- Từ Phẩm 01 Đến Phẩm 10
- Từ Phẩm 11 Đến Phẩm 16
- Từ Phẩm 17 Đến Phẩm 19
- Từ Phẩm 20 Đến Phẩm 22
- Từ Phẩm 23 Đến Phẩm 24
- Từ Phẩm 25 Đến Phẩm 26
- Từ Phẩm 27 Đến Phẩm 29
- Từ Phẩm 30 Đến Phẩm 31
- Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33
- Phẩm 34: Phẩm Đẳng kiến
- Từ Phẩm 35 Đến Phẩm 37
- Từ Phẩm 38 Đến Phẩm 39
- Từ Phẩm 40 Đến Phẩm 41
- Từ Phẩm 42 Đến Phẩm 43
- Từ Phẩm 44 Đến Phẩm 45
- Từ Phẩm 46 Đến Phẩm 48
- Từ Phẩm 49 Đến Phẩm 50
- Từ Phẩm 51 Đến Phẩm 52
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997
TẬP 1
XXII.Phẩm Cúng dường
1.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba người, người đời nên cúng dường. Thế nào là ba? NhưLai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, người đời nên cúng dường.Bậc lậu tận A-la-hán, đệ tử Như Lai, người đời nêncúng dường. Chuyển luân Thánh vương, người đời nên cúngdường.
Cónhân duyên gì mà Như Lai đáng được người đời cúng dường?
PhàmNhư Lai là bậc mà người không phục phải phục, người khônghàng phải hàng, độ được người khó độ, người chưagiải thoát khiến được giải thoát, người chưa Bát-niết-bànkhiến thành Niết-bàn, người không được cứu hộ khiếnhọ được cứu hộ, cho người mù con mắt, giúp đỡ cho ngườibệnh. Ngài là bậc Tôn quý đệ nhất, Ma hoặc Thiên ma, Trờivà Người đời, ở trong đó là phước điền cao trọng nhất,đáng kính, đáng quý, làm người dẫn đường khiến cho ngườibiết đường chánh, thuyết đạo dạy cho người chưa biếtđạo. Do nhân duyên này, người đời nên cúng dường.
Lạicó nhân duyên gì mà bậc lậu tận A-la-hán, đệ tử như NhưLai đáng được người đời cúng dường.
Tỳ-kheonên biết: Lậu tận A-la-hán đã qua khỏi nguồn sanh tử, khôngcòn thọ thân sau, đã đắc pháp vô thượng, dâm nộ si dứtsạch trọn chẳng còn, là phước điền của đời. Do nhânduyên gốc nhọn này, khiến bậc lậu tận A-la-hán đáng đượcngười đời cúng dường.
Lạinhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương đáng được ngườiđời cúng dường?
Tỳ-kheonên biết: Chuyển luân Thánh vương dùng pháp cai trị giáohóa, tự mình không sát sanh, lại dạy dỗ người khác khôngsát sanh; tự mình không trộm cắp cũng lại dạy người kháckhông trộm cắp; tự mình không dâm dật, lại dạy ngườikhác không hành dâm dật; tự mình chẳng vọng ngữ cũng lạidạy người khác không vọng ngữ, tự mình không nói hai lưỡi,cãi lộn kia đây, cũng lại dạy người khác không nói hailưỡi; tự mình không tật đố, giận dữ, si mê, cũng lạidạy người khác không học tập pháp này; tự mình hành chánhkiến, lại dạy người khác không hành tà kiến. Do nhân duyênnày, do gốc ngọn này, khiến Chuyển luân Thánh vương đángđược người đời cúng dường.
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
2.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:
- Cóba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến Niết-bàn.Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đức ở Như Lai, căn lànhnày chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Chánh pháp,căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Thánhchúng, căn lành này chẳng thể cùng tận. Ðó là, này A-nan,ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn. Thếnên, này A-nan, hãy cầu phương tiện thâu được phước chẳngthể cùng tận này. Như thế, A-nan, hãy học điều này!
Bấygiờ Tôn giả A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
3.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba thọ này. Thế nào là ba? Nghĩa là thọ vui, thọ khổ, thọkhông vui không khổ. Các Tỳ-kheo nên biết: thọ vui kia làdục ái sử, thọ khổ kia là sân nhuế sử, thọ không khổkhông vui là si sử. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy học phươngtiện cầu diệt các sử này. Vì thế, nên tự mạnh mẽ, nêntự tu hành pháp đáng tu hành, được pháp không gì sánh được.Các Tỳ-kheo nên biết: Sau khi Ta diệt độ, có Tỳ-kheo niệmtự mạnh mẽ, tu hành pháp này, được pháp không thể so sánh.Ðây là Thanh văn bậc nhất.
NàyTỳ-kheo! Thế nào là nên tự mạnh mẽ, nên tự tu hành, đượcpháp tu hành, được pháp không gì sánh được?
Ởđây, Tỳ-kheo! Nội tự quán thân, ngoại tự quán thân, nộingoại tự quán thân mà tự du hí. Nội quán thọ, ngoại quánthọ, nội ngoại quán thọ mà tự du hí. Nội quán ý, ngoạiquán ý, nội ngoại quán ý mà tự du hí. Nội quán pháp, ngoạiquán pháp, nội ngoại quán pháp mà tự du hí. Như thế, Tỳ-kheo!Hãy tự hăng hái tu hành pháp này, được pháp không gì sánh.Các Tỳ-kheo hành pháp này là đệ tử bậc nhất trong hàngThanh văn. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
4.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba việc che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Thế nào làba? Ðàn bà, che giấu thì hay, lộ bày chẳng hay. Chú thuậtcủa Bà-la-môn che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Nghiệptà kiến che giấu thì hay, lộ bày thì chẳng hay. Ðó là, nàyTỳ-kheo, có ba việc như thế che giấu thì hay, lộ bày thìchẳng hay. Lại có ba việc, lộ thì hay, che đậy thì chẳnghay. Thế nào là ba? Mặt trời lộ bày thì hay, che đậy thìchẳng hay. Mặt trăng lộ bày thì hay, che đậy thì chẳng hay.Pháp ngữ của Như Lai lộ bày thì hay, che đậy thì chẳnghay.
Ðólà, nay Tỳ-kheo, có ba việc lộ bày thì hay, che đậy thì chẳnghay.
Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:
Ðànbà và chú thuật,
Tàkiến, hạnh bất thiện,
Ðâylà ba pháp đời,
Chegiấu thì tối diệu,
Mặttrời, trăng rộng chiếu,
Chánhngữ pháp Như Lai,
Ðâylà ba pháp đời,
Tỏbày hay đệ nhất.
Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy tỏ bày hiện pháp của Như Lai, chớcho che giấu. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
5.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ðâylà ba tướng hữu vi của pháp hữu vi. Thế nào là ba? Là biếttừ đâu khởi, biết sẽ biến đổi, biết sẽ diệt tận.
Thếnào là biết từ đâu khởi? Nghĩa là sanh ra, lớn lên thànhhình ngũ ấm, được các sự gìn giữ các căn (trì nhập).Ðó là biết chỗ từ đâu khởi.
Thếnào là diệt tận? Nghĩa là chết, mạng sống qua mất, khôngdừng, vô thường, các ấm tan hoại, dòng họ biệt ly, mạngcăn đoạn dứt. Ðó là diệt tận.
Thếnào biến đổi? Răng rụng, tóc bạc, khí lực cùng kiệt,tuổi bèn suy vi, thân thể rã rời. Ðó là pháp biến đổi.Này Tỳ-kheo! Ðó là ba tướng hữu vi của pháp hữu vi. Nênbiết ba tưóng hữu vi này và khéo phân biệt. Như thế, cácTỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
6.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể nhờ cậy. Thế nào làba? Ở đây, người ngu điều chẳng thể tư duy mà tư duy,chỗ chẳng thể luận bàn mà luận bàn, chỗ chẳng thể hànhmà tu tập.
Thếnào là người ngu điều chẳng thể tư duy mà nghĩ nhớ? Ởdây, người ngu hay nghĩ nhớ đến ba hạnh của ý. Thế nàolà ba? Ở đây, người ngu khởi tâm tật đố với tài vậtvà nữ sắc của người khác. Tâm nhớ lời ác, rồi nổilòng tật đố: 'Sở hữu của người kia mong là sẽ cho tôi'.Như thế là người ngu, điều không thể tư duy mà tư duy.
Thếnào là người ngu, việc chẳng thể luận bàn mà lại luậnbàn? Ở đây, người ngu tạo bốn lỗi của miệng. Thế nàolà bốn? Ở đây, người ngu hằng ưa nói dối, nói lời thêudệt, nói ác và tranh cãi kia đây. Như thế, người ngu tạobốn lỗi của miệng.
Thếnào là người ngu tạo các hạnh ác? Ở đây, người ngu tạohạnh ác của thân, thường nghĩ sát sanh, trộm cắp, dâm dật.Như thế là người ngu tạo các hạnh ác. Như thế, này Tỳ-kheo,người ngu có ba hạnh này. Người ngu si tập ba việc này.
Lạinữa, Tỳ-kheo! Người trí có ba việc nên nhớ tu hành. Thếnào là ba? Ở đây, người trí, việc đáng tư duy liền tưduy; việc đáng luận bàn liền luận bàn, nên làm thiện liềntu hành thiện.
Thếnào là người trí việc đáng tư duy liền tư duy? Ở đây,người trí tư duy ba hạnh của ý. Thế nào là ba? Ở đây,người trí chẳng tật đố, sân giận, si mê, thường hànhchánh kiến, thấy tài vật người khác không sanh tưởng nghĩ.Như thế người trí, việc đáng tư duy liền tư duy.
Thếnào là người trí việc đáng luận bàn liền luận bàn? Ởđây, người trí thành tựu bốn hạnh của miệng. Thế nàolà bốn? Ở đây, người trí chẳng nói dối, cũng chẳng dạyngười nói dối, thấy người nói dối, ý không vui thích.Ðó là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói ỷ ngữ, ác khẩu, tranh cãi kia đây, cũng khôngdạy người khiến nói ỷ ngữ, ác khẩu, tranh cãi. Như thếngười trí thành tựu bốn hạnh của miệng.
Thếnào là người trí thành tựu ba hạnh của thân? Ở đây, ngườitrí tư duy về thân hành không chỗ xúc chạm. Hơn nữa, ngườitrí không tự mình sát sanh, cũng không dạy người sát sanh,thấy người giết hại, tâm không vui mừng, tự mình khôngtrộm cắp, không dạy người trộm cắp, thấy người trộmcắp, tâm không vui mừng, cũng không dâm dật, thấy sắc đànbà khác, tâm không khởi tưởng, cũng không dạy người kháchành dâm dật. Nếu thấy người già, xem như mẹ mình, bậctrung coi như chị, người nhỏ như em; ý không cao thấp. Nhưthế, người trí thân thành tựu ba hạnh. Ðó là việc làmcủa người trí. Như thế, Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này.Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên xa lìa ba tướng của ngườingu, và chớ phế bỏ ba việc làm của người trí trong chốclát. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
7.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba pháp này chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe, màkhi qua lại trong sanh tử, chưa từng được ngắm nhìn. Ta vàcác Thầy chưa hề nghe thấy. Thế nào là ba? Nghĩa là giớicủa Hiền Thánh, chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe,trải qua sanh tử chưa từng được ngắm nhìn, Ta và các Thầychưa hề thấy nghe. Tam-muội của Hiền Thánh, trí tuệ củaHiền Thánh, chẳng thể giác tri, chẳng thấy, chẳng nghe. Naynhư thân Ta cùng với các Thầy thảy đều giác tri, cấm giớicủa Hiền Thánh, thảy đều thành tựu, không thọ thân saunữa, đã đoạn cội gốc sanh tử. Thế nên, này các Tỳ-kheo,hãy nhớ tu hành ba pháp này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
8.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba pháp rất đáng kính yêu, người đời ham muốn. Thế nàolà ba? Tuổi trai trẻ (thiếu tráng), rất đáng kính yêu, ngườiđời ham muốn. Không bịnh rất đáng kính yêu, người đờiham muốn. Sống lâu rất đáng kính yêu, người đời ham muốn.
Thếnên, này các, có ba pháp này rất đáng kính yêu, người đờiham muốn. Lại nữa, các Tỳ-kheo, tuy có ba pháp này rất đángkính yêu, người đời ham muốn, nhưng lại có ba pháp, chẳngđáng kính yêu, người đời không ham. Thế nào là ba? Tuy cótuổi trai trẻ nhưng ắt sẽ già, là điều chẳng đáng kínhyêu, người đời không ham. Tỳ-kheo nên biết. Tuy không cóbịnh nhưng ắt sẽ bịnh, điều đó chẳng đáng kính yêu,người đời không ham. Tỳ-kheo nên biết. Tuy có sống lâunhưng ắt sẽ chết, điều đó chẳng đáng kính yêu, ngườiđời không ham. Tỳ-kheo nên biết.
Thếnên, các Tỳ-kheo, dù đang thiếu niên trai tráng, nên cầu chẳnggià. Tuy có không bịnh, nên cầu phương tiện khiến cho khôngcó bịnh. Tuy có sống lâu, nên cầu phương tiện khiến khôngmạng chung. Như thế, Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
9.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Vínhư mùa xuân, trời mưa đá lớn; nếu Như Lai không ra đờichúng sanh sẽ vào địa ngục. Cũng lại như thế, bấy giờđàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông. Vì sao thế?Tỳ-kheo nên biết: vì ba việc mà chúng sanh thân hoại mạngchung phải vào ba đường ác. Thế nào là ba? Là tham dục,thùy miên và điều hí (trạo cử). Có ba điều này ràng buộctâm ý, thân hoại mạng chung rơi vào ba đường ác. Ðàn bàsuốt ngày tập quen ba pháp để tự vui thú. Thế nào là ba?Sáng sớm dùng tâm tật đố mà ràng buộc mình, đến trưalại đem thùy miên kết buộc, về chiều lấy tâm tham dụccột trói. Do nhân duyên này khiến đàn bà ấy thân hoại mạngchung sanh vào ba đường ác. Thế nên các Tỳ-kheo, hãy nhớlìa ba pháp này.
ThếTôn liền nói kệ:
Tậtđố, ngủ, điều hí,
Tamdục là pháp ác,
Dắtngười đến địa ngục,
Rốtcuộc không giải thoát.
Vìthế nên xa lìa,
Tậtđố, ngủ, điều hí,
Cũngnên lìa bỏ dục,
Chớtạo hạnh ác kia.
Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ lìa tật đố, không tâm xan lẫn,thường hành bố thí, không đắm thùy miên, hãy hành bấtnhiễm, chẳng mắc tham dục. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
*
10.Tôi nghe như vầy:
Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.
Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Cóba pháp này, quen thói thì không biết nhàm chán, cũng lại khôngthể dẫn đến chỗ thôi dứt. Thế nào là ba? Nghĩa là thamdục, nếu có người quen pháp này, ban đầu không chán; hoặclại có người quen uống rượu, ban đầu không chán; hoặclại có người quen ngủ nghỉ, ban đầu không chán. Ðó là,các Tỳ-kheo! Nếu có người quen ba pháp này, ban đầu khôngchán, lại cũng không thể đến chỗ diệt tận. Thế nên,các Tỳ-kheo, thường hãy bỏ lìa ba pháp này, chẳng nên gầngũi. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Cúngdường, ba căn lành,Bathọ, ba che bày,
Tướng,pháp, ba bất giác,
Kínhyêu, xuân, không đủ.