BHUTAN: 144 nữ tu sĩ Phật giáo được thọ giới đầy đủ tại buổi lễ mang tính bước ngoặt tại Paro
Ngày 21-6-2022, trong một bước tiến lịch sử nhằm thực hiện sự bình đẳng hơn trong các cơ sở tu viện của Phật giáo, Đức Je Khenpo của Bhutan đã chủ trì một buổi lễ tại thị trấn Paro để truyền giới đầy đủ cho 144 nữ tu sĩ Phật giáo. Trong khi hầu hết các tỳ kheo ni mới xuất gia là người Bhutan, số còn lại tham dự buổi lễ này đến từ các cộng đồng Phật giáo khác ở vùng Hi Mã Lạp Sơn.
Sự kiện này diễn ra sau một phong trào kéo dài hàng thập kỷ đòi xuất gia đầy đủ cho các nữ tu sĩ, vốn thường đối mặt với sự phản đối gay gắt của nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, học thuật và chính trị.
Một trong những tác nhân chính dẫn đến sự thay đổi ở Bhutan ủng hộ phong trào xuất gia cho nữ giới là Tổ chức Nữ tu Bhutan (BNF), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck. Tổ chức BNF đã và đang nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của các nữ tu sĩ Phật giáo ở Bhutan và tăng cường khả năng tiếp cận của họ với giáo dục cơ bản và cao hơn.
Được thành lập vào năm 2009 bởi nhà hoạt động Phật giáo và giám đốc điều hành, Tiến sĩ Tashi Zangmo, BNF nhằm trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ và sức sống kinh tế của các ngôi làng nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng. Tổ chức này làm việc trực tiếp với khoảng 28 ni viện Phật giáo, giáo dục và đào tạo các ni cô trở thành những người lãnh đạo cộng đồng và giáo viên.
(Buddhistdoor Global – June 22, 2022)
NHẬT BẢN: Khu lưu trữ mới của chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto trưng bày kho tàng văn hóa
Kyoto, Nhật Bản - Ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Phường Higashiyama của thành phố đã mở cửa cơ sở lưu trữ Reiwakan mới cho công chúng, trưng bày 14 bức tượng Phật giáo được phủ chính chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng, và các tác phẩm khác .
Được thành lập vào thế kỷ thứ 10 bởi Phật Thánh Kuya, người đã truyền bá tín ngưỡng A Di Đà, ngôi chùa này là nơi có bức tượng Tăng thánh Kuya nổi tiếng. Bức tượng được chế tác bởi Kosho, con trai của nhà điêu khắc Phật giáo bậc thầy Unkei, vào thế kỷ 13 của Thời kỳ Kamakura (1185-1333).
Khu lưu trữ mới Reiwakan của chùa Rokuharamitsuji gồm hai-tầng, được làm bằng bê tông cốt thép, với tổng diện tích sàn khoảng 210 mét 2, được xây dựng để kỷ niệm 1,050 năm viên tịch của nhà sư Kuya trong năm nay.
Cùng được trưng bày tại khu lưu trữ Reiwakan là các tác phẩm điêu khắc hiện thực từ thời Kamakura, bao gồm các bức tượng ngồi của Unkei (nhà sư thiên tài về điêu khắc) và lãnh chúa Taira no Kiyomori, cũng như Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng của Jocho, một nhà điêu khắc bậc thầy của Thời kỳ Heian (794-1185).
(The Asahi Shimbun – June 24, 2022)
Tượng Tăng Thánh Kuya đứng, (bên trái), và nhiều tài sản văn hóa quan trọng khác được trưng bày tại cơ sở lưu trữ mới Reiwadan của chùa Rokuharamitsuji, phường Higashiyama, Kyoto vào ngày 20-5-2022
- Tượng Dược sư Phật và Tứ Thiên vương được trưng bày tại khu lưu trữ Reiwadan của chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto N
Photos: Shinichi Iizukarai, center, thStanding Shitenno (Four Deva Kings) and other important cultural properties from the Heian and mkura peods. (Shinichi Iizuka)
LA MÃ: Phái đoàn Phật giáo Thái Lan kỷ niệm 50 năm gắn bó với Vatican
Ngày 17-6-2022, các nhà lãnh đạo Phật giáo gặp gỡ Giáo hoàng Francis đã chứng kiến sự phát triển ổn định trong tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các tín đồ Phật giáo và thiên chúa giáo ở Thái Lan.
Đức Giáo hoàng Francis đã hội kiến với một phái đoàn Phật tử Thái Lan để kỷ niệm 50 năm của cuộc gặp gỡ giữa Giáo hoàng Paul VI và Hòa thượng Somdej Phra Wannarat (Pun Punnasiri), vị giáo chủ Phật giáo tối cao thứ 17 của Thái Lan.
cho biết:
“Cuộc gặp gỡ này được xem như một chiếc cầu hữu nghị tuyệt đẹp,” Hòa thượng Somdet Phra Maha Thirachan, trụ trì chùa Wat Phra Chetuphon (Wat Pho), một ngôi chùa hoàng gia, nói.
Vị sư trụ trì này, người đứng đầu phái đoàn Thái Lan, đã công nhận “sự phát triển dần dần và ổn định của sự đối thoại hữu nghị và hợp tác chặt chẽ giữa hai truyền thống tôn giáo” trong 50 năm qua.
Phái đoàn gồm có 40 tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Nam tông và Đại thừa cùng 65 Phật tử tại gia. Cuộc hội kiến này ban đầu được lên kế hoạch cho đầu năm nhưng đã bị hoãn lại đến tháng 6 do đại dịch Covid.
(ucanews.com – June 23, 2022)
THÁI LAN: Tham gia tour viếng chùa chiền để tôn vinh vua Mongkut
Hiệp hội Siam đang tổ chức một chuyến nghiên cứu để thăm 4 ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Bangkok do Vua Mongkut ủy nhiệm.
Vua Mongkut đã xuất gia trở thành một nhà sư Phật giáo và ở trong tu viện trong 27 năm trước khi lên ngôi. Trong suốt 17 năm trị vì của vua Mongkut (từ 1851-1868), 5 ngôi chùa mới đã được xây dựng và khoảng 50 ngôi chùa được trùng tu, với công việc do nhà vua giao cho.
Trong chuyến đi một-ngày sắp tới vào ngày 9-7, những người tham gia sẽ đến thăm 4 trong số 5 ngôi chùa được xây dựng dưới thời trị vì của ông.
Chúng bao gồm: Wat Ratchapradit Satit Mahasemaram, một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Thái Lan; Wat Sommanat Ratchawora Wiharn được xây dựng như một sự dâng tặng và tưởng niệm Hoàng hậu Somanass Waddhanawathy; Wat Makut Kasatriyaram được đặt theo tên của vua Mongkut; và Wat Pathum Wanaram nằm giữa hai trung tâm mua sắm - Siam Paragon và CentralWorld.
(thesiamsociety.org – June 22, 2022)
AFGHANISTAN: Thành phố Phật giáo cổ Mes Aynak đối mặt với mối đe dọa bởi các mỏ đồng Trung Quốc
Kabul, Afghanistan - Thành phố Phật giáo cổ đại Mes Aynak gần Kabul có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Báo cáo của các phương tiện truyền thông cho thấy thành phố này - một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới - đang bị Trung Quốc nuốt chửng.
Mes Aynak nằm ở nơi hợp lưu của các nền văn hóa Hy Lạp và Ấn Độ. Nó từng là một thành phố rộng lớn được tổ chức xung quanh việc khai thác và buôn bán đồng.
Địa điểm Mes Aynak sở hữu một khu phức hợp rộng 100 mẫu gồm các tu viện Phật giáo, nhà ở, và hơn 400 bức tượng Phật, các bảo tháp và khu chợ. Thành phố cổ này lưu giữ các đồ tạo tác được phục hồi từ thời kỳ đồ
đồng, và một số trong số chúng đã có niên đại hơn 3000 năm.
Các cuộc đàm phán giữa chính phủ Taliban mới của Afghanistan với công ty MCC thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang được tiến hành để nối lại hoạt động khai thác tại dự án đồng Mes Aynak Logar, bất chấp nguy cơ huỷ hoại thành phố cổ này.
(ANI - June 23, 2022)
Di tích tu viện và bảo tháp Phật giáo tại Mes Aynak - Photos: Wikipedia