- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
***
V. PHẨM “PHƯỚC MÔN”
Phần cuối quyển 541 đến hết quyển 542, Hội thứ IV, TBBN.
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Tóm lược:
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, đem tâm thanh tịnh cung kính tin thọ, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Dùng tuệ tăng thượng quán sát kỹ càng, vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, vì muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ Tát làm cho tăng trưởng, vì muốn pháp nhãn thanh tịnh thế gian không hoại diệt, nên biên chép Bát Nhã, và trang nghiêm bằng các báu. Lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Lại suy nghĩ: Bát Nhã thành tựu công đức thù thắng rộng lớn rất khó được, không nên vứt bỏ, phải tự giữ gìn, cúng dường, cung kính, tư duy, đọc tụng. Các thiện nam, thiện nữ nào biên chép Bát Nhã này, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen hay đem cho người khác thọ trì, truyền bá rộng rãi thì trong 2 nhóm phước này, phước nào nhiều hơn?
Thiên đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Cả hai đều có phước đức, nhưng người sau có phước đức nhiều hơn vì truyền bá rộng rãi Kinh điển Bát Nhã cho tất cả mọi người tu học, còn hơn là tự mình đọc tụng thọ trì, vì chỉ có một mình tu học.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Ta nay hỏi lại ngươi, tùy ý ngươi đáp. Các thiện nam, thiện nữ nào theo người thỉnh được Xá lợi của Phật, đựng trong hộp báu, để nơi thanh tịnh; lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Hoặc có thiện nam, thiện nữ nào theo người thỉnh được Xá lợi của Phật, đem chia cho người khác chừng bằng hạt cải, khiến cho người đó cung kính thọ nhận, đem để chỗ thanh tịnh đúng pháp, lại dùng các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Ý ngươi thế nào? Trong hai nhóm phước này, phước người nào hơn?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Theo ý con hiểu nghĩa Phật đã nói, trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn.
Bấy giờ, Phật khen trời Đế Thích:
- Hay thay! Đúng như lời ngươi nói! Này Kiều thi ca! Đối với Bát Nhã sâu xa, nếu tự mình thọ trì, cúng dường, cung kính, hoặc chỉ cho người khác, truyền bá rộng rãi; trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn. Vì sao? Vì nhờ chuyển cho người khác nên vô lượng, vô số hữu tình được lợi ích an lạc. (Q.541, TBBN)
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu có người đối với Bát Nhã sâu xa này nói được nghĩa lý sâu xa như thật, vì người khác phân biệt, giảng nói làm cho họ hiểu được đúng đắn, người này được nhiều phước, lại còn truyền bá thí pháp cho người khác thì công đức càng nhiều gấp trăm ngàn lần. Phải kính Pháp sư này cũng như kính thờ Phật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Các thiện nam, thiện nữ nào biên chép, thọ trì Bát Nhã sâu xa, nên biết đó là pháp thí, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tự mình đi đến chỗ khác truyền bá bố thí pháp cho người khác, khuyên họ siêng năng đọc tụng thì các thiện nam, thiện nữ này được phước đức vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, làm cho chúng được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo. Ý ngươi thế nào? Các thiện nam, thiện nữ đó nhờ nhân duyên này được phước có nhiều không?
Trời Đế Thích bạch:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Kiều thi ca! Thôi nói các loại hữu tình ở châu Thiệm bộ, nếu các thiện nam thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình ở bốn đại châu đều khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo. Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam thiện nữ này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Lại nữa Kiều thi ca! Thôi nói các loại hữu tình bốn đại châu, nếu các thiện nam thiện nữ giáo hóa các loại hữu tình cõi Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên hay khắp thế giới mười phương như Căng già sa thảy đều khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo. Nơi ý hiểu sao? Các thiện nam thiện nữ này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa này đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, biên chép phân phát, giảng nói cho người khác, đối với nghĩa lý sâu xa không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các loài hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn Bồ Tát đạo, đó gọi là Bát nhã Ba la mật. Nếu siêng năng tinh tấn tu học đạo này, thì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết bàn, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ này đạt được rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v... nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều được an trụ 4 tịnh lự, 4 vô lượng, 5 định vô sắc, 5 loại thần thông. Ý ngươi thế nào? Thiện nam thiện nữ v.v... đó do nhân duyên này được phước đức nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên biên chép, lại giảng nói cho người khác, để họ hết nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn Bồ Tát đạo, đó là Bát Nhã. Nếu có thể siêng năng tu học đạo này thì mau chứng quả vị Vô Thượng Bồ đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết bàn, thì phước đức của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ lại, nếu các thiện nam, thiện nữ v.v... nào giáo hóa các loài hữu tình trong bốn đại châu đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, nói rộng...cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì ý ngươi hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều thi ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình trong bốn đại châu lại, nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên, thế giới khắp mười phương đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng... là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì theo ngươi các thiện nam, thiện nữ này do nhân duyên ấy được phước nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Các thiện nam tử, thiện nữ v.v... nào đối với Bát Nhã sâu xa, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, biên chép, phân phát, lại giảng nói cho người khác, để họ không còn nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ Tát, đó là Bát nhã Ba la mật. Nếu có thể siêng năng tu học được đạo này thì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết bàn, thì phước đức của các thiện nam tử, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, được phước nhiều hơn phước người giáo hóa, dẫn dắt rộng rãi các loài hữu tình trong châu Thiệm bộ, đều được an trụ 10 thiện nghiệp đạo, 4 tịnh lự, 4 vô lượng, 4 định vô sắc, 5 phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa loài hữu tình trong bốn đại châu, đều được an trụ 10 nghiệp đạo, 4 tịnh lự, 4 vô lượng, 4 định vô sắc, 5 phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên hay hằng hà sa thế giới mười phương đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa đem vô lượng pháp môn vì người khác diễn nói, giảng thuyết, chỉ bày giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, làm cho họ dễ hiểu thì sẽ được phước nhiều hơn tự mình lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, nhờ Bát Nhã sâu xa đạt được công đức vô lượng gấp bội.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào tự mình đối với Bát Nhã chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, đem vô lượng môn vì người khác tuyên thuyết rộng rãi, giảng giải, chỉ bày, giải thích, phân biệt nghĩa lý rõ ràng, làm cho họ dễ hiểu; người này được phước nhiều hơn phước trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã sâu xa, biên chép, trang nghiêm, thọ trì, đọc tụng. Lại có các thiện nam, thiện nữ khác đối với Bát Nhã sâu xa, biên chép, trang nghiêm, phân phát cho hữu tình; người này đạt được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã biên chép, trang nghiêm, truyền bá cho các loài hữu tình. Lại có thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã biết hoàn toàn về nghĩa lý, thường dùng nhiều văn nghĩa thâm diệu giảng nói cho người khác, thì người này được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào cũng phải dùng văn nghĩa thâm diệu để diễn nói Bát Nhã cho người khác nghe hay sao?
Phật dạy:
- Này Kiều thi ca! Đúng vậy! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào có thể dùng các thứ văn nghĩa thâm diệu, vì người khác diễn nói Bát Nhã sâu xa này thì được vô biên đại công đức.
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nên vì giảng thuyết nghĩa lý sâu xa Bát Nhã này cho các loài hữu tình nào?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ nào không biết nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã thì nên giảng thuyết nghĩa lý Bát Nhã sâu xa cho họ.
(Thế nào là thuyết tương tự Bát nhã Ba la mật?)
Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì đời sau có thiện nam, thiện nữ cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nghe người khác giảng thuyết tương tự Bát nhã Ba la mật, tâm liền mê lầm, thối thất giữa đường.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tương tự Bát nhã Ba la mật mà gọi là giảng thuyết tương tự Bát nhã Ba la mật?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Ở đời đương lai sau, có các Bí sô chẳng năng khéo tu thân giới, tâm huệ, trí huệ hẹp kém giống như trâu dê, vì các hữu tình dù muốn tuyên nói chơn thật Bát Nhã mà điên đảo nói tương tự Bát nhã Ba la mật.
Thế nào là Bí sô điên đảo giảng thuyết tương tự Bát nhã Ba la mật?
Nghĩa là Bí sô kia vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề nói vì sắc hoại nên gọi là vô thường, nói vì thọ tưởng hành thức hoại nên gọi là vô thường. Lại tác nói này: Nếu cầu như thế là hành Bát nhã Ba la mật. Kiều Thi Ca! Như vậy gọi là điên đảo tuyên nói tương tự Bát nhã Ba la mật.
Này Kiều thi ca! Không nên vì sắc hoại mà quán sắc là vô thường; không nên vì thọ, tưởng, hành, thức hoại mà quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Nếu quán sắc cho đến thức là vô thường như vậy, nên biết người kia đã hành tương tự Bát nhã Ba la mật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Các thiện nam, thiện nữ nào giảng thuyết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật cho người phát tâm Vô thượng Bồ đề, nói lời như vầy: “Thiện nam tử, đến đây! Ta sẽ dạy ông tu học bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nếu y theo lời ta dạy mà tu học sẽ mau được an trụ từ sơ địa cho đến thập địa Bồ Tát, sẽ được vô lượng các Phật pháp khác, mau nhập Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, vượt hơn các địa vị Thanh văn, Độc giác”.
Này Kiều thi ca! Những người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc mà làm phương tiện, nương tưởng thời phận dạy tu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Đó gọi là điên đảo giảng thuyết tương tự Bát nhã Ba la mật.
Lại nữa, Kiều thi ca! Nếu các thiện nam thiện nữ bảo kẻ chủng tánh Bồ Tát thừa rằng: Nếu đối Bát Nhã chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, sẽ được vô biên công đức thù thắng. Kiều thi ca! Những người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc làm phương tiện tác nói như thế, gọi điên đảo nói tương tự Bát nhã Ba la mật.
Lại nữa, Kiều thi ca! Nếu các thiện nam thiện nữ bảo kẻ chủng tánh Bồ Tát thừa rằng: Ngươi đối chư Phật Thế Tôn quá khứ vị lai hiện tại, từ sơ phát tâm cho đến rốt ráo có bao nhiêu căn lành đều nên tùy hỷ nhóm hợp tất cả, vì các hữu tình hồi hướng Vô Thượng Bồ đề. Kiều thi ca! Những người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc mà làm phương tiện tác nói như thế, gọi điên đảo nói tương tự Bát nhã Ba la mật.
Vì vậy, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đem vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình giảng thuyết Bát Nhã sâu xa chơn thật không điên đảo, thì đạt được phước vô lượng, vô biên, hay làm lợi ích an vui cho loài hữu tình. (Hết Q.541, TBBN)
Quyển thứ 542
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v... giáo hóa tất cả hữu tình ở châu Thiệm bộ, đều giúp họ an trụ quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này mà các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có những thiện nam, thiện nữ nào đối với Bát Nhã, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nên biên chép phân phát cho người khác, giảng giải nghĩa lý sâu xa khiến cho họ không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các hữu tình: “Các ngươi nên siêng năng tu đạo chơn chánh của Bồ Tát, đó là Bát Nhã sâu xa. Nếu siêng năng tu học được đạo này sẽ mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu vớt vô số các loài hữu tình, khiến họ mau chứng thật tế, chấm dứt các lậu hoặc, nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn”, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì tất cả quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán đều do Bát nhã Ba la mật này phát sanh. Các thiện nam, thiện nữ đó nghe Bát Nhã sâu xa, dạy bảo giáo giới, siêng năng tu học, tuần tự viên mãn tất cả giáo pháp của Phật, cho đến chứng đắc Nhất thiết trí trí, giáo hóa hữu tình làm cho đạt được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, nhập vào ngôi Bồ Tát Chánh tánh ly sanh cho đến chứng đắc quả Bồ đề của Phật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa tất cả hữu tình ở châu Thiệm bộ lại, nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa tất cả hữu tình ở bốn đại châu, hoặc ở Tiểu thiên, Trung thiên, Đại thiên thế giới hoặc giáo hóa tất cả hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều làm cho họ an trụ quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Đối với Bát Nhã, có các thiện nam, thiện nữ nào đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nên biên chép phân phát cho người khác, giảng giải nghĩa lý sâu xa khiến họ không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các hữu tình: “Các ngươi nên siêng năng tu đạo chơn chánh của Bồ Tát, đó là Bát Nhã sâu xa. Nếu thường siêng năng tu học được đạo này thì mau chứng quả vị Vô Thượng Bồ đề, cứu vớt được vô số các loài hữu tình, mau chứng thật tế, chấm dứt phiền não, nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn”, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì tất cả quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán đều do Bát nhã Ba la mật này mà được phát sanh. Các thiện nam, thiện nữ đó nghe Bát Nhã sâu xa dạy bảo giáo giới, siêng năng tu học, tuần tự viên mãn tất cả giáo pháp của Phật, cho đến chứng đắc Nhất thiết trí trí, giáo hóa loài hữu tình làm cho họ được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, nhập vào ngôi Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, cho đến chứng đắc quả Bồ đề của Phật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nào giáo hóa tất cả hữu tình ở châu Thiệm bộ, đều làm cho họ an trụ Độc giác Bồ đề, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Đối với Bát Nhã, có những thiện nam tử, thiện nữ v.v... đem tâm thanh tịnh, cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nên biên chép phân phát cho người khác, rồi giảng giải nghĩa lý sâu xa khiến họ không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các hữu tình: “Các ngươi hãy siêng tu đạo chơn chánh của Bồ Tát, đó là Bát Nhã sâu xa. Nếu thường siêng năng tu học đạo này thì sẽ mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp vô số các loài hữu tình, khiến họ mau chứng Niết bàn, chấm dứt phiền não, nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn”, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ v.v... này đạt được nhiều hơn trước.
Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì tất cả quả Bồ đề mà Độc giác đã chứng đều do Bát Nhã này mà được phát sanh. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v... đó nghe Bát Nhã sâu xa, dạy bảo giáo giới, siêng năng tu học, tuần tự viên mãn tất cả giáo pháp của Phật, cho đến chứng đắc Nhất thiết trí trí, giáo hóa các loài hữu tình khiến họ được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán và bậc Độc giác Bồ đề, nhập vào ngôi Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, cho đến chứng quả Bồ đề của Phật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa tất cả hữu tình ở châu Thiệm bộ lại, nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa tất cả hữu tình ở bốn đại châu, hoặc ở Tiểu thiên, Trung thiên hoặc Đại thiên thế giới hoặc giáo hóa tất cả hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều được an trụ quả Độc giác Bồ đề, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Đối với Bát Nhã sâu xa, các thiện nam, thiện nữ đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, biên chép phân phát cho người khác, rồi giảng giải nghĩa lý sâu xa làm cho họ không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các hữu tình: “Các ngươi hãy siêng năng tu đạo chơn chánh của Bồ Tát, đó là Bát Nhã sâu xa. Nếu thường siêng năng tu học đạo này thì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp vô số các loài hữu tình, khiến họ chứng Niết bàn, chấm dứt phiền não, nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn”, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì quả Bồ đề mà tất cả Độc giác đã chứng đều do Bát nhã Ba la mật này mà được phát sanh. Các thiện nam, thiện nữ đó nghe Bát Nhã sâu xa, dạy bảo giáo giới, siêng năng tu học, tuần tự viên mãn tất cả giáo pháp của Phật, cho đến chứng đắc Nhất thiết trí trí, giáo hóa các loài hữu tình khiến họ được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán và bậc Độc giác Bồ đề, nhập vào ngôi Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, cho đến chứng quả Bồ đề của Phật.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có những thiện nam, thiện nữ biên chép Kinh Bát Nhã sâu xa, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Rồi chuyển cho một người đã phát tâm Vô thượng Bồ đề thọ trì, đọc tụng, lại nói: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý đối với Bát Nhã sâu xa. Nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu một cách đúng đắn thì có thể tu học Bát nhã Ba la mật. Nếu có thể tu học Bát Nhã, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí thì tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ v.v... này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ lại, nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở bốn đại châu đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì ý ngươi thế nào?
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa các hữu tình ở bốn đại châu lại, nếu các thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở Tiểu thiên, hoặc ở Trung thiên, Đại thiên thế giới hoặc giáo hóa tất cả loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có những thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, rồi truyền trao cho một người đã phát tâm Vô thượng Bồ đề thọ trì, đọc tụng, lại nói: “Này Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa này, ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát Nhã Ba la mật. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mật, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì có thể tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều đạt Bất thối chuyển đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho một người đã đạt Bất thối chuyển thọ trì, đọc tụng, lại nói: “Này Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa này, ông nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát nhã ba la mật. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mât thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu chứng đắc pháp Nhất thiết trí thì có thể tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ v.v... này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ lại, nếu thiện nam tử, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình ở bốn đại châu đều đạt Bất thối chuyển thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa các loài hữu tình ở bốn đại châu lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nào giáo hóa các loài hữu tình hoặc ở Tiểu thiên, hoặc ở Trung thiên, Đại thiên thế giới hoặc giáo hóa tất cả loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều đạt Bất thối chuyển thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có những thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho một người đã đạt Bất thối chuyển thọ trì, đọc tụng và nói với người ấy như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mật, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì có thể tu Bát nhã Ba la mật được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Có các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đem phân phát khắp cho những hữu tình kia thọ trì, đọc tụng và nói với họ: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát nhã Ba la mật. Nếu thường tu học Bát Nhã, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho một người đã đạt Bất thối chuyển thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mật, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì tu Bát Nhã mau được viên mãn. Nếu tu Bát Nhã mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước. Vì sao? Vì đại Bồ Tát nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, dứt ngằn mé khổ cho các hữu tình khiến họ mau chứng Niết bàn của ba thừa.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Hãy gác việc giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Có những thiện nam tử, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đem phân phát cho tất cả những hữu tình kia thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát Nhã, thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc Nhất thiết trí, thì tu Bát Nhã mau được viên mãn. Nếu tu Bát Nhã mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho một người đã đạt Bất thối chuyển thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mật, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì tu Bát Nhã mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn liền có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ v.v... này đạt được nhiều hơn trước. Vì sao? Vì đại Bồ Tát ấy nhất định chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, làm hết ngằn mé khổ cho các hữu tình, khiến họ mau chứng Niết bàn của ba thừa.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Có các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều đạt Bất thối chuyển đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Lại có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát Nhã, thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc Nhất thiết trí, thì tu Bát Nhã mau được viên mãn. Nếu tu Bát Nhã mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Trong các Bồ Tát đã đạt Bất thối chuyển, có một Bồ Tát nói như vầy: “Nay ta vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử cho hữu tình, làm cho họ được an vui rốt ráo thù thắng”. Nếu các thiện nam, thiện nữ nào vì thành tựu việc đó mà biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho vị Bồ Tát kia thọ trì, đọc tụng và nói với vị ấy như vầy: “Thiện nam, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn, thì có thể tu học Bát nhã Ba la mật. Nếu thường tu học Bát nhã Ba la mật, thì có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc pháp Nhất thiết trí, thì tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Nếu tu Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn, liền chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Ngoài các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều đạt Bất thối chuyển. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát Nhã thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí. Nếu có thể chứng đắc Nhất thiết trí, thì tu Bát Nhã mau được viên mãn. Nếu tu Bát Nhã mau được viên mãn thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Trong các Bồ Tát có một vị đã đạt Bất thối chuyển nói như vầy: “Nay ta thật vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử cho hữu tình, giúp họ được an vui rốt ráo thù thắng”. Nếu các thiện nam, thiện nữ nào được thành tựu việc đó mà biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho các vị Bồ Tát ấy thọ trì, đọc tụng và nói với họ như vầy: “Thiện nam tử, hãy đến đây! Đối với Bát Nhã sâu xa, các ông phải chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn pháp môn này. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát Nhã. Nếu thường tu học Bát Nhã, thì có thể chứng đắc Nhất thiết trí trí”. Phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Có các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng làm cho họ thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng các thứ văn nghĩa khéo léo kỳ diệu để giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Ngoài các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam tử, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng các thứ văn nghĩa khéo léo vi diệu để giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều đạt Bất thối chuyển; có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng các thứ văn nghĩa khéo léo vi diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Ngoài các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều đạt Bất thối chuyển. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ông thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng các thứ văn nghĩa khéo léo vi diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều phát tâm quả vị Vô Thượng Bồ đề, sau khi phát tâm Vô thượng Bồ đề đồng thanh nói: “Nay ta vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử hữu tình làm cho họ được an vui rốt ráo thù thắng. Lại có các thiện nam, thiện nữ vì thành tựu việc đó mà biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v... ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng vô lượng môn văn nghĩa khéo léo vi diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Ngoài các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Sau khi phát tâm Vô thượng giác đồng thanh nói như vầy: “Nay ta vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử hữu tình, làm cho được an vui rốt ráo thù thắng”. Có các thiện nam thiện nữ vì thành tựu việc đó mà biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ông thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng vô lượng môn văn nghĩa khéo léo kỳ diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ đều đạt Bất thối chuyển, đồng thanh nói như vầy: “Nay ta vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử hữu tình, làm cho được an vui rốt ráo thù thắng”. Có các thiện nam, thiện nữ nào vì thành tựu việc đó mà biên chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã sâu xa, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng vô lượng môn văn nghĩa khéo léo kỳ diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Ngoài các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương đều đạt Bất thối chuyển đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, đồng thanh nói như vầy: “Nay ta vui mừng vì mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu giúp các khổ sanh tử hữu tình, làm cho được an vui rốt ráo thù thắng”. Có các thiện nam, thiện nữ nào vì thành tựu việc đó chép Bát Nhã sâu xa, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, truyền trao cho họ thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý. Ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, trao cho một người ở trong chúng kia thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý; lại dùng vô lượng môn văn nghĩa khéo léo kỳ diệu giải thích rộng rãi, phân biệt nghĩa lý giúp họ dễ hiểu, dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học, thì phước của các thiện nam, thiện nữ này đạt được nhiều hơn trước, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ biên chép Bát Nhã, trang nghiêm bằng các thứ báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, phổ biến cho tất cả hữu tình châu Thiệm bộ, thì do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có thiện nam, thiện nữ nào vì một hữu tình mà phân biệt giảng thuyết nghĩa lý Bát Nhã sâu xa, để họ dễ hiểu thì các thiện nam thiện nữ này sẽ đạt được phước hơn trước rất nhiều, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào biên chép Bát nhã Ba la mật, dùng các thứ báu để trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, cho tất cả hữu tình ở bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc tất cả hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc tất cả hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc lại tất cả hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương, thì do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có các thiện nam, thiện nữ này vì một hữu tình mà phân biệt giảng thuyết nghĩa lý Bát Nhã sâu xa, để họ dễ hiểu thì các thiện nam, thiện nữ này sẽ được phước hơn trước rất nhiều, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
Lại nữa, này Kiều thi ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ này vì các loài hữu tình ở châu Thiệm bộ, hoặc các loài hữu tình ở bốn đại châu, hoặc các loài hữu tình ở Tiểu thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Trung thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình ở Đại thiên thế giới, hoặc các loài hữu tình trong hằng hà sa thế giới khắp mười phương, phân biệt giảng thuyết nghĩa lý Bát Nhã sâu xa, để họ dễ hiểu, thì do nhân duyên này, các thiện nam tử, thiện nữ ấy được phước nhiều chăng?
Trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều!
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
- Có các thiện nam, thiện nữ nào vì một hữu tình, đem tâm không nhiễm, phân biệt giảng thuyết nghĩa lý Bát Nhã sâu xa, để họ dễ hiểu và dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học thì các thiện nam, thiện nữ này sẽ đạt được phước hơn trước rất nhiều, vô lượng, vô biên không thể đếm hết được.
(Đoạn kinh này trùng tuyên quá nhiều, nhưng chúng tôi không muốn tóm lược, để Quý vị tự đọc tự hiểu).
Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:
- Đại Bồ Tát như vậy càng gần quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Phật dạy:
- Đúng vậy! Như đem nghĩa lý sâu xa của Bát nhã dạy bảo giáo giới sao cho họ thông suốt hoàn toàn chơn như các pháp. Nên đem y phục, đồ ăn, thức uống, đồ nằm thuốc men thượng diệu và các thứ báu khác cung kính, cúng dường không để thiếu thốn. Nếu các thiện nam, thiện nữ nào có thể đem pháp thí, tài thí như vậy tức là hộ trì, cúng dường đại Bồ Tát ấy. Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ này sẽ được phước báo lớn, thù thắng vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì đại Bồ Tát ấy nhờ pháp thí và tài thí này hộ trì cúng dường nên mau chứng đắc Nhất thiết trí trí.
Bấy giờ, Thiện Hiện khen Đế Thích:
- Hay thay! Này Kiều thi ca! Thật khéo khích lệ, hộ trì, giúp đỡ các đại Bồ Tát khiến mau chứng đắc Nhất thiết trí trí. Nay ông đã là vị Thánh đệ tử của Phật, làm việc đáng làm. Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì muốn lợi ích an vui cho các hữu tình nên các Thánh đệ tử tất cả Như Lai dùng phương tiện khích lệ, hộ trì, giúp đỡ các đại Bồ Tát, làm cho các vị ấy mau chứng đắc Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì tất cả Như Lai, Thanh văn, Độc giác và các thắng sự thế gian đều nhờ chúng đại Bồ Tát mà được xuất hiện. Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì nếu không có đại Bồ Tát phát tâm Bồ đề, thì không có đại Bồ Tát có thể học bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nếu không có đại Bồ Tát có thể học bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, thì không có đại Bồ Tát chứng được quả vị Vô Thượng Bồ đề. Nếu không có đại Bồ Tát chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì không có tất cả Như Lai, Thanh văn, Độc giác và các thắng sự thế gian.
Cho nên phải khích lệ, hộ trì, giúp đỡ các đại Bồ Tát, làm cho các vị ấy học 6 pháp Ba la mật viên mãn rốt ráo, mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình.
Lưu ý:
Trên là bản dịch phẩm “Phước Môn”, từ Phạn sang Hán của Ngài Huyền Trang, trích trong ĐBN, dài khoảng 16 trang. Sau đây là bản dịch Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa (gọi tắt là Phật Mẫu Bát Nhã Kinh) cùng phẩm trên, do Thí Hộ dịch từ Phạn sang Hán và Ngài Thích Từ Chiếu, Chùa Châu Lâm, Huế, Việt dịch. Bản dịch này ngắn gọn, chỉ khoảng 8 trang đánh máy, nhưng ý nghĩa cũng đầy đủ như bản dịch của Ngài Huyền Trang. Đọc và so chiếu hai bản Kinh này, quý vị sẽ hiểu, tại sao đôi khi chúng tôi trích dẫn Kinh Phật Mẫu Bát Nhã, do Thí Hộ dịch vào phần lược giải của chúng tôi, không ngoài việc rút gọn hoặc làm rõ nghĩa TBBN.
Cũng phải nói thêm rằng Kinh TBBN do Ngài Huyền Trang dịch trùng tụng quá nhiều so với Kinh “Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật” do Ngài La Thập dịch hay Kinh “Phật Mẫu Bát Nhã Kinh” do Thí Hộ dịch v.v... Thí dụ Kinh TBBN do Ngài Huyền Trang dịch tổng cộng lên đến 334 trang mặc dù đã tóm tắt rồi; Kinh “Phật Mẫu Bát Nhã Kinh”, 25 quyển, do Thí Hộ dịch tổng cộng 198 trang; Kinh “Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật”, 10 quyển, do La Thập dịch, tổng cộng 132 trang; Kinh “Đại Minh Độ”, 6 quyển, do Ngô Chi Khiêm dịch, tổng cộng 89 trang; Kinh “Ma Ha Bát Nhã Sao”, 5 quyển, do Tiền Tần Đàm Ma Tỳ và Trúc Phật Niệm dịch, tổng cộng chỉ có 77 trang. Tất cả Kinh trên đều do Phật thuyết thuộc Hội thứ IV, (không có rút gọn) trong khi Kinh “Tiểu Bản Bát Nhã” do Ngài Huyền Trang dịch tuy rút gọn rồi, nhưng lại là dài nhất, gắp hai hay ba lần so với các tác phẩm đồng với Hội thứ IV này!
Đọc và so sánh hai phẩm của hai Kinh: 1. Phẩm “Phước Môn” của Kinh ĐBN do Ngài Huyền Trang dịch đã trình bày trên và 2. Phẩm “Phước Đức Chân Chính” của Kinh Phật Mẫu Bát Nhã do Thí Hộ dịch quý vị sẽ thấy điểm lưu ý của chúng tôi.
Nguyên văn phẩm 5: “PHƯỚC ĐỨC CHÂN CHÍNH”
của Phật Mẫu Bát Nhã Kinh do Thí Hộ dịch, tương đương với
phẩm “Phước Môn” của TBBN do Ngài Huyền Trang dịch.
Phần 1:
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân vì muốn cầu Đại Bồ đề, đối với pháp môn Bát nhã Ba la mật này, phát tâm tin hiểu, nghe, nhận, đọc tụng, cho đến vì người giải thích nghĩa, khiến Chính pháp đó trú lâu dài ở thế gian; vì nhân duyên này khiến Phật nhãn không đứt, Chính pháp không diệt, các chúng Bồ Tát Ma ha tát mỗi người đều thụ trì, tức được Chính pháp bất hoại, bất diệt. Hơn nữa, nghe xong lại xưng tán thế này: “Bát nhã Ba la mật này có lợi ích lớn, là phước báo lớn, đầy đủ vô lượng công đức rộng lớn, đúng như được biết. Bát nhã Ba la mật này là sự hộ trì lớn; Bát nhã Ba la mật này được tôn trọng; Bát nhã Ba la mật này tối thượng khó được; Bát nhã Ba la mật này phát sinh tin hiểu”. Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này, đối với Bát nhã Ba la mật này, tự mình xưng tán, tôn trọng, cung kính, lại dùng các hương hoa, đèn, hương xoa, cờ phướn, lọng báu, y phục quý, đủ loại cúng dường như thế.
Lại nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, lấy Kinh Bát nhã Ba la mật này chuyển cho người khác, khiến họ cúng dường. Thế Tôn, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân như thế, phúc đức có được, người nào nhiều?
Phật bảo Thiên chủ Đế Thích: Kiều thi ca, ta sẽ hỏi ông, ông tùy ý đáp. Ý ông thế nào? Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân sau khi Như Lai vào Niết bàn, lấy xá lợi của ta mà tôn trọng, cung kính, cúng dường đủ loại; nếu lại có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, lấy xá lợi Phật, tự mình cúng dường xong, chuyển trao người khác, khiến họ tôn trọng, cung kính cúng dường. Thiện nam tử, Thiện nữ nhân như thế, phúc đức có được, người nào nhiều?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, tuy tự mình cúng dường xá lợi Như Lai, nhưng không bằng có người lấy xá lợi Phật chuyển trao cho người khác, khiến họ cúng dường. Phúc đức có được này, số lượng rất lớn.
Phật nói: Đúng vậy, đúng vậy. Kiều thi ca, nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, tự mình cúng dường, không bằng có người lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, chuyển trao người khác, khiến họ cúng dường. Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này, vì nhân duyên đó, được phúc rất nhiều.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân đối với chúng sinh khắp Diêm phù đề kia, giáo hóa từng người, khiến họ tu mười Nghiệp thiện. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật dạy: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này, vì nhân duyên này được phúc tuy nhiều, nhưng không bằng có người đối với Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, lấy Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì, đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặc lại vì người giải thích nghĩa của nó, đối với Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, lại khuyến khích người khác, khiến họ thụ trì, nói như thế này: Thiện nam tử, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát. Ông nên tu học ở trong pháp này. Học như thế tức có thể nhanh chóng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể đối với hết thảy các giới Hữu tình, đều làm cho an trú Thực tế Chân như. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lại nữa, Kiều thi ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm phù đề này, nếu có người vì chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số lượng này, nếu có chúng sinh ở khắp Tiểu thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số lượng này, nếu có chúng sinh ở khắp Trung thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, tu mười Nghiệp thiện. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh ở khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, lại dạy tu Thiện. Lại ngoài số này, có chúng sinh như thế cho đến ở khắp Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, lại giáo hóa từng người, khiến tu mười Nghiệp thiện. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này, vì nhân duyên này, được phúc tuy nhiều, nhưng không bằng có người, đối với Bát Nhã này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa của nó; đối với Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, lại khuyến khích người khác, khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát. Ông nên ở trong pháp này tu học. Học như thế tức có thể nhanh chóng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể đối với hết thảy tất cả giới Hữu tình, đều làm cho an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều.
Phần 2:
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, vì chúng sinh khắp Diêm phù đề, đều dạy mỗi người khiến tu bốn Thiền định. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người đối với Bát Nhã này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, vì Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó; đối với Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát Nhã này là đạo Bồ-tát, các ông ở trong pháp này nên tu học như đã tuyên thuyết. Người học như thế gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các loài hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca,Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lại nữa, Kiều thi ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm phù đề này, nếu có chúng sinh khắp bốn Đại châu, mỗi một đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp Tiểu thiên thế giới, mỗi một đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp Trung thiên thế giới, mỗi một đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi một đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, như thế cho đến chúng sinh khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi một đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa này, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát. Các ông ở trong pháp này nên tu học như đã tuyên thuyết. Người học như thế gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, nên biết người này được rất nhiều phúc.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm phù đề, mỗi một đều được dạy tu bốn Vô lượng, hành bốn Vô sắc định, cho đến tu tất cả thần thông, phạm hạnh, các thiền định và các phúc hạnh. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, vì Bát Nhã này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát. Các ông ở trong pháp này nên tu học như đã tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lại nữa, Kiều thi ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề này, mỗi mỗi đều được dạy tu vô lượng vô biên thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Kiều thi ca, nếu chúng sinh khắp bốn Đại châu, khắp Tiểu thiên thế giới, khắp Trung thiên thế giới, khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi mỗi đều được dạy tu vô lượng vô biên thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Ngoài mỗi một số trên, Kiều thi ca, giả như có chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi một đều được dạy tu vô lượng vô biên thần thông, phạm hạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, đối với Bát nhã Ba la mật tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề; vì Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, tâm sinh hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó; ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ-tát. Các ông nên ở trong pháp này tu học như đã được tuyên thuyết. Người học như thế mới gọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, tự mình thụ trì đọc tụng, khuyến khích người khác khiến họ đọc tụng, tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người dùng pháp môn Bát nhã Ba la mật này, rộng vì người khác giải thích nghĩa cho họ. Kiều thi ca, nên biết Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, nên vì những người nào giảng nói Bát nhã Ba la mật này?
Phật bảo Thiên chủ Đế Thích: Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân đối với Bát nhã Ba la mật này không thể biết rõ thì nên nói cho họ. Vì sao? Kiều thi ca, trong đời vị lai sẽ có người nói Bát nhã Ba la mật tương tự. Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân vì muốn chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nghe Bát nhã Ba la mật tương tự này, học ở trong đó, tức bị sai loạn, chẳng phải biết rõ chân chính.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, trong đời vị lai nói Bát Nhã tương tự kia là thế nào? Lại làm sao có thể biện biệt rõ ràng?
Phật bảo Thiên chủ Đế Thích: Kiều thi ca, trong đời vị lai có các Tỷ khưu nói rằng sắc là vô thường; hoặc thân, hoặc tâm đến giới định tuệ đều không có, đều lìa sở quán. Người nói như thế, nên biết là nói Bát nhã Ba la mật tương tự.
Kiều thi ca, thế nào gọi là Bát nhã Ba la mật tương tự? Họ nói thế này: “Vì sắc hoại nên quán sắc vô thường; thụ, tưởng, hành, thức hoại nên quán thụ, tưởng, hành, thức vô thường; nếu cầu như thế chính là hành Bát nhã Ba la mật”. Kiều thi ca, nên biết nói như thế đều gọi là Bát nhã Ba la mật tương tự.
Kiều thi ca, nay ông nên biết sắc không hoại nên quán sắc vô thường; thụ, tưởng, hành, thức không hoại nên quán thụ, tưởng, hành, thức vô thường; người nói như thế chính là tuyên thuyết như thật Bát nhã Ba la mật. Kiều thi ca, chính vì nghĩa này, nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân có thể vì người khác giảng nói như thật Bát nhã Ba la mật, nên biết Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, vì chúng sinh khắp Diêm phù đề, đều khiến trú quả Tu đà hoàn. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, dùng Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát; các ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả Tu đà hoàn từ Bát Nhã này sinh ra.
Kiều thi ca, như trên đã nói, nếu người vì chúng sinh khắp Diêm phù đề khiến an trú quả Tu đà hoàn, tạo phúc hạnh. Ngoài số này, giả sử hoặc chúng sinh khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tu đà hoàn, tạo phúc hạnh. Lại ngoài số này, Kiều thi ca, giả như chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tu đà hoàn. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, lấy Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát, các ông nên tu học Pháp này như đã nói. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô Thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tu đà hoàn từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra.
Lại nữa, Kiều thi ca, nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả Tư đà hàm. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề, vì Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát, ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, có thể độ hết các giới hữu tình đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tư đà hàm từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra.
Kiều thi ca, như trên đã nói. Nếu người vì chúng sinh khắp Diêm phù đề, đều khiến an trú quả Tư đà hàm, làm phúc hạnh. Ngoài số này, giả như nếu có chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tư đà hàm. Ngoài số này, Kiều thi ca, giả như có chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tư đà hàm. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề trú pháp Bồ đề, lấy Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thọ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ-tát, các ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế chân chư”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tư đà hàm từ Bát Nhã này sinh ra.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả A na hàm. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ Tát; vì Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát, ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A na hàm từ Bát Nhã này sinh ra.
Kiều thi ca, như trên đã nói, nếu người vì chúng sinh khắp Diêm phù đề đều khiến an trú quả A na hàm, tạo phúc hạnh; ngoài số trên, giả như nếu có chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A na hàm. Ngoài số này, Kiều thi ca, giả như có người vì chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A na hàm. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề; lấy Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thọ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ-tát, các ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A na hàm từ Bát Nhã này sinh ra.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu Thiện nam tử, thiện nữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả A na hán. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ Tát; vì Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo Bồ Tát, ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả A na hán từ Bát Nhã này sinh ra.
Lại nữa, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này nương theo Bát nhã Ba la mật đã được tuyên thuyết tức có thể chuyển theo đó. Vì chuyển theo đó, như được tuyên thuyết, tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A na hán, Duyên Giác cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đều từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Kiều thi ca, như trên đã nói. Nếu người vì chúng sinh khắp Diêm phù đề, đều khiến an trú quả A na hán; ngoài số này, giả sử chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A na hán. Ngoài số này, Kiều thi ca, giả sử nếu có chúng sinh ở khắp Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A na hán. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này, phúc họ đạt được trở thành rất nhiều, tính, đếm, ví dụ, không thể biết được.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ đề; vì Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo của Bồ Tát, các ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình, đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A na hán từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra.
Lại nữa, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này nương theo Bát nhã Ba la mật đã được tuyên thuyết tức có thể chuyển theo đó. Vì chuyển theo đó, như được tuyên thuyết, tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, Vì thế Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A na hán, Duyên Giác và Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác kia, đều từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân, vì chúng sinh ở khắp Diêm phù đề, hoặc khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến chúng sinh khắp Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú các quả Duyên Giác. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này nhờ nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát nhã Ba la mật này tin hiểu, phát tâm Bồ đề, trú pháp Bồ Tát; lấy Bát nhã Ba la mật này biên chép thành Kinh, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiến họ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát nhã Ba la mật này là đạo của Bồ Tát, ông nên ở trong đó tu học như đã được tuyên thuyết. Học như thế mới gọi là đắc pháp, có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giới hữu tình đều khiến an trú Thực tế Chân như”. Kiều thi ca, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả Duyên Giác từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra.
Lại nữa, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này nương theo Bát nhã Ba la mật được tuyên thuyết, tức có thể chuyển theo đó. Vì có thể chuyển theo đó tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế Tu đà hoàn cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đều từ Bát nhã Ba la mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm phù đề đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác; nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân vì Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, bố thí khắp tất cả khiến họ thụ trì, thì không bằng có người lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, đưa cho Bồ Tát Ma ha tát đã trú Bất thoái chuyển, khiến họ ở nơi Bát nhã Ba la mật này, tu học tương ưng, kiên cố tăng trưởng, thành tựu rộng lớn viên mãn Phật pháp. Kiều thi ca, nên biết Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Bát nhã Ba la mật này sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Kiều thi ca, như trên đã nói, nếu chúng sinh khắp Diêm phù đề đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Ngoài số này, giả sử chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, bố thí khắp tất cả khiến họ thụ trì, thì, Kiêu thi ca, không bằng có người lấy Bát nhã Ba la mật này, biên chép thành Kinh, đưa cho Bồ Tát Ma ha tát đã trú Bất thoái chuyển, khiến họ ở nơi Bát nhã Ba la mật này, tu học tương ưng, kiên cố tăng trưởng, thành tựu rộng lớn viên mãn Phật pháp. Kiều thi ca, nên biết Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Bát nhã Ba la mật này sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lại nữa, Kiều thi ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm phù đề, tất cả đều trú Bất thoái chuyển. Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân lấy pháp môn Bát Nhã này, vì tất cả mà giải thích nghĩa. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, phúc đức Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này có được trở thành rất nhiều, vô lượng vô biên; tính, đếm, ví dụ đều không thể biết được. Phật nói: Kiều thi ca, người này nhờ nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, vì một người sắp chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, mà lấy pháp môn Bát nhã Ba la mật này, giải thích nghĩa. Nên biết người này được phúc rất nhiều. Kiều thi ca, như trên đã nói, chúng sinh ở khắp Diêm phù đề đều trú địa Bất thoái chuyển, nếu có người vì họ mà giải thích nghĩa này. Ngoài số này, giả như có chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến khắp Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, tất cả đều trú địa Bất thoái chuyển. Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân lấy pháp môn Bát nhã Ba la mật này, đều vì tất cả mà giải thích nghĩa này. Kiều thi ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này được phúc đức vô lượng vô biên, tính, đếm, ví dụ không thể biết được.
Phật nói: Kiều thi ca, người này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, vì một người sắp chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, lấy pháp môn Bát nhã Ba la mật này, giải thích nghĩa này; nên biết người này được phúc rất nhiều. Kiều thi ca, vì Bồ Tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật này nên sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Bồ Tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật mà chuyển nên được gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác; vì gần với Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên nương Bát nhã Ba la mật đã được dạy và nhận lãnh; vì được dạy, nhận như thế nên gần với Nhất thiết trí. Vì thế nên dùng đủ loại lương thực, y phục, ngọa cụ, y dược cúng dường Bát nhã Ba la mật, nương theo đó mà tạo tất cả phúc hạnh. Người đó được phúc đức vô lượng vô biên. Vì sao? Được gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí.
Bấy giờ Tôn giả Tu Bồ đề khen Thiên chủ Đế Thích: Hay thay! Hay thay! Kiều thi ca, ông khéo mở đường cho các Bồ Tát Ma ha tát; lại có thể hộ niệm các Bồ Tát Ma ha tát. Kiều thi ca, các đệ tử Phật đều vì pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hộ niệm các Bồ Tát Ma ha tát, khiến phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, khiến trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Các Bồ Tát Ma ha tát quá khứ đều nhờ học sáu Ba la mật này nên phát tâm Bồ đề, trú quả Bồ đề. Nay Phật Thế tôn cũng học sáu Ba la mật này nên được quả Bồ đề; các Bồ Tát Ma ha tát vị lai cũng thế. Vì thế, Kiều thi ca, nếu Bồ Tát Ma ha tát không học sáu Ba la mật này tức không thể được quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác”.
Nhận xét:
So sánh phẩm “Phước Môn” của Hội thứ IV này với ba Hội trước cũng như các bản dịch của MHBNBLMĐ và Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Đa của Ngài Cưu Ma La Thập, thì phẩm “Phước Đức Chân chính” của Phật Mẫu Bát Nhã Kinh do Thí Hộ dịch rõ ràng, ngắn gọn hơn tuy có trùng tuyên đôi chút.
Lược giải:
Nếu có người thỉnh được xá lợi Phật, cất trong hòm kính trang nghiêm bằng các vật báu, rồi thờ phụng, tôn trọng ngợi khen, không bằng người thỉnh được xá lợi Phật lại chia làm nhiều phần nhỏ, rồi phân phát cho mỗi người dù chỉ bằng hạt cải để thờ phụng. Người sau công đức nhiều hơn. Cũng như các thiện nam thiện nữ đối với Bát nhã Ba la mật chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, công đức cũng không bằng so với các thiện nam thiện nữ biên chép Bát nhã Ba la mật, rồi thí cho người khác thọ trì, rộng khiến lưu bố. Người sau có công đức nhiều hơn. Vì sao? Vì truyền bá sâu rộng Bát nhã Ba la mật khiến cho vô số hữu tình đều được lợi ích! Đây là nói về sự phân phát xá lợi Phật tùy theo số lượng nhiều ít mà được phước đức cũng giống tự thọ trì đọc tụng Kinh điển Bát nhã Ba la mật không bằng sao chép rồi tặng cho kẻ khác cùng tu hành thì phước đức lúc nào cũng nhiều hơn.
Kế tiếp Kinh so sánh về pháp thí đối với số lượng hữu tình: Nếu các thiện nam thiện nữ giáo hóa tất cả các loại hữu tình khắp trong châu Thiệm bộ không bằng bố thí pháp trong bốn Đại châu. Nếu thiện nam thiện nữ bố thí pháp cho các loại hữu tình khắp trong bốn Đại châu thì cũng không bằng bố thí pháp cho tất cả hữu tình trong Tiểu thiên thế giới. Như vậy, cho đến thiện nam thiện nữ bố thí pháp cho tất cả hữu tình khắp Tam thiên Đại thiên thế giới cũng không bằng bố thí cho hữu tình trong khắp cả thế giới mười phương như cát sông Hằng. Đấy là nói phước đức hơn kém tùy theo số lượng của người được thọ dụng pháp lạc.
Kinh so sánh phước đức có được tùy theo các pháp môn tu học cũng như thứ bậc của các quả vị tu hành, như dạy người an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v..., hoặc khiến an trụ quả Dự lưu cho đến quả A la hán, hoặc quả vị Bồ Tát Bất thối chuyển cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì cũng không bằng phước đức của các thiện nam thiện nữ đối với Bát Nhã đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, biên chép thí cho dù chỉ một người, lại vì người ấy giảng nói dạy bảo trao truyền nghĩa thú sâu thẳm khiến không nghi ngờ, tinh siêng tu học đạo đây mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cứu vớt vô biên các loại hữu tình, khiến chứng thật tế, hết hẳn các lậu, vào cõi Vô dư y bát Niết bàn. Vì sao? Vì giáo hóa dù chỉ một người, nhưng người đó đắc quả Bồ đề. Rồi người đó lại giáo hóa cho những người khác đắc quả. Cứ như vậy theo cấp số nhân mà sanh ra chư Phật mười phương. Cho nên, giáo hóa Bát nhã Ba la mật dù chỉ một người mà phước đức vô tận!
Bằng lối diễn dịch, Phật kết luận: Có các thiện nam, thiện nữ nào vì các hữu tình, đem tâm không nhiễm, không phân biệt giảng thuyết nghĩa thú Bát Nhã sâu xa, để họ dễ hiểu và dạy bảo giáo giới khiến họ siêng năng tu học thì các thiện nam, thiện nữ này sẽ đạt được phước đức so với các nhóm trước rất nhiều, vô lượng, vô số, vô biên, không thể tính đếm nổi.
Nội dung của phẩm “Phước Môn” chỉ là lối diễn dịch, so sánh các pháp môn tu hành từ thấp đến cao, phương pháp giáo hóa cho đến thành quả của việc tu hành, tùy phạm vi rộng hẹp của sự truyền bá mà có phước đức sai khác. Ai cũng có thể hiểu. Kinh TBBN, phẩm “Phước Môn” trùng tụng quá nhiều nên không cần bàn thêm nữa.
Với lối đúc kết ngắn gọn nói trên của chúng tôi, quý vị có thể nắm vững qui trình diễn dịch do Phật thuyết, không cần bàn sâu tán rộng nữa. Vả lại phẩm “Phước Đức Chân Chính” của Phật Mẫu Bát Nhã Kinh do Thí Hộ dịch trình bày vừa ngắn vừa rõ, nên không cần nói thêm!
Kết luận chung cho 3 phẩm:
“Cúng Dường Bảo Tháp”, “Xưng Dương Công Đức” và
“Phước Môn”
Chủ đề thuyết pháp xoay quanh tu phước và huệ từ lục Ba la mật mà ra. Tu phước là bố thí, trì giới, an nhẫn, và tu huệ là tinh tấn, thiền định và Bát nhã Ba la mật. Phước và huệ song tu: Bố thí, trì giới an nhẫn là nhắm vào phước môn mà vào. Tu tuệ là tinh tấn, thiền định, Bát nhã Ba la mật nhắm vào hành môn mà vào. Nếu chỉ nhắm một cửa mà vào thì phước đức chỉ là hữu lậu giới hạn và không thể sang bờ kia.
Phẩm “Tỳ Lệ Gia Ba La Mật”, tập 1, cuốn 15, chương 25, Đại Trí Độ Luận. Bồ Tát Long Thọ nói rằng:
“Muốn thành Phật đạo, phàm có hai môn: 1- Phước đức, 2- Trí tuệ. Tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, là môn phước đức. Đại Bát Nhã Ba La Mật biết thật tướng hết thảy các pháp là môn trí tuệ. Bồ Tát nhập vào phước đức môn thì trừ hết thảy tội, sở nguyện đều thỏa mãn. Nếu không được thỏa mãn, là vì tội cấu ngăn che. Bồ Tát nhập vào trí tuệ môn thời không chán ngán sanh tử, không ưa vui Niết bàn, vì hai việc là một. Nay muốn xuất sanh Đại Bát Nhã Ba La Mật thì phải nhân nơi thiền định môn, và muốn có thiền định môn cần phải nhờ đến sức đại tinh tấn, vì cớ sao? Vì ở Dục giới loạn tâm, không thể thấy được thật tướng của các pháp; ví như đèn ở giữa gió, ánh sáng không thể chiếu rõ vật, nhưng đèn ở trong nhà kín, ánh sáng chắc chắn chiếu rõ được.
Thiền định, trí tuệ ấy, không thể lấy phước đức mà cầu được, cũng không phải quán chiếu sơ sài mà được, mà phải thậm thâm tinh cần gấp rút bám chặt không giải đãi, mới thành tựu được. Như Phật từng nói dù cho huyết, thịt, mỡ, tủy kiệt hết, chỉ còn lại da, xương, gân cũng không bỏ tinh tấn, thời như vậy mới được được thiền định, trí tuệ. Được hai việc này thời mọi việc đều thành. Do vậy nên tinh tấn đứng vào thứ tư, làm căn bản cho thiền định, trí tuệ chơn thật. Trong ba thứ đầu tuy đều có tinh tấn, nhưng vì ít cho nên không nói”. (1)
Tất cả khe suối, cống rãnh, ao hồ, sông lạch… lớn nhỏ được xem như phước đức trí tuệ, đều đổ vào biển lớn để hợp thành đại hải phước tuệ. Ba phẩm “Cúng Dường Tháp Bảo”, “Xưng Dương Công Đức” và “Phước Môn” là tập hợp của các giáo lý bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự và Bát nhã Ba la mật để nói lên phước đức trí tuệ song tu. Vì vậy, phải tu đủ lục Ba la mật này mới có thể tìm thấy đò mà sang sông.
Do đó, 3 phẩm này mới được xem là nơi tập hợp công đức trí tuệ của Đại Bát Nhã nên được xưng tán là phước đức trí đức vô bờ bến, không gì sánh bằng./.
Thích nghĩa cho phần lược giải:
(1). Thông thường nói tu bố thí, trì giới, an nhẫn là nhắm vào cửa phước mà vào, và tu tinh tấn, thiền định, Bát Nhã là nhắm vào cửa trí tuệ mà vào. Nhưng theo Mật giáo đem 10 Ba la mật phối hợp với 10 vị Bồ Tát và đặt ở viện Hư không tạng trong Mạn đồ la Thai tạng giới để biểu thị cho phúc đức và trí đức của Bồ Tát Hư Không Tạng, thì về phía bên phải an vị 5 Bồ Tát Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến và Thiền, thuộc về Liên hoa bộ, biểu thị Phúc môn; về phía bên trái an vị 5 Bồ Tát Bát nhã, Phương tiện, Nguyện, Lực và Trí, thuộc về Kim cương bộ, biểu thị Trí môn./.
---o0o---