- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
PHẨM “PHƯƠNG ĐÔNG BẮC”
Quyển 438 đến đầu quyển 440, Hội thứ II, ĐBN.
(Tương đương với phẩm “Công Đức Khó Nghe”, phần sau quyển 297 cho đến hết
quyển 302, Hội thứ I, ĐBN)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Gợi ý:
Phần đầu phẩm “Phương Đông Bắc” từ quyển 438 đến cuối quyển 439, của Hội thứ II này tương đương với phẩm “Công Đức Khó Được Nghe” thuộc phần sau quyển 279 cho đến hết quyển 302, Hội thứ I. Phần sau phẩm “Phương Đông Bắc”, cuối quyển 439 cho đến đầu quyển 440, Hội thứ II mới đề cập đến sự bành trướng của đạo Phật theo sự tiên đoán của Thế Tôn. Chúng tôi cũng theo cấu trúc nội dung của phẩm này, trước sẽ tóm lược “công đức khó được nghe Bát Nhã” và sau đó sẽ tóm lược sự bành trướng về “phương Đông Bắc” của đạo Phật.
Phẩm “Phương Đông Bắc” của Hội thứ II tương đương với phẩm thứ 45, “Văn Trì”(Nghe và Thọ Trì), tập 4, quyển 66, Luận Đại Trí Độ.
Tóm lược:
(1. Công đức khó được nghe Bát Nhã).
Lúc Bấy giờ, trời Đế Thích nghĩ: Thiện nam, thiện nữ nào chỉ được nghe một lần về danh tự Bát nhã Ba la mật sâu xa thì nên biết họ đã được gần gũi, cúng dường, phát hoằng thệ nguyện, gieo trồng các thiện căn ở chỗ vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thời quá khứ và được nhiều thiện tri thức hộ trì, huống nữa là người ghi chép, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói, hoặc tùy theo sức mình mà tu hành đúng pháp, thì nên biết người này quyết chắc đã được gần gũi thừa sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, trồng nhiều cội đức với vô lượng chư Phật quá khứ, đã từng nghe Bát nhã Ba la mật. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng suy nghĩ, vì người diễn nói, như lời dạy tu hành, hoặc khéo vấn khéo đáp Kinh này. Nhờ phước lực đó nên nay thành tựu việc này.
Thiện nam tử, thiện nữ nào đã từng cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thì được công đức thuần tịnh, nghe Bát nhã Ba la mật này, tâm không kinh hãi, không lo, không sợ, nghe rồi tin vui như lời nói mà tu hành. Nên biết người này đã ở trong trăm ngàn kiếp quá khứ tu tập bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Vì thế, nay được thành tựu việc này.
Khi ấy, Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào nghe những nghĩa lý trong Kinh Bát nhã Ba la mật sâu xa này mà không kinh hãi, không sợ sệt, không nghi ngờ; nghe rồi thọ trì, đọc tụng suy nghĩ, ghi chép, giải thích, như lời nói tu hành, thì nên biết người này đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề được bất thối chuyển. Vì sao? Vì nghĩa lý của Bát nhã Ba la mật sâu xa, khó tin hiểu. Nếu đời trước không tu tập lâu dài về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật thì đâu có thể vừa nghe liền tin hiểu được.
Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào nghe nói đến Bát nhã Ba la mật sâu xa mà sanh tâm chê bai, hủy báng, thì nên biết người đó đời trước do lòng tham, sân, si che lấp, nên đối với Kinh Bát Nhã sâu xa này cũng đã từng hủy báng. Vì sao? Vì người ngu si ấy nghe nói đến nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã, do sức mạnh tập quán không tin không vui, nên tâm không thanh tịnh. Vì sao? Vì đời trước người ngu si ấy chưa từng gần gũi chư Phật, Bồ Tát và chúng Tăng, chưa từng thỉnh hỏi làm thế nào để hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Làm thế nào để trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không. Làm thế nào để tu bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Làm thế nào để học Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì thế nay nghe nói đến Bát Nhã sâu xa, liền chê bai hủy báng không tin, không vui, tâm không thanh tịnh.
Trời Đế Thích thưa:
- Bạch Thế Tôn! Nghĩa lý của Bát Nhã như thế quá sâu xa, khó tin hiểu. Thiện nam, thiện nữ nào chưa thâm tín, chưa ưa thích tu tập, bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật lâu dài; chưa thâm tín, chưa ưa thích an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; chưa thâm tín, chưa ưa thích tu tập bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; chưa thâm tín, chưa ưa thích tu tập tám giải thoát, chín định thứ đệ, năm thần thông; chưa thâm tín, chưa ưa thích tu học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, thì khi nghe nghĩa lý sâu xa của Bát Nhã này họ không tin hiểu, hoặc sanh tâm hủy báng, việc đó chưa phải là hy hữu.
Bạch Thế Tôn! Nay con kính lễ Bát Nhã sâu xa. Con kính lễ Bát Nhã sâu xa tức là kính lễ Nhất thiết tướng trí.
Khi ấy, đức Phật bảo trời Đế Thích:
- Kiều thi ca! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, kính lễ Bát Nhã tức là kính lễ Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Này Kiều thi ca! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc Nhất thiết trí, hoặc Đạo tướng trí, hoặc Nhất thiết tướng trí đều từ Bát Nhã sanh ra.
Kiều thi ca! Thiện nam, thiện nữ nào muốn trụ Nhất thiết tướng trí của Như Lai thì phải trụ Bát nhã Ba la mật; muốn sanh Nhất thiết trí, Đạo tướng trí của Như Lai và các công đức khác thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn dứt hẳn tất cả phiền não tập khí nối nhau thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp, độ loài hữu tình thì phải học Bát nhã Ba la mật.
Kiều thi ca! Thiện nam, thiện nữ nào muốn được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, thì phải học Bát nhã Ba la mật.
Kiều thi ca! Thiện nam, thiện nữ nào muốn an lập hoàn toàn các loài hữu tình có chủng tánh Thanh văn vào Thanh văn thừa, thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn an lập hoàn toàn các loài hữu tình có chủng tánh Độc giác vào Độc giác thừa, thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn an lập hoàn toàn các loài hữu tình có chủng tánh Đại thừa vào Vô thượng thừa, làm cho mau chứng được sự mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì phải học Bát nhã Ba la mật.
Kiều thi ca! Thiện nam, thiện nữ nào muốn được công đức tối thắng trong ba cõi thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn dẹp tất cả bè đảng đen tối, thì phải học Bát nhã Ba la mật; muốn hộ trì hoàn toàn các chúng Bí sô, thì phải học Bát nhã Ba la mật.
(Để diễn dịch lời thưa gởi của Thích Đề Hoàn Nhân, Đại trí Độ Luận nói rằng:
“Ngài Thích Đề Hoàn Nhơn biết rõ Bát nhã Ba la mật là rốt ráo không, rốt ráo vô sở hữu, là pháp thậm thâm vi diệu, nên tự niệm rằng: Người tín thọ Bát nhã Ba la mật được vô lượng công đức, còn người hủy báng Bát nhã Ba la mật phải thọ vô lượng tội khổ.
Do suy nghĩ như vậy mà vị Đế Thích phát tâm kính lễ Bát nhã Ba la mật.
Vì sao? Vì kính lễ Bát nhã Ba la mật là kính lễ Nhất thiết chủng trí, kính lễ Nhất thiết chủng trí là kính lễ 10 phương chư Phật.
Phật ấn chứng lời của vị Đế Thích, và tán thán rằng: Từ Bát nhã Ba la mật xuất sanh chư Phật, xuất sanh Nhất thiết chửng trí. Bồ Tát muốn trú Nhất thiết chủng trí... dẫn đến muốn thống nhiếp Tỷ-kheo tăng, phải hành Bát nhã Ba la mật”).
Trời Đế Thích thưa:
- Bạch Thế Tôn! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các đại Bồ Tát trụ sắc như thế nào; trụ thọ, tưởng, hành, thức như thế nào; trụ nhãn cho đến ý như thế nào; trụ sắc cho đến pháp như thế nào; trụ nhãn thức cho đến ý thức như thế nào; trụ Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật như thế nào; trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không như thế nào; trụ bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo như thế nào; trụ Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng như thế nào?
Bạch Thế Tôn! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các đại Bồ Tát làm sao tu tập sắc; làm sao tu tập thọ, tưởng, hành, thức; làm sao tu tập Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?
Đức Phật bảo trời Đế Thích:
- Kiều thi ca! Hay lắm! Nay ông nương thần lực Phật có thể hỏi Như Lai nghĩa sâu xa như thế. Hãy Lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói. Này Kiều thi ca! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các Bồ Tát đối với sắc không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập sắc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập thọ, tưởng, hành, thức.
Đối với 12 xứ cho đến 18 giới không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập 12 xứ cho đến 18 giới. Đối với Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập sáu pháp Ba la mật. Đối với 18 pháp không cho đến tám chi Thánh đạo không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập 18 pháp không cho đến tám chi Thánh đạo. Đối với Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không an trụ, không tu tập, đó là an trụ tu tập Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao?
Này Kiều thi ca! Vì khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các Bồ Tát đối với sắc không thể an trụ, không thể tu tập; đối với thọ, tưởng, hành, thức không thể an trụ, không thể tu tập; đối với Phật mười lực không thể an trụ, không thể tu tập, cho đến đối với mười tám pháp Phật bất cộng không thể an trụ, không thể tu tập. Lại nữa, Kiều thi ca! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các Bồ Tát đối với sắc chẳng phải an trụ, chẳng phải không an trụ, chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập, đó là an trụ tu tập sắc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải an trụ, chẳng phải không an trụ, chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập, đó là an trụ và tu tập thọ, tưởng, hành, thức.
Đối với 12 xứ, 18 giới chẳng phải an trụ, chẳng phải không an trụ, chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập, đó là an trụ tu tập 12 xứ 18 giới. Đối với Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật chẳng phải an trụ, chẳng phải không an trụ, chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập, đó là an trụ tu tập Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật. Đối với tất cả các pháp Phật cũng lại như vậy. Vì sao?
Này Kiều thi ca! Vì khi tu hành Bát Nhã, các Bồ Tát quán sắc quá khứ bất khả đắc, sắc vị lai bất khả đắc, sắc hiện tại bất khả đắc. Quán thọ, tưởng, hành, thức quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc cho đến quán tất cả pháp Phật quá khứ, vị lai cũng như vậy.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế thật là sâu xa.
Đức Phật nói:
- Đúng vậy! Này Xá lợi Tử! Sắc như (chơn như của sắc) sâu xa nên Bát nhã Ba la mật sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức như sâu xa nên Bát nhã Ba la mật sâu xa. Như vậy, cho đến tất cả pháp Phật như sâu xa nên Bát nhã Ba la mật sâu xa.
Xá lợi Tử lại thưa:
- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế thật khó so lường.
Đức Phật nói:
- Đúng vậy! Này Xá lợi Tử! Sắc như khó so lường nên Bát nhã Ba la mật khó so lường; thọ, tưởng, hành, thức như khó so lường nên Bát nhã Ba la mật khó so lường. Cho đến tất cả pháp Phật như khó so lường nên Bát nhã Ba la mật khó so lường.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế thật là vô lượng.
Đức Phật nói:
- Đúng vậy! Này Xá lợi Tử! Sắc như vô lượng nên Bát nhã Ba la mật cũng vô lượng; thọ, tưởng, hành, thức như vô lượng nên Bát nhã Ba la mật cũng vô lượng. Cho đến tất cả pháp Phật như vô lượng nên Bát nhã Ba la mật cũng vô lượng.
Xá lợi Tử! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, Bồ Tát không hành tánh sắc sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật; không hành tánh thọ, tưởng, hành, thức sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật. Không hành tánh nhãn sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật; cho đến không hành tánh ý sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật. Không hành tánh 12 xứ, 18 giới sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật. Không hành tánh Bát nhã Ba la mật sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật cho đến không hành tánh bố thí Ba la mật sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật. Không hành tánh 18 pháp Không sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật, 37 pháp trợ đạo, cho đến không hành tánh mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa là hành Bát nhã Ba la mật. Vì sao?
Này Xá lợi Tử! Tánh sắc sâu xa tức chẳng phải sắc; tánh thọ, tưởng, hành, thức sâu xa tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; cho đến tánh mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại nữa, này Xá lợi Tử! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, Bồ Tát không hành tánh sắc khó so lường là hành Bát nhã Ba la mật; không hành tánh thọ, tưởng, hành, thức khó so lường là hành Bát nhã Ba la mật. Cho đến không hành tánh của 12 xứ, 18 giới khó so lường là hành Bát nhã Ba la mật. Không hành tánh mười tám pháp Phật bất cộng khó so lường là hành Bát nhã Ba la mật. Vì sao?
Này Xá lợi Tử! Vì tánh sắc khó so lường tức chẳng phải sắc; tánh thọ, tưởng, hành, thức khó so lường tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; cho đến tánh mười tám pháp Phật bất cộng khó so lường tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại nữa, Xá lợi Tử! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật, Bồ Tát chẳng hành tánh sắc vô lượng là hành Bát nhã Ba la mật; chẳng hành tánh thọ, tưởng, hành, thức vô lượng là hành Bát nhã Ba la mật. Chẳng hành tánh 12 xứ, 18 giới cho đến chẳng hành tánh mười tám pháp Phật bất cộng vô lượng là hành Bát nhã Ba la mật. Vì sao?
Này Xá lợi Tử! Vì tánh sắc vô lượng tức chẳng phải sắc; tánh thọ, tưởng, hành, thức vô lượng tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức; cho đến tánh mười tám pháp Phật bất cộng vô lượng tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế thật sâu xa, khó lường, vô lượng, khó có thể tin hiểu, không nên thuyết với Bồ Tát mới học Đại thừa. Vì e khi nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa tâm họ kinh hoàng run sợ, do dự không thể tin hiểu. Chỉ nên thuyết với Bồ Tát Bất thối chuyển, khi nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế tâm họ không kinh hoàng, không run sợ, cũng không do dự. Nghe rồi tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói.
Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Xá lợi Tử:
- Thưa Đại đức! Nếu thuyết Bát nhã Ba la mật với Bồ Tát mới học Đại thừa thì có lỗi gì?
Xá lợi Tử đáp:
- Kiều thi ca! Nếu thuyết Bát nhã Ba la mật với Bồ Tát mới học Đại thừa thì sẽ làm họ kinh hoàng, run sợ, do dự, không thể tin hiểu sanh hủy báng. Do hành động đó tăng trưởng nên tạo ra nghiệp đọa ác thú, chìm trong ba đường ác, ở lâu trong sanh tử, khó chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì thế, người trí không nên thuyết Bát nhã Ba la mật như thế với Bồ Tát mới học Đại thừa.
Trời Đế Thích lại hỏi cụ thọ Xá lợi Tử:
- Bạch Đại đức! Có Bồ Tát chưa được thọ ký Vô thượng Bồ đề, khi nghe thuyết Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế mà không kinh hoàng, không run sợ, không do dự chăng?
Xá lợi Tử đáp:
- Có! Kiều thi ca! Đại Bồ Tát này không bao lâu sẽ được thọ ký Bồ đề. Bồ Tát nào khi nghe thuyết Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế mà tâm họ không kinh hoàng, không run sợ, cũng không do dự, nên biết Bồ Tát này đã được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Nếu như chưa được thọ ký, thì còn trải qua một đời Phật hoặc hai đời Phật nữa quyết định sẽ được thọ ký đại Bồ đề. Nếu không như vậy thì khi nghe thuyết Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế chắc chắn họ sẽ kinh hoàng, run sợ, do dự.
Đức Phật bảo Xá lợi Tử:
- Đúng vậy! Đúng vậy! Này Xá lợi Tử! Như lời ông nói, Bồ Tát nào học Đại thừa lâu dài, phát đại nguyện lâu dài, tu sáu pháp Ba la mật và vô lượng, vô biên Phật pháp khác lâu dài, lại an trụ lâu dài nơi vô lượng, vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, thường gần gũi lâu dài vô lượng, vô biên với bạn lành. Do đó, khi nghe thuyết Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, tâm họ không kinh hoàng, không run sợ, cũng không do dự. Nghe rồi tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói, hoặc thường ghi chép, như lời nói tu hành.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Nay con muốn nói vài ví dụ về các đại Bồ Tát, cúi xin Ngài thương xót cho phép.
Đức Phật bảo:
- Này Xá lợi Tử! Ông muốn nói điều gì thì tùy ý nói.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào trụ Bồ Tát thừa, trong mộng tu hành Bát Nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật. An trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không. Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Tu hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí sẽ đến cội Bồ đề, và an tọa tòa diệu Bồ đề. Nên biết thiện nam, thiện nữ này còn được gần Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, huống chi đại Bồ Tát vì cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên khi thức tu hành Bát Nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật. An trụ pháp nội không cho đến pháp vô tính tự tính không. Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Tu hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, mà không mau chứng sự mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề hay sao?
Bạch Thế Tôn! Nên biết Đại Bồ Tát này không lâu sẽ đến cội Bồ đề, không lâu sẽ an tọa tòa diệu Bồ đề, chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp, làm lợi lạc cho tất cả.
Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, suy nghĩ đúng lý, nên biết họ đã học Đại thừa lâu dài, căn lành thành thục, cúng dường chư Phật, thân cận nhiều bạn lành, trồng nhiều cội đức, mới có thể thành tựu việc này.
Bạch Thế Tôn! Những thiện nam, thiện nữ nào được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói, thì họ đã được thọ ký Bồ đề, hoặc gần được thọ ký đại Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Những thiện nam, thiện nữ này được trụ ngôi Bồ Tát Bất thối chuyển, mau đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Do đó nên nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa, họ tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, theo lời dạy tu hành, vì người diễn nói.
Bạch Thế Tôn! Ví như có người đi dạo trong đồng trống, trải qua đường hiểm một trăm do tuần, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm trăm do tuần, thấy phía trước có các cảnh thành ấp kinh đô. Đó là người thả trâu, ruộng, vườn, rừng v.v... Thấy các cảnh ấy liền nghĩ: Thành ấp kinh đô cách đây không xa. Nghĩ rồi, thân tâm thư thái, không còn sợ ác thú, giặc cướp, đói khát.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát cũng lại như vậy, nếu được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa này thì liền tin hiểu thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý. Nên biết Bồ Tát này chẳng bao lâu sẽ được thọ ký, hoặc đã được thọ ký, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Không còn sợ rơi vào Thanh văn, Độc giác địa. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Bồ Tát này đã được thấy nghe các Bồ Tát trước đây tu học Bát Nhã được cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng như vậy.
Đức Phật bảo Xá lợi Tử:
- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Ông đã nhờ năng lực của Phật, vậy hãy nói tiếp đi.
Xá lợi Tử lại thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ví như có người muốn xem biển cả, lần tiến bước, trải qua thời gian dài, chẳng thấy núi rừng, bèn nghĩ: Nay thấy cảnh này, biết biển không còn xa. Vì sao? Vì gần bờ biển đất phải thấp dần, chắc chắn không có núi rừng. Khi ấy, tuy chưa thấy biển nhưng người kia thấy cảnh gần, liền hớn hở vui mừng, quyết chắc mình sẽ mau thấy biển cả.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát cũng lại như vậy, khi nghe Bát Nhã sâu xa này, liền tin hiểu thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý. Hiện tại Bồ Tát này tuy chưa được đức Phật thọ ký: Đời sau, ông trải qua số kiếp như vầy, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, hoặc vô số kiếp sẽ được Vô Thượng Bồ đề; nhưng tự biết chẳng bao lâu sẽ được thọ ký. Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì Bồ Tát này đã được thấy nghe các Bồ Tát trước đây tu học Bát Nhã được cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng như vậy.
Bạch Thế Tôn! Ví như mùa Xuân, cây đều rụng lá cũ, nhánh mới nứt ra tươi tốt. Mọi người thấy vậy bèn nói: Chẳng bao lâu, hoa, quả, lá mới sẽ mọc ra. Vì sao? Vì các cây này hiện tướng hoa, quả, lá mới trước. Người châu Thiệm bộ nam, nữ, lớn, nhỏ, thấy dáng cây này đều hớn hở vui mừng nói: Chẳng bao lâu chúng ta sẽ thấy hoa, quả tươi tốt.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát cũng lại như vậy. Nếu được nghe Bát Nhã sâu xa này thì tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, cung kính cúng dường. Nên biết Bồ Tát đó căn lành đời trước thành thục, cúng dường nhiều Phật, thân cận nhiều bạn lành, không bao lâu sẽ được thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Bồ Tát này nên suy nghĩ: Trước đây ta chắc có năng lực thiện căn thù thắng nên đưa đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì thế, nay thấy nghe cung kính cúng dường Bát Nhã sâu xa, thọ trì, đọc tụng, sanh lòng tin hiểu, suy nghĩ đúng lý, theo sức tu tập.
Bạch Thế Tôn! Nay trong hội này có các Thiên tử thấy đức Phật quá khứ thuyết pháp đều sanh vui mừng, và nói: Xưa các Bồ Tát nghe thuyết Bát Nhã sâu xa như thế liền được thọ ký. Nay các Bồ Tát đã nghe thuyết Bát Nhã sâu xa này, thì chẳng bao lâu chắc sẽ được thọ ký Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Ví như người nữ mang thai đã lâu, thân ngày càng nặng, đi đứng chẳng yên, ăn uống ngủ nghĩ đều giảm thiểu, không muốn nói nhiều, chán việc thường làm. Vì chịu khổ nhọc như vậy, nên bỏ dở nhiều việc. Người mẹ thấy dáng vẻ như vậy, biết chẳng bao lâu nàng này sẽ sinh nở.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát cũng lại như vậy, trước đây đã trồng căn lành, cúng dường nhiều Phật, thân cận nhiều bạn lành, căn lành thành thục, nên nay được nghe Bát Nhã sâu xa này, liền sanh lòng tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, theo sức tu tập.
Bạch Thế Tôn! Nhờ vậy, nên biết Bồ Tát này, chẳng bao lâu sẽ được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng đại Bồ đề.
Khi ấy, đức Phật khen Xá lợi Tử:
- Hay lắm! Hay lắm! Ông khéo nói ví dụ về Bồ Tát được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, liền sanh lòng tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý. Nên biết đều nhờ oai thần của Phật làm ông phát sinh biện tài như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa:
- Bạch Thế Tôn! Thật lạ thay! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo hộ trì các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát.
Đức Phật bảo:
- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Này Thiện Hiện! Các Bồ Tát cầu đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vì làm cho nhiều hữu tình được lợi lạc, thương xót làm lợi ích cho chư thiên và loài người. Các Bồ Tát này tinh tấn tu học vì muốn làm lợi ích cho vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, vì muốn hộ trì vô lượng trăm ngàn Bồ Tát. Nên dùng bốn nhiếp sự để hộ trì họ. Những gì là bốn? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.
Bồ Tát này tự mình sống theo mười thiện nghiệp đạo, và cũng dạy người siêng năng học mười thiện nghiệp đạo. Tự mình vào cõi thiền thứ nhất cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng, cũng dạy người vào cõi thiền thứ nhất cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng. Tự mình hành bố thí, cũng dạy người hành bố thí. Tự mình hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Bát Nhã, cũng dạy người hành tịnh giới cho đến Bát Nhã. Bồ Tát này nương tựa phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật, tuy dạy hữu tình chứng quả Dự lưu nhưng tự mình chẳng chứng. Tuy dạy hữu tình chứng quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nhưng tự mình chẳng chứng. Tuy dạy hữu tình chứng Độc giác Bồ đề nhưng tự mình chẳng chứng. Bồ Tát này tự mình tu bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát tu hành bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật. Tự mình trụ ngôi Bồ Tát Bất thối chuyển, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát trụ ngôi Bồ Tát Bất thối chuyển. Tự mình tinh tấn nghiêm tịnh cõi Phật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát tinh tấn nghiêm tịnh cõi Phật. Tự mình tinh tấn thành thục hữu tình, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát tinh tấn thành thục hữu tình. Tự mình siêng năng phát khởi thần thông Bồ Tát, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát siêng năng phát khởi thần thông Bồ Tát. Tự mình siêng năng nghiêm tịnh môn Đà la ni, Tam ma địa cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát siêng năng nghiêm tịnh môn Đà la ni, Tam ma địa. Tự mình chứng được biện tài viên mãn, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát chứng biện tài viên mãn. Tự mình nhiếp thọ sắc thân viên mãn, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát nhiếp thọ sắc thân viên mãn. Tự mình nhiếp thọ tướng hảo viên mãn, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát nhiếp thọ tướng hảo viên mãn. Tự mình nhiếp thọ bậc đồng chơn viên mãn, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn Bồ Tát nhiếp thọ bậc đồng chơn viên mãn.
Bồ Tát này tự mình tu bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo, cũng khuyên họ tu bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Tự mình trụ 18 pháp không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khuyên họ trụ 18 pháp không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tự mình tu Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, cũng khuyên họ tu Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Tự mình dứt tất cả tập khí phiền não nối nhau, cũng khuyên họ dứt tất cả tập khí phiền não nối nhau. Tự mình chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp làm lợi lạc cho tất cả, cũng khuyên người chứng được sự mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề để làm sự nghiệp như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:
- Lạ thay! Thưa đức Thế Tôn! Hi hữu thay! Thưa bậc Thiện Thệ! Bồ Tát này thành tựu đại công đức như thế, vì muốn làm lợi ích cho tất cả hữu tình, tu hành Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, vì cầu chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp làm lợi lạc cho tất cả. Bạch Thế Tôn! Bồ Tát làm sao tu hành Bát nhã Ba la mật cho mau viên mãn?
(Làm sao tu hành Bát Nhã sớm được viên mãn?)
Đức Phật đáp:
- Này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật, chẳng thấy sắc hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tăng, hoặc giảm. Chẳng thấy 12 xứ, 18 giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy bố thí hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật hoặc tăng, hoặc giảm. Chẳng thấy nội không hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không bản tính không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tính không, tự tính không, vô tính tự tính không hoặc tăng, hoặc giảm. Chẳng thấy ba mươi bảy pháp trợ đạo hoặc tăng, hoặc giảm; cho đến chẳng thấy Phật mười lực hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tăng, hoặc giảm. Chẳng thấy tất cả môn Đà la ni, tất cả môn Tam ma địa hoặc tăng, hoặc giảm cho đến chẳng thấy Nhất thiết trí hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí hoặc tăng, hoặc giảm. Do đó, Bồ Tát này tu hành Bát Nhã mau được viên mãn.
(Tu hành Bát Nhã không nên thấy tất cả pháp tăng giảm hay không tăng giảm, chẳng thấy là pháp hay phi pháp. Vì tất cả pháp không tánh tướng, không tác dụng, không thể chuyển, hư vọng giả tạo không bền chắc, không tự tại, không hiểu biết, lìa ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, nói rộng cho đến tri kiến giả. Đối với tất cả pháp không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn. Đối với sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác.
Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa là kho báu lớn, thường gặp trở ngại, giống như châu báu thường bị trộm cướp. Vậy, ai muốn ghi chép thọ trì… thì phải quyết định thực hiện ngay không được bê trể)
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát nào, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, chẳng thấy pháp, chẳng thấy phi pháp; chẳng thấy quá khứ, chẳng thấy vị lai, chẳng thấy hiện tại; chẳng thấy thiện, chẳng thấy phi thiện; chẳng thấy hữu ký, chẳng thấy vô ký; chẳng thấy hữu vi, chẳng thấy vô vi. Chẳng thấy cõi Dục, chẳng thấy cõi Sắc, chẳng thấy cõi Vô sắc; chẳng thấy bố thí cho đến chẳng thấy Bát nhã Ba la mật. Chẳng thấy pháp nội không, cho đến chẳng thấy pháp vô tính tự tính không. Chẳng thấy bốn niệm trụ, cho đến chẳng thấy tám chi Thánh đạo. Như vậy, cho đến chẳng thấy Phật mười lực cho đến chẳng thấy mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng thấy tất cả môn Đà la ni, Tam ma địa. Chẳng thấy Nhất thiết trí; chẳng thấy Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Do đó, nên Bồ Tát này tu hành Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp không tánh tướng, không tác dụng, không thể chuyển, hư vọng giả tạo không bền chắc, không tự tại, không hiểu biết, lìa ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, nói rộng cho đến tri kiến giả.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa:
- Bạch Thế Tôn! Lời Ngài nói thật không thể nghĩ bàn.
Đức Phật nói:
- Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Như ông nói lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn.
Thiện Hiện! Sắc không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn; thọ, tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn. Mười hai xứ, mười tám giới không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn; bố thí không thể nghĩ bàn, cho đến Bát nhã Ba la mật không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn. Pháp nội không không thể nghĩ bàn, cho đến pháp vô tính tự tính không không thể nghĩ bàn nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn. Ba mươi bảy pháp trợ đạo không thể nghĩ bàn, Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn. Tất cả môn Đà la ni, Tam ma địa không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn. Nhất thiết trí không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không thể nghĩ bàn, nên lời Như Lai nói không thể nghĩ bàn.
Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật, như thật biết rõ sắc là không thể nghĩ bàn; thọ, tưởng, hành, thức là không thể nghĩ bàn, cho đến Nhất thiết tướng trí không thể nghĩ bàn, thì Bồ Tát này tu hành Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật đối với sắc không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn; đối với thọ, tưởng, hành, thức không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn. Đối với 12 xứ, 18 giới không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn. Đối với lục Bát nhã Ba la mật, 18 pháp Không cho đến 37 pháp trợ đạo không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn. Như vậy, đối với Phật mười lực, mười tám pháp Phật bất cộng, tất cả môn Đà la ni, Tam ma địa không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn cho đến đối với Nhất thiết tướng trí không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, thì Bồ Tát này tu hành Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn.
Lúc ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Nghĩa lý của Bát Nhã như thế thật sâu xa, ai là người có thể tin hiểu được?
Đức Phật dạy:
- Thiện Hiện! Bồ Tát nào đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật lâu dài, đã trồng thiện căn lâu dài, đã cúng dường nhiều đức Phật, thân cận nhiều thiện tri thức thì Bồ Tát này có thể tin hiểu được Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế.
Cụ thọ Thiện Hiện lại hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để biết Bồ Tát đó đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật lâu dài; đã trồng thiện căn lâu dài; đã cúng dường nhiều đức Phật; thân cận nhiều thiện tri thức?
Đức Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát Nhã, đối với sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với tướng trạng của sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tướng trạng của thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với tự tánh của sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với 12 xứ, 18 giới không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tướng trạng của 12 xứ, 18 giới không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với tự tánh 12 xứ, 18 giới không phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với cõi Dục không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với cõi Sắc, Vô sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tướng trạng của cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tự tánh của cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với lục Ba la mật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Đối với tướng trạng của lục Ba la mật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tự tánh của lục Ba la mật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Nói tóm lại, đối với tất cả pháp Phật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tướng trạng của tất cả pháp Phật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác; đối với tự tánh của tất cả pháp Phật không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì sắc không thể nghĩ bàn; thọ, tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn. Như vậy, Nhất thiết tướng trí v.v... cho đến tất cả pháp Phật không thể nghĩ bàn.
(Để giải thích thế nào là phân biệt “sắc tướng” và “sắc tánh”cũng như ảnh hưởng của sự phân biệt, Luận Đại Trí Độ, phẩm thứ 45, “Văn Trì”, tập 4, quyển 66, giải thích rằng:
“Phật dạy: Đó là Bồ Tát chẳng phân biệt sắc, sắc tướng và sắc tánh... dẫn đến chẳng phân biệt Nhất thiết chủng trí, Nhất thiết chủng trí tướng và Nhất thiết chủng trí tánh.
Ý của lời Kinh như sau:
- Chẳng phân biệt “sắc” có nghĩa là chẳng phân biệt 4 đại và 4 đại tạo sắc.
- Chẳng phân biệt “sắc tướng” có nghĩa là chẳng phân biệt sắc thấy được, sắc nghe được, sắc xấu hay tốt, sắc dài hay ngắn, sắc nhỏ hay lớn, sắc thường hay vô thường, sắc khổ hay lạc v.v...
- Chẳng phân biệt “sắc tánh” có nghĩa là chẳng thấy sắc là thường pháp. Ví như chẳng phân biệt đất có tánh cứng, lửa có tánh nóng v.v...
Vì sao? Vì “sắc tánh” rốt ráo không.
Dẫn đến Nhất thiết chủng trí, Nhất thiết chủng trí tướng và Nhất thiết chủng trí tánh cũng như vậy.
Bồ Tát biết rõ “pháp tánh” rốt ráo không, nên khi hành Bát nhã Ba la mật chẳng phân biệt “pháp tánh”. Do chẳng phân biệt “pháp tánh”, nên Bồ Tát chẳng hoại “pháp”, chẳng hoại “pháp tướng” vậy.
Bồ Tát nào hành Bát nhã Ba la mật mà chẳng phân biệt pháp, pháp tướng và pháp tánh là đã tu tập đầy đủ Bát nhã Ba la mật, đã biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không, đều là bất khả tư nghì”).
Thiện Hiện! Nhờ vậy nên biết, Bồ Tát này đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật lâu dài; đã trồng thiện căn lâu dài; cúng dường nhiều đức Phật; thân cận nhiều thiện tri thức.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế thật là sâu xa.
Đức Phật dạy:
- Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Sắc sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa. Mười hai xứ, mười tám giới sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa. Lục Bát nhã Ba la mật, 37 pháp trợ đạo, Phật mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa. Nhất thiết trí sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí sâu xa nên Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa.
Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như vậy là kho châu báu quí giá.
Đức Phật dạy:
- Đúng vậy! Vì thường ban cho hữu tình công đức quí báu. Này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật như vậy là kho châu báu quí giá, thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông quí báu. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: lục Bát nhã Ba la mật, 18 pháp không, 37 pháp trợ đạo. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, cho tới cảnh giới bất khả tư nghì. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá bốn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như mười địa Bồ Tát, môn Đà la ni, môn Tam ma địa. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như năm loại mắt, sáu phép thần thông. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A la hán, Độc giác Bồ đề. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như tất cả hạnh Bồ Tát, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chuyển bánh xe diệu pháp.
Cụ thọ Thiện Hiện lại hỏi đức Phật:
- Bát nhã Ba la mật như thế là nhóm thanh tịnh?
Đức Phật dạy:
- Đúng vậy! Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật là nhóm thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật là nhóm thanh tịnh. Mười hai xứ, mười tám giới thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật là nhóm thanh tịnh. Lục Ba la mật thanh tịnh, 18 pháp không thanh tịnh, 37 pháp trợ dạo thanh tịnh cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật là nhóm thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật là nhóm thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên là nhóm thanh tịnh.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Lạ thay! Thưa Thế Tôn! Hi hữu thay! Thưa Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật vì rất sâu xa như thế nên có nhiều trở ngại, nay xin Ngài rộng nói làm sao cho các trở ngại không phát sanh.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như ông nói, Bát nhã Ba la mật sâu xa nên có nhiều trở ngại, nhưng nhờ thần lực của Phật dẫn dắt nên các trở ngại không phát sanh. Vì thế các thiện nam, thiện nữ nào ưa thích Pháp thì đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật này nếu muốn ghi chép tụng đọc thì nên ghi chép tụng đọc gấp; nếu muốn thọ trì tu tập thì nên thọ trì tu tập ngay, nếu có suy nghĩ diễn nói thì nên suy nghĩ diễn nói liền. Vì sao? Này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật sâu xa có nhiều trở ngại, chớ để cho người ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tu tập, suy nghĩ, vì người khác nói... bị trở ngại mà hoàn thành như ý muốn.
Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ này nếu muốn ghi chép Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế trải qua hoặc một tháng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy tháng cho đến một năm mà có thể hoàn tất thì nên chuyên cần tinh tấn làm việc, trải qua thời gian như vậy sẽ được hoàn tất.
Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ này nếu muốn thọ trì, đọc tụng, thọ trì, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế trải qua một tháng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy tháng cho đến một năm được hoàn tất thì nên chuyên cần tinh tấn nhiếp niệm thọ trì, cho đến diễn nói trải qua thời gian ấy sẽ được hoàn tất. Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì ngọc báu vô giá Bát nhã Ba la mật sâu xa có nhiều trở ngại.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật rằng:
- Lạ thay! Thưa Thế Tôn! Hi hữu thay! Thưa Thiện Thệ! Ngọc báu vô giá Ba la mật sâu xa có nhiều trở ngại nhưng cũng có người ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, vì người diễn nói. Ác ma muốn gây ách nạn, làm trở ngại đối với họ, nên không cho ghi chép cho đến diễn nói.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đối với Bát nhã Ba la mật sâu xa đây, tuy ác ma muốn gây trở ngại không cho ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, vì người diễn nói, nhưng ác ma không đủ năng lực gây trở ngại cho Bồ Tát làm các việc, ghi chép, đọc tụng, thọ trì v.v... không hoàn tất.
Khi ấy, Xá lợi Tử thưa Phật:
Bạch Thế Tôn! Vậy thần lực của ai làm cho ác ma kia không thể gây ra trở ngại đối với các Bồ Tát ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, rộng nói Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế?
Phật dạy:
- Này Xá lợi Tử! Đó là thần lực của Phật làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với các Bồ Tát ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, rộng nói Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế.
Lại nữa, Xá lợi Tử! Đó cũng là thần lực của tất cả mười phương thế giới chư Phật làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với các Bồ Tát ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, rộng nói Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế.
Lại nữa, Xá lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều hộ niệm các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật nên làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa làm họ không ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người rộng nói Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều hộ niệm cho các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật làm các thiện nghiệp, nên ác ma kia không thể gây ra ách nạn, trở ngại.
Này Xá lợi Tử! Bồ Tát nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa, thường ghi chép, đọc tụng, thọ trì, đọc tụng v.v... rộng nói thì tất nhiên sẽ được vô lượng, vô số, vô biên Như Lai trong mười phương thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp hộ niệm. Nếu được chư Phật hộ niệm thì quyết chắc ác ma không thể gây ra trở ngại.
Này Xá lợi Tử! Thiện nam, thiện nữ nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa thường ghi chép, thọ trì, v.v... thì nên nghĩ: Nay ta ghi chép, thọ trì, đọc tụng, v.v... Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế đều nhờ thần lực của vô lượng, vô số, vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương đang thanh tịnh thuyết pháp hộ niệm, khiến ta làm thiện nghiệp như vậy nên không bị ác ma gây ra trở ngại.
Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, v.v... thì tất cả đều nhờ thần lực của chư Phật trong mười phương thế giới hộ niệm, khiến họ làm thiện nghiệp thù thắng nên tất cả ác ma không thể gây ra trở ngại được.
Đức Phật dạy:
- Này Xá lợi Tử! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói! Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, v.v... thì nên biết đều là nhờ thần lực của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hộ niệm.
Xá lợi Tử lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, v.v... thì được vô lượng, vô số, vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp, đều biết các thiện nam, thiện nữ này ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa. Do đó, nên các đức Như Lai hoan hỷ hộ niệm.
Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ nào đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, v.v... thì các thiện nam, thiện nữ này luôn được vô lượng, vô số, vô biên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp dùng Phật nhãn quán thấy. Do đó, nên các đức Như Lai từ bi hộ niệm khiến họ làm việc thiện đều thành tựu.
Đức Phật dạy:
- Này Xá lợi Tử! Đúng vậy! Đúng như ông nói! Các thiện nam, thiện nữ nào ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, v.v... Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế thì luôn được vô lượng, vô số, vô biên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp dùng Phật nhãn quán thấy, chứng biết, hộ niệm khiến họ làm thiện nghiệp mau thành tựu và làm các ác ma không thể quấy nhiễu.
Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, đối với Bát nhã Ba la mật sâu xa này thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng v.v... nên biết họ đã gần Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, các quân ác ma không thể gây ra trở ngại được.
Lại nữa, Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa nếu ghi chép được Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế và thọ trì, đọc tụng bằng mọi cách trang nghiêm khác thì nên biết họ rất tin hiểu Bát nhã Ba la mật này và thường dùng các tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Các thiện nam, thiện nữ này thường được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng Phật nhãn quán thấy, chứng biết, hộ niệm. Do đó, quyết định sẽ được của lớn, thắng lợi lớn, thành tựu lớn, quả báo lớn.
Lại nữa, Xá lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn này dùng năng lực thiện căn ghi chép, thọ trì, đọc tụng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Bát nhã Ba la mật sâu xa nên đắc được quả vị Bất thối chuyển. Trong thời gian đó, thường ở bên Phật, luôn được nghe chánh pháp, không bị đọa ác thú.
Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ nhờ căn lành này cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường không xa lìa bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật; thường không xa lìa pháp nội không cho đến pháp vô tánh tự tánh không. Thường không xa lìa bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Như vậy, cho đến thường không xa lìa mười lực Như Lai, mười tám pháp Phật bất cộng. Thường không xa lìa Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Thường không xa lìa vô lượng, vô biên pháp Phật khác. Nhờ đây nên mau chứng sự mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Xá lợi Tử! Do đó, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn được trụ Bồ Tát thừa, đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa này nên siêng năng ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người giải nói, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, không được dừng nghỉ.
(2. Sự bành trướng của Phật đạo)
Lại nữa, Xá lợi Tử! Sau khi Ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa này sẽ dần hưng thịnh ở phương Đông Nam. Ở đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca (thiện nam), Ô ba tư ca (tín nữ) trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy, nên biết chắc không bị đọa vào đường ác, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây lại thường cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y cứ vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa từ phương Đông Nam chuyển đến phương Nam và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca khi trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào đường ác, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa từ phương Nam chuyển đến phương Tây Nam và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào đường ác, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa từ phương Tây Nam chuyển đến phương Tây Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, bảo cái, tràng phan, lọng, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy, nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa từ phương Tây Bắc chuyển đến phương Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa từ phương Bắc chuyển đến phương Đông Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này. Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly hoặc chứng được Niết bàn Thanh văn hoặc chứng được Niết bàn Độc giác hoặc chứng được Niết bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.
Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn năm trăm năm, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa làm Phật sự lớn ở phương Đông Bắc. Vì sao?
Này Xá lợi Tử! Pháp được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tôn trọng, tức là Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa. Kinh điển Bát nhã Ba la mật như thế đã được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hộ niệm. Xá lợi Tử! Chẳng phải pháp Tỳ nại da Vô thượng chánh pháp mà chư Phật chứng đắc có tướng diệt mất. Pháp Tỳ nại da Vô thượng chánh pháp mà chư Phật chứng đắc tức là Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa.
Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ ở phương Đông Bắc có thể tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát nhã Ba la mật sâu xa này thì Ta sẽ thường hộ niệm các thiện nam, thiện nữ này, làm họ không bị não hại. Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ ở phương Đông Bắc có thể ghi chép Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, Ta quyết chắc các thiện nam, thiện nữ kia do thiện căn này nên trọn không bị đọa vào con đường hiểm, được sanh trong trời người, hưởng vui vi diệu. Nhờ thế lực này nên sáu pháp Ba la mật càng tăng ích. Lại nương vào đây thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập được vào Niết bàn. Vì sao?
Này Xá lợi Tử! Ta dùng Phật nhãn quán thấy chứng biết ngợi khen tán thán các thiện nam, thiện nữ này đã được công đức. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn bên, trên dưới trong vô lượng, vô số, vô biên thế giới đang thanh tịnh thuyết pháp cũng dùng Phật nhãn quán thấy chứng biết ngợi khen, tán thán các công đức đạt được của thiện nam, thiện nữ này.
Khi ấy, Xá lợi Tử thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sau khi Ngài nhập Niết bàn năm trăm năm, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế sẽ được lưu bố rộng rãi ở phương Đông Bắc ư?
Phật dạy:
- Xá lợi Tử! Đúng vậy! Sau khi ta nhập Niết bàn năm trăm năm, Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế sẽ được lưu bố rộng rãi ở phương Đông Bắc. Xá lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết bàn năm trăm năm, các thiện nam tử, thiện nữ ở phương Đông Bắc nếu được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa này mà sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy đúng lý, vì người diễn nói thì nên biết các thiện nam, thiện nữ này đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề lâu dài, đã tu Bồ Tát hạnh lâu dài, đã cúng dường nhiều đức Phật, thân cận nhiều thiện tri thức, tu tập thân giới tâm tuệ lâu dài, trồng thiện căn đều đã thành thục. Nhờ phước lực này nên khi được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế, họ liền sanh lòng tin hiểu, thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói.
Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sau Ngài nhập Niết bàn năm trăm năm, vào thời pháp sắp diệt, ở phương Đông Bắc sẽ có bao nhiêu thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ Tát thừa, nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế liền sanh lòng tin hiểu, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc; lại thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói?
Phật dạy:
- Này Xá lợi Tử! Sau ta nhập Niết bàn năm trăm năm, vào thời pháp sắp diệt, ở phương Đông Bắc tuy có vô lượng thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, nhưng ít có người được nghe Bát nhã Ba la mật sâu xa liền sanh lòng tin hiểu, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc; lại thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói. Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ kia nếu được nghe Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa này, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc, sanh lòng tin muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói. Thật là hi hữu! Vì sao?
Xá lợi Tử! Vì các thiện nam, thiện nữ ấy đã từng cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng Bồ Tát, thỉnh hỏi nghĩa lý tương ưng Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế. Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ ấy quyết định chẳng bao lâu sẽ được viên mãn bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; quyết định chẳng bao lâu sẽ được viên mãn pháp nội không cho đến pháp vô tánh tự tánh không; quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo; quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí.
Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ ấy được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hộ niệm, được vô lượng thiện tri thức ủng hộ, được duy trì thiện căn thù thắng. Họ muốn làm lợi lạc nhiều cho chúng sanh nên cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Ta thường vì các thiện nam, thiện nữ ấy thuyết pháp tương ưng với Nhất thiết tướng trí. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ cũng thường vì các thiện nam, thiện nữ ấy thuyết pháp tương ưng với Nhất thiết tướng trí. Do đó, vào đời sau, các thiện nam, thiện nữ ấy có thể cầu đến Vô Thượng Bồ đề và cũng vì người thuyết pháp tương ưng để đến Vô Thượng Bồ đề. Thân tâm các thiện nam, thiện nữ ấy an định, các ác ma vương và quyến thuộc ma còn không thể phá hoại tâm cầu đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, huống nữa muốn làm các điều ác khác, hủy báng Bát Nhã, làm trở ngại tâm họ không cho tinh tấn, cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Xá lợi Tử! Khi nghe Ta thuyết Bát nhã Ba la mật sâu xa này, thì tâm của các thiện nam, thiện nữ Đại thừa vui mừng, được diệu pháp rộng lớn, cũng có thể an lập vô lượng chúng sanh ở trong pháp thắng thiện, làm cho họ hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. (Q.440, ĐBN)
Xá lợi Tử! Nay ở trước Ta, các thiện nam, thiện nữ này phát hoằng thệ nguyện: Tôi sẽ an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu hạnh Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt, làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Bồ đề, cho đến được thọ ký Bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát Bất thối chuyển.
Xá lợi Tử! Đối với nguyện kia, Ta rất tùy hỷ. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Vì Ta xem các thiện nam tử, thiện nữ nhơn trụ Bồ Tát thừa phát nguyện rộng như thế, tâm ngữ hợp nhất. Tương lai, các thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia quyết định an lập được vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu các hạnh Bồ Tát, và chỉ dạy khuyến khích dẫn dắt, làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cho đến được thọ ký Bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát Bất thối chuyển.
Xá lợi Tử! Thời quá khứ ở trước vô lượng Phật, các thiện nam, thiện nữ này cũng phát hoằng thệ nguyện: Tôi sẽ an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu các hạnh Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cho đến được thọ ký Bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát Bất thối chuyển.
Xá lợi Tử! Đối với nguyện kia, chư Phật quá khứ cũng rất tùy hỷ. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Vì chư Phật quá khứ cũng xem các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa phát hoằng nguyện như thế, tâm ngữ hợp nhất. Tương lai các thiện nam, thiện nữ kia quyết định an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tu hạnh Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cho đến được thọ ký Bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát Bất thối chuyển.
Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ này có lòng tin hiểu rộng lớn, nương sắc, thanh, hương, vị, xúc vi diệu để tu bố thí rộng lớn. Tu bố thí này rồi lại vun trồng thiện căn rộng lớn. Nhờ thiện căn này mà thu được quả báo rộng lớn. Thu được quả báo rộng lớn như thế chỉ vì lợi ích cho tất cả hữu tình. Xả bỏ tất cả sở hữu nội ngoại cho tất cả hữu tình, hồi hướng thiện căn đã trồng như thế, nguyện sanh đến thế giới chư Phật ở phương khác có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đang tuyên thuyết pháp vô thượng Bát nhã Ba la mật sâu xa. Họ nghe pháp vô thượng Bát nhã Ba la mật sâu xa như thế rồi, lại an lập trong cõi Phật ấy vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tu các hạnh Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm cho chúng sanh vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề được Bất thối chuyển. Do đại nguyện đã phát viên mãn nên mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật:
- Lạ thay! Đấng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các pháp thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại đều chứng biết; đối với tất cả pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, cảnh giới hư không v.v... đều chứng biết; đối với giáo của các pháp khác nhau đều chứng biết; đối với tâm hành sai khác của hữu tình đều chứng biết; đối với các Bồ Tát đời quá khứ đều chứng biết; đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đời quá khứ đều chứng biết; đối với đệ tử chư Phật và các cõi Phật ở quá khứ đều chứng biết; đối với các Bồ Tát hiện tại vị lai đều chứng biết; đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đời hiện tại vị lai đều chứng biết; đối với đệ tử chư Phật và các cõi Phật đời hiện tại vị lai đều chứng biết; đối với các Bồ Tát; đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương đều chứng biết; đối với đệ tử chư Phật và các cõi Phật trong mười phương đều chứng biết.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát nào dõng mãnh tinh tấn, thường không ngừng mong cầu sáu pháp Ba la mật này thì vị ấy chứng đắc sáu pháp Ba la mật có tùy thuộc vào thời gian hay không tùy thuộc vào thời gian?
Phật dạy:
- Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ kia, thường dõng mãnh tinh tấn, không ngừng mong cầu sáu pháp Bát nhã Ba la mật này thì không lúc nào mà không chứng đắc. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Vì các thiện nam, thiện nữ kia thường dõng mãnh tinh tấn, không ngừng mong cầu sáu pháp Ba la mật này nên được chư Phật và Bồ Tát thường hộ niệm.
Xá lợi Tử thưa:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ kia, nếu chẳng đắc sáu pháp Ba la mật tương ưng với Kinh thì làm sao có thể nói họ chứng đắc sáu pháp Ba la mật này?
Phật dạy:
- Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ kia, đối với sáu pháp Ba la mật, thường dõng mãnh tin cầu chẳng kể thân mạng, mà chẳng đắc sáu Ba la mật đây tương ưng với Kinh thì điều này không có lý. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ kia, vì cầu Chánh đẳng Bồ đề nên chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt các loài hữu tình, làm họ đối với sáu pháp Ba la mật đây tương ưng với Kinh mà vui thích thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập. Do căn lành này, nên sanh ra chỗ nào cũng thường được sáu pháp Ba la mật, tương ưng với Kinh điển mà thọ trì, đọc tụng dõng mãnh tinh tấn như pháp tu hành, làm cho hữu tình được thành tựu, nghiêm tịnh cõi Phật; tuy chưa chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nhưng trong thời gian đó chưa từng phế bỏ dù chỉ giây lát. (Chấm dứt Phẩm “Phương Đông Bắc”, Hội thứ II, ĐBN).
Sơ giải:
Phẩm này không có gì khó, Kinh thuyết giảng tỉ mỉ rồi, văn nghĩa chỉ là lối trần thuật mà thôi. Kinh chia làm hai phần rõ rệt:
1. Phần đầu của phẩm “Phương Đông Bắc”:
Từ quyển 438 đến cuối quyển 439 của Hội thứ II này tương đương với phẩm “Công Đức Khó Được Nghe”, thuộc phần sau quyển 279 cho đến hết quyển 302, Hội thứ I, ĐBN. Cả hai phẩm văn nghĩa giống nhau như hai giọt nước. Giáo lý của phần đầu phẩm này là:
1- Phật dạy khi tu hành Bát nhã Ba la mật, các Bồ Tát đối với sắc chẳng phải an trụ, chẳng phải không an trụ; chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập. Đó là an trụ là tu tập sắc. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cho đến tất cả pháp Phật cũng đều như vậy. Biết rằng tất cả pháp là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã, là thô động, đổi dời nên không thể an trụ. Cũng vậy, tất cả pháp chẳng phải tu tập, vì tất cả pháp thường hay biến động, đổi dời, không thường hằng bất biến, nên không thể tu tập. Tuy nhiên, nếu không tu tập làm sao có thể thâm nhập được các pháp. Nên Kinh bảo chẳng phải tu tập, chẳng phải chẳng tu tập. Nhưng một khi muốn an trụ liền bị nghiêng động, nên không thể tập trung tư tưởng để tu tập được nữa.
Đối với Bát nhã Ba la mật mà cho là thậm thâm, nên trong Đại Trí Dộ Luận dẫn lời Phật dạy rằng: “… Bồ Tát, nếu hành Sắc thậm thâm là chẳng vào được Bát nhã Ba la mật. Chẳng hành sắc thậm thâm, mới vào được Bát nhã Ba la mật. Đây là vì hạng người độn căn, mà nói sắc thậm thâm. Còn hạng người đã đầy đủ phước đức trí huệ, thì chẳng còn chấp sắc thậm thâm nữa”. “Cũng như vậy, đối với phàm phu, hay đối với người mới phát tâm, còn buông lung, giải đãi, thì Bát nhã Ba la mật là thậm thâm, khó hiểu, khó vào. Còn đối với hàng Bồ Tát bất thối chuyển, đã đầy đủ phước đức trí huệ, thì Bát nhã Ba la mật chẳng phải là thậm thâm, khó hiểu vậy.
Chư Phật, ở nơi hết thảy các pháp, đã được vô ngại giải thoát, nên chẳng thấy có pháp nào là thậm thâm cả. Thế nhưng, vì căn cơ của chúng sanh có sai khác, có lợi căn, có độn căn, có tinh tấn, có giải đãi v.v… nên Phật mới phương tiện thuyết Bát nhã Ba la mật có sâu, có cạn v.v... để mọi người nghe pháp đều được lợi lạc.
Bởi vậy nên nói Bát Nhã là rất khó lường, là vô lượng vậy”.
Nhưng còn chấp khó so lường hay là vô lượng thì cũng chưa được rốt ráo. Còn chấp là còn chướng ngại, nên khó thâm nhập được Bát nhã Ba la mật.
2- Tiếp đó Xá lợi Phất trình bày vài thí dụ những thiện nam, thiện nữ nào đã đầy đủ thiện căn, vừa nghe Bát nhã Ba la mật liền thọ trì... dẫn đến y theo Bát nhã Ba la mật mà tu hành, thì phải biết đó là vị đại Bồ Tát đã lâu đời trồng thiện căn, cúng dường chư Phật, thân cận chư thiện trí thức, đã gần được thọ ký Vô Thượng Bồ Đề.
Qua những thí dụ (ám chỉ) đối với người thọ trì Kinh điển gặt hái được so với các thành quả thu thập do tu hành thoát khổ được an lạc hay chứng Thánh quả như thế nào? Ai đọc qua cũng có thể hiểu nên không cần bàn thêm.
3- Làm sao tu hành Bát Nhã sớm được viên mãn?
Tu hành Bát Nhã không nên thấy tất cả pháp tăng giảm hay không tăng giảm, chẳng thấy là pháp hay phi pháp. Vì tất cả pháp không tánh tướng, không tác dụng, không thể chuyển, hư vọng giả tạo không bền chắc, không tự tại, không hiểu biết, lìa ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, nói rộng cho đến tri kiến giả. Đối với tất cả pháp không sanh tưởng hoặc có thể nghĩ bàn, hoặc không thể nghĩ bàn. Đối với sắc không sanh phân biệt, cũng không phân biệt khác.
Bát nhã Ba la mật rất là sâu xa là kho báu lớn, thường gặp trở ngại, giống như kho báu lớn chứa nhiều trân bảo thường bị dòm ngó, rình rập, trộm cướp. Vậy, ai muốn ghi chép thọ trì… thì phải quyết định thực hiện ngay không được bê trễ. Nên đức Phật dạy: “… các thiện nam, thiện nữ được trụ Bồ Tát thừa, đối với Kinh điển Bát nhã Ba la mật sâu xa này nên siêng năng ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người giải nói, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, không được dừng nghỉ”.
2. Phần sau phẩm “Phương Đông Bắc”:
Cuối quyển 439 cho đến đầu quyển 440, Hội thứ II mới đề cập đến sự bành trướng của đạo Phật theo sự tiên đoán của Thế Tôn, lại tương đương với phần sau phẩm “Công Đức Khó Được Nghe”.
Phần sau phẩm “Phương Đông Bắc” của Hội thứ II cũng tương đương với phẩm thứ 45, “Văn Trì”, tập 4, quyển 67, Đại Trí Độ Luận.
Phật tiên đoán rằng: Sau khi Phật nhập diệt, Bát nhã Ba la mật sâu xa nầy sẽ lan đến các cõi nước phương Nam. Nơi đó, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di sẽ biên chép, sẽ thọ trì, đọc tụng, tư duy, giảng nói, chánh ức niệm, tu hành Bát nhã Ba la mật sâu xa này.
Từ phương Nam truyền đến phương Tây, từ phương Tây sẽ truyền đến phương Bắc, hàng tứ chúng ở các cõi nước ấy cũng sẽ biên chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy, giảng nói, chánh ức niệm, tu hành Bát Nhã sâu xa này. Do nhơn duyên ấy, nên căn lành của các người đó càng thêm tăng trưởng lớn mạnh. Nhờ vậy mà họ chẳng còn bị sa vào ác đạo, hưởng phước vui cõi Trời Người, thêm lớn sáu Ba la mật, cúng dường, cung kính, ngợi khen chư Phật, lần lần đắc quả Thanh văn, Bích Chi Phật và Phật thừa.
Bát Nhã sẽ tiếp tục làm Phật sự ở phương Bắc. Rồi từ phương Bắc đến phương Đông Bắc sẽ lần hưng thịnh. Phật bảo Xá Lợi Tử: “Sau khi Ta diệt độ rồi phần sau của hậu thời năm trăm năm sau, Bát nhã Ba la mật thẳm sâu ở phương Đông Bắc đại tác Phật sự”.
Nơi nào có Bát nhã Ba la mật thì nơi đó có thiện nam thiện nữ thọ trì nhẫn đến tu hành Bát nhã Ba la mật sâu xa này sẽ biên chép, thọ trì, đọc tụng, vì người giảng nói lại cung kính, cúng dường, ca ngợi Bát nhã Ba la mật thẳm sâu này. Các thiện nam, thiện nữ ấy do nhơn duyên đây, căn lành thêm lớn mạnh nên chẳng sa vào ác đạo, được hưởng phúc lợi cõi Trời Người, thêm lớn sáu Ba la mật, cúng dường cung kính, ngợi khen chư Phật, lần lần đắc quả Thanh văn, Bích Chi Phật và Phật thừa
Phần sau của phẩm này cũng viết theo lối “trần thuật”, nên ai đọc cũng có thể hiểu, không cần giải thích thêm./.
---o0o---