Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/10/201721:48(Xem: 12194)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
  (TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2017)
                                       
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Nghi lễ Phật giáo trong cuộc diễn hành qua chiếc cầu Nunobashi

Tateyama, Nhật Bản - Là một phần của nghi lễ Phật giáo tại huyện Tateyama ở tỉnh Toyama, vào ngày 24-9-2017 những phụ nữ mặc đồ trắng và bịt mắt đã diễn hành qua chiếc cầu Nunobashi.

Vào thời Edo (1603-1868), phụ nữ bị cấm leo lên ngọn núi linh thiêng Tateyama, và cuộc diễn hành “Nunobashi kanjo-e” - theo đó nữ tín đồ phải bịt mắt trong hành trình này - đã là một sáng kiến để cho phép phụ nữ cầu nguyện cho sự tái sinh trong lạc cảnh Phật giáo. 

Nghi lễ này đã biến mất vào thời Minh Trị, nhưng được phục hồi vào năm 1996, và trong thời gian gần đây đã được tổ chức ba năm một lần. Năm nay có 110 phụ nữ đi qua cầu Nunobashi dài khoảng 45 mét như một phần của sự kiện.

(NewsNow – October 1, 2017)

2017-10-01-000

Nữ Phật tử trong nghi lễ đi qua cầu Nunobashi tại Tateyama, Nhật Bản
Photo: Maichini

 

 

ĐÀI LOAN: Viên chức của Vatican viếng Hội Từ Tế tại huyện Hứa Liên

Đài Bắc, Đài Loan – Ngày 30-9-2017 - trong thời gian dự Hội nghị Hải Tông đồ Thế giới lần thứ 14 tại Đài Loan - Đức Hồng Y Peter Turkson của Vatican đã viếng trụ sở Hội Phật giáo Từ Tế tại huyện Hứa Liên, nơi ông đàm đạo cùng Ni sư Cheng Yen, người sáng lập Hội, về các vấn đề liên quan đến môi trường.

Hồng Y Turkson cảm ơn Từ Tế về những nỗ lực cứu trợ của Hội tại nước Cộng hòa Siera Leone sau trận lở đất vào tháng 8, bao gồm không chỉ cung cấp cứu trợ mà còn giúp tái thiết một nhà thờ địa phương. Ông nói mình mong muốn cùng Từ Tế đóng góp cho nhân loại.

Đáp lại, Ni sư Cheng Yen cảm ơn Hồng Y Turkson về sự ủng hộ và công nhận Hội Từ Tế của Vatican và nói rằng bà nhận thấy sự tương đồng trong tình yêu thương mà cả Công giáo và Phật giáo cùng đề cao.

(NewsNow – October 1, 2017)

2017-10-01-001

Trụ sở của Hội Từ Tế tại Hứa Liên, Đài Loan
Photo: Wikipedia

 

 

THÁI LAN: Mưa hoa cho Mùa Chay Phật giáo

Bang Phli, Thái Lan – Ngày 4-10-2017, một chiếc thuyền được trang trí chở một tượng Phật lớn bằng vàng đã là trung tâm của sự chú ý khi thuyền đi trên sông Bang Pakong trong lễ hội Rap Bua (hay Lễ hội Nhận Hoa Sen) tại huyện Bang Phli của tỉnh Samtu Prakan.

Sự kiện này là một truyền thống trong khu vực để kỷ niệm ngày cuối cùng của Mùa Chay Phật giáo, thường được tổ chức một ngày trước khi chính thức kết thúc thời kỳ này, khi Phật tử ném hoa sen cúng dường lên tượng Phật trên chiếc thuyền.

Hoa sen được xem là linh thiêng vì tương truyền Đức Phật đã bước đi trên chúng khi Ngài đản sinh.

(Straits Times – October 5, 2017) 

2017-10-01-002

Thuyền chở tượng Phật bằng vàng đi trên sông Bang Pakong, Thái Lan, trong Lễ hội Nhận Hoa Sen
Photo: Straits Times

 

 

ẤN ĐỘ: Quần thể di tích Phật giáo tại Sanchi

Sanchi, Madhya Pradesh - Nằm cách Bhopal khoảng 46 km, thành phố Sanchi là một quần thể các di tích Phật giáo. Được xem là một trong những công trình kiến trúc bằng đá cổ xưa nhất ở Ấn Độ, di tích Phật giáo tại Sanchi là những minh họa cổ điển về nghệ thuật và kiến trúc Mauryan dưới dạng bảo tháp, đền thờ và tu viện.

Có 50 di tích trên đồi Sanchi cùng với 3 bảo tháp và nhiều đền chùa, và một trụ A Dục Vương nguyên khối – vốn là trọng tâm của sự quan tâm và kính ngưỡng toàn cầu.

Bảo tháp Sanchi là một di tích lớn được xây dựng để miêu tả cuộc đời và hành trình của Đức Phật Cồ Đàm. Điều thú vị nhất về bảo tháp này là Đức Phật Cồ Đàm được miêu tả đặc trưng bằng pháp luân, pháp tòa và dấu chân của Ngài hơn là bằng hình tượng. Bảo tháp Sanchi là một kiểu mẫu của sự xuất sắc về chữ khắc, vốn có thể được nhìn thấy rõ ràng trên 4 cửa ngõ của tháp này.

(ET – October 5, 2017)


2017-10-01-003
Bảo tháp Sanchi (Ấn Độ) 
Photo: Google 

 

 

BANGLADESH: Lễ hội Phật giáo Kathin Chibar Dan bắt đầu tại khu vực Chittagong Hill Tracts

Kithin Chibar Dan (Lễ Dâng Y), lễ hội tôn giáo lớn nhất của đạo Phật trong khu vực Chittagong Hill Tracts (CHT), đã bắt đầu vào ngày 6-10-2017 nhằm tìm kiếm hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc toàn cầu. Chương trình kéo dài một-tháng này khởi động thật sôi nổi và hoan hỉ tại Arjopur Dharmaujjal Ban Bihar ở vùng Baghaichhari thuộc quận Rangamati.

Các nhà tổ chức cho biết vào dịp này chư tăng được dâng y (Kithin Chibar) cúng dường vào khoảng 2:00 pm. Vào buổi tối, Phật tử tổ chức Lễ Pradwip và thả thiên đăng (fanush).

Các chương trình như vậy sẽ được tổ chức suốt tháng tại khu vực CHT.

2017-10-01-004

Phật tử dâng y cúng dường chư tăng tại Lễ Dâng Y ở quận Rangamati, CHT (Bangladesh)
Photo: Anvil ChakmaTop of Form

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 


quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 2981)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14369)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23863)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2960)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6211)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6430)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4649)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4904)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]