Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22

02/05/201111:10(Xem: 13580)
Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1
XX.Phẩm Thiện Tri Thức

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nêngần gũi Thiện tri thức, chớ lập theo hạnh ác, chớ tin vàonghiệp ác. Vì sao thế? Gần gũi Thiện tri thức rồi, niềmtin liền tăng thêm, giới, văn, thí, trí tuệ thảy đều tăngthêm. Nếu Tỳ-kheo gần gũi Thiện tri thức thì chớ tập theohạnh ác. Vì sao thế? Nếu gần gũi Ác trí thức, sẽ khôngcó tín, giới, văn, thí, trí tuệ. Thế nên các Tỳ-kheo! Hãygần gũi Thiện tri thức, chớ gần gũi Ác tri thức. Như vậy,này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùng vớiđại chúng Tỳ-kheo gồm năm trăm vị vây quanh trước sau màthuyết pháp.

Bấygiờ Ðề-bà-đạt-đa dẫn năm trăm Tỳ-kheo đi qua, các ThếTôn không xa. Thế Tôn từ xa trông thấy Ðề-bà-đạt-đa dẫnmôn đồ liền nói kệ:

Chớgần Ác tri thức,
Cũngchớ ngu theo hầu.
Nêngần Thiện tri thức,
Bậctối thắng trong Người.
Ngườivốn không có ác,
Tậpgần Ác tri thức,
Sauắt trồng cội ác,
Ởmãi trong tăm tối.

Lúcđó năm trăm đệ tử của Ðề-bà-đạt-đa nghe Thế Tôn nóibài kệ này, liền đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi xuốngmột bên. Chốc lát, lui ngồi hướng về Thế Tôn hối lỗi:

- Chúngcon ngu mê không hiểu biết gì. Cúi mong Thế Tôn cho chúng consám hối.

Bấygiờ Thế Tôn nhận lời sám hối của năm trăm Tỳ-kheo kia,liền thuyết pháp cho họ được tín căn. Lúc ấy, năm trămTỳ-kheo ở chỗ nhàn tĩnh, suy nghĩ pháp thâm sâu. Sở dĩ nhưvậy, con nhà vọng tộc xuất gia học đạo, do lòng tin kiêncố tu Phạm hạnh vô thượng. Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo ấyliền thành A-la-hán, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập,việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thân sau nữa, nhưthật mà biết. Bấy giờ năm trăm Tỳ-kheo thành A-la-hán.

CácTỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn vì vô số chúng vây quanh thuyết pháp.

Lúcđó ngài Ðàm-ma-lưu-chi ở trong thất vắng, một mình suy nghĩ,nhập tam-muội thiền, xem thấy tiền thân ở trong biển lớnlàm một con cá thân dài bảy trăm do-tuần, liền từ tịnhthất đứng lên như trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay đếntrên tử thi cũ trong biển lớn đi kinh hành. Bấy giờ Ðàm-ma-lưu-chiliền nói kệ này:

Sanhtử vô số kiếp,
Lưuchuyển không thể kể,
Mỗimỗi cầu chỗ yên,
Thườngthường chịu khổ não.
Dùthấy lại thân rồi,
Ýmuốn tạo nhà cửa,
Tấtcả chi tiết hoại,
Hìnhthể chẳng được toàn.
Tâmđã lìa các hạnh,
Áitrước trọn không sót,
Lạikhông thọ thân này,
Vuimãi trong Niết-bàn.

Bấygiờ Tôn giả Ðàm-ma-lưu-chi nói kệ này xong, liền từ chỗđó biến mất, đến chỗ Thế Tôn ở tinh xá Kỳ Hoàn, thuộcXá-vệ. Khi ấy Thế Tôn thấy ngài Ðàm-ma-lưu-chi đến bènbảo rằng:

- Lànhthay,Ðàm-ma-lưu-chi! Lâu lắm mới đến đây!

Ngàèàm-ma-lưu-chi bạch Phật:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Ðã lâu con mới đến đây.

Bấygiờ, Thượng tọa và các Tỳ-kheo đều nghĩ:

- ÔngÐàm-ma-lưu-chi này hằng ở bên cạnh Thế Tôn mà nay ThếTôn bảo là: 'Lành thay, Ðàm-ma-lưu-chi! Lâu lắm mới đếnđây!'.

ThếTôn biết tâm niệm các Tỳ-kheo như thế, muốn dứt sự hồnghi nên lại bảo các Tỳ-kheo:

- Khôngphải vì Ðàm-ma-lưu-chi lâu đến đây mà Ta nói nghĩa này.Sở dĩ như thế vì khi xưa, vô số kiếp thời quá khứ cóÐịnh Quang Như lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc,Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðạo Pháp Ngự,Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiện ở đời, giáo hóatại nước Bát-ma-đại, cùng với mười bốn vạn tám ngànđại chúng Tỳ-kheo. Bấy giờ, bốn bộ chúng chẳng thể tínhkể, quốc vương, quần thần, nhân dân đều đến cúng dường,cung cấp chỗ cần dùng.

Khiấy có Phạm chí tên Da-nhã-đạt ở cạnh Tuyết Sơn xem cácbài sấm bí mật, thiên văn, địa lý đều rành rẽ thôngsuốt, thư sớ văn tự cũng đều rõ biết; phúng tụng mộtcâu năm trăm lời, tướng của bậc đại nhân cũng rõ biếtnữa. Ông ta thờ các thần lửa, mặt trời, mặt trăng tinhtú. Ông dạy năm trăm đệ tử cả đêm không mệt mỏi. Da-nhã-đạtcó đệ tử tên Vân Lôi, nhan mạo đoan chánh ít có ở đời,tóc màu xanh biếc. Phạm chí Vân Lôi thông minh thấy rộng,không việc gì chẳng thông, hằng được Da-nhã-đạt yêu mếnkhông rời một khoảnh khắc.

Bấygiờ Bà-la-môn đưa ra tất cả những chú thuật mình hànhhết rồi, Phạm chí Vân Lôi nghĩ rằng: 'Nay ra đã học đầyđủ những chỗ đáng học rồi'. Và lại tự nghĩ: 'Sách vởghi các Phạm chí có học, người đã hành chú thuật xong,nên báo ân thầy. Ngày nay, chỗ đáng học ta đã đều biếthết. Nay ta phải nên báo ân thầy. Nhưng ta lại nghèo khó,trống trơn, không có gì để cúng dường thầy, phải nênđi xuống các cõi nước để tìm những vật cần'.

Phạmchí Vân Lôi liền đến chỗ thầy, bạch với thầy rằng:

- 'Phápkỹ thuật mà Phạm chí phải học, nay con đã biết hết rồi.Nhưng sách vở ghi chép những người có học kỹ thuật quarồi, nên báo ân Thầy, mà con nghèo thiếu, không có vàng bạctrân bảo có thể dùng cúng dường, nay muốn đến các cõinước tìm kiếm tiền của để cúng dường thầy'.

Bà-la-mônDa-nhã-đạt liền nghĩ: 'Phạm chí Vân Lôi này là người tayêu mến không rời tâm, dù ta có chết cũng chẳng thể chialìa, huống là hôm nay muốn bỏ ta đi. Nay ra phải làm cáchgì để lưu hắn lại được đây?'

Bấygiờ, Phạm chí Da-nhã-đạt liền bảo Vân Lôi:

- 'NàyPhạm chí! Nay vốn có điều Bà-la-môn nên học mà Ông vẫnchưa biết'.

Phạmchí Vân Lôi liền đến trước bạch thầy:

- 'Cúimong Thầy chỉ dạy, điều gì con chưa tụng?'

Vịthầy bảo Vân Lôi rằng:

- 'Naycó sách này tên là bài tụng năm trăm lời. Ông có thể thọtrì'.

VânLôi bạch:

- 'MongThầy truyền dạy, con muốn được phúng tụng'.

Tỳ-kheonên biết! Khi ấy Da-nhã-đạt liền trao cho đệ tử bài tụngnăm trăm lời này. Chưa đầy mấy ngày, vị đệ tử đã thôngsuốt hết. Bấy giờ Bà-la-môn Da-nhã-đạt bảo năm trăm đệtử:

- 'Phạmchí Vân Lôi này kỹ thuật đầy đủ, không gì chẳng thông,nay ta đặt tên là Siêu Thuật'.

Phạmchí Siêu Thuật này thật là tài ba, thiên văn, địa lý đềuthấu suốt rộng rãi, thư sớ văn tự cũng rõ biết. Phạmchí Siêu Thuật trải qua mấy ngày lại đến bạch thầy:

- 'Phápkỹ thuật mà Phạm chí phải học, nay con đều biết rồi.Nhưng sách vở ghi chép: Các người có học thuật qua rồi,nên báo ân Thầy; nhưng con nghèo thiếu, không có vàng bạc,trân bảo có thể dùng cúng dường Thầy, nay con muốn đếncõi nước tìm tiền của dùng cúng dường Thầy. Cúi mong Thầychấp thuận'.

Phạmchí Da-nhã-đạt bảo:

- 'Ôngbiết đúng lúc'.

Phạmchí Siêu Thuật đến trước lễ chân thầy rồi lui đi.

Bấygiờ nước Bát-ma-đại cách thành chẳng xa, có chúng Phạmchí tập trung một chỗ, muốn cúng tế chung và cũng muốngiảng luận, có đến tám vạn bốn ngàn Phạm chí nhóm chung.Vị thượng tọa đệ nhất, cũng lại phúng tụng thư sớngoại đạo, không gì không biết rành rẽ, thiên văn, địalý, tinh tú, biến quái đều biết rõ hết. Mỗi lúc muốngiải tán, họ liền lấy năm trăm lượng vàng và một câygậy vàng, một bồn tắm bằng vàng, một ngàn con trâu dânglên vị thầy và thượng tọa đệ nhất.

Khiấy Phạm chí Siêu Thuật nghe cách nước Bát-ma-đại khôngxa, có tám vạn bốn ngàn Phạm chí tụ tập một chỗ, họcó thi học thuật, người nào hơn liền được năm trăm lượngvàng và một cây gậy, một bồn tắm vàng với một con ngàncon trâu.

Lúcấy Phạm chí Siêu Thuật tự nghĩ: 'Nay ta việc gì phải đixin từng nhà, chẳng bằng đến đại chúng kia cùng so kỹthuật'.

Bấygiờ Phạm chí Siêu Thuật ấy liền đến chỗ đại chúng.Lúc đó, rất đông Phạm chí trông thấy Phạm chí Siêu Thuậttừ xa, đều cất tiếng kêu lớn:

- 'Lànhthay, Từ chủ (Chủ tể)! Hôm nay được lợi lớn khiến choPhạm chí đích thân giáng xuống.'

Rồitám vạn bốn ngàn các Phạm Chí đều đứng lên nghinh đón,khác miệng đồng âm mà nói rằng:

- 'Chàomừng Ngài mới đến! Ðại Phạm Thần Thiên'.

PhạmChí Siêu Thuật liền sanh niệm này:

- 'CácPhạm chí này gọi ta là Phạm Thiên, nhưng ta đâu phải làPhạm thiên!'

Phạmchí Siêu Thuật bảo các Bà-la-môn:

- 'Thôi,thôi! Chư Hiền! Chớ gọi tôi là Phạm thiên, các ông chẳnglẽ không nghe phía Bắc núi Tuyết có vị thầy của chúngPhạm chí tên Da-nhã-đạt, thiên văn, địa lý đều thôngsuốt sao?'

CácPhạm chí nói:

- 'Chúngtôi có nghe nhưng không được thấy.'

Phạmchí Siêu Thuật nói:

- 'Tôilà đệ tử của vị ấy, tên Siêu Thuật'

Bấygiờ Phạm chí Siêu Thuật hướng về vị thượng tọa đệnhất của chúng ấy mà bảo rằng:

- 'Nếungài biết kỹ thuật, xin nói cho tôi với.'

Vịthượng tọa đệ nhất của chúng ấy liền hướng về Phạmchí Siêu Thuật, tụng Tam tạng, kỹ thuật không có sơ sót.Bà-la-môn Siêu Thuật lại bảo thượng tọa kia rằng:

- 'Cònmột câu năm trăm lời, nay hãy nói ra'.

Vịthượng tọa kia nói:

- 'Tôikhông hiểu nghĩa này! Cái gì là một câu năm trăm lời?'

Phạmchí Siêu Thuật bảo:

- 'ChưHiền! Hãy yên lặng lắng nghe tôi thuyết một câu năm trămlời về tướng của bậc đại nhân'.

Tỳ-kheonên biết! Bấy giờ Phạm chí Siêu Thuật thuật hết Tam tạngvà một câu năm trăm lời về tướng của bậc đại nhân.Khi ấy tám vạn bốn ngàn Phạm chí khen ngợi:

- 'Chưatừng có! Rất là kỳ quặc! Chúng ta chưa hề nghe một câunăm trăm lời ta về tướng của bậc Ðại nhân. Nay Tôn giảxứng đáng đứng trên vị thượng tọa đệ nhất.'

Bấygiờ Phạm chí Siêu Thuật đổi chỗ vị thượng tọa kia,đến ngồi chỗ cao nhất. Lúc ấy vị thượng tọa của chúngkia hết sức giận sữ, phát lời thề nguyện rằng: 'Nay ngườinày dời chỗ ngồi của ta mà chiếm chỗ ấy. Nay phước màta có được do tụng kinh, trì giới, khổ hạnh đều đem hếtđể thề: Người này sanh chỗ nào, muốn làm gì, ta hằnglàm hư hỏng công lao của ông ta'.

Bấygiờ vị thí chủ kia bỏ ra năm trăm lạng vàng và một gậyvàng, một bồn tắm vàng, một ngàn con trâu và một cô gáiđẹp, đem đưa cho thượng tọa để chú nguyện. Lúc đó thượngtọa bảo chủ nhân rằng:

- Naytôi nhận năm trăm lạng vàng này với gậy vàng, bồn vàngđể cúng dường Thầy tôi. Cô gái này và ngàn con trâu trảlại chủ nhân. Vì sao thế? Vì tôi không tập dục, cũng khôngchứa chất tài sản.

Phạmchí Siêu Thuật nhận gậy vàng, bồn vàng rồi, liền đếnnước Bát-ma-đại. Vua nước này tên là Quang Minh. Lúc ấy,quốc vương đang thỉnh Ðịnh Quang Như Lai và chúng Tỳ-kheođể cúng dường y thực. Quốc vương ra lệnh nhân dân trongthành: 'Ai có hương hoa đều không được bán, nếu có ngườibán sẽ bị phạt nặng. Ta sẽ xuất tiền mua, không cần báncho người khác'. Vua lại ra lệnh cho nhân dân quét dọn sạchsẽ, không cho đất cát dơ bẩn, treo giăng phướn lọng, rướinước hương trên đất, kỹ nhạc xướng ca không thể tínhkể.

Bấygiờ Phạm chí kia thấy rồi, liền hỏi người đi đường:

- 'Hômnay là ngày gì mà quét dọn đường sá, dẹp bỏ rác rến,treo giăng phướn lọng không thể tính kể, chẳng lẽ tháitử của vua lấy vợ chăng?'

Ngườiđi đường đáp:

- 'Phạmchí không biết sao? Hôm nay quốc vương Bát-ma-đại thỉnhÐịnh Quang Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác để cúng dườngy thực, nên sửa sang đường sá, treo giăng phướn lọng.'

- 'Nhưngbi ký của Phạm chí cũng có nói rằng: 'Như Lai ra đời rấtkhó gặp được. Ðúng lúc bèn xuất hiện, thật không thểthấy, ví như hoa Ưu-đàm-bát đúng thời mới nở. Ðây cũngnhư thế, Như Lai xuất hiện ở đời thật chẳng thể gặp'.Lại nữa, sách Phạm chí cũng có nói; 'Có hai người ra đờirất khó được gặp. Thế nào là hai người? Là Như Lai vàChuyển luân Thánh vương. Hai người này xuất hiện rất khógặp được'.

Bấygiờ ông ta lại nghĩ rằng:

- 'Nayta đâu cần cấp tốc báo ân thầy. Nay hãy đem năm trăm lượngvàng này, dâng lên Ðịnh Quang Như Lai'.

Ônglại nghĩ: 'Sách vở ghi Như Lai không nhận vàng bạc trân bảo.Ta có thể cầm năm trăm lượng vàng này mua hương hoa rảilên Như Lai.'

Bấygiờ Phạm chí liền vào trong thành tìm mua hương hoa. Mọingười qua lại trong thành bảo:

- 'Phạmchí không biết sao? Quốc vương có ra lệnh người nào bánhương sẽ phạt nặng.'

Phạmchí Siêu Thuật liền nghĩ: 'Ta thật phước mỏng, tìm hoa chẳngđược biết làm thế nào?'

Rồiông trở ra cửa thành mà đứng. Bấy giờ có một cô gáiBà-la-môn tên là Thiện Vị, cầm bình đi lấy nước, tay cầmnăm cành hoa. Phạm chí thấy rồi hỏi cô gái ấy rằng:

- 'Ðạimuội, nay tôi cần hoa, mong Em bán cho tôi'.

Côgái Phạm chí nói:

- 'Tôiem gái ông hồi nào? Ông có biết ba má tôi không?'

Phạmchí Siêu Thuật lại nghĩ: 'Cô gái này tánh nết phóng khoáng,có ý đùa cợt'. Rồi ông nói rằng:

- 'Hiềnnữ! Tôi sẽ trả giá phải chăng, mong cho tôi hoa này'.

Côgái Phạm chí nói:

- 'HáÔng không nghe Ðại vương ra nghiêm lệnh không được bánhoa sao?'

Phạmchí nói:

- 'Hiềnnữ! Việc này không khó. Vua không làm gì cô đâu! Nay tôicần gấp năm cành hoa này. Tôi được hoa này còn cô đượcgiá hời.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'Hoanày đã lìa rễ, không thể sống được, làm sao lại nói'tôi muốn trồng?'

Phạmchí đáp:

- 'Nhưchỗ ruộng tốt hôm nay tôi thấy, trồng tro nguội còn sốnghà huống hoa này!'

Côgái Phạm chí nói:

- 'Cáigì là ruộng tốt? Trồng tro thế mà sống sao?'

Phạmchí đáp:

- 'Hiềnnữ! Có Phật Ðịnh Quang Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giácxuất hiện ở đời.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'ÐịnhQuang Như Lai là hạng người nào?'

Phạmchí liền bảo cô gái ấy rằng:

- 'ÐịnhQuang Như Lai có đức như thế, có giới như thế, thành tựucác công đức.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'Dùngười có công đức, nhưng Ông muốn cần phước gì?'

Phạmchí đáp:

- 'Mongđời sau tôi sẽ như Ðịnh Quang Như Lai Chí Chân Ðẳng ChánhGiác, cấm giới, công đức cũng sẽ như thế.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'NếuÔng hứa với tôi đời đời làm vợ chồng, tôi sẽ cho Ônghoa.'

Phạmchí nói:

- 'Nayviệc làm của tôi, ý không dính mắc dục tình.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'Nhưtôi, thân bây giờ không mong làm vợ Ông, cho tôi đời tươnglai làm vợ Ông.'

Phạmchí Siêu Thuật nói:

- 'Hạnhcủa Bồ-tát không có yêu tiếc. Nếu làm vợ tôi, ắt pháhoại tâm tôi.'

Côgái Phạm chí nói:

- 'Tôi trọn không làm hỏng ý bố thí của Ông, ngay cho đem thântôi bố thí cho người, tôi trọn không làm hỏng tâm bố thí.'

Bấygiờ Phạm chí liền đem năm trăm lạng vàng mua năm cành hoa,cùng cô gái kia thề nguyền với nhau rồi từ biệt đi.

Lúcấy, Ðịnh Quang Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, đến giờđắp y ôm bát cùng Tỳ-kheo Tăng trước sau vây quanh vào nướcBát-ma-đại. Phạm chí Siêu Thuật từ xa thấy Ðịnh QuangNhư Lai, nhan mạo đoan chánh, ai trông thấy cũng hoan hỉ, cáccăn tịch tịnh, bước đi không rối loạn, có ba mươi haitướng, tám mươi vẻ đẹp, ví như nước lặng không có dơđục, ánh sáng chiếu suốt không có chướng ngại, ví nhưnúi báu xuất hiện vượt trên các núi. Ông ta thấy rồi liềnphát tâm hoan hỉ đối với Như Lai, ông cầm năm cành hoa đếnchỗ Ðịnh Quang Như Lai, đến rồi đứng một bên. Phạm chíSiêu Thuật bạch Phật Ðịnh Quang rằng:

- 'MongNgài nhận và thuyết pháp cho con. Nếu nay Ngài không truyềnyếu quyết cho con, con sẽ ở chỗ này chấm dứt mạng sống,không mong sống nữa.'

Bấygiờ Thế Tôn bảo rằng:

- 'Phạmchí! Ðâu thể đem năm cành hoa này đòi truyền Vô ThượngÐẳng Chánh Giác.'

Phạmchí bạch:

- 'XinThế Tôn thuyết pháp 'Bồ-tát sở hành cho con'.

PhạtÐịnh Quang nói:

- 'Sởhành của Bồ-tát là không chỗ yêu tiếc.'

Bấygiờ Phạm chí liền nói kệ:

Chẳngdám đem cha mẹ,
Cầmthí cho người ngoài,
Phật,Chân nhân, Sư trưởng,
Cũnglại chẳng dám cho,
Nhậtnguyệt xoay ở đời.
Haithứ chẳng thể cho,
Thứkhác đều cho hết,
Ýquyết chẳng có khó.

PhậtÐịnh Quang lại dùng kệ này đáp Phạm chí:

Nhưđiều Ông nói thí,
Chẳngphải lời Như Lai,
Nênnhẫn ức kiếp khổ,
Thíđầu, thân, mắt, tai,
Vợcon, nước, tiền của,
Xengựa, người theo hầu,
Nếukham thí được vậy,
Tasẽ truyền yếu quyết.
Ma-nạp(Phạm chí) liền nói kệ:
Núilớn hừng như lửa,
ứckiếp kham đội đầu,
Chẳngthể hoại ý đạo,
Cúimong truyền yếu quyết.

Bấygiờ Ðịnh Quang Như Lai im lặng chẳng nói. Phạm chí kia taycầm năm cành hoa, quỳ gối mặt xuống đất, tung lên ÐịnhQuang Như Lai và nói:

- 'Riêngphước đức này dành cho đời sau, sẽ được như Ðịnh QuangNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, không có sai khác.'

Rồiông trải tóc mình trên bùn, thầm nghĩ: 'Nếu Như Lai truyềnyếu quyết cho ta, thì sẽ lấy chân đạp trên tóc ta mà điqua.'

Tỳ-kheonên biết! Ðịnh Quang Như Lai quán sát tâm niệm của Phạmchí, liền bảo Phạm chí rằng:

- 'Ôngđời tương lai sẽ làm Phật Thích-ca Văn Như Lai Chí ChânÐẳng Chánh Giác.'

Phạmchí Siêu Thuật có bạn đồng học tên Ðàm-ma-lưu-chi ở bêncạnh Như Lai. Vị này thấy Phật Ðịnh Quang truyền yếu quyếtcho Phạm chí Siêu Thuật, lại đạp chân trên tóc, thấy rồiliền nói:

- 'Sa-mônđầu trọc này, sao nỡ cất chân đạp trên tóc Phạm chíthanh tịnh này. Ðây chẳng phải hạnh của người.'

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- 'Bấygiờ Phạm chí Da-nhã-đạt đâu phải người nào khác! Chớnên xem như thế. Vì sao? Bấy giờ Da-nhã-đạt nay là vua BạchTịnh (Tịnh-phạn); thượng tọa của tám vạn bốn ngàn Phạmchí nay là Ðề-bà-đạt-đa, Phạm chí Siêu Thuật là Ta; côgái Phạm chí bán hoa lúc đó, nay là Cù-di, vị từ chủ lúcđó nay là Phạm chí chấp trượng; Ðàm-ma-lưu-chi lúc đó,miệng tạo hạnh nói lời bất thiện nay là Ðàm-ma-lưu-chi.Sau đó, Ðàm-ma-lưu-chi trải qua vô số kiếp hằng làm súcsanh, thọ thân sau cũng làm thân cá dài bảy trăm do tuần ởtrong biển lớn. Từ đó mạng chung đến sanh ở đây, cùngphụng sự thiện tri thức, hằng gần gũi thiện tri thức,tập các pháp lành, các căn thông lợi. Do nhân duyên này, Tanói đã lâu mới đến đây. Ðàm-ma-lưu-chi cũng tự trìnhbày: 'Ðúng vậy, Thế Tôn! Ðã lâu con mới đến đây'. Thếnên, các Tỳ-kheo, thường nên tu tập thân, miệng, ý hành.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói: Có người như sư tử và có người như dê. CácThầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

CácTỳ-kheo bâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo rằng:

- Ngườikia tại sao mà giống Sư tử? Ở đây, Tỳ-kheo! Có ngườiđược cúng dường y phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốcmen trị bịnh. Người đó được rồi liền tự ăn uống,không khởi tâm dính mắc, cũng không có dục ý, chẳng khởicác tưởng, hoàn toàn không có niệm này, tự biết pháp xuấtyếu. Cho dù không được lợi dưỡng, cũng không khởi loạnniệm, không có tâm tăng giảm. Ví như sư tử ăn thịt thúnhỏ. Bấy giờ vua loài thú ấy cũng không nghĩ rằng: 'Cáinày tốt, cái này chẳng tốt', không có tâm dính mắc, cũngkhông dục ý, không khởi các tưởng. Người này cũng lạinhư thế. Nếu được cúng dường y phục, đồ ẩm thực,giường nằm, thuốc men, trị bịnh, người này được rồiliền tự ăn uống, không khởi ý dính mắc; ví dù không đượccũng không có các niệm.

Vínhư có người nhân người cúng dường y phục, đồ ẩm thực,giường nằm, thuốc men trị bịnh, được rồi liền ăn uống,khởi tâm dính mắc, sanh ý ái dục, không biết đạo xuấtyếu. Giả sử không được, người ấy hằng sanh tưởng niệmnày. Người ấy được cúng dường rồi, hướng về các Tỳ-kheo,mà tự cống cao hủy báng người khác: 'Chỗ ta hay đượcy phục, đồ ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh.Các Tỳ-kheo này không hay được.' Ví như có một con dê trongbầy dê lớn, ra khỏi bầy, đến đống phân lớn. Con dê nàyăn phân no rồi trở về bầy dê, liền tự cống cao: 'Nay tađược ăn ngon, các con dê này không hay được ăn.' Ðây cũngnhư thế, nếu có một người được lợi dưỡng y phục,ẩm thực, giường nằm, thuốc men trị bịnh, khởi các loạntưởng, sanh tâm dính mắc, người ấy liền hướng về cácTỳ-kheo mà tự cống cao: 'Ta hay được cúng dường, các Tỳ-kheonày chẳng hay được cúng dường'. Thế nên, các Tỳ-kheo hãyhọc như vua sư tử, chớ như dê. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏcòn chẳng quên huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơiđây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần mà chẳng là xa, vẫnkhông khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khenngợi người biết báo đền.

Cócác chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớhà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần ngườiđó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người nàyvẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người không báođền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ họckhông báo đền. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điềunày.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó người lười biếng, trồng hạnh bất thiện, có sự mấtmát đối với công việc. Nếu có người có thể không lườibiếng, tinh tấn, người này tối diệu, có sự tăng ích ởcác pháp lành. Vì sao? Bồ-tát Di-lặc trải qua ba mươi kiếp,đáng lẽ làm Phật Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ta do sức tinhtấn, dõng mãnh, khiến Di-lặc ở sau. Hằng sa Như Lai Chí ChânÐẳng Chánh Giác thời quá khứ đều do dũng mãnh mà đượcthành Phật. Do phương tiện này nên biết lười biếng làkhổ, làm các hạnh ác, có tổn hại cho việc làm. Nếu haytinh tấn, tâm dũng mãnh mạnh, các công đức lành co tăng thêm.Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheotịch tĩnh (A-lan-nhã) nên tu hành hai pháp. Thế nào là hai pháp?Nghĩa là Chỉ và Quán. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh, được Chỉ,thôi dứt, thì giới luật được thành tựu, chẳng mất oainghi, chẳng phạm cấm hạnh, tạo các công đức. Nếu Tỳ-kheotịch tĩnh lại được quán rồi, liền quán Khổ này, nhưthật mà biết, quán Khổ tập, quán Khổ tận, quán Khổ xuấtyếu, như thật mà biết. Người đó quán như thế xong, tâmdục lậu giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô minh lậu đượcgiải thoát, liền được trí giải thoát, sanh tử đã dứt,Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, không cònthọ thân sau nữa, như thật mà biết. Chư Như Lai Chí ChânÐẳng Chánh Giác quá khứ đều do hai pháp này mà được thànhtựu. Vì sao thế? Giống như Bồ-tát lúc ngồi dưới gốccây thọ vương, trước suy nghĩ pháp Chỉ và Quán này. NếuBồ-tát Ma-ha-tát được Chỉ rồi, liền có thể hàng phụcma oán. Nếu Bồ-tát lại được Quán rồi, liền thành tựutam đạt trí, chứng đắc Vô Thượng Chí Chân Ðẳng ChánhGiác. Thế nên, các Tỳ-kheo! Tỳ-kheo tịch tĩnh nên tìm phươngtiện hành hai pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên họcđiều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó Tỳ-kheo tu hạnh tịch tĩnh (A-lan-nhã) ở chỗ vắng vẻ,không ở trong chúng, hằng nên cung kính, phát tâm hoan hỉ.Nếu lại có Tỳ-kheo tu tịch tĩnh, ở chỗ vắng vẻ, khôngcó cung kính, không phát tâm hoan hỉ thì ngay cho ở trong đạichúng, họ sẽ bị người đàm luận là không biết pháp tịchtĩnh (A-lan-nhã): 'Thế là Tỳ-kheo tịch tĩnh này, không cungkính, không phát tâm hoan hỉ'.

Lạinữa Tỳ-kheo! Tỳ-kheo tịch tĩnh, ở chỗ vắng vẻ, khôngở trong chúng, thường nên tinh tấn, chớ có giải đãi, tấtsẽ hiểu rõ các pháp yếu. Nếu Tỳ-kheo tịch tĩnh (A-lan-nhã)lại ở chỗ vắng vẻ, có tâm lười biếng, tạo các hạnhác thì họ ở trong chúng bị người luận bàn: 'Tỳ-kheo tịchtĩnh (A-lan-nhã) này giải đãi, không có tinh tấn.' Thế nên,Tỳ-kheo, Tỳ-kheo tịch tĩnh ở chỗ vắng vẻ, không ở trongchúng thường nên thấp ý, phát tâm hoan hỉ, chớ có giảiđãi, không có cung kính, nhớ hành tinh tấn, ý không dời đổi,ở các pháp lành tất sẽ đầy đủ. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai người không thể khéo thuyết pháp ngữ. Thế nào là hai?Là người không tin mà thuyết pháp tin cho họ, việc này rấtkhó. Người tâm xan tham mà thuyết pháp thí cho họ, đây cũngrất khó.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Nếu người không tin mà thuyết pháp vềđức tin cho họ, họ liền nổi sân giận, khởi tâm làm hại.Ví như chó dữ lại thêm mũi đau, càng giận dữ nhiều thêm.Các Tỳ-kheo! Ðây cũng như thế, người không tin mà thuyếtpháp tin cho họ, họ liền nổi sân giận, sanh tâm tổn hại.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Nếu người xan tham mà thuyết pháp bốthí cho họ, họ liền sanh sân giận, khởi tâm tổn hại. Vínhư mụt nhọt chưa mùi, lại thêm dao khoét đau không chịunổi. Ðây cũng như thế, người xan tham mà thuyết pháp bốthí cho họ, họ lại càng sân giận, khởi tâm tổn hại. Ðólà, này Tỳ-kheo! Hai người này khó vì họ thuyết pháp.

Lạinữa, này Tỳ-kheo! Có hai người dễ vì họ thuyết pháp. Thếnào là hai? Người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ; ngườikhông xan tham thuyết pháp thí cho họ. Này Tỳ-kheo! Nếu ngườicó lòng tin thuyết pháp tin cho họ, họ liền được hoan hỉ,ý không hối hận biến đổi. Ví như người có bệnh, nóithuốc trừ bệnh, liền được bình phục. Ðây cũng như thế,người có lòng tin, thuyết pháp tin cho họ, họ liền đượchoan hỉ, tâm không biến đổi.

Lạinữa, nếu người không tham, thuyết pháp thí cho họ, họ liềnđược hoan hỉ, không có tâm hối hận. Ví như có trai, gáiđoan chính, tự ưa tắm rửa mặt mũi tay chân, lại có ngườiđến cầm hoa đẹp dâng lên tô bồi nhan sắc; lại lấy áotốt, phục sức dâng lên người ấy. Người ấy được rồicàng thêm hoan hỉ. Ðây cũng như thế, người không lẫn tiếc,thuyết pháp thí cho họ, họ liền được hoan hỉ, không cótâm hối hận. Ðó là, này Tỳ-kheo, hai người này dễ vìhọ thuyết pháp. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học có lòng tin,cũng nên học bố thí, chớ có xan tham. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai pháp dành cho người phàm phu, được công đức lớn, thànhquả báo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi. Thế nàolà hai pháp? Là cúng dường cha, mẹ. Ðó là hai người đượccông đức lớn, thành quả báo lớn.

Lạinữa, nếu cúng dường Bồ-tát một đời bổ xứ, đượccông đức lớn, được quả báo lớn. Ðó là, này Tỳ-kheo!Bố thí hai người này được công đức lớn, hưởng quảbáo lớn, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi. Thế nên, cácTỳ-kheo, hãy thường nhớ hiếu thuận, cúng dường cha mẹ.Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

11.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Dạyhai người làm lành, không thể báo ân được. Thế nào làhai? Nghĩa là cha, mẹ.

NàyTỳ-kheo, nếu lại có người, vai phải cõng cha, vai trái cõngmẹ đến ngàn vạn năm, lo y phục, thức ăn, giường nằm,thuốc men trị bịnh, dù cha mẹ tiểu tiện, đại tiện ởtrên vai, người ấy vẫn chẳng thể báo ân được. Tỳ-kheonên biết, cha mẹ ân nặng, bồng ẵm, nuôi nấng, tùy lúcgìn giữ chẳng lỡ thời tiết như được thấy mặt trời,mặt trăng. Dùng phương tiện này, biết ân này, khó báo. Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy cúng dường cha mẹ, thường nên hiếuthuận, chẳng lỡ thời tiết. Như thế, này các Tỳ-kheo, nênhọc điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

12.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả Bàn-đặc bảo em là Châu-lợi-bàn-đặc rằng:

- Nếuem không thể trì giới được thì trở về làm cư sĩ.

NgàiChâu-lợi-bàn-đặc nghe lời này xong, liền đến đứng ngoàicửa Tinh xá Kỳ Hoàn khóc ròng. Bấy giờ đức Thế Tôn dùngThiên nhãn thanh tịnh, xem thấy Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặcđứng ngoài cửa buồn khóc không dừng được. Thế Tôn liềntừ tịnh thất đứng lên, dường như đi kinh hành, đến ngoàicửa Tinh xá Kỳ Hoàn hỏi Châu-lợi-bàn-đặc rằng:

- Tỳ-kheo,cớ sao đứng đây khóc lóc?

Tôngiả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:

- BạchThế Tôn, Anh con xua đuổi con, nói không thể trì giới thìtrở về làm cư sĩ, không nên ở đây. Vì thế, con buồn khóc.

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo,chớ ôm lo sợ, Ta thành Vô Thượng Ðẳng Chánh Giác, chớchẳng phải Bàn-đặc anh Thầy đắc đạo.

Bấygiờ Thế Tôn tay nắm Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc, dẫn đếntịnhthất bảo ngồi, rồi Thế Tôn lại dạy cầm chổi quét;

- Thầytụng chữ này là chữ gì?

Bấygiờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng chữ 'quét' lại quênchữ 'chổi'. Nếu tụng chữ 'chổi' lại quên chữ 'quét'.Bấy giờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc tụng 'chổi quét' nàyqua mấy ngày. Mà 'chổi quét' này gọi là trừ dơ. Tôn giảChâu-lợi-bàn-đặc lại nghĩ: 'Cái gì là trừ? Cái gì làdơ?'

Dơlà tro, đất, ngói, gạch; trừ là thanh tịnh.

Tôngiả lại nghĩ: 'Thế Tôn cớ sao dùng điều này dạy ta. nayta nên suy nghĩ nghĩa này'. Do suy nghĩ nghĩa này, Tôn giả lạinghĩ: 'Nay trên thân ta cũng có bụi dơ, ta tự ví dụ. Thếnào là trừ? Thế nào là dơ?'

Tôngiả lại nghĩ: 'buộc kết là dơ, trí tuệ là trừ. Nay tacó thể lấy chổi trí tuệ quét trói buộc này.'

Bấygiờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc suy nghĩ Ngũ thạnh ấm, sựthành, sự bại, nghĩa là sắc này, sắc tập, sắc diệt; thọ,tưởng, hành, thức, sự thành sự bại cũng lại như vậy.Lúc ấy, Tôn giả tư duy về Ngũ thạnh ấm này xong, tâm dụcđược giải thoát, tâm hữu lậu, tâm vô mninh lậu đượcgiải thoát; đã được giải thoát liền được trí giảithoát; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làmđã làm xong, không còn thọ thân nữa, như thật mà biết.Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc liền thành A-la-hán. Ðã thànhA-la-hán, Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng lên, đến chỗThế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên, bạch Thế Tôn:

- Naycon đã có trí, nay đã có tuệ, nay đã hiểu chổi quét.

ThếTôn nói:

- Tỳ-kheo,Thầy hiểu thế nào?

Tôngiả Châu-lợi-bàn-đặc đáp:

- Trừđó là tuệ, dơ là kết.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, Tỳ-kheo! Như lời Thầy nói, trừ là tuệ, dơ là kết.

Bấygiờ Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc hướng về Thế Tôn mà nóikệ:

Naytụng này đã đủ,

Nhưchỗ Ngài đã nói,

Trítuệ hay trừ dơ

Chẳngdo hạnh nào khác.

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo,như lời Thầy nói, do trí tuệ chứ không do gì khác.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

13.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai pháp này, chẳng thể mong đợi cũng chẳng đủ yêu mến,người đời ném bỏ. Thế nào là hai pháp? Là oán ghét gặpgỡ. Ðiều này không thể mong đợi, cũng không đủ yêu mến,người đời ném bỏ; và ân ái biệt ly, chẳng thể mong đợicũng không đủ yêu mến, người đời ném bỏ. Ðó là, Tỳ-kheo,có hai pháp này, người đời chẳng vui, chẳng thể mong đợi.

NàyTỳ-kheo, lại có hai pháp người đời chẳng bỏ. Thế nàolà hai pháp? Oán ghét biệt ly là chỗ người đời ưa và ânái tụ họp một chỗ, rất đáng yêu kính, là chỗ ngườiđời ưa thích. Ðó là, Tỳ-kheo, có hai pháp người đời ưathích. Nay Ta nói về oán ghét tụ họp, ân ái biệt ly này,lại nói oán ghét biệt ly, ái ân tụ họp là có nghĩa gì?Có duyên gì?

Tỳ-kheođáp:

- ThếTôn là vua các pháp, cúi mong Thế Tôn thuyết cho chúng con,các Tỳ-kheo nghe xong sẽ vâng làm.

ThếTôn bảo:

- Lắngnghe, khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì Thầy phân biệt nói. Này cácTỳ-kheo, hai pháp này do ái mà dấy lên, do ái mà sanh, do áimà thành, do ái mà khởi. Nên học trừ ái, chớ khiến chosanh. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com