Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

11/06/201519:43(Xem: 14524)
Tuần 1
                                          TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                          (TUẦN THỨ 1 THÁNG 7, 2014)
                                                 Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện 2 hình Phật khắc trên đá tại bang Arunachal Pradesh

 

Một nhóm nghiên cứu từ Ban Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) gần đây đã tìm thấy 2 hình Phật khắc trên đá ở huyện Tawang của bang Arunachal Pradesh. Đây có thể là phát hiện mới về truyền thống Phật giáo của khu vực này.

Nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học SS Gupta đứng đầu đã tìm thấy một hình Phật trên một tảng đá bị rơi gần Zemithang, cách Tawang 94 km về phía bắc.

Bên dưới hình khắc này có một dòng chữ khắc bằng phương ngữ bản địa, dường như là lời tôn kính Đức Phật.

Hình khắc này dài 1,95 cm và rộng 2,15 m, cho thấy hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen với một vầng hào quang sau đầu.

Một hình Phật ngồi trên tòa sen khắc trên đá khác được phát hiện tại Tak Tsang, huyện Tawang. Bên dưới hình khắc dài gần 50 cm và rộng 30 cm này có dòng chữ tôn vinh Đức Phật bằng tiếng địa phương.

Ông Gupta nói, “Việc phát hiện những hình như vậy rất độc đáo. Sự tồn tại của các dạng bảo tháp Phật giáo khác nhau, của cả truyền thống Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa cho thấy đây là một tôn giáo tồn tại trong khu vực. Nó cũng phản ảnh tôn giáo này thịnh hành trong các bộ lạc như thế nào. Sự ảnh hưởng của các nước láng giềng như Miến Điện và Tây Tạng có thể được thấy rõ tại đây”.

(Buddhist Art News – July 2, 2014)

 

blank

Vị trí Bang Arunachal Pradesh tại Ấn Độ

Photo: Buddhist Art News

 

THÁI LAN: Lễ hội nến truyền thống đánh dấu sự bắt đầu của Mùa Chay Phật giáo

 

Bangkok, Thái Lan – Nhân dịp bắt đầu Mùa Chay Phật giáo năm nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) mời du khách quốc tế và nội địa tham gia cùng cộng đồng Phật tử Thái Lan trên toàn quốc, với các lễ hội nến được tổ chức tại nhiều nơi từ ngày 11 đến 13 tháng 7.

Trong số đó có lễ hội Nến Sáp Quốc tế và Lễ Rước Nến Sáp tại Thung Si Mueang, Ubon Ratchathani, với những kiệt tác điêu khắc nến đẹp nhất thế giới của các nghệ sĩ từ Bungaria, Costa Rica, Ấn Độ, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha, Ukraine, Hoa kỳ và Thái Lan; Lễ hội Nến Korat tại Đài Tưởng niệm Tao Suranaree với nến khắc tinh xảo mô tả cuộc đời của Đức Phật; Lễ Rước Nến và Làm Công đức Trên Lưng Voi tại Surin – đám rước của gần 100 con voi được trang trí công phu chở một số vị hòa thượng của thị trấn trong một lễ làm công đức độc đáo và đáng nhớ…

Mùa Chay Phật giáo, ở Thái Lan gọi là Khao Phansaas , kéo dài 3 tháng. Trong thời gian này, chư tăng ở trong chùa để học và tuân thủ đúng những lời dạy của Đức Phật.

(Travel Daily News – July 3. 2014)

 

 

blank

Một tác phẩm Phật giáo của Lễ hội Nến, Thái Lan

Photo: Travel Daily News

 

 

MÃ LAI: Cúng dường đúng cách trong lễ Pindapatta

 

Hội Thanh niên Phật tử Mã Lai (YBBM) cấm tín đồ cúng dường tiền hoặc gói màu đỏ (ang pow) cho chư tăng trong lễ Pindapatta (tín đồ cúng dường vật phẩm) tại lễ Đại Tăng đoàn Quốc gia 2014.

Sự kiện thường niên này sẽ được tổ chức tại Hội trường Khu phố Tàu Penang ở Jalan Masjid Kapitan Keling, Penang.

Datuk Tan Gin Soon, chủ tịch YBBM, nói rằng theo truyền thống của lời Phật dạy, không được cúng dường hoặc bỏ vào bình bát tiền hoặc bất cứ thứ gì cùng loại như thế.

“Bình bát nguyên thủy được dùng để nhận thực phẩm thay vì tiền. Nếu tín đồ muốn cúng dường chư tăng, họ nên cung cấp những vật dụng cần thiết mà họ có thể mua được với phiếu giảm giá tại sự kiện này”, Datuk nói.

Năm nay lễ sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 với việc cúng dường vật phẩm cho 200 tăng ni, bắt đầu từ lối vào Khoo Kongsi ở Cannon Square lúc 8 giờ sáng.

(The Star Online – July 3, 2014)

 

ẤN ĐỘ: Những nỗ lực để cứu cây Bồ đề tại Sarnath

 

Varanasi, Uttar Pradesh – Sở lâm nghiệp bang Uttar Pradesh đã đề ra một nhiệm vụ để cứu cây Bồ đề nổi tiếng thế giới tại Tịnh xá Mulagandha Kuti ở Sarnath, sau khi một nhánh của cây bị gãy đổ trong trận bão hồi tháng 6.

“Cây này được trồng vào ngày 12-11-1931 bởi Devamitta Dhammapala, người sáng lập Hội Đại Bồ đề Ấn Độ, để đánh dấu ngày khánh thành Tịnh xá Mulagandha Kuti. Nó là hậu duệ của cây Bồ đề nguyên thủy của Tích Lan. Tuần trước, một nhánh của nó đã ngã xuống do các lý do tự nhiên. Điều này gây lo lắng cho Phật tử cũng như các nhà bảo vệ môi trường và các viện sĩ, và một “nhiệm vụ cứu cây Bồ đề” đã được khởi động để thông khí đúng cách cho rễ cây nhằm tăng cường cho các nhánh của nó”, CM Tripathi, một viên chức của Khu Lâm nghiệp Xã hội, nói.

Ông nói thêm rằng Thư ký chung của Hội Bồ đề Ấn Độ, P Shivli Thero, quyết định lấy ý kiến của các chuyên gia từ Dehradun để cứu cây này. Sau đó, các nhóm chuyên gia từ Viện Khoa học Nông nghiệp của trường Đại học Banaras Hindu (BHU) cũng được mời đến. Họ đã bắt đầu quá trình thử nghiệm đất , và sau tất cả những ứng dụng này, sở lâm nghiệp đã đưa ra một nhiệm vụ để cứu cây .

(tipitaka.net – July 6, 2014)

 

blank

Cây Bồ đề tại Sarnath, Ấn Độ

Photo: sarnathindia.com

 

PAKISTAN: Tượng ‘Đức Phật cấm thực’ bị hư hỏng trong khi lau chùi

 

Lahore, Pakistan – Viên ngọc quý của Bảo tàng Lahore – tác phẩm điêu khắc ‘Đức Phật Cấm thực’ – mang một vết hỏng mới, do một nỗ lực nghiệp dư muốn ‘sửa chữa’ một cánh tay của tượng, sau một rủi ro xảy ra trong khi lau chùi.

Tượng Phật này từ lâu đã bị thiếu mất 2 ngón trên bàn tay phải và một vết nứt trên chân trái. Vài năm trước vết nứt hở rộng trong khi nhân viên lau chùi tượng.

Các cuộc điều tra sau đó khẳng định rằng do ‘rủi ro’ này và do việc sửa chữa bất cẩn tiếp theo của những người tại phòng thí nghiệm của bảo tàng -với nỗ lực phục hồi của họ không vượt qua ứng dụng chất kết dính thông thường  - đã khiến cho tượng bị hỏng hơn là được phục hồi.

Vụ việc xảy ra tại Phòng Triển lãm Gandhara vào ngày 4-4-2012, theo nguồn tin của bảo tàng. Họ nói tượng đã được nhân viên phòng thí nghiệm của bảo tàng “sửa chữa” như một vật bình thường thay vì được xử lý bằng các phương pháp bảo tồn khoa học.

Tượng Đức Phật Cấm thực có niên đại từ thời Gandhara, do Đại tá H.A. Dean khai quật tại Sikri và được tặng cho Bảo tàng Lahore vào năm 1894.

(tipitaka.net – July 6, 2014)

blank

Tượng Đức Phật Cấm thực

Photo: Huntington Archive

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 2981)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14369)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23863)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2960)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6211)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6430)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4649)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4904)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]