thoát sanh, già, bịnh, chết,sầu, lo khổ não. Ðây là nguồn của khổ. Như thế các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- TrờiBa mươi ba có bốn vườn cảnh để ngắm. Chư Thiên ở đóvui chơi hưởng vui ngũ dục. Thế nào là bốn? Vườn cảnhNan-đà-bàn-na, vườn canh Thô Sáp, vườn cảnh Trú Dạ, vườncảnh Tạp Chủng.

Trongbốn vườn có bốn ao tắm, ao tắm rất mát, ao tắm hươngthơm, ao tắm nhẹ nhàng, ao tắm trong suốt. Thế nào là bốn?Ao tắm Nan-đà, ao tắm Nan-đà Ðảnh, ao tắm Tô-ma; ao tắmHoan Duyệt. Tỳ-kheo nên biết! Trong bốn vườn có bốn ao tắmnày khiến người thân thể thơm sạch, không có bụi bặm.

Vìsao gọi là vườn Nan-đà-bàn-na? Nếu Trời Ba mươi ba vàovườn Nan-đà-bàn-na, tâm tánh sẽ vui vẻ không kềm được,ở đó vui chơi nên gọi là vườn Nan-đà-bàn-na.

Vìsao gọi là vườn Thô Sáp? Nếu Trời Ba mươi ba vào trong vườnnày, thân thể sẽ hết sức thô. Ví như mùa đông lấy hươngbôi lên thân, thân thể hết sức thô, chẳng như lúc thường.Vì thế nên gọi là vườn Thô Sáp.

Vìsao gọi là vườn Trú Dạ? Giả sử Trời Ba mươi ba vào trongvườn này, nhan sắc chư Thiên sẽ khác nhau, tạo bao nhiêuhình thể, ví như phụ nữ mặc các loại áo xiêm, chẳng giốnglúc thường. Ðây cũng như thế. Nếu Trời Ba mươi ba vàotrong vườn thì sẽ tạo các thứ hình sắc không giống lúcthường. Vì thế, gọi là vườn Trú Dạ.

Vìsao gọi là vườn Tạp Chủng? Bấy giờ vị Trời cao nhất,và Trời bậc trung và Trời bậc thấp vào trong vườn nàyđều sẽ giống nhau. Nếu là Trời thấp nhất thì không đượcvào ba vườn kia. Ví như vườn của Chuyển luân Thánh vươngvào, các vua khác không được vào vườn tắm rửa. Còn nhândân chỉ có thể đứng xa nhìn. Ðây cũng như thế. Nếu chỗTrời thần cao nhất vào tắm rửa, các Trời nhỏ khác khôngđược vào. Thế nên, gọi là ao tắm Tạp Chủng.

Vìsao gọi là ao tắm Nan-đà? Nếu Trời Ba mươi ba vào trong aonày, lòng sẽ rất vui vẻ. Thế nên gọi là ao tắm Nan-đà?

Vìsao gọi là ao tắm Nan-đà Ðảnh? Nếu Trời Ba mươi ba vàotrong ao này, hai người nắm tay chà lên đỉnh đầu mà tắmrửa. Ngay trong Thiên nữ cũng làm như thế. Do đó gọi làao tắm Nan-đà Ðảnh.

Vìsao gọi là ao tắm Tô-ma? Nếu Trời Ba mươi ba vào trong aotắm này, bấy giờ, nhan mạo chư Thiên đều giống như người,không có nhiều thứ. Thế nên gọi là ao tắm Tô-ma.

Vìsao gọi là ao tắm Hoan Duyệt? Nếu Trời Ba mươi ba vào trongao này thì sẽ đều không có lòng kiêu mạn cao thấp, tâmdâm giảm bớt, bấy giờ đồng nhất tâm mà tắm. Thế nêngọi là ao tắm Hoan Duyệt.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có nhân duyên này liền có tên này.

Naytrong Chánh pháp của Như Lai cũng lại như thế. Có tên bốnvườn. Thế nào là bốn? Vườn Từ; vườn Bi; vườn Hỷ;vườn Xả. Ðó là, Tỳ-kheo! Trong chánh pháp Như Lai có bốnvườn này.

Tạisao gọi là vườn Từ? Tỳ-kheo nên biết! Do vườn Từ nàysanh lên trời Phạm thiên; từ trời Phạm thiên đó chết đisẽ sanh trong nhà hào quý, nhiều tiền lắm của, hằng cóvui ngũ dục, vui thú chưa từng rời mắt. Thế nên gọi làvườn Từ.

Vìsao gọi là vườn Bi? Tỳ-kheo nên biết! Nếu hay thân cậntâm bi giải thoát thì sẽ sanh cõi trời Phạm Quang Âm. Nếuđến sanh trong loài người thì sanh nhà tôn quý, không có sângiận, cũng nhiều tiền lắm của. Vì thế nên gọi là vườnBi.

Vìsao gọi là vườn Hỷ? Nếu người hay thân cận vườn Hỷthì sẽ sanh trời Quang Âm. Nếu lại sanh trong lòng ngườithì sẽ sanh nhà Quốc vương, lòng thường hoan hỉ. Vì thếnên gọi là vườn Hỷ.

Vìsao gọi là vườn Xả? Nếu có người thân cận xả thì sẽsanh trời Vô Tưởng, thọ tám vạn bốn ngàn kiếp. Nếu lạisanh trong loài người thì sẽ sanh nhà ở chốn văn minh, cũngkhông sân hận, hằng bỏ tất cả hạnh phi pháp. Vì thế nêngọi là vườn Xả.

Tỳ-kheonên biết! Trong Chánh pháp Như Lai có bốn vườn này khiếncác Thanh Văn được dạo chơi trong ấy. Và trong bốn vườnnày của Như Lai có bốn hồ tắm khiến hàng Thanh Văn củaTa tắm rửa, dạo chơi trong ấy, dứt hết hữu lậu thànhtựu vô lậu, không còn trần cấu. Những gì là bốn? Hồtắm có giác, có quán; hồ tắm không giác, không quán; hồtắm xả niệm; hồ tắm không khổ, không vui.

Thếnào là hồ tắm có giác, có quán? Nếu có Tỳ-kheo đượcSơ thiền rồi, ở trong các pháp hằng có giác quán, tư duypháp trừ bỏ trói buộc, trọn không còn sót. Thế nên gọilà có giác, có quán.

Thếnào gọi là hồ tắm không giác, không quán? Nếu có Tỳ-kheođắc Nhị thiền rồi, diệt có giác, có quán, lấy thiềnlàm thức ăn. Vì thế gọi là không giác, không quán.

Thếnào gọi là hồ tắm xả niệm? Nếu Tỳ-kheo được Tam thiềnrồi, diệt có giác, có quán; không giác, không quán, hằngxả niệm Tam thiền. Vì thế gọi là hồ tắm xả niệm.

Thếnào gọi là hồ tắm không khổ không vui? Nếu có Tỳ-kheođược Tứ thiền rồi, cũng không niệm vui, cũng chẳng niệmkhổ; cũng không niệm pháp quá khứ, vị lai; chỉ dụng tâmở trong pháp hiện tại. Thế nên gọi là hồ tắm không khổ,không vui.

Dovậy, các Tỳ-kheo! Trong Chánh pháp của Như Lai có bốn hồtắm này, khiến hàng Thanh Văn của Ta ở trong ấy tắm rửa,diệt hai mươi mốt kết, qua biển sanh tử, vào thành Niết-bàn.Thế nên, các Tỳ-kheo! Nếu muốn qua biển sanh tử này, hãytìm phương tiện diệt hai mươi mốt kiết, vào thành Niết-bàn.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Vínhư bốn con rắn độc lớn hết sức hung bạo bỏ trong mộtcái hộp. Nếu có người từ bốn phương đến, muốn sốngkhông muốn chêt, muốn tìm vui không tìm khổ; chẳng ngu chẳngtối, tâm ý không rối loạn, không bị lệ thuộc. Khi ấy,nếu vua hay đại thần của vua gọi người này bảo:

- Naycó bốn con rắn độc lớn, hết sức hung bạo. Ông nên tùylúc nuôi nấng, tắm rửa chúng cho sạch, tùy lúc cho ăn uống,đừng để thiếu thốn. Nay đúng lúc, hãy thi hành!

Ngườikia ôm lòng sợ hãi không dám tới thẳng, liền bỏ chạy chẳngbiết về đâu. Lại bảo người kia rằng:

- Naycho năm người cầm đao kiếm theo sau ông. Nếu họ bắt đượcsẽ dứt mạng ông, chớ nên chậm trễ.

Ngườikia sợ bốn con rắn độc lớn, lại sợ năm người cầm đaokiếm, phóng chạy tứ tung, không biết làm sao!

Vịấy lại bảo người ấy rằng:

- Naylại sai sáu oan gia theo sau ông. Ai bắt được sẽ dứt tínhmạng ông, muốn làm gì hãy làm đi!

Ngườikia sợ bốn con rắn độc lớn, lại sợ năm người cầm đaokiếm, lại sợ sáu oan gia, liền phóng chạy khắp nơi. Ngườikia nếu thấy trong thành trống, muốn vào đó núp. Hoặc ngườiấy gặp nhà hoang, hoặc gặp vách đổ không chỗ chắc chắn.Người ấy chỉ thấy vật trống rỗng, không có gì. Nếulại có người thân hữu với người ấy, muốn giúp đỡcho khỏi nạn liền bảo:

- 'Chỗvắng vẻ này nhiều giặc cướp. Muốn là gì cứ tùy ý'.

Ngườikia lại sợ bốn rắn độc lớn, lại sợ năm người cầmđao kiếm, lại sợ oan gia, lại sợ trong thôn trống vắng,liền phóng chạy khắp nơi. Người ấy nếu thấy phía trướccó dòng nước lớn vừa sâu vừa rộng, cũng không có ngườivà cần đò để có thể qua được bờ kia, mà chỗ ngườiấy đứng lại nhiều giặc cướp hung ác. Lúc ấy, ngườiđó nghĩ: 'Nước này rất sâu rộng, nhiều giặc cướp, làmsao qua được bờ kia? Nay ta nên gom góp cây cối cỏ rác làmbè, nương bè này từ bờ bên đây qua đến bờ bên kia'. Ngườiấy liền gom cây cỏ làm bè, rồi qua được bờ kia, chí khôngdời đổi.

CácTỳ-kheo nên biết! Nay Ta lấy ví dụ, nên khéo suy nghĩ. Nóinghĩ này là có nghĩa gì?

Bốnrắn độc là tứ đại. Thế nào là tứ đại? Nghĩa là đất,nước, gió, lửa. Ðó là tứ đại.

Nămngười cầm kiếm tức ngũ thạnh ấm. Thế nào là năm? Nghĩalà sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Sáuoan gia là dục ái.

Thôntrống là lục nhập bên trong. Thế nào là sáu? Nghĩa là nhãnnhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập.Nếu người có trí tuệ, lúc quán mắt đều trống không,không chỗ có, hư dối, lặng lẽ, không bền chắc. Nếu lạiquán tai, mũi, miệng, thân, ý đều trống không, đều rỗnglặng, cũng không bền chắc.

Nướclà bốn dòng. Thế nào là bốn? Tức là dục lưu, hữu lưu,vô minh lưu, kiến lưu.

Bèlớn là tám đạo phẩm của Hiền Thánh. Thế nào là tám?Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh phương tiện, chánhnghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Ðó là tám đạophẩm Hiền Thánh.

Muốnvượt qua nước là sức quyền phương tiện tinh tấn khéoléo.

Bờnày là thân tà.
Bờkia là diệt thân tà.
Bờnày là nước vua A-xà-thế.
Bờkia là nước vua Tỳ-sa.
Bờnày là cõi nước Ba-tuần.
Bờkia là cảnh giới Như Lai.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Lúcấy trong thành Xá-vệ có một Ưu-bà-tắc vừa mạng chung vàlại sanh trong nhà đại Trưởng giả tại thành Xá-vệ. Vịphu nhân lớn nhất mang thai. Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnhkhông tỳ vết để xem, thấy Ưu-bà-tắc này sanh trong nhàTrưởng giả giàu nhất thành Xá-vệ.

Ngayngày đó lại có Phạm chí thân hoại mạng chung sanh trong địangục. Thế Tôn cũng dùng thiên nhãn xem thấy.

Cũngngay ngày đó, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc mạng chung, sanh cõithiện, lên trời. Thế Tôn cũng dùng thiên nhãn xem thấy.

Ngayngày đó có một Tỳ-kheo diệt độ. Thế Tôn cũng dùng thiênnhãn xem thấy.

Bấygiờ Thế Tôn thấy bốn việc này rồi, liền nói kệ này:

Nếungười thọ bào thai,
Hạnhác vào địa ngục,
Ngườilành sanh lên trời,
Vôlậu nhập Niết-bàn.
Nayngười hiền thọ sanh,
Phạmchí vào địa ngục,
Tu-đạtsanh lên trời,
Tỳ-kheothì diệt độ.

Bấygiờ, Thế Tôn từ tĩnh thất dậy, đến giảng đường PhổTập mà ngồi, rồi Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Naycó bốn việc mà nếu người hay tu hành theo thì khi thân hoạimạng chung sẽ được sanh trong loài người. Thế nào là bốn?Nghĩa là người thân, miệng, ý, mạng thanh tịnh không tỳvết, lúc mạng chung sẽ được sanh trong loài người.

NàyTỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu người tu tập, hành theothì sẽ vào trong địa ngục. Thế nào là bốn? Nghĩa là thân,miệng, ý, mạng không thanh tịnh. Ðó là, này Tỳ-kheo! Cóbốn pháp này mà nếu có người thân cận thì khi thân hoạimạng chung sẽ sanh vào trong địa ngục.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu người tu tậphành theo thì sẽ sanh cõi lành, lên trời. Thế nào là bốn?Bố thí, nhân ái, lợi người, đồng lợi. Ðó là, này Tỳ-kheo!Nếu có người hành bốn pháp này thì khi thân hoại mạngchung, sẽ sanh cõi lành, lên trời.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu có người tuhành theo thì thân hoại mạng chung sẽ dứt hữu lậu, thànhtựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, sanh tửđã dứt, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còntái sanh nữa, như thật mà biết. Thế nào là bốn? Thiềncó giác, có quán; Thiền không giác, không quán; Thiền xảniệm; Thiền khổ vui diệt. Ðó là, này Tỳ-kheo! Có bốn phápnày. Nếu có người tu tập thực hành theo đó thì sẽ dứthữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giảithoát, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đãxong, không còn tái sanh nữa, như thật mà biết.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Nếu có người vọng tộc trong bốn bộchúng, muốn sanh trong loài người thì hãy tìm phương tiệnhành thân, miệng, ý, mạng thanh tịnh. Nếu muốn được sanhcõi trời, cũng hãy tìm phương tiện hành tứ ân. Nếu muốnđược hết hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát,trí huệ giải thoát, cũng hãy tìm phương tiện hành tứ thiền.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong rừng phía ngoài thành Tỳ-xá-ly.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Xưa,lúc ta chưa thành Phật đạo; lúc ấy, Ta trú ở núi ÐạiÚy. Núi này, nếu ai có lòng dục hay không lòng dục vào đó,lông áo đều dựng ngược. Lại gặp lúc quá nóng nực, sóngnắng tung hoành, Ta cởi trần mà ngồi, ban đêm thì vào rừngsâu. Lúc trời quá lạnh, gió mưa dồn dập thì ban ngày Tavào trong rừng, ban đêm ngồi ngoài trời. Bấy giờ Ta hay tụngmột bài kệ mà xưa chưa từng nghe, chưa từng thấy:

Ðiềmđạm đêm an trú,
Trongnúi sâu Ðại Úy,
Lộbày khắp thân thể,
LàTa đã thệ nguyện.

HoặcTa đến gò mã lấy áo người chết che mình. Bấy giờ, cóngười làng Ân Trá đến lấy nhánh cây, mắc trong tai Ta haymắc lên mũi Ta. Có người khạc nhổ, có người đi tiểuhoặc lấy đất bôi lên mình Ta. Nhưng Ta trọn không nghĩ gìvề họ. Lúc ấy, Ta có tâm xả này.

Bấygiờ có nơi nuôi trâu (bò). Nếu Ta thấy phân bê liền lấyăn. Nếu không có phân bê, Ta liền ăn phân bò. Khi ăn mónnày, Ta nghĩ: 'Nay ăn để làm gì? Hãy nhịn trọn ngày'. LúcTa nghĩ vậy, chư Thiên đến chỗ Ta bảo:

- NàyNgài chớ nhịn ăn nữa. Nếu Ngài nhịn, tôi sẽ đem cam lồ,tinh khí giúp Ngài sống'.

Talại nghĩ: 'Ðã nhịn ăn, sao lại để chư Thiên đem cam lồcho Ta? Ðó là sự dối trá'. Rồi Ta lại nghĩ: 'Nay có thểăn các thứ mè, gạo khác'. Bấy giờ, mỗi ngày Ta ăn mộthột mè, một hột gạo, thân hình liệt nhược, xương cốtnối nhau. Trên đỉnh đầu mọc mụt nhọt, da thịt rơi rụng.Ví như hồ lô hư bể, không lành lặn, đầu Ta lúc ấy cũngthế, trên đỉnh mọc nhọt, da thịt rơi rụng, do không ăn.Cũng như tinh tú hiện trong giếng sâu; lúc ấy mắt Ta cũngthế, đều vì không ăn. Vì như xe cũ hư nát, thân ta cũngthế, tất cả đều hư hỏng không thể theo ý mình. Cũng nhưdấu chân lạc đà, hai xương cùng của Ta cũng thế. Nếu khiTa lấy tay đè bụng, liền đụng xương sống. Nếu lúc đèxương sống, liền đụng da bụng. Thân thể ốm yếu đềuvì không ăn. Bấy giờ, Ta lại dùng một hột mè, một hộtgạo làm thức ăn trọn vô ích, chẳng được pháp thượngtôn. Nếu Ta muốn đại, tiểu tiện liền té xuống đất,không tự đứng lên được.

Bấygiờ chư Thiên trông thấy liền nói:

- Sa-mônCù-đàm đã diệt độ!

Lạicó chư Thiên nói:

- Sa-mônnày chưa chết nay ắt phải chết.

Cóchư Thiên lại nói:

- Sa-mônnày không phải chết! Sa-môn này thực là A-la-hán. Pháp La-hánthường có khổ hạnh này.

Bấygiờ Ta còn thần thúc biết được chuyện bên ngoài. Ta lạinghĩ: 'Nay nên nhập vào Thiền không hơi thở' và Ta liền nhậpThiền không hơi thở, đếm hơi thở ra vào. Ta do đếm hơithở ra vào, giác biết có hơi từ lỗ tai ra. Khi ấy, tiếnggió giống như tiếng sấm. Ta lại nghĩ: 'Nay Ta ngậm miệng,bịt tai cho hơi thở không ra'. Hơi thở vì không ra được,khi ấy hơi thở theo tay chân mà ra, cho dù hơi không ra từtai, mũi, miệng. Bấy giờ bên trong như tiếng sấm rền. Tacũng thế, khi ấy thần thức vẫn còn chuyển theo thân.

Talại nghĩ: 'Ta hãy nhập lại Thiền không thở'. Khi ấy, Tabế hết các khiếu thở. Ta vì biết hết các hơi thở ra vào,đầu trán liền đau nhức như có người lấy dùi mà dùi đầu.Ta cũng vậy, đầu đau rất khổ sở.

Bấygiờ, Ta vẫn còn thần thức, Ta lại nghĩ: 'Nay Ta nên ngồiThiền, dứt hơi thở, không cho ra vào'. Khi ấy, Ta liền bíthơi thở ra vào. Các hơi thở dồn xuống bụng. Lúc hơi thởtrở nên hết sức nhỏ nhiệm, như đồ tể cầm dao giếttrâu, Ta cũng vậy, hết sức đau đớn. Cũng như một ngườiyếu đuối bị hai người mạnh khỏe nắm lấy đem nướngtrên lửa, đau đớn chịu không nổi. Ta cũng vậy, khổ đaunày không thể trình bày đầy đủ.

Bấygiờ, Ta vẫn còn thần thức. Ngày ngày Ta ngồi Thiền, thânthể không giống người. Có người trông thấy nói:

- Sa-mônnày nhan sắc quá đen!

Cóngười thấy nói:

- Sa-mônnày nhan sắc như màu chàm!

Tỳ-kheonên biết! Trong sáu năm, tu hành khổ hạnh này mà chẳng đượcphép thượng tôn. Bấy giờ Ta nghĩ: 'Hôm nay nên ăn một tráicây'. Ta liền ăn một trái. Ngày Ta ăn một trái, thân hìnhyếu đuối không thể tự đi đứng, như một trăm hai mươituổi, đốt xương rời rạc chẳng thể nâng đỡ. Tỳ-kheonên biết! Một quả khi ấy bằng trái táo nhỏ bây giờ. Bấygiờ Ta lại nghĩ: 'Ðây chẳng phải căn bản Ta thành đạo,hãy nên theo lối khác!'.

Talại nghĩ: 'Ta tự nhớ ngày xưa ở dưới gốc cây của Phụvương, không dâm, không dục, trừ bỏ pháp ác bất thiện,dạo ở Sơ thiền, không giác không quán, dạo ở Nhị thiền;niệm thanh tịnh không có các tưởng, dạo ở Tam thiền, vàkhông khổ vui, ý niệm thanh tịnh dạo ở Tứ thiền. Có thểđây là đạo. Nay ta nên tìm đạo này.

Trongsáu năm, Ta cầu đạo cần khổ mà không thành tựu, hoặcnằm trên gai góc, hoặc nằm trên bảng cây đóng đinh sắt,hoặc treo thân thể cách xa mặt đất, hai chân ở trên, đầuchúc xuống, hoặc tréo chân, ngồi xoạc cẳng, hoặc để râutóc dài không hề cạo hớt, hoặc ngày lửa nóng thiêu đốt,hoặc thời tiết đông lạnh ngồi trên băng, thân thể chìmtrong nước, hoặc lặng lẽ không nói, hoặc có lúc một ngàyăn một bữa, hoặc hai ngày ăn một bữa, hoặc ba ngày mộtbữa, hoặc bốn ngày một bữa, cho đến bảy ngày một bữa,hoặc ăn rau trái, hoặc ăn lúa mè, hoặc ăn rễ cỏ, hoặcăn trái cây, hoặc ăn hương hoa, hoặc ăn các thứ quả, củ.Có lúc ở trần, có lúc mặc y rách nát, hoặc đắp y bằngcỏ gấu, hay đắp y lông dạ, có lúc lấy tóc người che thân,có lúc để tóc, có lúc lấy tóc người khác đội thêm.

Nhưthế, Tỳ-kheo! Khi xưa Ta khổ hạnh đến như vậy mà chẳngthu hoạch được căn bản của bốn pháp. Thế nào là bốn?Nghĩa là giới luật Hiền thánh khó hiểu, khó biết; trí tuệHiền thánh khó hiểu, khó biết; giải thoát Hiền thánh khóhiểu, khó biết; tam-muội Hiền thánh khó hiểu, khó biết.Ðó là, này Tỳ-kheo! Có bốn pháp này. Xưa ta khổ hạnh chẳngđược cốt yếu này.

Bấygiờ, Ta lại nghĩ: 'Nay Ta cốt sẽ tìm được đạo vô thượng.Thế nào là đạo vô thượng? Nghĩa là hướng về bốn phápnày: Giới luật Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh, trí tuệHiền thánh, giải thoát Hiền thánh'.

RồiTa lại nghĩ: 'Chẳng thể đem thân ốm yếu này mà cầu đạoThượng tôn, nên ăn chút ít để được khí tinh vi, nuôi nấngthân thể, khí lực mạnh mẽ. Sau đó mới tu hành đắc đạo'.

Ngaykhi Ta ăn chút ít, được khí tinh vi, năm Tỳ-kheo bỏ ta luivề: 'Sa-môn Cù-đàm này tánh hạnh lầm lẫn, bỏ chân pháptheo nghiệp tà'.

Lúcáy, Ta liền từ chỗ ngồi đứng lên, kinh hành theo hướngÐông. Ta lại nghĩ: 'Hằng sa chư Phật thời quá khứ lâu xathành đạo ở đâu?' Khi ấy, Thiên thần ở hư không đứngbên trên bảo Ta:

- Hiềnsĩ, nên biết hằng sa chư Phật Thế Tôn thời quá khứ ngồidưới bóng mát mẻ của cây đại thọ mà thành Phật.

Talại nghĩ: 'Ngồi chỗ nào mà thành Phật đạo? Ngồi ư? Ðứngư'. Chư Thiên lại đến bảo Ta:

- Hằngsa chư Phật thời quá khứ ngồi trên đệm cỏ, sau đó thànhPhật.

Khiấy, cách Ta không xa, có Phạm chí Cát Tường cắt cỏ mộtbên. Ta liền đến đó hỏi:

- Ônglà ai? Tên gì? Có họ chăng?

Phạmchí đáp:

- Tôitên Cát Tường, họ Phất Tinh.

Tabảo người ấy:

- Lànhthay! Lành thay! Tên họ như thế rất hiếm có. Họ tên khôngdối mới thành hiệu này, khiến ông hiện đời tốt lành,không bất lợi, trọn khiến ông trừ sạch sanh, già, bệnh,chết. Ông họ Phất Tinh đồng với ta lúc trước. Nay Ta muốnxin ít cỏ.

CátTưởng hỏi:

- NayCù-đàm dùng cỏ làm gì?

Tađáp Cát Tường:

- Tamuốn trải dưới cây Thọ vương để cầu bốn pháp. Thếnào là bốn? Nghĩa là: Giới luật Hiền thánh, tam-muội HiềnThánh, trí tuệ Hiền Thánh, giải thoát Hiền Thánh.

Tỳ-kheonên biết! Bấy giờ Cát Tường đích thân đem cỏ trải dướicây Thọ vương. Rồi Ta ngồi lên, chính thân, chính ý, ngồikiết-già, buộc niệm ở trước. Bấy giờ Ta cởi bỏ lòngtham dục, trừ các ác pháp, có giác, có quán dạo ở Sơ thiền;có giác, có quán trừ hết, dạo tâm ở Nhị thiền, Tam thiền;xả niệm thanh tịnh, ưu hỷ trừ sạch, dạo tâm Tứ thiền.

Bấygiờ ta do tâm thanh tịnh trừ các kiết sử, đắc vô sở úy,tự biết túc mạng biến đổi vô số. Ta liền tự nhớ việcvô số đời, hoặc một đời, hai đời, ba đời, bốn, nămđời, mười đời, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi,một trăm đời, ngàn đời, trăm, ngàn, vạn đời; kiếp thànhkiếp hoại, vô số kiếp thành, vô số kiếp hoại, vô sốkiếp thành hoại. Ta từng chết đây sanh kia, từ kia mạngchung đến sanh nơi này, nguồn gốc nhân duyên gốc ngọn đitheo, nhớ việc vô số đời như thế.

Talại dùng thiên nhãn thanh tịnh, không tỳ vết mà quán chúngsanh, kẻ sanh, người chết, cõi lành sắc lành, cõi ác sắcác, hoặc đẹp hay xấu tùy hạnh bổn, Ta đều biết rõ. Hoặccó chúng sanh thân, miệng, ý hành ác, phỉ báng Hiền thánh,tạo gốc nghiệp tà, tương ưng với tà kiến, thân hoại mạngchung, sanh trong địa ngục. Hoặc có chúng sanh thân, miệng,ý hành thiện, không phỉ báng Hiền thánh, tương ưng vớichánh kiến, thân hoại mạng chung sanh ở nhân gian. Ðó làchúng sanh thân, miệng, ý không có tà nghiệp.

Tado tâm tam-muội thanh tịnh không tỳ vết, dứt hết hữu lậu,thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, sanhtử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, khôngcòn tái sanh, như thật mà biết, liền thành đạo Vô thượngChánh Chân.

Nàycác Tỳ-kheo! Nếu như có Sa-môn, Bà-la-môn rõ biết các nẻonhư những đường này, vốn ngày xưa Ta chưa có đường nàochẳng đi, trừ một lần lên trời Tịnh Cư, không đến cõinày. Hoặc lại, Sa-môn, Bà-la-môn, chỗ nên sanh mà Ta chẳngsanh thì không đúng. Ðã sanh lên trời Tịnh Cư thì không đếnthế gian này nữa. Các Thầy đã được giới luật Hiền Thánh,Ta cũng được. Các Thầy được tam-muội Hiền thánh, Ta cũngđược. Các Thầy được trí tuệ Hiền thánh, Ta cũng được.Các Thầy được giải thoát Hiền thánh, Ta cũng được. CácThầy được giải thoát tri kiến Hiền thánh, Ta cũng được.Ta đã dứt gốc rễ bào thai, sanh tử đã hết hẳn, khôngcòn tái sanh.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện thành tựu bốn pháp.Vì sao thế? Nếu Tỳ-kheo được bốn pháp này thì thành đạochẳng khó. Như ngày nay, Ta thành đạo Vô thượng Chánh Chânđều do bốn pháp này mà được thành quả. Như thế, cácTỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Quákhứ lâu xa, Trời Ba mươi ba là Thích-đề-hoàn-nhân cùng cácngọc nữ đến vườn Nan-đà-bàn-na dạo chơi. Có một thiênnhân làm kệ:

Khôngthấy vườn Nan-đàn,
Thìchẳng biết có vui,
Cácchỗ chư Thiên ở,
Khôngđâu hơn nơi này.

Bấygiờ, có vị Trời bảo Thiên nhân ấy rằng:

- NayÔng không trí, không biết phân biệt chánh lý. Vật khổ lomà ngược lại cho là vui, vật không bền chắc mà nói làbền. Vật vô thường nói ngược là thường, vật không khẩnyếu lại nói khẩn yếu. Vì sao thế? Ông không nghe Như Lainói kệ sao?

Tấtcả hành vô thường,
Sanhra tất có chết,
Chẳngsanh thì không chết,
Diệtnày là vui nhất.

Ðãcó nghĩa này, lại có kệ này. Sao ông lại nói cõi này vuinhất? Nay ông nên biết! Như Lai cũng nói pháp Tứ lưu. Nếuchúng sanh chìm trong những dòng này, trọn chẳng đắc đạo.Những gì là bốn? Nghĩa là dục lưu, hữu lưu, kiến lưu,vô minh lưu.

Thếnào gọi là dục lưu? Dục lưu gồm năm dục. Thế nào lànăm? Nghĩa là mắt thấy sắc khởi nhãn thức tưởng, tai nghetiếng khởi thức tưởng, mũi ngửi mùi khởi thức tưởng,lưỡi nếm vị khởi thức tưởng, thân biết xúc chạm khởithức tưởng. Ðó gọi là dục lưu.

Thếnào là hữu lưu? Hữu tức là ba cõi. Thế nào là ba? Nghĩalà cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Ðó là hữu lưu.

Thếnào gọi là kiến lưu? Kiến lưu nghĩa là chấp đời là thường,vô thường, đời là hữu biên, vô biên, có thân, có mạng,chẳng phải thân, chẳng phải mạng, Như Lai có chết. NhưLai không chết, hoặc Như Lai chết Như Lai không chết, khôngNhư Lai chết cũng không Như Lai không chết. Ðó gọi là kiếnlưu.

Thếnào là vô minh lưu? Vô minh là không biết, không tin, khôngthấy. Tâm ý tham dục, hằng mong cầu và có ngũ cái: tham dụccái, sân nhuế cái, thùy miên cái, diệu hý cái, nghi cái. Lạichẳng biết Khổ, chẳng biết Tập, chẳng biết Diệt, chẳngbiết Ðạo. Ðó gọi là vô minh lưu.

Thiêntử nên biết! Như Lai nó bốn dòng này. Nếu có ai chìm vàođây thì chẳng thể đắc đạo.

Bấygiờ vị Trời kia nghe lời này xong, như trong khoảng lực sĩco duỗi cánh tay, từ trời Ba mươi ba biến mất đi đến chỗTa cúi lạy rồi đứng một bên. Trời ấy bạch với Ta:

- Lànhthay, Thế Tôn! Khéo nói nghĩa này: Như Lai đã nói bốn dòng.Nếu phàm phu chẳng nghe bốn dòng này thì chẳng được bốnđiều vui. Thế nào là bốn? Nghĩa là vui điều phục hơi thở,vui chánh giác, vui Sa-môn, vui Niết-bàn. Nếu phàm phu chẳngbiết bốn dòng này thì chẳng được bốn vui này.

Nóivậy xong, Ta lại bảo:

- Ðúngvậy Thiên tử! Như lời ông nói. Nếu không biết được bốndòng này thì không biết được bốn vui này.

RồiTa cùng Thiên nhân kia lần lượt cùng luận. Luận nghĩa làthí luận, giới luận, luận sanh thiên, dục là tưởng bấttịnh, lậu là hoạn lớn, xuất yếu là vui.

Bấygiờ Thiên nhân đã phát tâm hoan hỷ, Ta liền diễn nói rộngvề pháp bốn dòng và nói về bốn vui. Khi ấy, vị Trời kiachuyên tâm một lòng suy nghĩ pháp này xong, sạch các trầncấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Nay Ta cũng nói bốn pháp,bốn vui này sẽ được pháp Tứ đế. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nêntu tưởng vô thường, nên quảng bá tưởng vô thường. Ðãtu tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường thì đoạnái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hếtvô minh, đoạn kết kiêu mạn. Ví như đốt cháy cây cỏ, dẹptrừ sạch hết. Ðây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thườngthì đoạn trừ hết tất cả kiết sử. Vì sao thế?

Ngàyxưa rất lâu xa, có một Thiên tử đem năm trăm ngọc nữ,theo nhau kẻ trước người sau, đến dạo chơi trong vườnNan-đàn-bàn-na, chơi đùa dần đến dưới cây Ca-ni, tự vuingũ dục. Rồi Thiên tử kia leo lên cây chơi, hái hoa, tâm ýrối loạn, rơi xuống cây mà chết. Ông sanh trong nhà trưởnggiả lớn trong thành Xá-vệ này. Bấy giờ, năm trăm ngọcnữ đấm ngực kêu gào không ngớt. Ta dùng thiên nhãn trôngthấy Thiên tử chết sanh trong nhà đại Trưởng giả, trongthành Xá-vệ. Qua tám chín tháng sanh một bé trai đoan chánhvô song, như màu hoa đào. Con Trưởng giả dần dần khôn lớn.Cha mẹ liền tìm vợ cho anh ta. Cưới vợ chưa bao lâu, anhlại chết, sanh trong biển lớn làm thân rồng. Bấy giờ trongnhà Trưởng lão kia, cả nhà đều kêu khóc đau đớn rấtthương tâm. Rồng ấy lại bị chim cánh vàng ăn thịt, chếtsanh trong địa ngục. Bấy giờ, các Long nữ lại thiết thathương nhớ vô tả.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Trờikia lúc hái hoa,
Tâmlý loạn không an,
Nhưnước trôi thôn xóm,
Tấtchìm không cứu được.
Bấygiờ chúng ngọc nữ,
Vâyquanh mà khóc lóc,
Mặtmày rất đoan chánh,
Yêuhoa mà mạng chung.
Loàingươì cũng than khóc,
Mấtkhúc ruột của ta,
Vừabụng lại mạng chung,
Bịvô thường tan hoại.
Longnữ theo sau tìm,
Cácrồng đều tụ tập,
Bẩyđầu thật dũng mãnh,
Bịchim cánh vàng hại.
ChưThiên cũng lo buồn,
Loàingười cũng như thế,
Longnữ cũng sầu lo,
Ðịangục chịu đau khổ.
Diệupháp Tứ đế này,
Nhưthật mà chẳng biết,
Cósanh thì có chết,
Chẳngthoát biển sông dài.
Thếnên hãy khởi tưởng,
Tucác pháp thanh tịnh,
Tấtsẽ lìa khổ não,
Lạichẳng bị tái sanh.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Hãy nên tu hành tưởng vô thường, quảngbá tưởng vô thường, sẽ đoạn dục ái, sắc ái, vô sắcái, cũng đoạn kiêu mạn, dứt hẳn vô minh không sót. Nhưthế, các Tỳ-kheo! Hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

11.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ đệ tử Tôn giả Mục-liên và đệ tử Tôn giả A-nan,hai người nói chuyện:

- Haichúng ta đồng thanh tụng kinh xem ai hay hơn!

Lúcấy, nhiều Tỳ-kheo nghe hai người thảo luận, nghe rồi đếnchỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi một bên. Các Tỳ-kheo bạch ThếTôn:

- Naycó hai người bàn luận: 'Hai chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay!'.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

- Thầyđi gọi hai Tỳ-kheo ấy đến đây!

Tỳ-kheođáp:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn!

Tỳ-kheovâng lời Phật dạy, đến hai người kia bảo họ:

- ThếTôn gọi hai Thầy.

Haingười nghe Tỳ-kheo nói xong, liền đến chỗ Thế Tôn, cúilạy rồi đứng một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo hai người:

- CácThầy ngu si! Các Thầy thực có nói: 'Chúng ta cùng tụng kinhxem ai hay hơn' không?

Haingười đáp:

- Ðúngvậy, bạch Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- CácThầy có nghe Ta nói pháp này: Hãy cùng cạnh tranh với nhauchăng? Pháp như thế đâu khác Phạm chí?

CácTỳ-kheo đáp:

- Conchẳng nghe Như Lai nói pháp này.

ThếTôn bảo:

- Takhông thuyết pháp cho Tỳ-kheo tranh hơn thua mà Ta thuyết pháplà muốn có chỗ hàng phục, có giáo hóa. Nếu có Tỳ-kheolúc thọ pháp, hãy nhớ suy nghĩ pháp bốn duyên, xem ý có tươngưng với Khế kinh, A-tỳ-đàm, Luật không? Nếu tương ưng,hãy nhớ vâng làm.

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ:

Tụngnhiều việc vô ích,
Phápnày chẳng phải hay,
Nhưđi đếm số bò,
Chẳngthiết yếu Sa-môn.
Nếutụng tập chút ít,
Ðốivới pháp thi hành,
Phápnày là trên hết,
Ðánggọi pháp Sa-môn.
Tuytụng đến ngàn chương,
Khôngnghĩa, đâu ích gì?
Chẳngbằng tụng một câu,
Nghexong đắc đạo được.
Tuytụng đến ngàn lời,
Khôngnghĩa, đâu ích gì?
Chẳngbằng tụng một nghĩa,
Nghexong đắc đạo được.
Dầutại bãi chiến trường,
Thắngngàn ngàn quân địch
Tựthắng mình tốt hơn
Chiếnthắng thật tối thượng.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Từ nay về sau chớ nên tranh tụng, có tâmhơn thua. Vì sao thế? Hãy nghĩ hàng phục tất cả mọi người.Nếu lại, này Tỳ-kheo! Người có tâm hơn thua, tâm tranh tụngnhau mà cùng cạnh tranh thì phải lấy pháp luật trị họ ngay.Tỳ-kheo! Vì thế hãy tự tu hành.

HaiTỳ-kheo nghe Phật nói xong, liền từ chỗ ngồi đứng lêncúi lạy Thế Tôn xin sám hối:

ThếTôn bảo:

- Trongđại pháp, các Thầy đã chịu sửa lỗi. Các Thầy tự biếtcó tâm cạnh tranh, Ta chấp thuận cho các Thầy hối lỗi. CácTỳ-kheo! Chớ nên thế nữa! Như thế, các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Tăngthượng, tọa, hành tích,
Vôthường, vườn quán, hồ,
Vôlậu, vô tức, Thiền,
Bốnvui, không tranh tụng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]