Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

09/06/201522:37(Xem: 13752)
Tuần 3
                                 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                    (TUẦN THỨ 3 THÁNG 2, 2015)
 
                                            Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Phim tài liệu về giáo viên Phật giáo tiên phong Ruth Denison

 

Những nhà làm phim tài liệu về Ruth Denison, một trong những phụ nữ đầu tiên giảng dạy về Phật giáo tại Tây phương, đang kêu gọi sự giúp đỡ để đưa bộ phim của họ đến rạp.

Nhà làm phim Aleksandra Kumorek đã đầu tư tiền của cô vào dự án và đã nhận được sự tài trợ của Viện Phim Đức Nordmedia. Bây giờ, để bộ phim về giáo viên Phật giáo lão thành Ruth Denison này ra rạp vào mùa xuân năm 2016, Aleksandra cần sự giúp đỡ qua quyên góp cho việc chỉnh sửa cuối cùng và sản xuất phim.

Ở tuổi 92, bà Ruth Denison đã dạy thiền Minh Sát Tuệ trong hơn 40 năm.

Sau khi lớn lên trong nỗi kinh hoàng của các trại lao động của phát xít Đức và Liên Xô, bà đã đến Hoa Kỳ vào năm 1957. Vào năm 1971 bà được vị đại sư Phật giáo Nguyên Thủy người Miến Điện là U Ba Khin trao quyền giảng dạy. Bà đã giúp thành lập các trung tâm Thiền định Nam California, và trung tâm Dhamma Dena của bà hiện tọa lạc tại Sa mạc Mojave.

Bà Ruth là giáo viên Phật giáo đầu tiên hướng dẫn một khóa tu toàn nữ. Bà là một người sáng tạo trong việc dùng động tác và khiêu vũ để đào tạo học viên của mình trong chánh niệm.

(tipitaka.net – February 15, 2015)

 

blank

Giáo viên Phật giáo lão thành Ruth Denison

Photo: Lion’s Roar

 

 

ẤN ĐỘ: 7 kẻ lừa đảo bị bắt trong vụ bán pho tượng Phật

 

Ngày 14-2-2015, cảnh sát tại Punjagutta, Hyderabad đã bắt một băng nhóm gồm 7 người đang cố bán một tượng Phật với giá 5 triệu Rupee, nói gạt rằng đó là một tượng cổ.

Chánh phạm là Shaik Mohammed Basha, một nhà thầu dân sự quê ở Kurnool, đã tìm thấy một pho tượng nặng 7 kg ở gần sông Tungabhadra cách đây 2 tháng. Y cùng với đồng bọn là K. Leele Kumar và Syed Ghouse Bhasha đã đến thành phố Punjagutta. Theo một thông cáo báo chí, bọn này cùng 4 người khác là Abdul Lateef, P. Murai Krishna Gould, M.Praveen Kumar và Shaik Nazeer đã cố kiếm tiền bằng cách nói lừa rằng đó là một tượng cổ.

(The Hindu – February 15, 2015)

blank

Cảnh sát và pho tượng Phật tịch thu từ băng nhóm lừa đảo

Photo: G. Ramakrishna

 

 

ĐÀI LOAN: Phật lễ cầu nguyện và lễ tưởng niệm cho nạn nhân vụ tai nạn máy bay

 

Một buổi lễ Phật giáo đã được tổ chức vào ngày 9-2-2015 tại Đài Bắc để cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay gần đây của hãng TransAsia Airways. Lễ do sư trưởng Tu viện Phật Quang Sơn tại Cao Hùng chủ trì, bao gồm 3 giờ tụng kinh. Nhiều thân nhân của những người tử nạn đã tham dự, và công đức mà họ đạt được trong buổi lễ là để làm giảm đi sự đau khổ của những người ở lại cũng như để những người tử nạn được siêu thoát. 

Vào ngày 10-2, chính quyền Đài Loan đã treo cờ rũ trên toàn quốc như một dấu hiệu của sự tôn quý đối với những người đã chết trong vụ tai nạn. Chính phủ cũng tổ chức một lễ tưởng niệm tại Đệ nhị Tang lễ Đường của Đài Bắc, với sự tham dự của Tổng thống Mã Anh Cửu, các tu sĩ Phật giáo, các thành viên gia đình tang quyến, bạn bè và công chúng.

Vào ngày 4-2, chiếc GE235 của TransAsia Airways bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Phi trường Tùng Sơn ở Đài Bắc, với 53 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, khiến 40 người thiệt mạng.

(buddhistdoor – February 17, 2015)

 

blank

blank
Lễ cầu nguyện cho nạn nhân vụ tai nạn máy bay tại Đài Bắc, Đài Loan

Photos: en.apdnews.com

 

 

BANGLADESH: Ngôi đền Phật giáo 1.000 năm tuổi được phát hiện tại huyện Munshiganj

 

Một đền thờ Phật giáo cổ xưa đã được phát hiện tại Bangladesh, có thể cung cấp một cái nhìn độc đáo về cuộc đời của vị thánh giả Atish Dipankar. Đây là ngôi cổ tự hơn 1.000 năm tuổi ở Nateshwar thuộc phân khu Tongibari tại huyện Munshiganj, được phát hiện bởi một nhóm khảo cổ chung đến từ Bangladesh và Trung quốc.

Dipankar, một vị thầy Phật giáo quê ở vương quốc Pala thuộc Bengal, sinh tại khu vực này cách đây hơn 1.000 năm, và những người phát hiện tin rằng đây có thể là ngôi đền nơi ngài đã thờ phụng và giảng dạy, trước khi ngài du hành đến Tây Tạng.

Giám đốc dự án là Nuh Alam Lenin nói, “Khu vực này có thể được minh chứng là một trung tâm hành hương Phật giáo”.

Những hố tro và đồ gốm cũng như 2 con đường và một bức tường cao gần 3 mét đã được tìm thấy tại di tích nói trên sau cuộc khai quật 50 ngày, cho thấy khu vực này xưa kia giàu có.

(ibtimes.co.uk – February 18, 2015)

 

blank

blank
Di tích ngôi đền Phật giáo 1,000 năm tuổi được khai quật tại huyện Munshiganj, Bangladesh

Photos: Agrasha Vikrampur Foundation

 

 

HOA KỲ: Từ điển Phật giáo Princeton đoạt Huân chương Dartmouth

 

Một từ điển Phật giáo mới, Từ điển Phật giáo Princeton, đã được phát hành và đang được ca ngợi là cuốn từ điển Phật giáo bằng tiếng Anh toàn diện và đáng tin cậy nhất từ trước đến nay. Được biên soạn bởi Robert E. Buswell và Donald S. Lopez, từ điển này gồm có hơn 1 triệu từ và hơn 5,000 từ mục liên quan đến Phật giáo, và bao gồm thuật ngữ từ tất cả kinh điển Pali, Phạn, Triều Tiên, Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Tạng.

Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA) đã tặng thưởng cuốn từ điển này Huân chương Dartmouth danh giá dành cho tác phẩm khảo cứu xuất sắc nhất trong năm qua. Nó cũng đã được Choice gọi là một trong 25 Cuốn sách Học thuật hàng đầu của năm 2014.

Huân chương Dartmouth được thành lập vào năm 1874 để vinh danh một tác phẩm khảo cứu được xem là cao nhất cả về ý nghĩa lẫn chất lượng. Giải thưởng này làm bằng đồng và trên một mặt có khắc hình đầu của Athena, nữ thần trí tuệ của Hy Lạp. Mỗi năm giải chỉ cấp cho một tác phẩm.

Lễ trao tặng Huân chương Dartmouth sẽ diễn ra tạ Hội nghị thường niên ALA tại San Francisco vào tháng 6.

(Buddhist Door – February 18, 2015)

blank

Robert E. Buswell và Donald S. Lopez và tác phẩm Từ điển Phật giáo Princeton

blank

Huân chương Dartmouth

Photos: Lion’s Roar

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 2981)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14369)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23863)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2960)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6211)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6430)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4649)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4904)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]