- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 3
1.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cómười sự công đức, Như Lai vì các Tỳ-kheo nói cấm giới.Thế nào là mười? Là thừa sự Thánh chúng; hòa hợp thuậnthảo với nhau; an ổn Thánh chúng; hàng phục người ác; khiếncác Tỳ-kheo biết tàm, quý, không bị não loạn; người khôngtin khiến lập lòng tin; người đã tin khiến tăng thêm bộiphần; ở trong hiện pháp được dứt sạch hữu lậu, cũngkhiến cho các lậu đời sau thảy đều trừ sạch; khiến Chánhpháp trụ đời lâu dài; thường suy nghĩ phải có cách gìđể Chánh pháp tồn tại lâu dài.
Nàycác Tỳ-kheo! Ðó là mười pháp công đức, Như Lai vì cácTỳ-kheo nói cấm giới. Cho nên, Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiệnthành tựu cấm giới đừng để cho mất. Như thế, này cácTỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn CấpCô Ðộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Chỗở của chư Hiền Thánh có mười việc, chư Thánh ba đờiđều ở trong ấy. Thế nào là mười? Ở đây, Tỳ-kheo đãtrừ bỏ năm việc; thành tựu sáu pháp; thường giữ mộtviệc; ủng hộ bốn chúng; quan sát chỗ yếu kém; thân cậnbình đẳng; chánh hướng vô lậu; nương tựa thân hành; tâmkhéo giải thoát; trí tuệ giải thoát.
Thếnào là Tỳ-kheo đã trừ năm việc? Ở đây, Tỳ-kheo đã đoạndứt năm kiết sử. Như thế là đã trừ năm việc.
Thếnào là Tỳ-kheo thành tựu sáu pháp? Ở đây, này các Tỷ kheo,Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc không có hân hoan, không có thấtvọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng...khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc...khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trúxả, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, làTỷ-kheo thành tựu sáu pháp. (bổ sung từ Kinh Thánh Cư, TăngChi X.20 -- Bình Anson, 02-2004)
Thếnào là Tỳ-kheo thường hộ một việc? Ở đây, Tỳ-kheo thườnghộ trì tâm niệm hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi đến cửaNiết-bàn. Như thế là Tỳ-kheo thường hộ một việc.
Thếnào là Tỳ-kheo hộ trì bốn chúng? Ở đây, Tỳ-kheo thànhtựu Tứ thần túc. Như thế là Tỳ-kheo hộ trì bốn chúng.
Thếnào là Tỳ-kheo quan sát chỗ yếu kém? Ở đây, Tỳ-kheo cáchành sanh tử đã chấm dứt. Ðó gọi là Tỳ-kheo quan sát chỗyếu kém.
Thếnào là Tỳ-kheo thân cận bình đẳng? Ở đây, Tỳ-kheo đãchấm dứt ba kết. Ðó gọi là Tỳ-kheo thân cận bình đẳng.
Thếnào là Tỳ-kheo chánh hướng vô lậu? Ở đây, Tỳ-kheo trừbỏ kiêu mạn. Như thế là Tỳ-kheo chánh hướng vô lậu.
Thếnào là Tỳ-kheo nương tựa vào thân hành? Ở đây, Tỳ-kheođã trừ vô minh. Như thế là Tỳ-kheo nương tựa thân hành.
Thếnào là Tỳ-kheo tâm khéo giải thoát? Ở đây, Tỳ-kheo đãtrừ sạch ái. Như thế là Tỳ-kheo tâm khéo giải thoát.
Thếnào là Tỳ-kheo trí tuệ giải thoát? Ở đây, Tỳ-kheo quánKhổ đế, Tập đế, Diệt đế, Ðạo đế, biết một cáchnhư thật. Ðó là Tỳ-kheo trí tuệ giải thoát.
Nàycác Tỳ-kheo! Ðó là chỗ ở đủ mười sự của Hiền Thánh.Ngày trước, các bậc hiền Thánh cũng ở trong ấy, đã ở,đang ở.
Chonên, Tỳ-kheo! Nên nhớ nghĩ trừ bỏ năm việc, thành tựusáu pháp, giữ gìn một pháp, hộ trì bốn chúng, quan sát chỗyếu kém, thân cận bình đẳng, chánh hướng về vô lậuu,nương tựa thân hành, tâm được giải thoát, trí tuệ giảithoát. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- NhưLai thành tựu mười lực, tự biết không đắm trước. Ởtrong đại chúng rống tiếng sư tử; chuyển vận bánh xe Chánhpháp vô thượng để độ chúng sanh; nghĩa là đây là sắc,đây là sắc tập, đây là sắc tận, đây là sắc xuất yếu;quán sát thọ, tưởng, hành, thức, cũng như vậy; nhân cáinày có thì cái kia có, cái này sanh thì kia sanh; vô minh duyênlành, lành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyênlục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyênái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyêntử, tử duyên ưu bi khổ não không thể tính kể.
Nhâncó thân ngũ ấm này có pháp tận này, đây diệt thì kia diệt,đây không thì kia không. Vô minh hết thì hành hết, hành hếtthức hết, thức hết danh hết, xúc hết thọ hết, thọ hếtái hết, ái hết thủ hết, thủ hết hữu hết, hữu hếtsanh hết, sanh hết tử hết, tử hết thì ưu bi khổ não thảyđều trừ sạch.
Tỳ-kheonên biết! Pháp của Ta rất rộng lớn không bờ mé, khôngđáy, dứt các hồ nghi, an ổn ở nơi Chánh Pháp. Thiện nam,tín nữ cần sinh năng dụng tâm không để kém khuyết, dùthân thể khô hoại, trọn không bỏ hạnh tinh tấn, buộc ývững chắc không quên, tu hành pháp khổ không đổi tâm, ưaở chỗ vắng, yên lặng tư duy, không bỏ hạnh đầu đà,như hiện nay Như Lai khéo tu Phạm Hạnh.
Chonên, này các Tỳ-kheo! Nếu khi tự quán sát, suy nghĩ về phápvi diệu thì cần phải quán sát hai nghĩa, không có hạnh phóngdật, khiến thành tựu quả thật đến chỗ cam lồ, diệttận. Nếu nhận người khác cúng dường như y phục, mền,nệm, thức ăn uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men, cũngkhông phụ công khó của tín thí, cũng khiến cha mẹ đượcquả báo, phụng sự chư Phật lễ kính cúng dường. Như thế,này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- NhưLai thành tựu mười lực, được bốn vô sở úy. Ở trongchúng rống tiếng sư tử.
Thếnào là mười lực? Biết như thật về thị xứ; biết nhưthật về phi xứ; biết như thật nhân duyên nơi chốn thọbáo của chúng sanh; biết như thật bao nhiêu cõi, bao nhiêuloại trì, bao nhiêu loại nhập; biết như thật có bao nhiêuloại giải thoát, vô lượng giải thoát, biết như thật cácchúng sanh có trí tuệ nhiều ít; biết như thật ý niệm trongtâm của các chúng sanh: tâm có dục biết tâm có dục, tâmkhông dục biết tâm không dục, tâm có sân nhuế biết tâmcó sân nhuế, tâm không sân nhuế biết tâm không sân nhuế,tâm có ngu si biết tâm có ngu si, tâm không ngu si biết tâmkhông ngu si, tâm có ái biết tâm có ái, tâm không ái biếttâm không ái, tâm có thọ biết tâm có thọ, tâm không thọbiết tâm không thọ, tâm loạn biết tâm loạn, tâm không loạnbiết tâm không loạn, tâm tán biết tâm tán, tâm không tánbiết tâm không tán, tâm hẹp biết tâm hẹp, tâm không hẹpbiết tâm không hẹp, tâm rộng lớn biết tâm rộng lớn, tâmkhông rộng lớn biết tâm không rộng lớn, tâm vô lượngbiết tâm vô lượng, tâm hữu lượng biết tâm hữu lượng,tâm định biết tâm định, tâm không định biết tâm khôngđịnh, tâm giải thoát biết tâm giải thoát, tâm không giảithoát biết tâm không giải thoát; biết như thật tất cảcon đường của tâm hướng đến, hoặc một đời, hai đời,ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, năm mươi đời,một trăm đời, ngàn đời, ức trăm ngàn đời, vô lượngđời, kiếp thành, kiếp hoại, trong vố số kiếp thành, kiếphoại, xưa kia ta sanh nơi đó, tên đó, họ đó, ăn những thứcăn như thế, chịu các khổ vui thọ mạng dài ngắn, chếtđây sanh kia, chết kia sanh đây, tự nhớ các việc trong vôsố đời đã qua như thế; biết như thật các đường sanhtử của chúng sanh, dùng Thiên nhãn quán sát các loài chúngsanh, sắc lành sắc dữ, đường lành đường dữ, tùy theoviệc làm các loài thảy đều biết rõ, hoặc có chúng sanhthân miệng ý làm ác, phỉ báng Hiền Thánh, tạo nghiệp tàkiến, khi chết sanh vào địa ngục, hoặc có chúng sanh thânmiệng ý làm lành, không phỉ báng Hiền Thánh, thường hànhchánh kiến, khi chết sanh lên cõi trời, đó gọi là Thiênnhãn thanh tịnh quán sát các hành động dẫn chúng sanh đicác nẻo; biết như thật sự chấm dứt hữu lậu, thành tựuvô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, sanh tử đãdứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, khôngthọ lại thân sau.
Ðógọi là Như Lai có Mười lực, không đắm trước, đượcBốn vô sở úy, ở trong chúng rống tiếng sư tử, chuyểnbánh xe Phạm.
Thếnào gọi là Như Lai được Bốn vô sở úy? Muốn nói Như Laithành Ðẳng Chánh Giác, nếu có chúng sanh muốn nói biết việcnày, ắt không được. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn muốn đếnchê bai Phật không thành Ðẳng Chánh Giác, ắt không được.Do chê bai không được, nên Ta an ổn.
Lạinữa, nay Ta nói đã hết các hữu lậu. Giả sử có Sa-môn,Bà-la-môn, Trời, hoặc Ma trời muốn đến nói Ta chưa dứthữu lậu, ắt không được. Do không được như thế, nênTa an ổn.
Lạinữa, pháp Ta nói ra là pháp Hiền Thánh được xuất yếu,chấm dứt mé khổ như thật. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, Trời,Ma trời muốn đến nói Ta chưa hết mé khổ, ắt không được.Vì không được như thế, nên Ta an ổn.
Lạinữa, Ta nói về nội pháp rơi trong đường ác. Giả sử cóSa-môn, Bà-la-môn đến, muốn nói không phải, ắt không được.
Này,Tỳ-kheo, đó là Như Lai có Bốn vô sở úy. Giả sử hàng ngoạiđạo dị học nói rằng: 'Sa-môn Cù-đàm kia có những thếlực gì? Có vô úy gì, mà tự xưng là bậc Vô trước, Tốitôn?'. Các Thầy nên đem Mười lực này mà trả lời họ.
Giảsử có ngoại đạo dị học lại nói như vầy: 'Chúng ta cũngthành tựu Mười lực'. Tỳ-kheo các Thầy nên hỏi họ rằng:'Các Ông có Mười lực gì?'. Khi ấy hàng ngoại đạo dịhọc chắc chắn không thể trả lời, họ bèn tăng thêm lònggiận tức. Vì sao? Ta chưa từng thấy Sa-môn, Bà-la-môn nàotự xưng rằng được Bốn vô sở úy, trừ đức Như Lai.
Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện thành tựu Mườilực, Bốn thứ vô úy!
Nhưthế, Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- CóMười niệm, nên phân biệt rộng, tu hành Mười niệm ấy,sẽ dứt sạch dục ái, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, vôminh. Thế nào là mười? Là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ-kheoTăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Chỉ Quán, niệmAn-ban, niệm Thân, niệm Tử.
Nàycác Tỳ-kheo, có chúng sanh tu hành Mười niệm này, dứt sạchđược dục ái, sắc ái, vô sắc ái, tất cả vô minh kiêumạn, thảy đều trừ sạch. Như thế, này các Tỳ-kheo, nênhọc điều này!
Bấygiờ, Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Gầngũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp. Thế nàolà mười? Khi nước ấy khởi tâm mưu hại muốn giết vua,do âm mưu ấy nên nhà vua mạng chung. Dân chúng nước ấy bènkhởi nghĩ rằng: 'Các Sa-môn đạo sĩ nầy thường lui tới,đây ắt là do Sa-môn gây nên'. Ðây là điều phi pháp thứnhất của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa khi quan đại thần phản nghịch bị vua bắt và làm hại;khi ấy, nhân dân bèn khởi nghĩ rằng: 'Sa-môn đạo sĩ nầythường lui tới, đây chắc là Sa-môn làm ra'. Ðây là điềuphi pháp thứ hai của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, khi tài bảo trong nước bị mất, người giữ kho liềnkhởi ý nghĩ nầy: 'Các báu vật này ta thường giữ gìn, khôngai khác vào đây, chắc là Sa-môn lấy đi'. Ðây là điều phipháp thứ ba của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, khi con gái nhà vua đang lúc tuổi trẻ, chưa chồng màmang thai; khi ấy, nhân dân bèn khởi nghĩ rằng: 'Trong đâykhông ai lui tới, chắc là do Sa-môn gây ra'. Ðây là điềuphi pháp thứ tư của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, khi vua bị bệnh nặng, trúng thuốc độc của ngườikhác; khi ấy, nhân dân bèn nghĩ rằng: 'Trong đây không cóai khác, chắc là do Sa-môn gây nên'. Ðây là điều phi phápthứ năm của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, vua chúa, đại thần cùng tranh đấu nhau, giết hại nhau;khi ấy, nhân dân bèn nghĩ rằng: 'Các đại thần này vốnhòa hợp nhau, nay lại chống trái nhau, điều này không do aikhác gây nên, chắc là do Sa-môn đạo sĩ'. Ðây là điều phipháp thứ sáu của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, hai quốc gia cùng đánh nhau tranh phần thắng; khi ấynhân dân bèn khởi nghĩ: 'Sa-môn đạo sĩ này thường lui tớitrong đó, ắt là Sa-môn ấy gây chuyện'. Ðây là điều phipháp thứ bảy, của nạn gần gũi quốc vương.
Lạinữa, quốc vương vốn ưa thích bố thí tài vật cho dân chúng,sau lại bỏn sẻn không chịu ban phát; khi ấy, nhân dân đềukhởi nghĩ rằng: 'Vua của chúng ta vốn thích bố thí, nay lạibỏn sẻn tham lam không có tâm bố thí, đây ắt là Sa-môngây nên'. Ðây là điều phi pháp thứ tám, của nạn gần gũiquốc vương.
Lạinữa, vua thường dùng Chánh pháp để thâu tài vật của dânchúng, sau lại phi pháp lấy tài bảo của dân; khi ấy, nhândân đều khởi nghĩ rằng: 'Vua của chúng ta vốn dùng ChánhPháp để lấy tài vật nhân dân, nay lại dùng phi pháp đểlấy tài vật. Ðây chắc do Sa-môn gây nên'. Ðây là điềuphi pháp thứ chín, của nạn gần gũi quốc vương'.
Lạinữa, nhân dân khắp nước bị bệnh bởi do duyên đời trước;khi ấy, nhân dân đều khởi nghĩ rằng: 'Lúc trước chúngta không có bệnh, nay mọi người đều bị bệnh, người chếtđầy đường, chắc là do chú thuật của Sa-môn gây nên'.Ðây là điều phi pháp thứ mười, của nạn gần gũi quốcvương.
NàyTỳ-kheo! Ðó là mười điều phi pháp, tai nạn của sự gầngũi quốc vương. Cho nên các Tỳ-kheo chớ sanh tâm gần gũivua chúa. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Nếunhà vua thành tựu mười pháp thì không tồn tại lâu, trongnước sinh nhiều đạo tặc. Thế nào là mười? Khi nhà vuatham lam keo kiệt, chỉ do chút việc nhỏ, bèn sân giận, khôngxem xét nghĩa lý. Ðây là pháp đầu tiên, khiến không tồntại lâu.
Lạinữa, nhà vua tham đắm tài vật, không chịu kém. Ðây là phápthứ hai, khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua không nghe lời can gián, là người bạo ngượckhông có lòng từ. Ðây là pháp thứ ba, khiến không tồn tạilâu.
Lạinữa, nhà vua bắt người oan uổng, trói buộc giam cầm trongngục không có ngày ra. Ðây là pháp thứ tư, khiến không tồntại lâu.
Lạinữa, nhà vua dùng điều phi pháp trị nước, không theo lệnhhạnh chánh. Ðây là pháp thứ năm khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua tham đắm sắc đẹp người khác, xa lánh vợmình. Ðây là pháp thứ sáu, khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua ưa uống rượu, không màng đến việc triềuđình. Ðây là pháp thứ bảy, khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua ưa ca múa vui chơi, không tham dự triều chính.Ðây là pháp thứ tám, khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua thường đau ốm, không có ngày khỏe mạnh. Ðâylà pháp thứ chín, khiến không tồn tại lâu.
Lạinữa, nhà vua không tin đại thần trung hiếu, người phụ táhiếm hoi, không có bầy tôi mạnh. Ðây là pháp thứ mười,khiến không tồn tại lâu.
Naychúng Tỳ-kheo cũng vậy, nếu thành tựu mười pháp sau, sẽkhông làm tăng trưởng cột công đức lành, sau khi chết rơivào địa ngục. Thế nào là mười pháp?
Ởđây, Tỳ-kheo không giữ giới cấm, cũng không có tâm cungkính đối với giới. Ðây là pháp thứ nhất khiến khôngđược bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không kính vâng Phật, không tin lời chân thật.Ðây là pháp thứ hai, khiến không được bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không thừa sự pháp, sơ sót về giới luật.Ðây là pháp thứ ba, khiến không được bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không thừa sự Thánh chúng, thường có ý tựty, không tin lời dạy của chúng. Ðây là pháp thứ tư, khiếnkhông được bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo tham đắm lợi dưỡng, tâm không buông bỏ. Ðâylà pháp thứ năm, khiến không được bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không học hỏi nhiều, không siêng tụng đọc,luyện tập. Ðây là pháp thứ sáu, khiến không được bềnlâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không vâng lời thiện tri thức, thường nghetheo ác tri thức. Ðây là pháp thứ bảy, khiến không đượcbền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo ưa bày chuyện không nhớ tọa Thiền. Ðây làpháp thứ tám, khiến không được bền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo thích toán số, trái đạo hợp thế tục, khôngtu tập Chánh pháp. Ðây là pháp thứ chín, khiến không đượcbền lâu.
Lạinữa, Tỳ-kheo không ưa tu Phạm hạnh, tham đắm bất tịnh.Ðây là pháp thứ mười, khiến không được bền lâu.
Ðógọi là Tỳ-kheo thành tựu mười pháp này, chắc chắn rơitrong ba đường ác, không sanh chỗ lành.
Nếunhà vua thành tựu mười pháp sau, bèn được ở ngôi báu lâuđài. Thế nào là mười?
Ởđây, nhà vua không tham đắm tài vật, không khởi sân hận,lại không vì chuyện nhỏ mà khởi tâm oán hại. Ðây là phápthứ nhất, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua nghe lời quần thần can ngăn, không trái ngượccác quan. Ðây là pháp thứ hai, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua thường thích bố thí, nhân dân đồng ca ngợi.Ðây là pháp thứ ba, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua đúng pháp thâu tài vật, không phi pháp. Ðâylà pháp thứ tư, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua không đam mê sắc đẹp người khác, thườngbảo hộ vợ mình. Ðây là pháp thứ năm, khiến được bềnlâu.
Lạinữa, nhà vua không uống rượu, tâm không mê loạn. Ðây làpháp thứ sáu, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua không thích vui chơi hay hàng phục quân địch.Ðây là pháp thứ bảy, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua trị dân đúng pháp, trọn không cong vạy. Ðâylà pháp thứ tám, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua hòa hợp với quần thần không chống đối. Ðâylà pháp thứ chín, khiến được bền lâu.
Lạinữa, nhà vua không bệnh hoạn, khí lực cường thạnh. Ðâylà pháp thứ mười, khiến được bền lâu
Nếunhà vua thành tựu mười pháp này, ngôi báu được lâu dàikhông lo ngại.
ChúngTỳ-kheo cũng lại như thế, nếu thành tựu mười pháp này,trong khoảng duỗi cánh tay, liền được sanh lên trời. Thếnào là mười?
Tỳ-kheovâng giữ giới cấm, giới đức đầy đủ, không phạm Chánhpháp. Ðây là pháp thứ nhất, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo đối với Như Lai có lòng cung kính. Ðây làpháp thứ hai, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo thuận theo giáo pháp, không phạm một lỗi. Ðâylà pháp thứ ba, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo phụng sự Thánh chúng, không có tâm lười biếng.Ðây là pháp thứ tư, được sanh cõi trời.
Lạinữa, Tỳ-kheo thiểu dục tri túc, không đắm trước lợi dưỡng.Ðây là pháp thứ năm, được sanh cõi trời.
Lạinữa, Tỳ-kheo không tự làm theo ý mình, thường tùy theo giớipháp. Ðây là pháp thứ sáu, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo không đam mê công việc, thường ưa tọa Thiền.Ðây là pháp thứ bảy, được sanh cõi trời.
Lạinữa, Tỳ-kheo ưa ở chỗ vắng, không ở trong nhân gian. Ðâylà pháp thứ tám, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo không thuận theo ác tri thức, thường nghe theothiện tri thức. Ðây là pháp thứ chín, được sanh cõi lành.
Lạinữa, Tỳ-kheo thường tu Phạm hạnh, xa lìa pháp ác, nghe nhiều,học nghĩa lý không mất thứ lớp. Ðây là pháp thứ mười,được sanh cõi lành.
Nhưthế, Tỳ-kheo thành tựu mười pháp được sanh cõi lành, cõitrời, nhanh như trong khoảng duỗi cánh tay. Này Tỳ-kheo, cáchạnh phi pháp rơi vào địa ngục nên nhớ xa lìa, mười hạnhChánh pháp nên cùng vâng theo tu tập. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.
Bấygiờ, phần đông Tỳ-kheo đến thời, đắp y, mang bát vàothành La-duyệt khất thực. Khi ấy, các Tỳ-kheo khởi nghĩ:Chúng ta vào thành khất thực, thời giờ còn sớm, chúng tacó thể đến chỗ ngoại đạo dị học để cùng họ luậnnghị'. Lúc đó, các Tỳ-kheo đi đến chỗ ngoại đạo dịhọc. Ngoại đạo dị học xa thấy các Sa-môn đến, mỗi ngườitự bảo nhau:
- Chúngta nên im lặng đừng nói lớn tiếng. Nay có đệ tử củaSa-môn Cù-đàm đến đây, pháp của Sa-môn thường khen ngợingười yên lặng. Họ muốn biết chánh pháp của chúng ta cóloạn, không loạn.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo đến chỗ ngoại đạo dị học, cùng chàohỏi và ngồi một bên. Ngoại đạo hỏi các Tỳ-kheo:
- Sa-mônCù-đàm vì hàng đệ tử các Ông nói pháp vi diệu này: 'CácTỳ-kheo có hiểu suốt tất cả các pháp mà tự vui thích chăng?'Chúng tôi cũng nói pháp vi diệu này cho hàng đệ tử đểtự vui thích. Ðiều của chúng tôi nói có khác gì các Ông?Có sai biệt gì? Nói pháp giáo giới một loại không khác.
Khiấy, các Tỳ-kheo nghe ngoại đạo dị học nói, không khen hay,cũng không nói dở, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cáo từmà đi. Các Tỳ-kheo tự nói với nhau: 'Chúng ta nên đem nghĩanày về bạch lại Thế Tôn. Nếu Như Lai có chỉ dạy, chúngta sẽ ghi nhớ vâng theo'.
Bấygiờ, chúng Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực, rồi trởvề phòng cất y bát, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật,lui ngồi một bên. Các Tỳ-kheo đem đầu đuôi câu chuyệnthưa hết với Phật.
Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Cácngoại đạo dị học ấy hỏi nghĩa này rồi, các Thầy nênđem lời này đáp, là luận về một pháp, nghĩa một quán,diễn nói một pháp, cho đến luận về mười pháp, nghĩa mườipháp, diễn nói mười pháp. Nói lời này là có những nghĩagì? Nếu các Thầy đem lời này đến hỏi, người ấy chắckhông thể đáp. Ngoại đạo dị học kia bèn tăng thêm nghilầm. Vì sao? Vì chẳng phải cảnh giới của họ.
Chonên, này các Tỳ-kheo! Ta không thấy có Trời, Người, Ma, Thiênma, Ðế Thích, Phạm thiên vương có thể đáp lại lời này.Trừ Như Lai và đệ tử Như Lai từng theo Ta nghe dạy.
Luậnvề một pháp, nghĩa một pháp, diễn nói một pháp, tuy Ta nóinghĩa này, do cớ gì mà nói thế? Tất cả chúng sanh do ănuống mới sống, không ăn thì chết. Tỳ-kheo ấy bình đẳngchán ghét tai họa, bình đẳng giải thoát, bình đẳng quánsát, bình đẳng phân biệt nghĩa kia, bình đẳng chấm dứtmé khổ, đồng một nghĩa không hai. Ðó là luận về mộtpháp, nghĩa một pháp, diễn nói một pháp.
Luậnvề hai pháp, nghĩa hai pháp, diễn nói hai pháp, tuy Ta nói nghĩanày, do cớ gì mà nói nghĩa này? Nghĩa là danh và sắc. Thếnào gọi là danh? Nghĩa là thọ, tưởng, niệm (hành), tư duy(thức), đó là danh. Thế nào là sắc? Tứ đại và tứ đạitạo sắc, đó gọi là sắc, do duyên này nên gọi là sắc.Luận về hai pháp, nghĩa hai pháp, diễn nói hai pháp, do nhânduyên này nên Ta nói thế. Tỳ-kheo bình đẳng chán ghét taihọa, bình đẳng giải thoát, bình đẳng quán sát, bình đẳngphân biệt nghĩa ấy, bình đẳng chấm dứt mé khổ.
Luậnvề ba pháp, nghĩa ba pháp, diễn nói ba pháp. Do cớ gì mà nóinghĩa này? Nghĩa là ba thọ. Thế nào là ba? Là thọ khổ, thọvui, thọ không khổ không vui. Thế nào gọi là thọ vui? Nghĩalà tâm tưởng vui không phân tán, đó gọi là thọ vui. Thếnào là thọ khổ? Nghĩa là tâm tán loạn không nhất định,suy nghĩ bao nhiêu tưởng, đây gọi là thọ khổ. Thế nàolà thọ không khổ không vui? Nghĩa là tâm không có tưởngkhổ, không tưởng vui, cũng không tư duy về pháp và phi pháp,thường tự lặng lẽ tâm không phạm, cho nên gọi là khôngkhổ không vui. Ðó là ba thọ. Tỳ-kheo bình đẳng chán ghéttai họa, bình đẳng giải thoát, bình đẳng quán sát, bìnhđẳng phân biệt nghĩa này, bình đẳng chấm dứt mé khổ.Ðó là luận ba pháp, nghĩa ba pháp, diễn nói ba pháp, điềuTa nói chính là đây vậy.
Luậnvề bốn pháp, nghĩa bốn pháp, diễn nói bốn pháp, do nhữngcớ gì mà nói nghĩa này? Nghĩa là Tứ đế. Thế nào là Tứđế? Là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo thánh đế.
Thếnào là Khổ đế? Là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chếtkhổ, ưu bi não khổ, oán ghét gặp khổ, ân ái chia lìa khổ,mong cầu không được khổ.
Thếnào gọi là Tập đế? Là gốc ái tương ưng với dục. Ðólà Tập đế.
Thếnào gọi là Khổ tận đế (Diệt đế)? Nghĩa là ái kia vĩnhviễn chấm dứt không sanh lại. Ðó là Khổ tận đế.
Thếnào gọi là Khổ yếu đế (Ðạo đế)? Nghĩa là Tám đạophẩm Hiền Thánh: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhmạng, chánh nghiệp, chánh phương tiện, chánh niệm, chánhđịnh. Ðó là Tám đạo phẩm Hiền Thánh.
Tỳ-kheobình đẳng chán ghét tai họa, bình đẳng giải thoát, bìnhđẳng phân biệt nghĩa ấy, bình đẳng quán sát, bình đẳngchấm dứt mé khổ. Ðó gọi là luận về bốn pháp, nghĩabốn pháp, diễn nói bốn pháp. Ðiều Ta nói chính là đâyvậy.
Luậnvề năm pháp, nghĩa năm pháp, diễn nói năm pháp. Nay Ta nói,do những gì mà nói như vậy? Là Năm căn. Thế nào là nămcăn? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Thếnào gọi là tín căn? Nghĩa là đệ tử Hiền Thánh tin vàođạo pháp của Như Lai, Như Lai là bậc Chí Chơn Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðạo Pháp Ngự, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, xuất hiệnở đời. Ðó là tín căn.
Thếnào gọi là tấn căn? Là thân và tâm siêng năng không lườimỏi diệt pháp bất thiện, khiến pháp lành tăng trưởng,tâm thường gìn giữ. Ðó là tấn căn.
Thếnào gọi là niệm căn? Niệm căn là không quên những điềuđã tụng, thường ghi nhớ trong tâm, gìn giữ không mất, pháphữu vi vô lậu trọn không quên mất. Ðó là niệm căn.
Thếnào gọi là định căn? Ðịnh căn là tâm không tán loạn,không có bao nhiêu tưởng, thường chuyên ròng một ý. Ðólà định căn.
Thếnào gọi là tuệ căn? Là biết Khổ, biết Tập, biết Tận,biết Ðạo. Ðó là tuệ căn.
Ðâylà Năm căn, Tỳ-kheo ở trong đây bình đẳng giải thoát, bìnhđẳng phân biệt nghĩa ấy, bình đẳng chấm dứt mé khổ.Luận về năm pháp, nghĩa năm pháp, diễn nói năm pháp, điềuTa nói chính là đây vậy.
Luậnvề sáu pháp, nghĩa sáu pháp, diễn nói sáu pháp. Do cớ gìTa nói như thế? Là sáu pháp trọng. Thế nào là sáu? Ở đây,Tỳ-kheo thân thường hành từ, hoặc ở thất vắng, hoặcthường nhất tâm, thường cùng hòa hợp bậc đáng tôn quý;đó là pháp trọng thứ nhất. Lại nữa, miệng hành từ, đángkính đáng quý; đó là pháp trọng thứ hai. Lại nữa, ý hànhtừ không khởi tật đố ghen ghét, đáng kính đáng quý; đólà pháp trọng thứ ba. Lại nữa, nếu được lợi dưỡngtrong bát có dư, đều dùng tâm bình đẳng chia cho những ngườiđồng Phạm hạnh; đó là pháp trọng thứ tư. Lại nữa vânggiữ giới cấm không để rơi mất, là điều quý trọng củaHiền Thánh; đó là pháp trọng thứ năm. Lại nữa, pháp chánhkiến Hiền Thánh được xuất yếu, được chấm dứt mé khổ,ý không tán loạn cùng với những người đồng Phạm hạnhđồng tu hạnh này; đó là pháp trọng thứ sáu. Tỳ-kheo bìnhđẳng chán ghét họa hoạn, bình đẳng giải thoát, bình đẳngphân biệt nghĩa này, bình đẳng chấm dứt mé khổ. Luậnvề sáu pháp, nghĩa sáu pháp, diễn nói sáu pháp, điều Tanói chính là đây.
Luậnvề bảy pháp, nghĩa bảy pháp, diễn nói bảy pháp. Do nhữngcớ gì mà nói như thế? Ðó là chỗ dừng nghỉ của thầnthức. Thế nào là bảy? Hoặc có chúng sanh bao nhiêu tưởngbao nhiêu thân, đó là Trời và Người. Hoặc có chúng sanhbao nhiêu thân một tưởng, đó là Trời phạm Ca-di xuất hiệntối sơ. Hoặc có chúng sanh một tưởng một thân, đó làTrời Quang Âm. Hoặc có chúng sanh một thân bao nhiêu tưởng,đó là Trời Biến Tịnh. Hoặc có chúng sanh vô lượng Khôngxứ, đó là Trời Không xứ. Hoặc có chúng sanh vô lượngThức xứ, đó là Trời Thức xứ. Hoặc có chúng sanh vô lượngVô sở hữu xứ, đó là Trời Bất dụng xứ. Hoặc có chúngsanh vô lượng Hữu tưởng vô tưởng xứ, đó là Trời Hữutưởng vô tưởng. Này Tỳ-kheo! Ðó là bảy nơi thần thứcdừng nghỉ. Ở đây, Tỳ-kheo bình đẳng giải thoát cho đếnbình đẳng chấm dứt mé khổ. Luận về bảy pháp, nghĩa bảypháp, diễn nói bảy pháp, điều Ta nói chính là đây vậy.
Luậnvề tám pháp, nghĩa tám pháp, diễn nói tám pháp, do cớ gìmà nói như thế? Nghĩa là tám việc ở thế gian, theo thếgian xoay chuyển. Thế nào là tám? Ðó là lợi, suy, hủy, dự,xưng, cơ, khổ, lạc, là tám việc của thế gian, theo thếgian xoay chuyển. Ở đây, Tỳ-kheo bình đẳng giải thoát chođến bình đẳng chấm dứt mé khổ. Luận về tám pháp, nghĩatám pháp, diễn nói tám pháp, điều Ta nói chính là đây vậy.
Luậnvề chín pháp, nghĩa chín pháp, diễn nói chín pháp, do cớgì mà nói như thế? Là chín nơi cư trú của chúng sanh. Thếnào là chín? Nếu có chúng sanh có bao nhiêu thân, bao nhiêutưởng, đó là Trời và Người. Hoặc có chúng sanh bao nhiêuthân một tưởng, là Trời phạm Ca-di tối sơ xuất hiện.Hoặc có chúng sanh một tưởng một thân, đó là Trời QuangÂm. Hoặc có chúng sanh một thân bao nhiêu tưởng, đó là TrờiBiến Tịnh. Hoặc có chúng sanh Không xứ vô lượng, đó làTrời Không xứ. Hoặc có chúng sanh Thức xứ vô lượng, đólà Trời Thức xứ. Hoặc có chúng sanh Vô sở hữu xứ vôlượng, đó là Trời Bất dụng xứ. Hoặc có chúng sanh Hữutưởng vô tưởng xứ vô lượng, đó là Trời Hữu tưởngvô tưởng. Chúng sanh cõi vô tưởng và các loại chúng sanhlà chín nơi thần thức dừng nghỉ. Ở đây, Tỳ-kheo bìnhđẳng giải thoát cho đến bình đẳng chấm dứt mé khổ.Luận về chín pháp, nghĩa chín pháp, diễn nói chín pháp, điềuTa nói chính là đây vậy.
Luậnvề mười pháp, nghĩa mười pháp, diễn bày mười pháp. Docớ gì mà nói như thế? Ðó là mười niệm. Niệm Phật, niệmPháp, niệm Tỳ-kheo Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên,niệm Hưu tức (chỉ quán), niệm An-ban (sổ tức), niệm Thân,niệm Tử. Ðó là mười niệm. Ở đây, Tỳ-kheo bình đẳnggiải thoát cho đến bình đẳng chấm dứt mé khổ. Luận vềmười pháp, nghĩa mười pháp, diễn nói mười pháp, điềuTa nói chính là đây vậy.
Tỳ-kheo!Như thế là từ một pháp đến mười pháp. Tỳ-kheo nên biết,nếu ngoại đạo dị học nghe lời này còn không thể nhìnmặt, huống là đáp lại. Nếu Tỳ-kheo hiểu nghĩa này thìtrong hiện pháp vị ấy là người tôn quý bậc nhất.
Nếucó Tỳ-kheo, Tỳ-kheo suy nghĩ về nghĩa này cho đến mườinăm thì chắc chắn vị ấy chứng được quả thứ hai, hoặcA-la-hán, hoặc A-na-hàm. Này Tỳ-kheo, không cần mười năm,hoặc chỉ trong một năm tư duy nghĩa này thì chắc chắn thànhtựu quả thứ hai, trọn không thối thất giữa chừng. Tỳ-kheokhông cần một năm, hàng bốn chúng chỉ trong mười thángcho đến một tháng, suy nghĩ nghĩa này, chắc chắn thành tựuquả thứ hai, cũng không thối chuyển giữa chừng. Không cầnmột tháng, hàng bốn chúng chỉ trong bảy ngày suy nghĩ nghĩanày, chắc chắn thành tựu quả thứ hai, trọn không nghi ngờ.
Bấygiờ, A-nan đứng sau Phật, cầm quạt hầu Phật, bạch rằng:
- ThưaThế Tôn, Pháp này rất sâu xa, nếu nơi nào có pháp này, nênbiết là gặp được Như Lai. Thưa Thế tôn, Pháp này tên làgì và làm thế nào để phụng hành?
Phậtbảo A-nan:
- Kinhnày tên là 'Ý nghĩa của Mười Pháp'. Nên ghi nhớ vâng làm.
Bấygiờ, A-nan và các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vânglàm.
*
9.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóngười tu hành mười tưởng, liền dứt sạch hữu lậu, đượcthần thông, chứng quả dần đến Niết-bàn. Thế nào là mười?Nghĩa là tưởng xương trắng, tưởng bầm xanh, tưởng sìnhtrương, tưởng ăn không tiêu, tưởng máu, tưởng bị ăn nuốt,tưởng hữu thường vô thường, tưởng tham thực, tưởngsự chết, tưởng tất cả điều không vui của thế gian. Ðógọi là Tỳ-kheo tu mười tưởng này, được dứt sạch hữulậu, đến cảnh giới Niết-bàn.
Lạinữa, Tỳ-kheo! Trong mười tưởng ấy, tưởng về tất cảđiều không vui của thế gian là bậc nhất hơn hết. Vì sao?Nếu có người tu về tưởng những điều không vui của thếgian và người giữ lòng tin vâng theo Phật pháp thì hai ngườinày chắc chắn vượt thứ lớp mà chứng quả.
Thếnên, các Tỳ-kheo! Nếu khi ngồi dưới cội cây, nơi chỗ vắng,chỗ trống, nên suy nghĩ về mười tưởng này.
Nhưthế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
10.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ, có một Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chânPhật, lui ngồi một bên. Tỳ-kheo đó bạch Phật:
- Hômnay, Như Lai vì các Tỳ-kheo dạy pháp mười tưởng. Ai có thểtu tập mười tưởng ấy thì sẽ dứt sạch các hữu lậu,thành tựu hạnh vô lậu. Nhưng bạch Thế Tôn! Như con khôngthể kham tu hành mười tưởng ấy. Vì sao? Vì con có nhiềutâm dục, thân ý lẫy lừng không thể dừng nghỉ.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo đó rằng:
- NayThầy nên bỏ tưởng tịnh mà suy nghĩ về tưởng bất tịnh,bỏ tưởng hữu thường mà suy nghĩ về tưởng vô thường,bỏ tưởng hữu ngã mà suy nghĩ về tưởng vô ngã, bỏ tưởngnhững điều vui thích mà suy nghĩ về tưởng các điều khôngvui. Vì sao? Nếu Tỳ-kheo suy nghĩ về tưởng tịnh thì tâmdục lừng lẫy, nếu suy nghĩ về tưởng bất tịnh thì khôngcòn tâm dục. Tỳ-kheo nên biết! Dục là bất tịnh như đốngphân kia, dục như con vẹt lắm điều, dục hay phản bội nhưrắn độc, dục như huyễn hóa, như mặt trời tan tuyết. Nênsuy nghĩ lìa bỏ dục như tránh xa gò mả, dục trở lại tựhại như rắn chứa nọc độc; họa của dục không chán nhưuống nước muối; dục khó đầy như biển nuốt dòng sông;dục có nhiều sự đáng sợ như làng quỷ La-sát; dục nhưoan gia thường phải xa lìa; dục như ít vị ngọt dính trênlưỡi dao; dục không thể yêu mến như xương trắng bên đường;dục hiện dáng bề ngoài như hoa mọc từ chuồng heo; dụckhông chân thật như bình đựng đồ nhơ nhớp, bên ngoài thấylạ; dục không chắc chắn như đống bọt.
Tỳ-kheo!Nay Thầy nên nghĩ xa lìa tưởng tham dục mà suy nghĩ về tưởngbất tịnh. Tỳ-kheo! Nay Thầy hãy nhớ rằng, xưa kia PhậtCa-diếp đã vâng theo và thực hành mười tưởng, nay nên suynghĩ thêm về mười tưởng ấy thì tâm hữu lậu liền giảithoát.
Bấygiờ, Tỳ-kheo đó buồn khóc rơi lệ không thôi, liền đảnhlễ chân Phật, bạch Phật rằng:
- Thưavâng, bạch Thế Tôn! Con ngu si mê muội đã lâu, Như Lai đíchthân nói mười tưởng, con mới có thể xa lìa. Nay tự sámhối sau không dám phạm. Cúi xin Như Lai nhận sự cải hốicủa con, xin tha thứ cho.
Phậtbảo Tỳ-kheo:
- Chophép Thầy sửa đổi lỗi lầm, chớ phạm trở lại. Như Laiđã dạy Thầy mười tưởng mà Thầy không chịu phụng trì.
Khiấy, Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, liền đến chỗ vắng, tựchế phục mình, suy nghĩ rằng vốn là con nhà hào tộc, cạobỏ râu tóc, mặc ba pháp y, tu Phạm hạnh vô thượng, là muốnđạt kết quả sở nguyện; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đãlập, việc phải làm đã làm xong, không thọ lại thân sau,biết như thật. Tỳ-kheo đó liền thành A-la-hán.
Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Kếtcấm, Thánh hiền cư,Hailực và mười niệm,
Thânvua, không sợ hãi,
Mườiluận, tưởng, quán tưởng.