Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40-1. Phẩm Thất nhật (1)

02/05/201111:10(Xem: 14177)
40-1. Phẩm Thất nhật (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3
XXXX.1.Phẩm Thất nhật(1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, rất nhiều Tỳ-kheo, sau khi thọ thực, tụ tập tạigiảng đường Phổ Hội luận nghị thế này:

- NúiTu-di này rất rộng lớn, các núi khác không thể bì kịp;rất kỳ đặc, cao rộng chót vót. Như thế mà không bao lâucũng sẽ bị bại hoại không còn gì cả. Nương núi Tu-di lạicó những núi lớn cũng lại bị bại hoại.

Bấygiờ Thế Tôn dùng Thiên nhĩ nghe những Tỳ-kheo ấy luận nghịnhư thế, liền từ tòa đứng lên đến giảng đường vàđến chỗ ngồi. Khi ấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy ở đây bàn luận những gì? Muốn thi hành điều gì?

CácTỳ-kheo đáp:

- Mọingười tụ tập ở đây luận bàn việc pháp, điều vừa luậnbàn đều đúng pháp.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay! Tỳ-kheo! Các Thầy xuất gia đúng là phải nên luận bànhợp pháp, lại cũng không bỏ sự im lặng của Hiền Thánh.Vì sao thế? Nếu Tỳ-kheo tụ tập một chỗ, nên thi hành haiviệc. Thế nào là hai? Một là cùng nhau luận bàn Phật pháp;hai là hãy im lặng như Hiền Thánh. Các Thầy luận hai việcnày trọn sẽ được an ổn, không mất thời nghi. Các Thầyvừa rồi luận nghị như pháp những gì?

CácTỳ-kheo đáp:

- Naychúng Tỳ-kheo tụ tập ở giảng đường này luận nghị nhưvầy: Thật là kỳ đặc! Núi Tu-di này rất là cao lớn rộngrãi, nhưng núi Tu-di này như thế chẳng bao lâu sẽ bị bạihoại và các núi Thiết Vi ở bốn bên cũng sẽ bại hoạinhư thế. Vừa rồi chúng con tụ tập ở đây bàn luận phápnhư thế.

ThếTôn bảo:

- CácThầy có muốn nghe sự biến đổi bại hoại của cảnh giớithế gian này không?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Naythật đúng lúc, cúi mong Thế Tôn hãy diễn thuyết khiến chochúng sanh tâm được giải thoát.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy khéo suy nghĩ, ghi nhớ trong lòng!

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

- NúiTu-di rất là rộng lớn, các núi không bì kịp. Nếu Tỳ-kheomuốn biết núi Tu-di vượt trên mặt nước khoảng tám vạnbốn ngàn do-tuần, ăn sâu vào nước cũng tám vạn bốn ngàndo-tuần. Núi Tu-di do bốn loại báu làm thành là vàng, bạc,thủy tinh, lưu ly. Lại có bốn góc, cũng làm bằng bốn thứbáu: vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly. Thành vàng quách bạc, thànhbạc quách vàng, thành thủy tinh quách lưu ly, thành lưu ly quáchthủy tinh. Trên núi Tu-di có năm bậc Trời cư ngụ ở đó,đều do túc duyên mà trụ. Năm bậc nào? Trong thành bạc kiacó trời Tế Khước ở. Trong thành vàng kia có Trời Thi-lợi-sacư ngụ, trong thành thủy tinh có Trời Hoan Duyệt cư ngụ;trong thành lưu ly có Trời Lực Thạnh ở đấy.

Giữathành vàng và bạc có Tỳ-sa-mô Thiên vương cư ngụ, cùngcác Dạ-xoa nhiều không thể kể. Giữa thành vàng và thànhthủy tinh có Tỳ-lưu-bác-xoa Thiên vương, cùng các Long thầncư ngụ. Giữa thành thủy tinh và thành lưu ly có Tỳ-lưu-lặc-xoacư ngụ. Giữa thành lưu ly và thành bạc có Ðề-đầu lại-traThiên vương cư ngụ.

Tỳ-kheonên biết, dưới núi Tu-di có A-tu-la cư trú. Nếu lúc A-tu-lamuốn đánh nhau với trời Ba mươi ba, trước hết họ đánhnhau với trời Tế Khước; nếu thắng được, họ lại đếnthành vàng đánh với trời Thi-lợi-sa; thắng trời Thi-lợi-sarồi, họ lại đến thành thủy tinh đánh trời Hoan Duyệt;thắng rồi, họ lại đến thành lưu ly; thắng được trờiđó mới cùng trời Ba mươi ba đánh nhau.

Tỳ-kheonên biết! Trời Ba mươi ba cư ngụ trên đỉnh núi Tu-di, ngàyđêm chiếu ánh sáng, tự chiếu lẫn nhau nên đến như thế,nước vào núi Tu-di có mặt trời, mặt trăng di chuyển. Nhậtthiên tử có thành quách rộng năm mươi mốt do-tuần, Nguyệtthiên tử có thành quách rộng ba mươi chín do-tuần; ngôi saolớn nhất rộng một do-tuần, ngôi sao nhỏ nhất rộng haitrăm bộ. Trên đỉnh Tu-di, Ðông, Tây, Nam, Bắc rộng tám vạnbốn ngàn do-tuần. Gần núi Tu-di, về phía Nam có núi ÐạiThiết Vi, dài tám vạn bốn ngàn do-tuần, cao tám vạn dặm.Ở ngoài núi này có núi Ni-di-đà bao bọc núi ấy, cách núiNi-di-đà lại có núi tên là Khư-la, cách núi này lại có núitên Tỷ-sa, cách núi này lại có núi tên Mã Ðầu, rồi lạicó núi tên Tỳ-na-da; kế núi Tỳ-na-da lại có núi tên ThiếtVi Ðại Thiết Vi. Ở giữa Thiết Vi có tám địa ngục lớn,giữa hai địa ngục có mười sáu bức ngăn. Núi Thiết Vicó nhiều lợi ích cho cõi Diêm-phù-đề. Diêm-phù-đề nếukhông có núi Thiết Vi có núi Hương Tích, bên núi Hương Tíchcó tám vạn bốn ngàn bạch tượng vương sống ở đó, mỗicon có sáu ngà và đeo vàng bạc. Trong núi Hương Tích có támvạn bốn ngàn hang, có voi ở đó. Con voi tối thượng do vàngbạc thủy tinh, lưu ly tạo thành. Thích-đề-hoàn-nhân cỡivoi tối thượng, còn Chuyển luân Thánh vương cỡi voi thấpnhất. Bên núi Hương Tích có hồ nước Ma-đà, sanh toàn hoaƯu-bát Liên và hoa Câu-mâu-đầu; những con voi kia bới rễmà ăn. Bên cạnh hồ nước Ma-đà có núi Ưu-xà-già-la, núiấy mọi rất nhiều cây cỏ, chim chóc, cọp (trùng) báo đềunương núi này, có những vị thần thông đắc đạo ở đó.Kế đó lại có núi tên Bàn-trà-bà, kế đó lại có núi tênKỳ-xà-quật. Ðây là nơi cõi Diêm-phù-đề nương tựa.

Tỳ-kheonên biết, hoặc có lúc thế gian này muốn bại hoại, khi ấytrời chẳng mưa, những hạt mầm gieo trồng không lớn lên,bao nhiêu khe suối, sông nhỏ đều khô kiệt, tất cả cáchành đều quy về vô thường, không tồn tại lâu dài.

Tỳ-kheonên biết, hoặc có lúc bốn dòng sông lớn là Hằng Hà, Tư-đầu,Tất-đà, Bà-xoa cũng đều khô cạn tất cả. Ðúng thế Tỳ-kheo,vô thường trăm lần biến đổi, chính là thế.

Tỳ-kheo,hoặc có lúc, thế gian có hai mặt trời xuất hiện, khi ấytrăm thứ cỏ cây đều rơi rụng, điêu tàn. Ðúng thế, Tỳ-kheo, vô thường biến đổi không có bền lâu. Lúc ấy các nguồnsuối, dòng nước nhỏ đều khô cạn. Tỳ-kheo nên biết, khihai mặt trời xuất hiện, nước bốn biển lớn khô cạn,trong khoảng một trăm do-tuần, dần dần đến bảy trăm do-tuần,nước tự nhiên cạn.

Tỳ-kheonên biết, lúc thế gian có ba mặt trời xuất hiện, nướcbốn biển lớn trong vòng một ngàn do-tuần, tự nhiên khôcạn, dần dần đến bảy ngàn do-tuần nước tự nhiên cạn.

Tỳ-kheonên biết, nếu lúc bốn mặt trời xuất hiện ở thế gian,thì nước bốn biển sẽ rút sâu một ngàn do-tuần. Ðúngvậy, Tỳ-kheo, tất cả hành đều vô thường không có bềnlâu.

Tỳ-kheonên biết, hoặc có lúc năm mặt trời xuất hiện ở thếgian, khi đó nước bốn biển chỉ còn bảy trăm do-tuần, dầndần đến một trăm do-tuần.

Tỳ-kheonên biết, lúc năm mặt trời xuất hiện, khi ấy nước biểncòn một do-tuần, dần dần khô cạn không còn gì hết. Nếulúc năm mặt trời xuất hiện, còn đúng bảy thước nước.Lúc năm mặt trời xuất hiện, bốn biển khô cạn không cònchút nước nào. Tỳ-kheo nên biết, tất cả hành vô thườngkhông được bền lâu.

Tỳ-kheonên biết, hoặc có lúc sáu mặt trời xuất hiện, cõi đấtdày sáu vạn tám ngàn do-tuần này sẽ bốc khói hết. NúiTu-di cũng dần dần chảy tan. Lúc sáu mặt trời xuất hiện,tam thiên đại thiên quốc độ này đều chảy tan hết, vínhư người thợ gốm đốt đồ gốm. Lúc ấy tam thiên đạithiên cõi nước cũng lại như thế, lửa dậy khắp mọi nơi.

Tỳ-kheonên biết, lúc sáu mặt trời xuất hiện, tám địa ngục lớncũng bị tiêu diệt, mọi người chết hết. Năm bậc Trờiở núi Tu-di cũng mạng chung, trời Ba mươi ba, trời Diệm thiên,cho đến trời Tha hóa tự tại cũng mạng chung, cung điệntrống trơn. Nếu lúc sáu mặt trời xuất hiện, núi Tu-di vàtam thiên đại thiên cõi nước đều trống không chẳng còngì. Ðúng vậy Tỳ-kheo, tất cả hành vô thường, không cóbền lâu.

Tỳ-kheonên biết, có lúc bảy mặt trời xuất hiện ở đời, đấtnày tuy dày sáu vạn tám ngàn do-tuần và tam thiên đại thiêncõi nước thảy đều bốc lửa. Lúc bảy mặt trời xuấthiện, núi Tu-di dần dần tan chảy, trăm ngàn do-tuần tự nhiênđổ vỡ không còn gì cả, không còn thấy một phần khóibụi huống là thấy tro.

Khiấy từ trời Ba mươi ba cho đến trời Tha hóa tự tại, tấtcả cung điện đều bốc lửa, lửa hừng nóng đến trờiPhạm thiên. Thiên tử mới sanh ở cung trời ấy, vì chưa thấykiếp thiêu, thấy ánh lửa nóng này thảy đều hoảng sợ,lo sẽ bị lửa đốt. Nhưng những vị Thiên tử sống lâu,đã từng thấy kiếp thiêu liền đến an ủi những Thiên tửsanh sau: 'Các ông chớ khiếp sợ, lửa này không đến thấuđây'.

Tỳ-kheonên biết, lúc bảy mặt trời xuất hiện, từ cõi đời nàyđến sáu từng trời cõi dục cho đến tam thiên đại thiênquốc độ đều thành tro đất, không còn bóng dáng hình chất.Ðúng vậy, Tỳ-kheo, tất cả hành vô thường, chẳng thểbảo đảm lâu bền, tất cả đều đi đến hoại diệt.

Khiấy nhân dân chết hết, sinh vào quốc độ phương khác hoặcsanh lên Trời. Các chúng sanh ở trong địa ngục nếu tộicũ đã xong thì sanh lên Trời hoặc cõi nước phương khác.Tỳ-kheo nên biết, nếu lúc bảy mặt trời xuất hiện, khôngcòn dấu vết của ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tinh tú.Khi đó mặt trời, mặt trăng đã hoại diệt, không còn ngàyđêm. Này Tỳ-kheo, đó là do báo duyên nên bị bại hoại nhưthế.

Tỳ-kheolại nên biết, lúc kiếp thành tựu trở lại, lúc ấy lửatự diệt mất, trong hư không có đám mây lớn nổi lên, dầndần mưa xuống, khi đó ba ngàn đại thiên thế giới trànngập nước, lên đến trời Phạm thiên. Tỳ-kheo nên biết,lúc đó nước dần dần dừng lại rồi tự tiêu diệt, lạicó gió nổi lên gọi là Tùy lam (khí núi) thổi nước nàytụ vào một chỗ. Khi ấy, gió kia làm nổi lên ngàn núi Tu-di,ngàn núi Kỳ-di-đà, ngàn núi Ni-di-đà, ngàn núi Khư-la, ngànnúi Y-sa, ngàn núi Tỳ-na, ngàn núi Thiết Vi, ngàn núi ÐạiThiết Vi; lại sanh tám ngàn địa ngục, lại sanh ngàn núiMã Ðầu, ngàn núi Hương Tích, ngàn núi Bàn-trà-bà, ngàn núiƯu-xà-già, ngàn Diêm-phù-đề, ngàn Cù-da-ni, ngàn Phất-vu-đệ,ngàn Uất-đơn-việt, lại sanh nước ngàn biển, lại sanh ngàncung Tứ thiên vương, ngàn trời Ba mươi ba, ngàn Diễm thiên,ngàn Ðâu-suất thiên, ngàn Hóa tự tại thiên, ngàn Tha hóatự tại thiên.

Tỳ-kheonên biết, lúc ấy nước diệt, đất lại sanh trở lại, trênmặt đất tự nhiên có lớp đất màu mỡ, rất là thơm ngonhơn cả cam lồ. Nên biết mùi vị của lớp đất màu mỡnày ví như rượu ngọt bồ đào.

Tỳ-kheonên biết, khi ấy trời Quang Âm bảo nhau: 'Chúng tôi muốnđến Diêm-phù-đề ngắm xem hình thể cõi đất ấy lúc hoànthành trở lại'.

ChưThiên trời Quang Âm liền xuống thế gian, thấy trên đấtcó lớp đất màu mỡ này liền lấy tay quẹt đưa vào miệngnếm và ăn. Khi ấy Thiên tử nào ăn lớp đất mày này nhiềuthì trở nên mất oai thần, cũng không có ánh sáng, thân thểtrở nên nặng nề, sanh ra xương thịt, mất hết thần túc,không bay được nữa. Thiên tử nào ăn đất màu ít, thânthể không nặng, không mất thần túc, cũng có thể phi hànhtrong hư không. Lúc đó các Thiên tử mất thần túc, cùng nhaukêu khóc và bảo nhau: 'Hôm nay, chúng ta thật là nguy khốn,mất hết thần túc, phải ở thế gian, không lên trời đượcnữa!'. Họ bèn ăn lớp đất màu này và nhìn nhau sắc nhau.Người nào dục ý nhiều thì thành đàn bà, rồi làm tìnhdục, cùng nhau vui thú.

NàyTỳ-kheo, đó là lúc thế gian mới thành lập, có sự dâm dụclan tràn thế gian. Ðó là cách thức thông thường của đànbà xuất hiện ở đời, cũng là pháp cũ không phải mới cóđây.

Khiấy, các Thiên tử Quang Âm khác, thấy các thiên tử này đọalạc, đều đến trách mắng họ: 'Các Ông vì sao lại làmhạnh bất tịnh này?' Khi đó các chúng sanh nghĩ: 'Chúng taphải tìm cách nào tiện nghi để ăn ở với nhau cho ngườichẳng thấy'. Rồi từ từ họ làm nhà cửa để che thân thể.Tỳ-kheo, đó là nguyên nhân ngày nay có nhà cửa.

Tỳ-kheonên biết, lúc đó, lớp đất màu mỡ tự nhiên chui vào đất,sau lại sanh lúa gạo, rất tươi tốt, sạch sẽ không có lớpvỏ, rất thơm ngon khiến người ăn mập trắng. Sáng, ngườita thu thập, chiều nó lại sanh; nếu chiều thu thì sáng sanhra. Tỳ-kheo, từ đó mới sanh ra tên lúa gạo. Tỳ-kheo, khiấy nhân dân lười biếng, chẳng siêng năng sinh hoạt, họnghĩ: 'Nay ta ngày ngày đi thu gạo thóc làm chi. Hãy để haingày đi gom một lần'. Khi ấy, người kia để hai ngày mớiđi thu một lần. Nhân dân lần lượt có thai. Do đây mớicó việc sanh đẻ. Lại có chúng sanh bảo người kia:

- Chúngta cùng đi thu lúa gạo đi!

Ngườikia đáp:

- Tôiđã lấy lương thực hai ngày rồi.

Ngườinày nghe xong liền tự nghĩ: 'Mình nên chứa lương thực bốnngày'. Rồi liền lo lương thực bốn ngày. Lại có ngườibảo người ấy rằng:

- 'Nêncùng nhau ra ngoài thu lúa gạo'.

Ngườinày đáp:

- 'Tôiđã thu lương thực bốn ngày'.

Ngườikia nghe xong liền nghĩ: 'Ta nên lo lương thực tám ngày'. Vàngười ấy lo dự trữ thức ăn tám ngày. Khi ấy lúa gạokia không sanh ra nữa. Mọi người đều nghĩ: 'Thế gian cótai nạn lớn. Nay lúa gạo này không còn như cũ. Hãy chia lúagạo này ra'.

Rồihọ chia lúa gạo. Bấy giờ chúng sanh lại nghĩ: 'Nay ta hãygiấu lúa gạo của mình và hãy ăn trộm lúa gạo người khác'.

Khiấy, chúng sanh kia giấu lúa gạo của mình rồi ăn trộm lúagạo người khác. Người chủ kia thấy trộm lúa gạo mớibảo người ấy:

- 'Ôngvì sao lấy lúa gạo của ta. Lần này ta tha tội cho Ông, chớcó tái phạm'.

Bấygiờ, thế gian bắt đầu có tâm trộm cắp. Lại có chúngsanh nghe lời này liền nghĩ: 'Nay ta nên giấu lúa gạo củamình và ăn trộm lúa gạo người khác'.

Khiấy, chúng sanh kia bỏ vật của mình và lấy trộm của người.Người chủ kia thấy rồi bảo người ấy rằng:

- 'NayÔng vì sao lấy lúa gạo của ta?'.

Nhưngngười đó im lặng không đáp. Lúc đó người chủ mới dùngnắm tay mà đánh nhau:

- 'Từnay về sau chớ có xâm phạm'.

Khiấy, rất nhiều người nghe chúng sanh ăn trộm lẫn nhau, mỗingười đều nhóm họp bảo nhau rằng:

- 'Thếgian có việc phi pháp này, mỗi người cùng ăn trộm lẫn nhau.Nay hãy lập người giữ ruộng, để giữ gìn ruộng rẫy.Có chúng sanh tài cao, thông minh, hãy lập làm chủ giữ ruộng'.

Bấygiờ, họ chọn lựa điền chủ và bảo:

- 'CácÔng nên biết, thế gian có sự trộm cắp phi pháp này. NayÔng giữ ruộng hãy coi sóc bông hạt, nhưng người đến lấylúa gạo của người khác thì nêu tội họ'.

Khiấy liền đặt điền chủ.

Tỳ-kheonên biết! Bấy giờ người giữ ruộng gọi là dòng Sát-lợi.Ðó là pháp cũ, chẳng phải là pháp mới.

Khiấy Thế Tôn liền nói kệ này:

Ðầutiên dòng Sát-lợi,
Caonhất trong các dòng,
Ngườithông minh cao tài,
ÐượcTrời Người cung kính.

Bấygiờ có nhân dân nào xâm phạm vật của người khác thì dòngSát-lợi sẽ trừng phạt họ. Nhưng sau người kia không sửalỗi, lại phạm nữa, chủ Sát-lợi ra lệnh làm đao gậy chặtđầu người kia. Lúc ấy thế gian mới bắt đầu có sát sanh.Nhiều người nghe lệnh giết này: 'Người ăn trộm lúa gạongười khác, Sát-lợi chủ sẽ bắt giết' đều sợ hãi, lôngtóc dựng ngược. Ai nấy đều cất nhà cỏ, ngồi Thiền trongđó, nhất tâm tu Phạm hạnh, bỏ lìa nghiệp nhà, vợ con,hầu thiếp. Một mình ở chỗ vắng vẻ, dốc chí tu Phạmhạnh. Nhân đây về sau có tên họ của Bà-la-môn.

Khiđó, có hai chủng tánh xuất hiện ở đời. Tỳ-kheo nên biết,khi ấy do trộm cắp mà có sát sanh, do sát sanh nên có dao gậy.Sát-lợi chủ bảo nhân dân:

- 'Ngườinào đoan chính tài cao, hãy cho thống lãnh nhân dân này'.

Sát-lợichủ lại bảo họ rằng:

- 'Nhândân nào ăn trộm thì cho trừng trị tội nó'.

Khiđó liền có chủng tánh Tỳ-xá xuất hiện ở đời. Có nhiềuchúng sanh nghĩ rằng: 'Ngày nay chúng sanh sát sinh lẫn nhau đềudo tiền nghiệp gây ra. Nay ta nên qua lại xoay vần để tựsinh sống'.

Bấygiờ liền có chủng tánh Thủ-đà-la xuất hiện thế gian.

Khiấy Thế Tôn liền nói kệ này:

Trướctiên dòng Sát-lợi,
Kếcó Bà-la-môn,
Thứba là Tỳ-xá,
Tiếplà họ Thủ-đà.
Cóbốn chúng tánh này,
Lầnlần sanh lẫn nhau,
Ðềulà thân Trời đến,
Cùngđồng là một vẻ.

Tỳ-kheonên biết, lúc có tâm giết và trộm này, không còn có lúagạo tự nhiên hiện nữa. Khi ấy, liền có năm loại ngũ cốc:rễ, cọng, cành, hoa, trái, và sanh các hạt giống khác. Ðólà năm hạt giống đều là từ cõi nước phương khác theogió thổi đến, người ta lấy trồng dùng đây để sống.

Nhưthế, Tỳ-kheo thế gian có điềm ứng này, liền có sanh, già,bệnh, chết đến, khiến hôm nay có thân năm ấm, chẳng dứtđược mé khổ. Ðây gọi là sự biến đổi của kiếp thànhhoại. Ta nói với các Thầy! Việc đáng làm của chư PhậtThế Tôn, nay Ta đã nói hết cho các Thầy, hãy ưa thích chỗvắng vẻ, nên nhớ tọa thiền chớ giải đãi, ngày nay nếukhông tinh thành, sau hối hận vô ích. Ðây là lời dạy củaTa.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt trong vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, vua A-xà-thế nước Ma-kiệt nói với quần thần rằng:

- NướcBạt-kỳ rất thịnh vượng, dân cư đông đúc. Ta sẽ chinhphạt chiếm đất nước đó.

Lúcấy, vua A-xà-thế lại bảo Bà-la-môn Bà-lợi-ca rằng:

- NayÔng đến chỗ Thế Tôn, đem tên họ ta thăm hỏi Thế Tôn,lễ kính, thừa sự rồi thưa rằng: 'Vua A-xà-thế bạch đứcThế Tôn, vua có ý muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ có đượchay không?' Nếu Như Lai có nói gì, Ông hãy khéo suy nghĩ rồivề nói cho ta. Vì sao thế? Như Lai nói không hai lời.

Bấygiờ Bà-la-môn vâng lời vua dạy, đến chỗ Thế Tôn, thưahỏi rồi ngồi một bên. Khi đó, Bà-la-môn bạch Phật:

- VuaA-xà-thế lễ kính Thế Tôn, thừa sự, thăm hỏi.

VàBà-la-môn ấy bạch thêm rằng:

- Ývua muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ, trước đến hỏi Phậtxem có được không?

Khiấy Thế Tôn thấy Bà-la-môn kia lấy y che đầu, chân mang giàyngà voi, lưng đeo kiếm bén, chẳng nên thuyết pháp cho ôngta. Thế Tôn mới bảo A-nan:

- Nếudân chúng Bạt-kỳ-tu bảy pháp thì trọn không bị ngoại xâmtiêu diệt. Thế nào là bảy? Nếu nhân dân Bạt-kỳ tụ tậpmột nơi không phân tán thì không bị nước khác phá hoại.Ðó là pháp đầu tiên không bị giặc ngoài phá hoại.

Lạinữa A-nan, người nước Bạt-kỳ trên dưới hòa thuận, thìnhân dân Bạt-kỳ không bị người ngoài cầm giữ. A-nan! Ðólà pháp thứ hai không bị giặc ngoài phá hoại.

Lạinữa A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không dâm dục vớiđàn bà của người khác. Ðó là pháp thứ ba không bị giặcngoài phá hoại.

Lạinữa A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không đem việc ở đâytruyền đến chỗ kia, cũng lại không đem việc đàng kia truyềnlại đàng này... Ðó là pháp thứ tư không bị giặc ngoàiphá hoại.

Lạinữa A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ cúng dường Sa-môn,Bà-la-môn, thừa sự, lễ kính người Phạm hạnh... Ðó làpháp thứ năm không bị giặc ngoài phá hoại.

Lạinữa A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ không tham lam tài sảncủa người khác... Ðó là pháp thứ sáu không bị giặc ngoàiphá hoại.

Lạinữa A-nan, nếu người nước Bạt-kỳ đều đồng một lòngkhông theo thần tự, chuyên tinh ý mình, liền chẳng bị giặcngoài phá hoại. Ðó là pháp thứ bảy không bị giặc ngoàiphá hoại.

A-nan,đó là người Bạt-kỳ tu bảy pháp này, trọn không bị giặcngoài phá hoại.

Khiấy Phạm chí bạch Phật:

- Dùcho người nước Bạt-kỳ chỉ thành tựu một pháp thôi, cũngkhông thể phá hoại được, huống là đến bảy pháp thìlàm sao phá hoại được. Thôi, thôi! Bạch Thế Tôn, việcnước bề bộn tôi muốn trở về chỗ mình.

Bấygiờ Phạm chí liền từ tòa đứng lên mà đi. Ông ta đi chưaxa, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói bảy pháp bất thối chuyển, các Thầy nên lắngnghe, khéo suy nghĩ.

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

- Thếnào là bảy pháp bất thối chuyển? Tỳ-kheo nên biết, Tỳ-kheotụ họp chung một chỗ, hòa thuận với nhau, trên dưới kínhnhường, càng lúc càng tiến lên, tu các pháp lành không thốichuyển, không để Ma được lợi thế. Ðó là pháp bất thốichuyển đầu tiên.

Lạinữa, chúng Tăng hòa hợp, thuận theo lời dạy càng tiến lên,không thối chuyển, chẳng bị Ma vương phá hoại. Ðó là phápbất thối chuyển thứ hai.

Lạinữa, Tỳ-kheo không đắm công việc, không tập tành việcđời, cứ tiến tới, không để Thiên ma được tiện lợi.Ðó là pháp bất thối chuyển thứ ba.

Lạinữa, Tỳ-kheo, không tụng đọc sách tạp, suốt ngày thúcliễm tình ý càng tiến lên, không để Ma vương được tiệnlợi. Ðó là pháp bất thối chuyển thứ tư.

Lạinữa, Tỳ-kheo chuyên cần tu pháp trừ khử thùy miên, hằngtự răn nhắc tỉnh táo, càng tiến lên trên, không để Mađược tiện lợi. Ðó là pháp bất thối chuyển thứ năm.

Lạinữa, Tỳ-kheo, không học toán thuật, cũng không khiến ngườitập thành nó, ưa chỗ vắng vẻ, tu tập pháp này, ngày càngtiến lên, không để Ma được tiện lợi. Ðó là pháp bấtthối chuyển thứ sáu.

Lạinữa, Tỳ-kheo, khởi lên ý tưởng 'tất cả thế gian khôngcó gì đáng ưa thích', tu tập Thiền hạnh, kham nhẫn theo cácpháp được dạy, càng tiến lên, không để Ma được tiệnlợi. Ðó là pháp bất thối chuyển thứ bảy. Nếu có Tỳ-kheothành tựu bảy pháp này, hòa thuận với nhau, thì Ma sẽ khôngđược tiện lợi.

Khiấy, Thế Tôn nói kệ:

Trừbỏ các sự nghiệp,
Khôngsuy nghĩ loạn bậy,
Nếukhông hành điều này,
Cũngchẳng được tam-muội.
Ngườihay vui với pháp,
Phânbiệt nghĩa pháp này,
Tỳ-kheoưa hạnh này,
Sẽđến tam-muội định.

Thếnên, Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện thành tựu bảy pháp này.Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về bảy sử. Các Thầy hãy khéo nghĩ nhớ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

Khiấy, các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Thếnào là bảy? Tham dục sử, sân nhuế sử, kiêu mạn sử, sisử, nghi sử, kiến sử, dục thế gian sử.

NàyTỳ-kheo, đó là bảy sử khiến cho chúng sanh thường ở trongu tối, bị trói buộc thân mình, lưu chuyển trong thế giankhông hề ngừng nghỉ, cũng không thể biết cội rễ sanh tử.Ví như hai con trâu một đen, một trắng, mang chung một áchcùng kéo dẫn nhau, không cách xa được. Chúng sanh cũng nhưthế, bị tham dục sử, vô minh sử, trói buộc không lìa nhuđược. Năm sử kia cũng lại đuổi theo; năm sử vừa theo,bảy sử cũng thế. Người phàm phu bị bảy sử này trói buộc,lưu chuyển trong sanh tử không giải thoát được, không thểbiết nguồn gốc của khổ.

Tỳ-kheonên biết, do bảy sử này bèn có ba đường ác: địa ngục,ngạ quỷ, súc sanh. Do bảy sử này không thể qua khỏi cảnhgiới tệ Ma. Nhưng bảy sử này lại có bảy phương thuốc.Thế nào là bảy? Tham dục sử thì có niệm giác ý trị. Sânnhuế sử có trạch pháp giác ý trị. Tà kiến sử có tinhtấn giác ý trị. Dục thế gian sử có hỷ giác ý trị. Kiêumạn sử có khinh an giác ý trị. Nghi sử có định giác ýtrị. Vô minh sử có hộ (xả) giác ý trị. Này Tỳ-kheo! Ðólà bảy sử dùng bảy giác ý trị.

Tỳ-kheonên biết! Lúc Ta chưa thành Phật, đang hành hạnh Bồ-tát,ngồi dưới cây Bồ-đề, khởi niệm này: 'Chúng sanh cõi dụcbị những gì trói buộc?' Rồi lại nghĩ: 'Chúng sanh bị bảysử trói buộc lưu chuyển trong sanh tử, mãi mãi không giảithoát được. Nay Ta cũng bị bảy sử này trói buộc khôngđược giải thoát'. Lúc ấy Ta lại nghĩ: 'Bảy sử này dùnggì để trị?'. Ta lại suy nghĩ nữa: 'Bảy sử này sẽ dùngBảy giác ý trị'.

Tanên tư duy Bảy giác ý. Lúc Ta tư duy Bảy giác ý, tâm hữulậu được dứt, liền được giải thoát. Sau thành đạoVô Thượng Chánh Chân.

Trongbảy ngày ngồi kiết-già, tư duy Bảy giác ý này một lầnnữa.

Thếnên các Tỳ-kheo! Nếu muốn bỏ bảy sử, nên nhớ tu hànhpháp Bảy giác ý. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóbảy hạng người đáng thờ, đáng kính, họ là phước điềnvô thượng của thế gian. Thế nào là bảy hạng người? Ðólà: Hành từ, hành bi, hành hỉ, hành hộ (xả), hành không,hành vô tướng, hành vô nguyện. Ðó là bảy hạng ngườiđáng thờ, đáng kính, là phước điền vô thượng của thếgian. Vì sao thế? Nếu có chúng sanh hành bảy pháp này thìở trong hiện pháp thu hoạch được quả báo.

Bấygiờ A-nan bạch Thế Tôn:

- Vìcớ sao Thế Tôn không nói Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,A-la-hán, Bích-chi Phật và Phật mà lại nói bảy pháp này?

ThếTôn bảo:

- Ngườihành từ cho đến bảy pháp hành cùng với Tu-đà-hoàn cho đếnPhật, việc này không đồng. Dù cúng dường Tu-đà-hoàn chođến Phật cũng không được quả báo hiện tại; nhưng cúngdường bảy người này, ở hiện đời được quả báo. Thếnên, A-nan, nên chuyên cần dũng mãnh thêm để hoàn thành bảypháp. Như thế, A-nan, nên học điều này!

Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở Tỳ-xá-ly, bên ao Di-hầu, cùng với năm trămchúng đại Tỳ-kheo.

Khiấy Thế Tôn đến giờ đắp y, ôm bát, cùng A-nan vào Tỳ-xá-lykhất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ-xá-ly có đại trưởnggiả tên Tỳ-la-tiên, giàu có, nhiều tài sản chẳng thể tínhkể, nhưng lại keo kiệt tham lam không có lòng bố thí, chỉhưởng phước cũ, không tạo thêm phước mới. Lúc đó trưởnggiả ấy đang cùng các dâm nữ ở hậu cung đàn hát, ca xướngvui chơi.

ThếTôn đi đến hướng ấy, Ngài biết mà vẫn hỏi Tôn giảA-nan:

- NayTa nghe tiếng hát xướng, kỹ nhạc là ở nhà nào?

A-nanbạch Phật:

- Ðólà ở nhà trưởng giả Tỳ-la-tiên.

Phậtbảo A-nan:

- Trưởnggiả này sau bảy ngày sẽ chết và sanh trong địa ngục ThếKhốc. Vì sao thế? Ðó là lẽ thường. Nếu người đoạncăn lành thì lúc mạng chung đều sanh trong địa ngục ThếKhốc. Nay trưởng giả này phước cũ đã hết, lại khôngchịu tạo phước mới.

A-nanbạch Phật:

- Cónhân duyên nào khiến trưởng giả này sau bảy ngày không chếtchăng?

Phậtbảo A-nan:

- Chẳngcó nhân duyên nào mà làm ông ta không chết được. Nhữnghạnh ông ta gieo trồng ngày xưa, hôm nay đã hết. Ðiều nàykhông thể tránh khỏi.

A-nanbạch Phật:

- Cócách nào khiến trưởng giả này không sanh vào địa ngụcThế Khốc chăng?

Phậtbảo:

- A-nan!Có cách này có thể khiến trưởng giả không vào địa ngục.

A-nanbạch Phật:

- Nhữngnhân duyên nào khiến trưởng giả không vào địa ngục?

Phậtbảo A-nan:

- Nếutrưởng giả này chịu cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuấtgia học đạo thì có thể khỏi tội này được.

A-nanbạch Phật:

- Naycon có thể khiến cho trưởng giả này xuất gia học đạo.

Bấygiờ Tôn giả A-nan từ giã Thế Tôn, đi đến đứng ngoàicửa nhà ông trưởng giả. Lúc ấy, Trưởng giả từ xa trôngthấy A-nan đến liền ra cửa tiếp đón thỉnh ngài vào ngồi.Rồi A-nan bảo trưởng giả:

- Naytôi ở bên bậc Nhất Thiết Trí được nghe Như Lai thọ kýÔng sau bảy ngày sẽ chết và sanh vào địa ngục Thế Khốc.

Trưởnggiả nghe xong lông tóc dựng ngược, kinh hãi bạch Tôn giảA-nan:

- Cónhân duyên gì làm tôi trong bảy ngày không chết chăng?

A-nanbảo:

- Khôngcó nhân duyên nào khiến Ông trong bảy ngày khỏi chết.

Trưởnggiả lại bạch:

- Cónhân duyên nào khiến tôi chết không sanh vào địa ngục ThếKhốc chăng?

A-nanbảo:

- ThếTôn cũng có dạy rằng nếu Trưởng giả cạo tóc, mặc bapháp y, xuất gia học đạo sẽ không phải vào địa ngụcThế Khốc. Ông phải nên xuất gia học đạo, đến đượcbờ kia.

Trưởnggiả bạch:

- NgàiA-nan hãy đi trước đi, tôi sẽ đến ngay.

Khiấy, Tôn giả A-nan liền bỏ đi. Trưởng giả liền nghĩ: 'Nóibảy ngày cũng còn xa, nay ta nên vui chơi ngũ dục, rồi sauhãy xuất gia học đạo'.

Tôngiả A-nan ngày hôm sau đến nhà trưởng giả, bảo ông ta:

- Mộtngày đã qua, còn có sáu ngày, phải xuất gia đi!

Trưởnggiả bạch:

- NgàiA-nan hãy đi trước, tôi sẽ theo sau ngay.

Nhưngtrưởng giả ấy vẫn không đi. Ngài A-nan, hai ngày, ba ngàycho đến sáu ngày đến nhà trưởng giả, bảo ông ta:

- Bâygiờ hãy xuất gia, nếu không sau hối không kịp. Nếu khôngxuất gia hôm nay sẽ chết, rồi sanh trong địa ngục Thế Khốc.

Trưởnggiả bạch A-nan:

- Tôngiả hãy đi trước, tôi sẽ theo sau.

A-nanbảo:

- Trưởnggiả! Hôm nay Ông dùng thần túc nào đến kia được mà bảota đi trước? Ta muốn đi một lượt với Ông.

Khiấy A-nan dẫn trưởng giả này đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyvà bạch Phật:

- Naytrưởng giả này muốn được xuất gia học đạo, cúi mongNhư Lai hãy cạo bỏ râu tóc cho ông ta, để ông ta đượchọc đạo.

Phậtbảo A-nan:

- Naychính Thầy có thể độ trưởng giả này.

A-nanvâng lời Phật dạy tức thời cạo tóc cho trưởng giả, dạyđắp ba pháp y và học Chánh pháp. Lúc ấy A-nan dạy Tỳ-kheođó rằng:

- Ôngnên nhớ tu hành, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ-kheo Tăng,niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Thôi dứt, niệm Hơithở, niệm Thân, niệm Tử. Nên tu hành pháp như thế. Tỳ-kheohành mười niệm này sẽ được quả báo lớn, được phápvị cam lồ.

Khiấy Tỳ-la-tiên tu hành pháp như thế rồi; ngay ngày ấy mạngchung sanh trong Tứ thiên vương. A-nan liền trà-tỳ thân ôngta, trở về chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên.

Bấygiờ A-nan bạch Thế Tôn:

- Vừarồi Tỳ-kheo Tỳ-la-tiên đã mạng chung, sẽ sanh về đâu?

ThếTôn bảo:

- NayTỳ-kheo này mạng chung sanh lên cõi trời Tứ thiên vương.

A-nanbạch Phật:

- Ôngta ở đó mạng chung sẽ sanh về đâu?

ThếTôn bảo:

- Ôngta ở đó mạng chung sẽ sanh trời Ba mươi ba, lần lượt sanhDiệm thiên, Ðâu-suất thiên, Hóa tự tại thiên, Tha hóa tựtại thiên. Từ đó ông ta mạng chung lại sanh trở lại chođến trời Tứ thiên vương. A-nan! Tỳ-kheo Tỳ-la-tiên, bảyphen xoay vần trong Trời, Người. Cuối cùng ông ta được thânngười xuất gia, học đạo, sẽ dứt mé khổ. Vì sao thế?Vì ông ta có tín tâm đối với Như Lai. A-nan nên biết! CõiDiêm-phù-đề này, Nam Bắc hai vạn một ngàn do-tuần; ÐôngTây bảy ngàn do-tuần. Nếu có người cúng dường ngườikhắp cõi Diêm-phù-đề, phước đó có nhiều không?

Tôngiả A-nan bạch Phật:

- Rấtnhiều, rất nhiều, bạch Thế Tôn.

Phậtbảo A-nan:

- Nếucó chúng sanh chỉ trong một khoảng khắc, không dứt tín tâmtu hành mười niệm này, phước chẳng thể lường, không thểlường được. Như thế, A-nan! Hãy cầu phương tiện tu hànhmười niệm. Như thế A-nan, hãy học điều này!

Bấygiờ, Tôn giả A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tasẽ thuyết pháp cực diệu, ban đầu, ở giữa và rốt sauđều lành, nghĩa lý thâm sâu, đầy đủ để tu Phạm hạnh.Kinh này gọi là 'Pháp sạch các lậu'. Các Thầy khéo suy nghĩđó.

Tỳ-kheođáp:

- Xinvâng, bạch Thế Tôn.

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Tạisao gọi là 'pháp sạch các lậu'? Hoặc có hữu lậu duyênkiến mà được đoạn, hoặc có hữu lậu nhờ thân cận đượcđoạn, hoặc có hữu lậu do xa lìa được đoạn, hoặc cóhữu lậu do vui thích được đoạn, hoặc có hữu lậu do oainghi được đoạn, hoặc có hữu lậu do tư duy được đoạn.

Thếnào là hữu lậu do kiến được đoạn? Ở đây, người phàmphu chẳng gặp Thánh nhân, không thuận theo pháp Như Lai, chẳngthể ủng hộ pháp Hiền Thánh, chẳng gần gũi Thiện tri thức,chẳng phụng sự Thiện tri thức. Họ nghe pháp, điều đángsuy nghĩ cũng không phân biệt được; điều không nên suy nghĩthì lại suy nghĩ; dục lậu chưa sanh liền sanh, dục lậu đãsanh liền tăng thêm nhiều; hữu lậu chưa sanh liền sanh, hữulậu đã sanh liền tăng thêm nhiều; vô minh lậu chưa sanh liềnsanh, vô minh lậu đã sanh liền tăng thêm nhiều. Ðây là phápchẳng nên tư duy mà lại tư duy.

Thếnào là pháp đáng tư duy mà không chịu tư duy pháp này? Phápnên tư duy là dục lậu chưa sanh, khiến cho chẳng sanh, dụclậu đã sanh thì tiêu diệt đi; hữu lậu chưa sanh khiến chochẳng sanh, hữu lậu đã sanh thì tiêu diệt đi; vô minh lậuchưa sanh khiến cho chẳng sanh, vô minh lậu đã sanh thì tiêudiệt đi. Ðó là pháp đáng nên tư duy mà không tư duy; phápkhông nên tư duy thì tư duy, pháp nên tư duy lại không chịutư duy; dục lậu chưa sanh liền sanh, dục lậu đã sanh tăngthêm; hữu lậu chưa sanh liền sanh, hữu lậu đã sanh liềntăng thêm; vô minh lậu chưa sanh liền sanh, vô minh lậu đãsanh liền tăng thêm.

Ngườiấy suy nghĩ thế này: 'Thế nào là có quá khứ lâu xa? Nayta phải có quá khứ lâu xa'.

Ngườiấy lại suy nghĩ: 'Không có quá khứ lâu xa. Thế nào mà cóquá khứ lâu xa? Thế nào lại có tương lai lâu xa? Nay ta sẽcó tương lai lâu xa. Hay lại nói không có tương lai lâu xa?Thế nào sẽ có tương lai lâu xa. Ai có tương lai lâu xa? Thếnào ở đây có chúng sanh từ lâu xa? Chúng sanh lâu xa này từđâu mà đến, từ đây mạng chung sẽ đi về đâu?'.

Ngườiấy khởi ý nghĩ chẳng lành này, liền nổi lên sáu kiếnchấp lần lượt sanh tư tưởng tà vạy: Có ngã kiến, xétrõ có kiến này; không có ngã kiến xét rõ khởi lên cái kiếnnày; có ngã kiến, không ngã kiến, trong đó khởi xét rõ sanhkiến; lại tự quán thân rồi khởi kiến chấp; ở nơi mìnhmà không thấy mình, lại khởi cái chấp này; ở chỗ vô ngãmà không thấy vô ngã, trong đó khởi kiến chấp. Khi ấy ngườikia sanh tà kiến này: 'Ngã đời này cũng là ngã đời sau,thường còn ở đời không có hư hoại, cũng không biến đổi,cũng chẳng di động'. Ðó gọi là nhóm tà kiến. Tà kiếnkhổ hoạn, ưu bi, khổ não, đều do đây sinh không thể trịliệu, cũng bỏ không được, bèn tăng thêm gốc khổ. Do đókhông phải là hạnh của Sa-môn, đạo Niết-bàn.

Lạinữa, Tỳ-kheo đệ tử bậc Hiền Thánh tu hành pháp này khôngmất thứ tự, khéo hay ủng hộ và ủng hộ cho Thiện tri thức.Người ấy có thể phân biệt, pháp chẳng thể tư duy cũngcó thể biết; pháp nên tư duy cũng có thể biết; pháp khôngnên tư duy, người ấy cũng chẳng tư duy; pháp nên tư duy thìtư duy.

Thếnào là pháp chẳng nên tư duy thì chẳng tư duy? Ðối vớicác pháp dục lậu chưa sanh mà sanh, dục lậu đã sanh liềntăng thêm; hữu lậu chưa sanh liền sanh, hữu lậu đã sanhliền tăng thêm; vô minh lậu chưa sanh liền sanh, vô minh lậuđã sanh liền tăng thêm. Ðó là pháp không nên tư duy.

Nhữngpháp nào nên tư duy thì tư duy? Ðối với các pháp dục lậuchưa sanh liền chẳng sanh, dục lậu đã sanh liền tiêu diệt;hữu lậu chưa sanh liền chẳng sanh, hữu lậu đã sanh liềntiêu diệt; vô minh lậu chưa sanh liền chẳng sanh, vô minh lậuđã sanh liền tiêu diệt. Ðây là pháp đáng nên tư duy, điềuchẳng nên tư duy người ấy không tư duy. Ðiều nên tư duyliền tư duy. Người ấy tư duy như thế liền diệt đượcba pháp. Thế nào là ba? Thân tà giới, trộm, nghi. Nếu khôngthấy biết thì tăng thêm hạnh hữu lậu. Nếu người thấy,nghe, nhớ, biết thì chẳng tăng thêm hạnh hữu lậu. Ðã biết,đã thấy thì hữu lậu chẳng sanh. Ðây là lậu do kiến màđoạn được.

Thếnào là lậu nhờ cung kính mà đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo! Khamnhẫn đói lạnh, chịu khổ gió mưa, muỗi mòng, lời ác nhụcmạ, thân sanh đau đớn, rất là phiền phức, mạng sắp muốndứt mà có thể nhẫn được. Nếu không dứt được liềnkhởi khổ não, nếu người có thể kham nhẫn được, nhưthế chẳng sanh. Ðó là lậu do cung kính được đoạn.

Thếnào là lậu do thân cận được đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo! Giữtâm thọ nhận y, không đòi trang sức, chỉ muốn giữ gìnthân thể, muốn trừ lạnh nóng; muốn mưa gió không chạmvào thân. Lại che thân thể không lộ ra ngoài. Lại giữ tâmtheo thời khất thực, không khởi tâm tham nhiễm, chỉ muốngìn giữ thân thể, cho bệnh cũ được lành, bệnh mới chẳngsanh; giữ gìn các hạnh không xúc phạm, được an ổn lâudài mà tu Phạm hạnh được lâu bền ở đời. Lại giữ gìntâm ý, gần gũi sàng tòa, cũng không đắm nhiễm phục sứcvinh hoa; chỉ muốn trừ đói lạnh, gió mưa, muỗi mòng, chechở thân thể để hành đạo pháp. Lại giữ gìn tâm, gầngũi thuốc men, chẳng sanh tâm nhiễm đắm, đối với thuốcmen chỉ muốn bịnh tật được lành, thân thể được an ổn.Nếu không thân cận thì sanh hoạn hữu lậu, nếu thân cậnthì không sinh hoạn hữu lậu. Ðó là lậu do thân cận đượcđoạn.

Thếnào là hữu lậu do xa lìa được đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo!Trừ khử loạn tưởng, xem nó như voi ác, lạc đà, trâu ngựa,cọp beo, chó, rắn độc, hầm sâu bờ hiểm, gai góc, sườndốc, bùn sình, thảy đều xa lìa chúng, chớ theo phụng thờÁc tri thức, cũng không gần gũi người ác, hay nghiền ngẫmở trong lòng chớ bỏ qua. Nếu không ủng hộ thì sanh hữulậu, nếu ủng hộ thì không sanh hữu lậu. Ðó là hữu lậudo xa lìa mà đoạn.

Thếnào là hữu lậu do vui thích được đoạn?

Ởđây, Tỳ-kheo! Sanh dục tưởng mà chẳng xa lìa, nếu khởisân giận cũng chẳng xa lìa, nếu lại khởi tưởng đố kỵcũng chẳng xa lìa. Nếu không xa lìa thì sanh hữu lậu, ngườicó thể xa lìa thì có thể chẳng khởi hữu lậu. Ðó là hữulậu do vui thích được đoạn.

Thếnào là hữu lậu do oai nghi mà đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo! Nếumắt thấy sắc không khởi sắc tưởng, cũng không khởi tâmnhiễm ô, đầy đủ nhãn căn, cũng không thiếu sót mà hộnhãn căn. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị,thân xúc chạm, ý biết pháp, đều không khởi tâm nhiễm ô,cũng không khởi tưởng chấp trước mà gìn giữ ý căn. Nếukhông nhiếp hộ oai nghi thì sanh hữu lậu, nếu nhiếp hộoai nghi thì không có hoạn hữu lậu. Ðó là hữu lậu do oainghi được đoạn.

Nhữnghữu lậu nào do tư duy được đoạn? Ở đây Tỳ-kheo! Tu niệmgiác ý, y vô dục, y không nhiễm ô, y diệt tận mà cầu xuấtyếu; tu trạch pháp giác ý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, khinhan giác ý, định giác ý, hộ (xả) giác ý, y vô dục, y khôngnhiễm ô, y diệt tận mà cầu xuất yếu. Nếu không tu điềunày thì sanh hoạn hữu lậu, nếu người hay tu thì không sanhhoạn hữu lậu. Ðó là hữu lậu do tư duy mà đoạn.

NàyTỳ-kheo! Nếu ở trong Tỳ-kheo có các hữu lậu, người dokiến đoạn được thì hãy dùng kiến đoạn, người do cungkính đoạn hãy dùng cung kính đoạn, người do thân cận đoạnhãy dùng thân cận đoạn, người do xa lìa đoạn hãy dùngxa lìa đoạn, người do oai nghi đoạn hãy dùng oai nghi đoạn,người do tư duy đoạn hãy dùng tư duy đoạn. Này Tỳ-kheo!Ðó là đầy đủ tất cả oai nghi có thể đoạn kiết sử,bỏ được ái dục qua được bốn dòng, dần dần vượt khỏikhổ.

NàyTỳ-kheo! Ðó là pháp trừ hữu lậu. Chư Phật, Thế Tôn thườngthi hành niệm từ với tất cả loài hữu tình, nay Ta đã thihành. Các Thầy nên ưa thích chỗ vắng vẻ, dưới gốc cây,chuyên cần tinh tấn chớ có giải dãi; nếu nay không chuyêncần sau hối vô ích. Ðây là lời dạy của Ta.

Bấygiờ Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]