- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 3
XXXXVIII.1Phẩm Thập Bất Thiện (1)
1.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếucó chúng sanh làm việc sát sanh, sát sanh cùng khắp, gieo trồngtội báo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì nếu sanh trongloài Người chúng sanh ấy thọ mạng sẽ rất ngắn. Vì sao?Vì đã hại mạng người khác.
Nếucó chúng sanh trộm cắp tài vật của người khác, gieo trồngtội báo trong ba đường ác thì nếu chúng sanh ấy sanh trongloài Người thường, sẽ bị nghèo khổ, thiếu thốn, ăn khôngno, áo không kín thân, đều do tội trộm cắp. Cưỡng đoạttài vật tức là làm đoạn dứt mạng sống người khác.
Nếucó chúng sanh thích dâm dục, gieo trồng tội báo trong ba đườngác, thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người, sẽ gặpgia đình không trinh lương, lén lút làm việc dâm dục.
Nếucó chúng sanh nói dối, gieo trồng tội báo địa ngục, thìnếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người, sẽ bị người khinhchê, nói ra không ai tin, bị người coi rẻ. Vì sao? Ðều dođời trước nói dối mà ra.
Nếucó chúng sanh nói hai lưỡi, gieo trồng tội báo trong ba đườngác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người, tâm thườngkhông định, thường lo buồn. Vì sao? Vì người ấy đã tungra lời hư dối với đôi bên.
Nếucó chúng sanh nói lời thô ác, gieo trồng tội báo trong ba đườngác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người, sẽ có dángvẻ xấu xí, thường ưa chửi mắng. Vì sao? Vì người ấynói lời không chuyên chánh nên bị như thế.
Nếucó chúng sanh gây đấu loạn đôi bên, gieo trồng tội báotrong ba đường ác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người,sẽ có nhiều oán thù, người thân bị ly tán. Vì sao? Ðềudo đời trước gây đấu loạn mà ra.
Nếucó chúng sanh tật đố, gieo trồng tội báo trong ba đườngác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người, sẽ bị thiếuy phục. Vì sao? Vì người ấy ưa tật đố.
Nếucó chúng sanh khởi lòng hại người, gieo trồng tội báo trongba đường ác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người,thường sẽ gặp nhiều hư vọng, không hiểu lý chơn thật,tâm rối loạn không định. Vì sao? Ðều do đời trước sângiận, không có lòng nhân.
Nếucó chúng sanh hành tà kiến, gieo trồng tội báo trong ba đườngác thì nếu chúng sanh ấy sanh trong loài Người sẽ phải ởchỗ man rợ, không sanh chốn thủ đô, không gặp được Tambảo, không nghe nghĩa lý đạo pháp; hoặc là bị câm, điếc,mù, ngọng, thân hình không đoan chánh, không biết rõ nẻothú hướng của pháp lành, pháp dữ. Vì sao? Do đời trướckhông có lòng tin, cũng không tin Sa-môn, Bà-la-môn, cha mẹ,anh em.
CácTỳ-kheo nên biết! Do quả báo của mười điều ác này, nêngặp những điều ương lụy như thế. Cho nên, này các Tỳ-kheo,nên lìa mười điều ác, tu hành chánh kiến. Như thế, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn vào ngày rằm thuyết giới, cùng các Tỳ-kheovây quanh trước sau, đến giảng đường Phổ Hội. Bấy giờ,Thế Tôn lặng yên quan sát trong thánh chúng, rồi im lặng khôngnói.
Khiấy A-nan bạch Phật:
- Hômnay, đại chúng thảy đều vân tập tại giảng đường, cúixin Thế Tôn nên thuyết giới cấm cho chúng Tỳ-kheo.
ThếTôn lại im lặng không nói. Khi ấy, A-nan phút chốc lại bạchPhật:
- Naychính đúng thời, nên thuyết giới cấm, đầu đêm gần hết.
ThếTôn cũng im lặng không nói. Giây lát sau, A-nan lại bạch Phật:
- Giữađêm gần hết, chúng Tăng mệt mỏi. Cúi xin Thế Tôn đúngthời thuyết giới.
ThếTôn cũng im lặng không nói. Giây lát sau, A-nan, lại bạch Phật:
- Cuốiđêm gần hết, cúi xin Thế Tôn đúng thời thuyết giới.
Phậtbảo A-nan:
- Trongchúng có người không thanh tịnh, nên Ta không thuyết giới.Nay cho phép Thượng tọa thuyết giới cấm, nếu Thượng tọakhông kham thuyết giới, cho phép người trì luật thuyết giớicấm, nếu không có người trì luật, thì ai có thể tụnggiới thông suốt, gọi đến khiến thuyết giới. Từ nay vềsau, Như Lai không thuyết giới, vì trong chúng có người khôngthanh tịnh, nếu Như Lai thuyết giới trong đây, đầu ngườiấy bị vỡ làm bảy phần, như trái thù la không khác.
Khiấy, A-nan buồn khóc, nói lên rằng:
- Hômnay Thánh chúng côi cút. Chánh pháp Như Lai xa lìa mau chóng thếsao! Người không thanh tịnh mau ra khỏi nơi đây!
Khiấy, Ðại Mục-kiền-liên bèn khởi nghĩ: 'Trong chúng này,có những người nào hủy pháp khiến Như Lai không thuyếtgiới cho trong chúng?'. Khi ấy, Tôn giả Mục-kiền-liên nhậpđịnh, quán khắp lỗi lầm trong tâm chúng. Tôn giả thấyhai Tỳ-kheo Mã Sư và Mãn Túc ở trong chúng, Tôn giả bèn rờichỗ ngồi đến chỗ hai Tỳ-kheo ấy, rồi nói:
- CácThầy mau rời khỏi chỗ này. Ðức Như Lai cơ hiềm các Thầynên không thuyết giới cấm.
Bấygiờ, hai Tỳ-kheo im lặng không trả lời. Tôn giả Mục-kiền-liênnói ba lần:
- CácThầy mau rời khỏi, không nên ở tại đây.
HaiTỳ-kheo ấy im lặng không đáp. Lúc đó Mục-kiền-liên bènnắm tay hai Thầy ấy lôi ra khỏi cửa, đóng cửa lại rồimới đến bạch Phật:
- Tỳ-kheokhông thanh tịnh đã đưa ra ngoài, cúi xin Thế Tôn đúng thờithuyết giới.
Phậtbảo Mục-kiền-liên:
- Thôi,thôi! Này Mục-kiền-liên! Như Lai không nói giới cho các Tỳ-kheonữa. Như Lai không nói hai lời. Tôn giả nên trở về chỗngồi.
Tôngiả Mục-kiền-liên lại bạch Phật:
- Naytrong chúng này đã sanh lỗi lầm, con không kham làm phép Duy-na,cúi xin Thế Tôn sai người khác.
Bấygiờ, Thế Tôn im lặng chấp nhận. Tôn giả Mục-kiền-liêncúi đầu lễ chân Phật, trở về chỗ ngồi của mình.
Lúcấy, Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Khiđức Phật Tỳ-bà-thi xuất hiện ở đời, Thánh chúng nhiềuít? Trải qua bao lâu mới sanh lỗi lầm? Cho đến thời PhậtCa-diếp, đệ tử nhiều ít? Vì sao thuyết giới.
Phậtdạy A-nan:
- Chínmươi mốt kiếp đã qua, có đức Phật ra đời, hiệu là Tỳ-bà-thiNhư Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian.Bấy giờ Thánh chúng có ba hội. Hội thứ nhất có một trămmười sáu vạn tám ngàn Thánh chúng, hội thứ hai có mườisáu vạn Thánh chúng, hội thứ ba có mười vạn Thánh chúng,đều là bậc A-la-hán. Ðức Phật Ty-bà-thi thọ tám vạn bốnngàn tuổi. Trong một trăm năm đầu Thánh chúng thanh tịnh,đức Phật Ty-bà-thi thường dùng một bài kệ làm giới cấm:
Nhẫnnhục là bậc nhất,
Phậtnói vô vi hơn,
Khôngdo cạo râu tóc,
LàmSa-môn, hại người.
Bấygiờ, đức Phật Tỳ-bà-thi dùng một bài kệ này, trong mộttrăm năm làm cấm giới. Về sau, trong chúng sanh lỗi lầm,đức Phật bèn lập ra giới cấm.
Lại,trong ba mươi mốt kiếp qua, có đức Phật hiệu là Thi-khíNhư Lai Chí Nhơn Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Thờibấy giờ, có ba hội Thánh chúng. Hội thứ nhất có mườisáu vạn chúng, hội thứ hai có mười bốn vạn Thánh chúng,hội thứ ba có mười vạn Thánh chúng. Thời đức Phật Thi-khí,trong tám mươi năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, đức Phậtcũng nói một bài kệ:
Nếumắt thấy tà vạy,
Ngườitrí giữ không đắm,
Xảbỏ các điều ác,
Làtrí tuệ ở đời.
Bấygiờ, đức Phật Thi-khí trong tám mươi năm chỉ có một bàikệ này. Về sau, trong chúng có lỗi lầm, Phật bèn lập cấmgiới. Ðức Phật Thi-khí thọ bảy vạn tuổi.
Trongkiếp ấy cũng có Phật xuất hiện ở thế gian, hiệu là Tỳ-xá-la-bà,cũng có ba hội Thánh chúng. Hội thứ nhất có mười vạnchúng, đều là bậc A-la-hán, hội thứ hai có tám vạn A-la-hán,hội thứ ba có bảy vạn A-la-hán, các lậu đã hết. ThờiPhật Tỳ-xá-la-bà, trong bảy mươi năm đầu, Thánh chúng thanhtịnh, đức Phật dùng một bài kệ rưỡi làm giới cấm:
Khônghại cũng không quấy,
Vânggiữ theo đại giới,
Ănuống biết vừa đủ,
Giường,tòa cũng như vậy.
Chuyêntâm và chí thành,
Làlời chư Phật dạy.
Trongbảy mươi năm, đức Phật ấy dùng kệ này làm giới cấm;về sau trong chúng có lỗi, mới lập giới cấm. Ðức PhậtTỳ-xá-la-bà thọ bảy vạn tuổi.
TrongHiền kiếp ấy, có Phật xuất hiện hiệu là Câu-lưu-tônxuất hiện ở thế gian. Thời ấy có hai hội Thánh chúng.Hội thứ nhất có bảy vạn Thánh chúng đều là A-la-hán,hội thứ hai có sáu vạn A-la-hán. Thời đức Phật Câu-lưu-tôn,sáu mươi năm đầu, trong chúng thanh tịnh không có lỗi. Bấygiờ, đức Phật kia dùng hai bài kệ làm giới cấm:
Vínhư ong hút hoa,
Sắchoa rất sạch, thơm,
Lấyvị ngọt cho người,
Ðạosĩ vào làng xóm.
Khôngchê bai việc người,
Cũngkhông nhìn, phải quấy,
Chỉtự quán thân, hạnh,
Xemkỹ chánh, không chánh.
ÐứcPhật Câu-lưu-tôn trong sáu mươi năm đầu nói hai bài kệnày để làm giới cấm. Từ đây về sau có người phạm giới,mới lập giới cấm. Ðức Phật Câu-lưu-tôn thọ sáu vạntuổi.
TrongHiền kiếp ấy, có đức Phật xuất hiện, hiệu là Câu-na-hàm-mâu-niNhư Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác. Thời ấy có hai hội Thánhchúng. Hội thứ nhất có mười sáu vạn Thánh chúng, đềulà bậc A-la-hán, hội thứ hai có bốn mươi vạn Thánh chúng,đều là A-la-hán. Thời đức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni, trongbốn mươi năm đầu trong chúng không tỳ vết, đức Phậtchỉ dùng một bài kệ làm giới cấm:
Giữchí chớ khinh lờn,
Nênhọc đạo vắng lặng,
BậcHiền không lo buồn,
Nêngiữ tâm tịch diệt.
Trongbốn mươi năm đầu, đức Phật ấy nói một bài kệ nàylàm cấm giới, về sau trong chúng có người tỳ vết, mớilập giới cấm. Ðức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni thọ bốn vạntuổi.
TrongHiền kiếp ấy, có Phật hiệu Ca-diếp xuất hiện. Ðức Phậtcũng có hai hội Thánh chúng. Hội thứ nhất có bốn mươivạn chúng, hội thứ hai có ba mươi vạn chúng, đều là A-la-hán.Trong hai mươi năm đầu, trong chúng không có người phạm giới,đức Phật thường dùng một bài kệ làm giới cấm:
Chớlàm tất cả ác,
Nênvâng làm điều lành,
Giữtâm ý thanh tịnh,
Làlời chư Phật dạy.
Tronghai mươi năm đầu, đức Phật ấy nói một bài kệ này làmcấm giới, về sau có người phạm giới mới lập giới cấm.Phật Ca-diếp thọ hai vạn tuổi.
NayTa, Như Lai xuất hiện ở đời, có một hội Thánh chúng làmột ngàn hai trăm năm mươi người. Trong mười hai năm đầukhông có người phạm giới, Ta dùng một bài kệ làm giớicấm:
Giữmiệng, ý thanh tịnh,
Thânhành cũng thanh tịnh,
Thanhtịnh ba hạnh này,
Tuhành đạo tiên nhơn.
Trongmười hai năm đầu, Ta nói một bài kệ này làm giới cấm,sau có người phạm luật, dần dần có hai trăm năm mươi giới.Từ nay về sau chúng Tăng nhóm họp, nên phải bạch đúng theoluật: 'Chư Hiền cùng nghe, nay là ngày mười lăm thuyết giới,nay tăng bằng lòng cho chúng Tăng hòa hợp thuyết giới'.
Thưanhư thế xong, nếu có Tỳ-kheo nói gì thì không nên thuyếtgiới; nếu tất cả cùng im lặng, không ai nói gì thì mớithuyết giới. Cho đến sau khi nói bài tựa giới kinh rồi,nên hỏi rằng: 'Thưa chưa Hiền, ai không thanh tịnh?'
Hỏinhư thế ba lần: 'Ai không thanh tịnh'. Người thanh tịnh thìim lặng giữ gìn.
Bởivì tuổi thọ của người ngày nay rất ngắn, tuổi thọ caonhất không quá trăm năm. Thế nên, A-nan! Nên khéo thọ trìđiều Ta dạy.
Bấygiờ, A-nan bạch Phật:
- Cácđức Phật ở thời quá khứ lâu xa, tuổi thọ dài lâu, ítngười phạm giới, không có tỳ vết. Còn ngày nay, ngườithọ mạng đã ngắn ít, không quá trăm năm. Sau khi các Phậtđời quá khứ diệt độ, pháp tồn tại ở đời bao lâu?
Phậtbảo A-nan:
- Saukhi các đức Phật quá khứ diệt độ, pháp không trụ lâuở đời.
A-nanbạch Phật:
- Nếunhư sau khi Như Lai diệt độ, Chánh pháp trụ đời bao lâu?
Phậtbảo A-nan:
- Saukhi Ta diệt độ, Chánh pháp sẽ trụ đời lâu dài. Sau khiPhật Ca-diếp diệt độ, Chánh pháp để lại trụ bảy ngày.Này A-nan! Nay Thầy nghĩ rằng đệ tử của Như Lai ít, chớnghĩ như thế. Hàng đệ tử của Ta ở phương Ðông nhiềuvô số ức ngàn, đệ tử ở phương Nam vô số ức ngàn. Chonên, A-nan, hãy nghĩ như vầy: 'Phật Thích-ca của ta thọ mạngrất dài lâu'. Vì sao? Nhục thân tụy diệt độ nhưng phápthân tồn tại. Ðây là nghĩa ấy, nên ghi nhớ điều này.
Bấygiờ, A-nan và các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vânglàm.
*
3.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.
Bấygiờ, Tôn giả A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phảichấm đất, bạch Phật:
- Trínhiệm mầu của đức Như Lai, không việc gì không biết. Trongba đời quá khứ, hiện tại, vị lai Ngài thảy đều biếtrõ; chư Phật đời quá khứ tên họ, danh hiệu, đệ tử Bồ-táttheo tùy tùng bao nhiêu, thảy đều biết hết, trong một kiếp,trăm kiếp hay vô số kiếp thảy đều quán sát biết hết,Ngài cũng biết tên họ của vua chúa, đại thần, nhân dân,thảy đều có thể phân biệt; như hiện tại nay có bao nhiêucõi nước cũng biết rõ ràng. Về đời tương lai xa, khi PhậtDi-lặc Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác xuất hiện, con muốn nghesự biến hóa của đức Phật ấy, số đệ tử tùy tùng,cảnh giới Phật phồn thịnh, trải qua bao nhiêu năm?
Phậtbảo A-nan:
- Thầyhãy về chỗ ngồi, lắng nghe Ta nói. Khi Phật Di-lặc ra đời,cõi nước giàu có, bao nhiêu đệ tử. Thầy hãy khéo suy nghĩ,ghi nhớ trong tâm.
Khiấy, A-nan vâng lời Phật dạy, liền trở về chỗ ngồi.
Bấygiờ, Phật bảo A-nan:
- Vềđời tương lai rất xa, ở cõi này sẽ có một đô thị tênKê Ðầu, chiều Ðông Tây rộng mười hai do-tuần, chiều NamBắc rộng bảy do-tuần, đất đai phong phú, nhân dân đôngđúc đầy đường. Bấy giờ, trong thành ấy có một Long vươngtên Thủy Quang, đêm rưới mưa thơm, ngày thì quang đãng. Khiấy, trong thành Kê Ðầu cũng có một La-sát tên Diệp Hoa,hành động đúng pháp, không trái chánh giáo, chờ mọi ngườingủ xong, mới dọn dẹp các vật nhơ cấu, lại dùng nướcthơm rưới trên đất, rất là thơm sạch.
A-nannên biết! Bấy giờ cõi Diêm-phù-đề trong khoảng Ðông TâyNam Bắc mười vạn do tuần, các thứ núi sông, vách đá đềutự tiêu diệt, nước bốn biển lớn đều đổ về một phía.Ðất đai cõi Diêm-phù-đề rất bằng phẳng ngay ngắn nhưgương sáng. Các thứ ngũ cốc trong cõi nhiều và rẻ, nhândân đông đúc, nhiều trân bảo, làng xóm kề cận nhau, tiếnggà gáy nối tiếp. Thời ấy, những loại cây trái dở đềukhô chất, loại dơ xấu cũng tự tiêu diệt, chỉ còn nhữngcây trái ngon ngọt đẹp đẽ, mùi hương đặc biệt đềunảy sanh ở đất ấy. Thời tiết khí hậu điều hòa, bốnmùa thuận tiết, thân người không có trăm lẻ tám tai họanhư tham dục, sân nhuế, ngu si, lười biếng... Lòng ngườigiống nhau, đều đồng một ý, gặp nhau vui vẻ nói lời lành,ngôn ngữ một thứ không sai biệt, như người ở cõi Uất-đơn-việt.Người cõi Diêm-phù-đề bấy giờ lớn nhỏ đều đồng mộtâm thanh, không có nhiều sai biệt.
Thờiấy, người nam nữ, vừa muốn đại tiểu tiện, đất liềntự nhiên nứt ra, xong rồi đất lại khép vào. Bấy giờ,cõi Diêm-phù-đề tự nhiên sanh ra lúa, không vỏ trấu, rấtthơm ngon, ăn vào không bệnh khổ. Còn những thứ vàng, bạc,lưu ly, xa cừ, mã não, trân châu, hổ phách rải rắc trênmặt đất, không ai bảo nhau rằng: 'Người thuở trước vìnhững của báu này mà giết hại nhau, bị giam cầm lao ngục,khổ sở nhiều thứ. Bây giờ nó chỉ như ngói gạch, khôngai lấy'.
Bấygiờ, pháp vương xuất hiện tên Nhượng-khư, dùng Chánh pháptrị dân, có đủ bảy báu. Bảy báu là: xa báu, voi báu, ngựabáu, ngọc báu, ngọc nữ báu, điển binh báu, đại thần thủtạng báu. Ðó là bảy báu. Nhà vua thống lãnh Diêm-phù-đề,không dùng dao gậy mà người tự nhiên hàng phục. A-nan! Lúcấy có bốn kho châu báu lớn, kho báu thứ nhất tên Càn-đà-việt-quốc-thi-la-sát,có nhiều vật châu báu lạ thường không thể tính kể. Kholớn thứ hai tên Di-thê-la-quốc-ban-trừu cũng có nhiều trânbảo. Kho thứ ba tên Tu-lại-thác-đại-quốc, cũng nhiều trânbảo. Kho báu thứ tư tên Ba-la-nại-nhượng-khư có nhiều trânbảo không thể tính kể. Bốn kho báu lớn này tự nhiên xuấthiện, khi ấy các người giữ kho đều đến tâu vua:
- Cúixin Ðại vương đem các vật trong kho báu bố thí cho ngườinghèo cùng.
Khiấy, vua Nhượng-khư được các kho báu này, cũng không quantâm đến, ý không tưởng tài vật. Bấy giờ, cõi Diêm-phù-đềtrên cây tự nhiên sanh y phục, mềm mại nhu nhuyễn, ngườiđến lấy mặc, như người cõi Uất-đơn-việt hiện nay, trêncây tự nhiên có y phục.
Nhàvua có một đại thần tên Tu-phạm-ma, là bạn từ thuở bécủa nhà vua, nhà vua rất thương kính. Dung mạo của đạithần đoan chánh, không cao không thấp, không mập không ốm,không trắng không đen, không già không trẻ. Ðại thần Tu-phạm-nacó phu nhân tên Phạm-ma-việt, đặc biệt hơn hẳn các ngọcnữ, như cung phi trời Ðế Thích, miệng phát ra mùi thơm hoaưu-bát, thân có mùi thơm chiên-đàn, hoàn toàn không có támmươi bốn trạng thái của người nữ, cũng không bệnh, ýkhông tán loạn. Bấy giờ, Bồ-tát Di-lặc ở cung trời Ðâu-suấtquan sát cha mẹ không trẻ không già, liền giáng thần hạsanh từ hông bên phải, như Ta hiện nay sanh từ hông bên phải,Bồ-tát Di-lặc cũng thế. Chư thiên cõi trời Ðâu-suất đềuxướng rằng: 'Bồ-tát Di-lặc đã hạ sanh'. Khi đó, đạithần Tu-phạm-ma bèn đặt tên con là Di-lặc. Công tử có bamươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thânhình, thân màu hoàng kim.
Thờibấy giờ nhân dân thọ mạng dài lâu, không bệnh, đều thọtám vạn bốn ngàn tuổi. Con gái đến năm trăm tuổi mớilấy chồng. bồ-tát Di-lặc ở nhà không bao lâu, bèn xuấtgia học đạo, lúc đó cách thành Kê Ðầu không xa, có mộtcội đạo thọ tên Long Hoa, cao một do-tuần, rộng năm trămbộ. Bồ-tát Di-lặc ngồi dưới cội cây ấy thành đạo quảVô thượng. Vào nửa đêm ấy, Di-lặc xuất gia, ngay đêm đóthành đạo Vô thượng. Khi ấy, ba ngàn đại thiên cõi nướcrung động sáu cách, Ðịa thần mỗi bảo nhau rằng: 'Nay Bồ-tátDi-lặc đã thành Phật', truyền đến cung trời Tứ thiên vươngnghe: 'Di-lặc đã thành Phật đạo', truyền dần đến trờiBa mươi ba, trời Diêm-ma, trời Ðâu-suất, trời Hóa tự tại,trời Tha hóa tự tại, tiếng vang lần lượt đến Phạm thiên:'Di lặc đã thành Phật'.
Bấygiờ, Ma vương tên Ðại Tướng dùng pháp trị hóa nghe danhNhư Lai, âm thanh giáo hóa, vui mừng phấn khởi không thể tựdừng, bảy ngày bảy đêm không ngủ nghỉ. Khi ấy, Ma vươngđem vô số chư thiên cõi dục, đến chỗ Phật Di-lặc cungkính lễ bái. Ðức Phật Di-lặc vì chư Thiên dần dần nóipháp vi diệu, những luận như luận bố thí, luận trì giới,luận sanh Thiên, dục tưởng bất tịnh, xuất yếu là nhiệmmầu.
PhậtDi-lặc thấy mọi người đã phát tâm hoan hỷ, Ngài liềnđem những pháp mà chư Phật thường nói như: Khổ, Tập, Diệt,Ðạo vì hàng Trời, Người rộng phân biệt nghĩa ấy. Bấygiờ có tám vạn bốn ngàn Thiên tử, ngay chỗ ngồi dứt sạchtrần cấu, được pháp nhãn tịnh. Ma Vương Ðại Tướng bảomọi người trong cõi nước ấy rằng:
- CácNgười mau xuất gia. Vì sao? Nay đức Phật Di-lặc đã qua bờkia, cũng sẽ đưa các Người sang bờ kia.
Bấygiờ trong thành Kê Ðầu có trưởng giả tên Thiện Tài, nghegiáo lệnh của Ma vương, và nghe âm thanh Phật, bèn đem támvạn bốn ngàn người đến chỗ Phật Di-lặc, cúi đầu lễchân Phật, lui ngồi một bên. Phật Di-lặc dần dần vì nóipháp vi diệu. Ðó là luận về bố thí, luận trì giới, luậnsanh thiên, dụng tưởng bất tịnh, xuất yếu là nhiệm mầu.Bấy giờ, Phật Di-lặc thấy mọi người đã khai mở tâmý, bèn đem các pháp chư Phật thường nói như: Khổ, Tập,Diệt, Ðạo vì mọi người giảng rộng nghĩa ấy. Tám vạnbốn ngàn người đến chỗ ngồi sạch hết trần cấu đượcpháp nhãn tịnh. Khi ấy, Thiện Tài cùng tám vạn bốn ngànngười liền đến trước bạch Phật, cầu xin xuất gia, khéotu Phạm hạnh, đều thành A-la-hán. Bấy giờ, hội thứ nhấtcủa Phật Di-lặc có tám vạn bốn ngàn A-la-hán.
Khiấy, vua Nhượng-khư nghe Bồ-tát Di-lặc đã thành Phật, bènđến chỗ Phật muốn được nghe pháp. Thời Phật Di-lặcvì vua nói pháp, phần đầu lành, phần giữa lành, phần sauđều lành, nghĩa lý sâu xa. Lại thời khác, vua lập thái tử,tặng châu báu cho người thợ cạo, lại đem tạp bảo chocác Phạm chí, dẫn tám vạn bốn nghìn người đến chỗ Phật,xin làm Sa-môn, đều thành đạo quả, chứng A-la-hán.
Khiấy, trưởng giả Tu-phạm-ma nghe Di-lặc đã thành Phật, đemtám vạn bốn nghìn chúng Phạm chí, đến chỗ Phật xin làmSa-môn, đều đắc quả A-la-hán, chỉ trừ một mình Tu-phạm-ma,đoạn ba kết sử, chấm dứt mé khổ. Khi ấy, Phật mẫu Phạm-ma-việt,lại đem tám vạn bốn ngàn thể nữ đến chỗ Phật, xin làmSa-môn. Khi ấy, các người nữ đều đắc quả A-la-hán, chỉmột mình Phạm-ma-việt, đoạn ba kiết sử thành Tu-đà-hoàn.Bấy giờ, các phu nhân dòng Sát-lợi, nghe Phật Di-lặc xuấthiện thế gian, thành Ðẳng Chánh Giác, vài ngàn vạn chúngđến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên,mỗi mỗi phát tâm cầu làm Sa-môn, xuất gia học đạo, hoặccó người vượt thứ lớp mà chứng đạo, hoặc có ngườikhông chứng. A-nan! Bấy giờ những người không vượt thứlớp chứng đạo đều là người vâng theo pháp, chán ghéttất cả tưởng không vui ở thế gian, khi ấy Phật Di-lặcsẽ nói giáo lý Tam thừa. Như nay, trong hàng đệ tử Ta, ÐạiCa-diếp thực hành mười hai hạnh đầu đà, ở nơi chư Phậtquá khứ khéo tu Phạm hạnh, và sẽ thường phụ tá PhậtDi-lặc giáo hóa nhân dân.
Bấygiờ, Tôn giả Ca-diếp cách chỗ Phật không xa, ngồi kiết-giàchánh thân, chánh ý buộc niệm ở trước. Phật bảo Tôn giảCa-diếp:
- NayTa tuổi đã già suy, hơn tám mươi. Song Như Lai có bốn đệtử Thanh văn lớn có khả năng du hóa, trí tuệ vô tận, đầyđủ các đức. Những ai là bốn? Ðó là Tỳ-kheo Ðại Ca-diếp,Tỳ-kheo Quân-đồ-bát-hán, Tỳ-kheo Tân đầu-lư, Tỳ-kheo La-vân.Bốn Thanh văn lớn các Thầy! Không nên nhập Niết-bàn, đợipháp Ta mất hẳn, sau mới vào Niết-bàn. Ðại Ca-diếp cũngkhông nên vào Niết-bàn, nên đợi đến Di-lặc ra đời. Vìsao? Ðệ tử do Phật Di-lặc hóa độ đều là đệ tử củaPhật Thích-ca Văn, do Ta hóa độ để lại, được sạch hữulậu. Tại nước Ma-kiệt, thôn Tỳ-đề, Ðại Ca-diếp sẽtrụ trong núi xứ ấy đến lúc Phật Di-lặc đem vô số ngànchúng vây quanh trước sau đến trong núi này. Nương ân đứcPhật, các Quỷ thần vì Phật mở cửa, khiến thấy đượcCa-diếp tọa Thiền trong động.
Khiấy, Phật Di-lặc đưa tay mặt chỉ vào Ca-diếp, bảo vớimọi người:
- 'Ðâylà đệ tử của Phật Thích-ca từ quá khứ lâu xa, tên làCa-diếp. Hiện tại, tu hạnh đầu đà đệ nhất'.
Mọingười thấy rồi khen 'chưa từng có', vô số trăm ngàn chúngsanh chấm dứt các trần cấu, được pháp nhãn tịnh. Hoặclại có chúng sanh đã thấy thân Ca-diếp rồi. Ðây gọi làhội ban đầu, chín mươi sáu ức người đều đắc quả A-la-hán,những người ấy đều là đệ tử của Ta. Vì sao? Vì thảyđều do nhận lãnh sự giáo hóa của Ta mà nên. Cũng do nhânduyên bốn món cúng dường, bố thí, nhân ái, lợi người,lợi đồng nhau.
A-nan!Bấy giờ Phật Di-lặc sẽ đắp y Tăng-già-lê của Ca-diếp,khi đó thân thể của Ca-diếp nghiễm nhiên tan rã, Di-lặclại đem các thứ hương hoa cúng dường Ca-diếp. Vì sao? Vìchư Phật Thế Tôn đều có tâm cung kính đối với Chánh Pháp,Di-lặc cũng do Chánh pháp hóa mà Ta nhận được, được thànhđạo Vô Thượng Chánh Chơn.
A-nannên biết! Hội thứ hai của Phật Di-lặc có chín mươi bốnức người, đều là bậc A-la-hán, cũng là đệ tử của Tađể lại, cúng dường bốn thứ cần dùng mà được như thế.
Hộithứ ba của Di-lặc có chín mươi hai ức người, là bậc A-la-hán,cũng là đệ tử thọ pháp Ta để lại. Bấy giờ danh xưngcủa Tỳ-kheo đều gọi là đệ tử Từ Thị, như Ta ngày nay,hàng Thanh văn đều xưng là đệ tử Thích-ca.
Bấygiờ, Phật Di-lặc vì các đệ tử thuyết pháp: 'Tỳ-kheo cácThầy nên suy nghĩ về tưởng vô thường, tưởng vui có khổ,tưởng chấp có ngã và vô ngã, tưởng thật có, rổng không,tưởng sắc biến đổi, tưởng bầm xanh, tưởng sình trương,tưởng ăn không tiêu, tưởng ứ máu, tưởng tất cả đềukhông vui của thế gian. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, mười tưởngnầy đều là do Phật Thích-ca Văn từ quá khứ đã nói chocác Thầy, khiến dứt sạch hữu lậu tâm được giải thoát.Hoặc trong chúng này có đệ tử của Phật Thích-ca thời quákhứ từng tu Phạm hạnh, mà đến chỗ Ta; hoặc ở nơi PhậtThích-ca vâng giữ pháp ấy, mà đến chỗ Ta; hoặc ở nơiPhật Thích-ca cúng dường Tam Bảo mà đến chỗ Ta; hoặc ởnơi Phật Thích-ca tu căn lành trong khoảng khảy móng tay màđến chỗ Ta; hoặc ở nơi Phật Thích-ca tu Tứ vô lượngtâm, mà đến chỗ Ta; hoặc ở nơi Phật Thích-ca thọ giữnăm giới, tam tự quy y mà đến chỗ Ta; hoặc ở nơi PhậtThích-ca tạo dựng tháp miếu, chùa viện mà đến chỗ Ta;hoặc ở nơi Phật Thích-ca sửa sang chùa cũ mà đến chỗTa; hoặc ở nơi Phật Thích-ca thọ giới bát quan trai mà đếnchỗ Ta; hoặc ở nơi Phật Thích-ca dùng hương hoa cúng đườngmà đến đây; hoặc ở nơi Phật kia, nghe Phật pháp buồnkhóc rơi lệ mà đến chỗ Ta; hoặc ở nơi Phật Thích-ca mộtlòng nghe pháp mà đến chỗ Ta; hoặc suốt đời khéo tu Phạmhạnh mà đến chỗ Ta; hoặc đã viết kinh, đọc tụng màđến chỗ Ta. Hoặc đã thừa sự cúng dường mà đến chỗTa'.
Khiấy, Phật Di-lặc bèn nói kệ này:
Tăngtrưởng giới, văn, đức.
Thiềnvà nghiệp tư duy,
Khéotu về Phạm hạnh,
Màđến chỗ của Ta.
Siêng,thí tâm hoan hỷ,
Tuhành, cội nguồn tâm,
Ýkhông tưởng nhiều việc,
Ðềuđến chỗ của Ta.
Hoặcđến chỗ của Ta.
Hoặcphát tâm bình đẳng,
Thừasự nơi chư Phật,
Cúngthức ăn Thánh chúng,
Ðềuđến chỗ của Ta.
Hoặctụng giới, khế kinh,
Khéotập, nói cho người,
Mạnhmẽ nơi gốc pháp,
Nayđến chỗ của Ta.
DòngThích khéo giáo hóa,
Cúngdường các Xá-lợi,
Thừasự pháp cúng dường,
Nayđến chỗ của Ta.
Nếucó biên chép kinh,
Tuyênđọc trên án thư,
Cóngười cúng dường kinh,
Ðềuđến chỗ của Ta.
Lụa,vải và các thứ,
Cúngdường nơi chùa tháp,
Tựxưng: Nam-mô Phật,
Ðềuđến chỗ của Ta.
Cúngdường Phật hiện tại,
Vàchư Phật quá khứ,
Thiềnđịnh rất chơn chánh,
Cũngkhông có tăng giảm.
Chonên nơi Phật pháp,
Thừasự nơi Thánh chúng,
Mộtlòng thờ Tam Bảo,
Ðềuđến chỗ vô vi.
A-nan,nên biết! Di-lặc Như Lai nói kệ này trong chúng kia. Bấy giờtrong chúng, hàng Trời, Người suy nghĩ mười tưởng này, mườimột vạn vạn người sạch hết các trần cấu, được phápnhãn tịnh. Thời đức Phật Di-lặc, trong một ngàn năm, chúngTăng không có lỗi. Bấy giờ Phật ấy thường dùng một bàikệ làm giới cấm:
Miệng,ý không làm ác,
Thâncũng chẳng phạm ác,
Nêntrừ ba hạnh này,
Chóngthoát vực sanh tử.
Saumột ngàn năm, có người phạm giới Phật ấy bèn lập giớicấm. Phật Di-lặc sẽ thọ tám vạn bốn ngàn tuổi, sau khiPhật nhập Niết-bàn, Pháp để lại tồn tại tám vạn bốnnghìn năm. Vì sao? Vì chúng sanh thời bấy giờ đều là lợicăn.
Cóthiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được gặp PhậtDi-lặc và ba hội chúng Thanh-văn, cùng thành Kê Ðầu, vua Nhượng-khư,và bốn kho châu báu lớn, muốn ăn lúa thóc tự nhiên và mặcy phục tự nhiên, sau khi chết sanh cõi trời thì thiện namtử, thiện nữ nhân ấy nên gắng sức tinh tấn, đừng sanhgiải đãi, cũng nên cúng dường thừa sự các pháp sư, cúngdường các thứ danh hoa, hương thơm đừng để thiếu thốn.Như thế, A-nan, nên học điều này!
Bấygiờ, A-nan và đại chúng nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.