Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

07/12/202021:11(Xem: 8274)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 12, 2020)
 
  Diệu Âm lược dịch

 

NHẬT BẢN: Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được trưng bày tại Bảo tàng Osaka trong triển lãm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo

Ossaka, Nhật Bản - Một cuộc triển lãm đặc biệt đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka ở Phường Tennoji của thành phố, trưng bày các kiệt tác nghệ thuật Tempyo và các tác phẩm nghệ thuật khác lấy cảm hứng từ sự rực rỡ của phong cách này.

Triển lãm mang tên “Ngợi ca Tempyo”, do báo Asahi Shimbun và các nhà tài trợ khác tổ chức, kéo dài đến ngày 13-12-2020.

Văn hóa Tempyo, đặc trưng bởi sự cởi mở mang tính quốc tế, phát triển mạnh mẽ vào thời Nara (710-784). Tính thẩm mỹ và nguyên lý đặc biệt của nó đã ảnh hưởng đến các tác phẩm nghệ thuật của các thế hệ sau.

Triển lãm theo dõi hành trình nghệ thuật xuyên suốt 1,300 năm và trưng bày khoảng 120 hiện vật, từ vải nhuộm và các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đến các bức tranh hiện đại lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ đại. Trong số này có 5 bảo vật quốc gia và 23 tài sản văn hóa quan trọng.

Các tác phẩm Phật giáo bao gồm 2 tượng Bồ tát và Phật A Di Đà ngồi, tương truyền trước đây được đặt cạnh nhau, mô tả sự cầu nguyện từ thế kỷ thứ 8; và tượng vị Hộ Pháp Shukongojin của Kaikei, một nhà điêu khắc Phật giáo bậc thầy hoạt động trong thời kỳ Kamakura (1185-1333).

(Tipitaka Network – December 1, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-12-1-000TinTuc_PGTG_2020-12-1-001

Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tại triển lãm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo

Photos: Shunsuke Nakamura

 

BHUTAN: Hoạt động của tổ chức chư ni Bhutan giữa đại dịch

Hội Chư Ni Bhutan (BNF) - hoạt động để giáo dục và trao quyền cho các nữ tu sĩ Phật giáo ở vương quốc Hy Mã Lạp Sơn xa xôi này - gần đây đã đưa ra bản cập nhật về các tình hình và hoạt động của hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu, ghi nhận một số kết quả  và cơ hội tích cực vốn đã xuất hiện bất chấp những thách thức và khó khăn đối với hội nói riêng và Bhutan nói chung.

Hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdon Wangchuck, BNF là một tổ chức phi lợi nhuận nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của các nữ tu Phật giáo ở Vương quốc Bhutan và nâng cao khả năng tiếp cận với giáo dục cơ bản và bậc cao của họ.

Mục đích của BNF là trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ cũng như sức sống kinh tế của các ngôi làng nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng.

(Buddhistdoor Global – December 2, 2020)

tb

TinTuc_PGTG_2020-12-1-002TinTuc_PGTG_2020-12-1-003TinTuc_PGTG_2020-12-1-004

Hoạt động của Hội Chư Ni Bhutan

Photos: BNF T

 

TÍCH LAN: Bộ Khảo cổ Tích Lan mua lại di tích tu viện Phật giáo cổ đại ở Jaffna

Bộ khảo cổ của Tích Lan đã xuất bản một công báo về việc mua lại khu đất ở Neduntheevu (đảo Delft) ở Jaffna, công bố rằng ở đó có phế tích của một khu phức hợp tu viện Phật giáo.

Khu đất này được tuyên bố là “khu bảo tồn khảo cổ học” theo Đạo luật Pháp lệnh Cổ vật.

Động thái mới nhất diễn ra khi bộ khảo cổ của Tích Lan tiếp tục nỗ lực lấy đất trên khắp Đông Bắc để khám phá các di sản Phật giáo Sinhala (dân tộc lớn nhất của Tích Lan).

Tuần trước, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan đã ra lệnh phân phối hơn 700 bức tượng Phật trên khắp quốc đảo này và phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn “di sản Phật giáo và quốc gia của chúng ta”. Kể từ khi lên nắm quyền, ông cũng đã chỉ định một đội đặc nhiệm toàn- Sinhala về khảo cổ cho tỉnh miền Đông, nơi đang được quân đội giám sát, và đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi từ Tamils.

(NewsNow – December 1, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-12-1-005

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan

Photo: wikipedia.org

 

TÂY BAN NHA: Hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha đăng cai tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 2 của Nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha

Nữ Phật tử Tây Ban Nha (Sakyhadhita Spain) - tổ chức quốc tế lớn nhất dành cho phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới - sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 về Phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trong tháng này, với tiêu đề “Đạo Pháp-Gaia: Phật giáo, Phụ nữ và Cuộc khủng hoảng khí hậu."

Các cuộc thảo luận có người tham gia nói tiếng Anh sẽ bằng tiếng Anh, với bản dịch tiếng Tây Ban Nha tùy chọn.

Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 12-12-2020, từ 4 đến 8 p.m diễn ra trên Zoom.

Tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu, chủ đề của hội nghị nêu bật vai trò quan trọng của các Phật tử và phụ nữ trong việc giúp chúng ta hiểu và đối mặt với tình trạng khẩn cấp toàn cầu đang gia tăng này.

Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế , tổ chức mẹ của hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha, được thành lập vào năm 1987.

(Buddhistdoor Global – December 03, 2020)

 

 

MIẾN ĐIỆN: Nhà sư tại tu viện ở Yangon tạo nơi trú ẩn cho các loài rắn

Nhà sư Phật giáo Wilatha đang cố gắng đóng một vai trò nào đó trong việc cứu những con rắn có thể bị giết hoặc đưa ra thị trường chợ đen.

Nhà sư 69 tuổi này đã tạo ra nơi trú ẩn cho các loài rắn - từ trăn đến rắn vi-pe và rắn hổ mang - tại tu viện Seikta Thukha TetOo ở thành phố thương mại sầm uất Yangon.

Kể từ khi nơi trú ẩn cho rắn được hình thành cách đây 5 năm, người dân và các cơ quan chính phủ - bao gồm cả sở cứu hỏa - đã mang những con rắn bắt được đến sư Wilatha.

Dựa vào số tiền quyên góp khoảng 300 đô la mỗi tháng cần thiết để nuôi rắn, sư Wilatha chỉ giữ chúng cho đến khi ông cảm thấy chúng đã sẵn sàng để trở về tự nhiên.

Trong buổi ra mắt gần đây tại Công viên Quốc gia Hlawga, sư cho biết ông rất vui khi thấy chúng trườn mình vào tự do nhưng lo lắng vì sợ rằng chúng bị bắt lại.

“Chúng sẽ bị bán ra thị trường chợ đen nếu bị kẻ xấu bắt được”, ông nói.

(HT – December 4, 2020)

   

 

TinTuc_PGTG_2020-12-1-006TinTuc_PGTG_2020-12-1-007

Nhà sư Wilatha

 

TinTuc_PGTG_2020-12-1-008

Sư Wilatha cho trăn ăn tại tu viện Seikta Thukha TetOo của ông ở thành phố Yangon

TinTuc_PGTG_2020-12-1-009

Các sư và lính cứu hỏa thả trăn về rừng tại vùng ngoại ô Yangon

 

TinTuc_PGTG_2020-12-1-010

Một nhà sư và con trăn Miến Điện tại tu viện Seikta Thukha TetOo, nơi trú ẩn của trăn rắn Photos: REUTERS

 


 

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 2981)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14368)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23863)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2960)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6211)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6430)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4649)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4904)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]