Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

23/08/202012:22(Xem: 8637)
Tuần 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 2 THÁNG 8, 2020)

Diệu Âm lược dịch

NHẬT BẢN: Các bức ảnh hồng ngoại cho thấy hình ảnh chư Phật thánh được vẽ trên 2 cột chùa

Kora, tỉnh Shiga - Thông qua chụp ảnh hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hình ảnh của 8 vị thánh Phật giáo được vẽ trên hai cột tại chính điện Hondo của chùa Saimyoji, có thể có niên đại hơn 1,300 năm. Những bức tranh nói trên hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì các cột đã bị đen do muội.

Vào ngày 9-8-2020, các nhà nghiên cứu cho biết rằng có những dấu vết cho thấy một số công việc đã được thực hiện đối với các bức tranh này vào khoảng thời kỳ Edo (1603-1867), nhưng các bức tranh gốc có thể đã được vẽ sớm hơn.

Tám vị thánh Phật giáo mô tả trong tranh, mỗi vị có chiều cao khoảng 70 cm, được cho là để cứu độ mọi người. Các tranh này được tìm thấy trên 2 cột ở bên phải và bên trái của áng thờ "shumidan" ở trung tâm của chánh điện – mỗi cột có 4 tranh.

Saimyoji là một trong ba ngôi chùa cổ lớn ở tỉnh Shiga hiện nay. Chánh điện của ngôi chùa này được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 13 và đã được cải tạo lại như hiện tại vào giữa thế kỷ 14

(THE ASAHI SHIMBUN -August 11,2020)

.TinTuc_PGTG_2020-08-2-000
Chùa Saimyoji
TinTuc_PGTG_2020-08-2-001TinTuc_PGTG_2020-08-2-002TinTuc_PGTG_2020-08-2-003

Ảnh hồng ngoại chụp được hình ảnh của 8 vị thánh Phật giáo được vẽ trên hai cột tại chính điện Hondo của chùa Saimyoji

Photos: THE ASAHI SHIMBUN

THÁI LAN: Ngân hàng trung ương nhận 10kg vàng từ Phật tử để tăng dự trữ quốc gia

Ngày 11-8-2020, ngân hàng trung ương Thái Lan đã tiếp nhận 10 kg vàng do công chúng quyên góp để giúp tăng dự trữ của đất nước. Sự kiện này diễn ra trong một buổi lễ công đức được tổ chức để vinh danh cố hòa thượng Ajahn Maha Bua - một trong những vị thầy nổi tiếng nhất của Truyền thống Lâm Tăng Thái Lan thuộc Phật giáo Nguyên thủy.

Trước khi viên tịch vào ngày 30-1-2011, nhà sư đã kêu gọi các tín đồ của mình gây quỹ ủng hộ đất nước.

Kể từ đó, 25 buổi lễ công đức như vậy đã được tổ chức và đất nước đã được trao hơn 13 tấn vàng và 10.5 triệu đô la Mỹ (326 triệu Bath) tiền mặt.

Veerathai Santiprabhob, thống đốc Ngân hàng Thái Lan, đã tiếp nhận khoản quyên góp mới nhất này từ ​​sư trụ trì chùa Wat Pa Sattha Thawai ở tỉnh Udon Thani.

(nationthailand.com - August 11, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-004TinTuc_PGTG_2020-08-2-005

Ngân hàng trung ương nhận 10kg vàng từ Phật tử tại chùa Wat Pa Sattha Thawai (tỉnh Udon Thani) để tăng dự trữ quốc gia

Photo: nationthailand.com

TÂY TẠNG: Lễ trao bằng Geshe Lharampa cho 12 nhà sư của Phật phái Gelugpa

Mười hai nhà sư đã được trao bằng Geshe Lharampa vào ngày 10-8-2020 tại Khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.

Lễ trao giải được tổ chức tại chùa Jokhang ở trung tâm thành phố Lhasa, thủ phủ của vùng này.

Có lịch sử từ 400 năm trước, Geshe Lharampa - nghĩa là "trí thức" trong tiếng Tây Tạng - là học vị cao nhất đối với Cách Lỗ Phái (Trường phái Gelugpa: Phái Mũ Vàng) của Phật giáo Tây Tạng.

Đề thi theo hình thức tranh luận, hỏi và đáp. Trong hoạt động tranh luận được tổ chức vào ngày 10-8, Chokyi Nambar từ Tu viện Champa Ling đã giành vị trí đầu bảng; Losang Jonang từ Tu viện Tashilhunpo và Ngawang Gonchen từ Tu viện Drepung lần lượt về thứ hai và thứ ba.

Cho đến nay, khoảng 140 nhà sư đã nhận bằng Geshe Lharampa kể từ khi kỳ thi này được khôi phục vào năm 2004.

(Big News Network – August 11, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-006

Chùa Jokhang ở trung tâm thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng

TinTuc_PGTG_2020-08-2-007

Các nhà sư Gelug đang tranh luận về kinh điển trong một cuộc thi Geshe Lharampa (tháng 4-2017)

Photos: Google



HOA KỲ: Dịch giả Phật giáo Tây Tạng Steven D. Goodman từ trần ở tuổi 75

Steven D. Goodman, một tác giả, giáo sư và dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm Phật giáo Tây Tạng, đã qua đời tại nhà riêng ở Oakland, California vào ngày 3-8-2020, hưởng thọ 75 tuổi.

Ông thường xuyên làm thông dịch viên cho các vị thầy hàng đầu của Phật giáo Tây Tạng bao gồm Dzongsar Jamyang Khyentse, Tenzin Wangyal, Bhaka Tulku, Thinley Norbu và Lama Tharchin.

Trong hai thập kỷ qua, Steven D. Goodman đã giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California ở San Francisco, nơi ông là Giám đốc Nghiên cứu và Chương trình về Nghiên cứu Châu Á và So sánh. Cuốn sách gần đây nhất của ông, ‘Tâm lý học Phật giáo về Giác ngộ’, được xuất bản vào ngày 21-7-2020.

Steven D. Goodman cũng là chủ tịch Hội Phim Phật giáo có trụ sở tại Oakland, California.

(Tipitaka Network – August 12, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-008

Dịch giả Phật giáo Tây Tạng Steven D. Goodman

Photo: Sharon Roe

ÚC ĐẠI LỢI: Hội Phật giáo Từ Tế cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại Melbourne

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe về coronavirus ở tuyến đầu tại Melbourne đã dựa vào tổ chức từ thiện Phật giáo Từ Tế để có các nguồn cung cấp PPE quan trọng.

Kể từ ngày 1 tháng 4, tổ chức từ thiện của Phật giáo Từ Tế đã giao hơn 41,000 khẩu trang, 1,300 áo choàng và gần 400 tấm che mặt cho 7 bệnh viện và 8 cơ sở chăm sóc người già xung quanh Melbourne.

Wayne Cockerall, một tình nguyện viên Từ Tế cho biết nhiều nhân viên y tế đã bị quá tải vì các nguồn cung cấp thiếu thốn.

Các bác sĩ đã liên hệ với tổ chức từ thiện Từ Tế trong suốt đại dịch để yêu cầu giúp đỡ và hiện vẫn tiếp tục lời yêu cầu này.

Các khoản đóng góp đến từ các thành viên của tổ chức từ thiện Từ Tế, nhiều người trong số họ ở nước ngoài, cũng như từ công chúng.

(NewsNow – August 12, 2020)
TinTuc_PGTG_2020-08-2-015

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Melbourne đón nhận sự cung cấp vật tư thiết yếu

Photo: NewsNow



Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 2981)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4142)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14368)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6089)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23863)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2960)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6211)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6430)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4649)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4904)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]