- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 1
XXVI.2.Phẩm Tứ ý đoạn(2)
ThếTôn bảo A-nan:
- NayThầy hãy đưa Xá-lợi của Xá-lợi-phất đến đây.
Tôngiả A-nan đáp:
- Xinvâng, Thế Tôn.
Tôngiả A-nan liền trao Xá-lợi vào tay Thế Tôn. Thế Tôn cầmXá-lợi rồi bảo các Tỳ-kheo:
- Ðâylà Xá-lợi của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, là bậc trí tuệ, thôngminh, tài cao, bao nhiêu loại trí: trí không cùng, trí khôngbờ đáy, có trí mau chóng, có trí khinh tiện, có trí lợicơ, có trí rất sâu, có trí xét kỹ, ít muốn, biết đủ,ưa ở chỗ vắng vẻ, có lòng dũng mãnh, việc làm không rốiloạn, tâm không khiếp nhược, hay nhẫn nhục, trừ bỏ phápác, thể tánh nhu hòa, không ưa tranh tụng, hằng tu tinh tấn,hành chánh định, tập trí tuệ, niệm giải thoát, tu hànhthân giải thoát tri kiến.
Tỳ-kheonên biết, ví như đại thọ không có cành nhánh; nay trong Tỳ-kheoTăng, Như Lai là đại thọ, Xá-lợi-phất diệt độ rồi,Ta như cây không cành. Nếu Xá-lợi-phất đi đến phương nào,phương đó liền gặp may mắn lớn lao, mong Xá-lợi-phất dừnglại ở phương đó. Sở dĩ như thế, vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phấthay cùng ngoại đạo dị học luận nghị, ai cũng bị hàngphục.
Bấygiờ Ðại Mục-kiền-liên nghe Tôn giả Xá-lợi-phất diệtđộ, liền dùng thần thông đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy Phậtrồi đứng một bên. Tôn giả Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:
- NayTỳ-kheo Xá-lợi-phất đã diệt độ. Nay con từ biệt ThếTôn, con cũng muốn diệt độ.
ThếTôn im lặng chẳng đáp. Như thế hai ba phen bạch Thế Tôn:
- Conmuốn diệt độ.
Bấygiờ Thế Tôn vẫn im lặng chẳng đáp. Tôn giả Mục-kiền-liênthấy Thế Tôn im lặng chẳng đáp, liền cúi lạy Phật rồilui đi. Tôn giả trở về Tinh xá, thu xếp y bát, ra khỏi thànhLa-duyệt, tự đến quê mình. Bấy giờ có đông chúng Tỳ-kheotheo sau Tôn giả Mục-liên. Chúng Tỳ-kheo cùng Tôn giả Mục-liênđến thôn Ma-sấu, du hóa tại đó và mắc bịnh nặng.
Lúcấy, Tôn giả Mục-liên ở giữa đất trống trải, tòa màngồi, nhập Sơ thiền; từ Sơ thiền dậy, nhập Nhị thiền;từ Nhị thiền dậy, nhập Tam thiền; từ Tam thiền dậy, nhậpTứ thiền; từ Tứ thiền dậy, nhập Không xứ, từ Khôngxứ dậy, nhập Thức xứ, từ Thức xứ dậy, nhập Bất dụngxứ; từ Bất dụng xứ dậy, nhập Hữu tưởng vô tưởngxứ; từ Hữu tưởng vô tưởng xứ dậy, nhập Hỏa quang tam-muội;từ Hỏa quang tam-muội dậy, nhập Thủy quang tam-muội; từThủy quang tam-muội dậy, nhập Diệt tận định.
TừDiệt tận định dậy, nhập Thủy quang tam-muội; từ Thủyquang tam-muội dậy, nhập Hỏa quang tam-muội; từ Hỏa quangtam-muội dậy, nhập Hữu tưởng vô tưởng định; từ Hữutưởng vô tưởng định dậy, nhập Bất dụng xứ; từ Bấtdụng xứ dậy, nhập Thức xứ, Không xứ, Tứ thiền, Tam thiền,Nhị thiền, Sơ thiền.
TừSơ thiền dậy, bay lên hư không, ngồi, nằm, kinh hành. Thântrên ra lửa, thân dưới ra nước. Hoặc thân dưới ra lửa,thân trên ra nước, làm mười tám cách biến hóa thần túc.
Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên bay xuống tòa, ngồi kiết-già,chính thân, chính ý, buộc niệm ở trước và nhập Sơ thiền;từ Sơ thiền dậy, nhập Nhị thiền; từ Nhị thiền đậy,nhập Tam thiền; từ Tam thiền dậy, nhập Tứ thiền; từ Tứthiền dậy, nhập Không xứ; từ Không xứ dậy, nhập Thứcxứ; từ Thức xứ dậy, nhập Bất dụng xứ; từ Bất dụngxứ dậy, nhập Hữu tưởng vô tưởng xứ; từ Hữu tưởngvô tưởng xứ dậy, nhập Hỏa quang tam-muội; từ Hoa quangtam-muội dậy, nhập Thủy quang tam-muội; Từ Thủy quang tam-muộidậy, nhập Diệt tận định.
TừDiệt tận định dậy, Tôn giả trở lại nhập Thủy quangtam-muội, Hỏa quang, Hữu tưởng vô tưởng xứ, Bất dụngxứ, Thức xứ, Không xứ, Tứ thiền, Tam thiền, Nhị thiền,Sơ thiền.
Lạitừ Sơ thiền dậy, Tôn giả nhập nhị thiền; từ Nhị thiềndậy, nhập Tam thiền; từ Tam thiền dậy, nhập Tứ thiền,từ Tứ thiền dậy, ngay đó mà diệt độ.
Bấygiờ Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên đã diệt độ rồi, mặtđất chấn động rất lớn. Chư Thiên bảo nhau hiện đến,hầu hạ Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên, cúng dường tôn đức,hoặc đem các thứ hương hoa đến cúng dường; chư Thiên ởkhông trung xướng kỹ nhạc, gẩy đàn, ca múa dâng cúng lênTôn giả Mục-kiền-liên.
Lúcấy Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên đã diệt độ, trong thônNan-la-đà trong vòng một do-tuần, chư Thiên đầy dẫy. Bấygiờ lại có nhiều chúng Tỳ-kheo cầm các thứ hương hoa rảitrên xác Tôn giả Mục-kiền-liên.
ÐứcThế Tôn từ thành La-duyệt tuần tự khất thực cùng nămtrăm Tỳ-kheo du hóa trong nhân gian, đến thôn Na-la-đà cùngvới năm trăm Tỳ-kheo. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất vàMục-kiền-liên diệt độ chưa bao lâu. Ðức Thế Tôn ngồigiữa đất trống, im lặng quan sát các Tỳ-kheo. Im lặng quansát các Tỳ-kheo xong, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- NayTa quan sát các Thầy trong chúng này bị tổn giảm to lớn.Vì sao thế? Nay trong chúng này không có Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtvà Mục-kiền-liên. Nếu phương nào có Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liênđi đến phương ấy liền chẳng trống rỗng mà được nghenay Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên ở tại phương này. Sởdĩ như thế vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên khamnhận hàng phục ngoại đạo ở đây.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Việclàm của chư Phật rất kỳ đặc. Có hai đệ tử trí tuệvà thần túc nhập Niết-bàn. Nhưng Như Lai không sầu lo. Ngaycả hằng sa Như Lai đời quá khứ cũng lại có đệ tử trítuệ, thần túc này và ngay đến chư Phật ra đời ở tươnglai cũng sẽ có đệ tử trí tuệ, thần túc này.
Tỳ-kheonên biết, thế gian có hai nghiệp thí. Thế nào là hai? Nghĩalà tài thí và pháp thí. Tỳ-kheo nên biết, nếu luận vềtài thí, thì nên theo Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liênmà cầu. Nếu muốn cầu pháp thí, nên theo cầu Ta. Sở dĩnhư thế, vì nay Ta, Như Lai không có tài thí. Hôm nay các Thầycó thể cúng dường Xá-lợi của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên.
Bấygiờ Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Làmsao cúng dường được Xá-lợi của Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.
ThếTôn bảo:
- Nêngồm các thứ hương hoa, ở ngã tư đường lập bốn tháp.Vì sao thế? Nếu có dựng tháp thì có bốn loại người nàynên dựng tháp. Thế nào là bốn? Chuyển luân Thánh vươngnên dựng tháp; A-la-hán lậu tận nên dựng tháp; Bích-chi Phậtnên dựng tháp; Như Lai nên dựng tháp.
Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:
- Cónhân duyên gì mà Như Lai nên dựng tháp? Lại có nhân duyêngì nên dựng tháp cho Bích-chi Phật, A-la-hán lậu tận và Chuyểnluân Thánh vương?
ThếTôn bảo:
- NayThầy nên biết, Chuyển luân Thánh vương thi hành thập thiện,tu mười công đức, cũng lại dạy người hành thập thiệncông đức. Thế nào là mười? Tự mình không sát sanh, lạidạy người khác khiến không sát sanh. Tự mình không trộm,lại dạy người khác khiến không trộm. Tự mình không dâm,lại dạy người khác khiến không dâm. Tự mình không ỷ ngữ,lại dạy người khác khiến không ỷ ngữ. Tự mình khôngtật đố, lại dạy người khác khiến không tật đố. Tựmình không tranh tụng, lại dạy người khác khiến không tranhtụng. Tự mình chính ý, lại dạy người khác khiến khôngloạn ý, Thân tự chính kiến, lại dạy người khác khiếnhành chính kiến.
Tỳ-kheonên biết, Chuyển luân Thánh vương có mười công đức này,nên xứng đáng dựng tháp.
Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:
- Lạido nhân duyên nào, nên dựng tháp cho đệ tử Như Lai?
ThếTôn bảo:
- A-nannên biết, A-la-hán lậu tận không còn thọ thân sau nữa; trongsạch như thiên kim; ba độc, năm kiết sử không còn xuấthiện. Lại nữa, do nhân duyên này dựng tháp cho đệ tử NhưLai.
Tôngiả A-nan bạch Phật:
- Donhân duyên nào, Bích-chi Phật đáng được dựng tháp?
ThếTôn bảo:
- CóBích-chi Phật không thầy tự ngộ, trừ các kiết sử, khôngthọ thân sau nữa. Thế nên đáng dựng tháp.
Bấygiờ A-nan bạch Thế Tôn:
- Lạido nhân duyên nào xứng đáng dựng tháp cho Như Lai?
ThếTôn bảo:
- Ởđây, này A-nan, Như Lai có Thập lực, Tứ vô sở úy, kẻ khônghàng phục bị hàng phục; kẻ không độ được độ; kẻkhông đắc đạo khiến cho đắc đạo; người không nhậpNiết-bàn khiến nhập Niết-bàn. Mọi người thấy rồi hếtsức hoan hỉ.
Ðólà, này A-nan, Như Lai đáng được dựng tháp. Như thế NhưLai đáng được dựng tháp. Bấy giờ A-nan nghe Thế Tôn dạyxong, vui vẻ vâng làm.
*
10.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Tôn giả Bà-ca-lê thân mắc bịnh nặng, đại tiểu tiệntại chỗ, ý muốn dùng dao tự sát mà không ngồi dậy. Tôngiả Bà-ca-lê bảo thị giả:
- NayCon hãy đem dao đến! Ta muốn tự sát. Sở dĩ như thế làvì trong số đệ tử của Phật Thích-ca Văn, hôm nay, ngườicó tín giải thoát không ai hơn ta. Nhưng nay ta tâm hữu lậuchẳng giải thoát. Sở dĩ như thế là vì đệ tử của NhưLai lúc gặp khổ não cũng lại tìm dao tự sát. Nay ta dùngmạng này vì chẳng thể từ bờ này đến bờ kia.
Bấygiờ, đệ tử của Bà-ca-lê xuất gia chưa bao lâu, chưa biếtđời này, đời sau, chẳng biết từ bờ này đến bờ kia,cũng lại chẳng biết chết đây rồi sanh nơi khác, liền đưadao cho Tôn giả. Tôn giả Bà-ca-lê cầm dao rồi, đem lòng tinkiên cố cầm dao tự đâm mình. Ngài Bà-ca-lê lấy dao tựđâm mình và nghĩ: 'Trong đệ tử Phật Thích-ca Văn có việclàm phi pháp, bị lợi ác, chẳng được lợi lành, ở trongpháp Như Lai chẳng được thọ chứng mà mạng chung'.
Bấygiờ Tôn giả Bà-ca-lê liền tư duy Ngũ thạnh ấm. Ðó làsắc này, đó là sắc tập, đó là sắc diệt tận. Ðó làthọ, tưởng, hành, thức; đó là thọ, tưởng, hành, thựctập; đó là thọ, tưởng, hành thức diệt tận. Ngài tư duyNgũ thạnh ấm này thuần thục. Các pháp có sanh đều là pháptử. Biết thế rồi, tâm hữu lậu liền được giải thoát.
Bấygiờ Tôn giả Bà-ca-lê ở Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn.Thế Tôn dùng thiên nhĩ, nghe Tôn giả Bà-ca-lê đòi dùng daotự sát, Thế Tôn bảo A-nan:
- CácTỳ-kheo tại thành Xá-vệ hãy tập trung về một chỗ. Ta muốndạy bảo.
Tôngiả A-nan vâng lời Thế Tôn, liền triệu tập các Tỳ-kheotại giảng đường Phổ Tập, rồi trở về bạch Thế Tôn:
- Hômnay Tỳ-kheo đã tụ tập một chỗ.
ThếTôn liền đem Tỳ-kheo Tăng vây quanh trước sau, đến tinh xácủa Tỳ-kheo Bà-ca-lê. Ngay lúc ấy, tệ ma Ba-tuần muốn biếtthần thức của Tôn giả Bà-ca-lê đang ở chỗ nào: 'Ở cõiNgười hay Phi nhân, Trời, Rồng, Quỷ thần, Càn-thát-bà, A-tu-la,Ca-câu-la, Ma-hầu-la-già, Dạ-xoa? Nay thần thức này trọn sanhchỗ nào?' Xem khắp Ðông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dướimà chẳng biết chỗ của thần thức, Ma Ba-tuần thân thểhết sức mỏi mệt mà chẳng biết ở đâu.
Bấygiờ Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng vây quanh trước sau, đếntinh xá kia. Thế Tôn thấy Ma Ba-tuần muốn biết thần thứcở đâu. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- CácThầy có nghe trong tinh xá này có tiếng lớn chăng? Lại cònánh sáng yêu quái nữa?
CácTỳ-kheo đáp:
- Vâng,Thế Tôn, chúng con đã thấy.
ThếTôn bảo:
- Ðâylà tệ ma Ba-tuần muốn biết thần thức Bà-ca-lê ở đâu.
Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:
- Cúimong Thế Tôn nói thần thức của Tỳ-kheo Bà-ca-lê ở chỗnào?
ThếTôn bảo:
- Thầnthức của Tỳ-kheo Bà-ca-lê trọn không chỗ dính mắc. Vịvọng tộc đó đã nhập Niết-bàn, nên nhận biết như thế.
Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:
- Tỳ-kheoBà-ca-lê này đắc Tứ đế khi nào?
ThếTôn bảo:
- Trongngày hôm nay đắc Tứ đế này.
A-nanbạch Phật:
- Tỳ-kheonày mắc bệnh đã lâu, vốn là người phàm.
ThếTôn bảo:
- Ðúngvậy, A-nan! Như lời Thầy nói, Tỳ-kheo ấy bịnh khổ rấtlâu. Trong các đệ tử của Phật Thích-ca Văn có tín giảithoát, người này hơn hết. Nhưng tâm hữu lậu chưa đượcgiải thoát. Thầy ấy tự nghĩ: 'Nay ta nên dùng dao để tựđâm mình'. Tỳ-kheo ấy lúc sắp đâm mình, liền tư duy côngđức của Như Lai. Ngày xả bỏ thân mạng, vị ấy tư duyNgũ thạnh ấm: đó là sắc tập này, sắc diệt tận này.Bấy giờ Tỳ-kheo ấy tư duy như thế rồi, các pháp hữu lậuđều được diệt tận. Tỳ-kheo này đã nhập Niết-bàn.
A-nannghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Phápcủa Tứ ý đoạn,
Tứám, pháp già suy,
A-di,pháp gốc ngọn,
Xá-lợi,Bà-ca-lê.