- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). KỆ TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG:
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa nà mà thuyết kệ rằng:
1. Vô thuyết vô tự tánh,
Vô sự vô tương tục.
Phàm phu vọng chấp thật,
Như xác chết có giác.
2. Tất cả pháp bất sanh,
Chẳng như tông ngoại đạo.
Các pháp vốn Vô Sanh,
Do nhân duyên thành tựu.
3. Tất cả pháp bất sanh,
Bậc trí chẳng phân biệt.
Việc do lập tông sanh,
Kẻ giác phải diệt trừ.
4. Ví như mắt bệnh nhặm,
Vọng thấy tướng hoa đốm.
Tánh chấp trước cũng thế,
Do phàm phu vọng tưởng.
5. Phân biệt hiện tam giới,
Sự Tự Tánh chẳng có,
Mà lập sự tự tánh,
Vì tư duy khởi vọng,
6. Tùy sự lập ngôn giáo,
Vọng tưởng rất lăng tăng.
Phật tử hãy siêu thoát,
Xa lìa các vọng tưởng.
7. Phi nước tưởng là nước,
Do khát nước vọng sanh.
Phàm phu mê như thế,
Bậc Thánh chẳng thấy vậy.
8. Bậc Thánh thấy trong sạch,
Chánh định tam giải thoát.
Xa lìa nơi sanh diệt,
Dạo đi cõi Vô Sanh.
9. Tu hành vô sở tu,
Cũng chẳng tánh phi tánh.
Tánh phi tánh bình đẳng,
Do đó sanh Thánh quả.
10. Thế nào tánh phi tánh?
Thế nào pháp bình đẳng?
Tâm tri tâm bất tri,
Trong ngoài và động tịnh.
Nếu người được đoạn dứt,
Ắt thấy tâm bình đẳng.
GIẢI NGHĨA:
Bài kệ với ý như sau:
1. Vô thuyết vô tự tánh,
Vô sự vô tương tục.
Phàm phu vọng chấp thật,
Như xác chết có giác.
2. Tất cả pháp bất sanh,
Chẳng như tông ngoại đạo.
Các pháp vốn Vô Sanh,
Do nhân duyên thành tựu.
3. Tất cả pháp bất sanh,
Bậc trí chẳng phân biệt.
Việc do lập tông sanh,
Kẻ giác phải diệt trừ.
Nghĩa là không nói không bản thể tâm (vô tự tánh), nếu không có sự việc thì chẳng có cái để tương tục, phàm phu vọng chấp thật, giống như xác chết có biết. Chẳng như pháp ngoại đạo, bậc trí chẳng phân biệt, các pháp vốn Vô Sinh, chỉ do nhân duyên mà thành. Sự việc do lập tông sinh, người hiểu biết phải diệt trừ lập tông.
4. Ví như mắt bệnh nhặm,
Vọng thấy tướng hoa đốm.
Tánh chấp trước cũng thế,
Do phàm phu vọng tưởng.
5. Phân biệt hiện tam giới,
Sự Tự Tánh chẳng có,
Mà lập sự tự tánh,
Vì tư duy khởi vọng,
Ví như mắt bệnh nhặm, tưởng thấy tướng hoa đốm, tính chấp thật cũng thế, do phàm phu vọng tưởng phân biệt mà hiện ra dục, sắc, vô sắc (Tam giới), tâm không mà lập bản thể tâm (tự tánh), rồi từ đó suy nghĩ khởi vọng.
6. Tùy sự lập ngôn giáo,
Vọng tưởng rất lăng tăng.
Phật tử hãy siêu thoát,
Xa lìa các vọng tưởng.
7. Phi nước tưởng là nước,
Do khát nước vọng sanh.
Phàm phu mê như thế,
Bậc Thánh chẳng thấy vậy.
8. Bậc Thánh thấy trong sạch,
Chánh định tam giải thoát.
Xa lìa nơi sanh diệt,
Dạo đi cõi Vô Sanh.
Sự việc lập ngôn giáo, do ý niệm nhận thức tưởng tượng ra những hình ảnh cảm giác không phù hợp với sự thật (vọng tưởng) rất lăng xăng, Phật tử hãy xa lìa các vọng tưởng. Phàm phu như do khát nước thấy dương diệm chẳng phải nước, vọng sinh tưởng là nước; bậc Thánh chẳng thấy vậy, bậc Thánh luôn luôn ở trong thiền định tịch tĩnh của “Không, Vô tướng, Vô tác” (Tam giải thoát), xa lìa nơi sinh diệt mà dạo nơi cõi Vô Sinh.
9. Tu hành vô sở tu,
Cũng chẳng tánh phi tánh.
Tánh phi tánh bình đẳng,
Do đó sanh Thánh quả.
10. Thế nào tánh phi tánh?
Thế nào pháp bình đẳng?
Tâm tri tâm bất tri,
Trong ngoài và động tịnh.
Nếu người được đoạn dứt,
Ắt thấy tâm bình đẳng.
Tu hành không chỗ tu, chẳng có ý niệm nhận thức sai lầm (chẳng tánh phi tánh), tính hay chẳng tính như nhau (bình đẳng), do đó sinh Thánh quả. Thế nào là Tánh phi tánh và pháp bình đẳng? Là tâm biết hay tâm không biết, tất cả trong ngoài và động tịnh, nếu được đoạn dứt hết sẽ thấy tâm bình đẳng.
4). TRÍ HUỆ
(Còn tiếp)