- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 4:
NHẤT XIỂN ĐỀ:
- Đại Huệ! Nói NHẤT XIỂN ĐỀ (1), thật chẳng phải Nhất Xiển Đề, nếu Nhất Xiển Đề là thật, thì ai chuyển được ai; vậy thế gian làm sao giải thoát? Đại Huệ! Có hai thứ Nhất Xiển Đề:
1. - Xả bỏ tất cả thiện căn và xả bỏ phát nguyện chúng sanh từ vô thỉ. Sao nói xả bỏ tất cả thiện căn? Ấy là vì phỉ báng Bồ Tát Tạng và nói lời ác rằng: "Chẳng phải tùy thuận kinh luật mà được giải thoát". Vì xả bỏ tất cả thiện căn nên chẳng thể chứng nhập Niết Bàn.
2. - Bồ Tát vì độ tất cả chúng sanh được chứng Niết Bàn mà có bản nguyện phương tiện tự chẳng thủ chứng Niết Bàn. Đại Huệ! Pháp Niết Bàn kia, gọi là Pháp Tướng chẳng Niết Bàn, đây cũng thuộc về loại Nhất Xiển Đề.
Đại Huệ bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Tại sao nhất định chẳng thủ chứng Niết Bàn?
Phật bảo Đại Huệ:
- Bồ Tát Nhất Xiển Đề, biết tất cả pháp vốn đã là Niết Bàn, chẳng cầu thủ chứng Niết Bàn nữa, mà chẳng phải xả bỏ tất cả thiện căn, thành Nhất Xiển Đề kia vậy.
- Đại Huệ! Người Nhất Xiển Đề xả bỏ tất cả thiện căn, lại nhờ thần lực Như Lai, cũng có thể tái phát thiện căn; tại sao? Vì Như Lai chẳng xả bỏ tất cả chúng sanh, do đó nên nói Bồ Tát Nhất Xiển Đề chẳng thủ chứng Niết Bàn.
GIẢI NGHĨA:
(1) Nhất-xiển-đề: Dịch âm từ tiếng Phạn “icchantika”; cũng được dịch ý là “Đoạn thiện căn”, là người phá bỏ mọi căn lành của mình, hoặc “Tín bất cụ túc”, là người không có đủ niềm tin vào Phật pháp. Người đã tiệt đoạn những căn lành và vì vậy khó được cứu độ; dù họ có tu tập tinh cần đến mức nào, họ cũng không thể nào đạt giải thoát. (Từ điển Đạo uyển).
Mục 4, Quyển 1, về Nhất Xiển Đề này, đức Phật giảng về người tu đoạn mất căn lành thì không thể giải thoát được, có 2 loại:
1. NGƯỜI MẤT CĂN LÀNH:
Người không tin và phỉ báng giáo pháp của Phật, nên mất căn lành, dù có tu hành cũng chẳng thể giải thoát.
2. NGƯỜI XẢ BỎ CĂN LÀNH:
Bồ Tát vì độ tất cả chúng sinh được chứng Niết Bàn mà có bản nguyện tự chẳng thủ chứng Niết Bàn. Tại sao? Vì Bồ Tát Nhất Xiển Đề biết tất cả pháp vốn đã là Niết Bàn, chẳng cầu thủ chứng Niết Bàn nữa, mà chẳng phải xả bỏ tất cả thiện căn, vẫn thành Nhất Xiển Đề vậy. Tuy nhiên, người Nhất Xiển Đề xả bỏ tất cả thiện căn, lại nhờ thần lực Như Lai, cũng có thể tái phát thiện căn, vì Như Lai chẳng xả bỏ tất cả chúng sinh vậy.
MỤC 5:
BA THỨ TỰ TÁNH:
- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát phải thấu hiểu ba thứ tự tánh, thế nào là ba thứ tự tánh? Ấy là: Vọng tưởng tự tánh (Biến kế sở chấp), nhân duyên tự tánh (Y tha khởi) và thành tựu tự tánh (Viên thành thật). Vọng tưởng tự tánh do chấp trước tướng sinh.
1). VỌNG TƯỞNG TỰ
TÁNH TỪ TƯỚNG SINH:
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Sao nói Vọng tưởng tự tánh (Biến kế sở chấp) từ tướng sinh?
Phật bảo Đại Huệ:
- Sự tướng của duyên khởi tự tánh, do tướng hành hiển bày tướng sự, đối với tướng so đo chấp trước, thành có hai tướng Vọng tưởng tự tánh, do Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phương tiện kiến lập, gọi là Danh tướng chấp trước tướng và Sự tướng chấp trước tướng. Nói:
- DANH TƯỚNG CHẤP TƯỚNG là chấp trước các pháp nội ngoại;
- SỰ TƯỚNG CHẤP TƯỚNG là theo việc trong ngoài của tự tướng cộng tướng sinh khởi chấp trước như thế.
Ấy gọi là tướng của hai thứ vọng tưởng tự tánh, vì nương theo nhân duyên mà sinh nên gọi là duyên khởi tự tánh.
GIẢI NGHĨA:
Thế nào là Ba Thứ Tự Tánh? Có hai thứ: DANH TƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG: Là chấp thật các pháp trong ngoài (nội ngoại), là Tự tính thuộc về tên gọi, to nhỏ, nhiều ít (danh số), và SỰ TƯỚNG CHẤP TRƯỚC TƯỚNG: Là theo việc trong ngoài của tướng riêng tướng chung (tự tướng cộng tướng) sinh khởi chấp trước, là Tự tính thuộc về thuật ngữ; được phân tích như sau:
1. DANH TƯỚNG CHẤP TƯỚNG:
Là Tự tính thuộc về danh số, gồm: Thiện, ác, vô ký như sau:
1- TÍNH THIỆN:
Là làm những việc có lợi ích cho bản thân và người khác nơi đời hiện tại và vị lai, tin tưởng tâm lành là do chủng tử thiện căn tạo ra tất cả việc tốt, cũng gọi là thiện nghiệp.
2- TÍNH ÁC:
Do ác tâm tham dục sinh khởi, tạo tất cả nghiệp, vì phạm tổn hại đến người khác và mình nơi đời hiện tại và vị lai, thuộc về tính ác, cũng gọi là ác nghiệp.
3- TÍNH VÔ KÝ:
Là các việc không thiện không ác, chẳng có chút niệm nào dính mắc sự lợi ích hay tổn hại, chẳng thể ghi ra để phân biệt. Trong Duy Thức có hai thứ Vô Ký: Vô Ký có che lấp và Vô ký chẳng che lấp như sau:
- Nói "Vô Ký có che lấp" là có tác dụng rất yếu của mê vọng, dù chẳng có sức để lợi ích hay tổn hại mình và người, nhưng có cái thể mê vọng che lấp Thánh đạo, những sự vật đồng như chướng này đều thuộc Vô Ký có che lấp, như Thức thứ bảy Mạt na chấp ngã.
- Nói "Vô Ký chẳng che lấp" là bản thể chẳng phải mê vọng, tự tính rất yếu, chẳng có chút sức để lợi ích hay tổn hại cho mình và người, gọi là Vô Ký chẳng che lấp, như Thức thứ tám A Lại Đa và nội căn ngoại khí v.v... Đồng như tính này đều thuộc Vô Ký chẳng che lấp; gọi chung là tính Vô Ký.
2. SỰ TƯỚNG CHẤP TƯỚNG:
Là Tự tính thuộc về lời nói không chân thật (thuật ngữ), gồm: Vọng Tưởng Tự Tánh, Nhân Duyên Tự Tánh, và Thành Tựu Tự Tánh như sau:
1- VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH (Tính Biến Kế Sở Chấp):
Là bản thể tâm giả dối, là lầm, do tập khí vọng tưởng của phàm phu có tính chấp thật, so sánh chấp thật tất cả pháp gọi là mưu toán thay đổi (Biến Kế). Vì vọng tưởng mưu toán thay đổi mê chấp, chấp tất cả tính là thật có hay thật không, như thấy sợi dây lầm tưởng cho là con rắn, nhưng thật thì chẳng có bản thể của rắn, chỉ là vọng tình mê chấp cho là rắn thôi, đây gọi là Vọng Tưởng Tự Tánh.
2- NHÂN DUYÊN TỰ TÁNH (Tính Y Tha Khởi):
Là vật giống, là y theo nhân duyên mà bản thể tâm sinh khởi tất cả vạn pháp. Chữ nó (Tha) thay cho nhân duyên, do chủng tử của A Lại Da Thức thứ tám làm đệ nhất nhân, đồng thời nhờ các trợ duyên khác mà sinh khởi các tướng, lìa vọng tưởng mà tự tồn tại, cũng như sợi dây do bố gai, công cụ, nhân công làm nhân duyên mà sinh khởi, gọi là Nhân Duyên Tự Tánh.
3- THÀNH TỰU TỰ TÁNH (Tính Viên Thành Thật):
Là bản thể tính, nghĩa là viên mãn thành tựu tính chân thật, cũng gọi là pháp tính, như như, tức là thể tính của tất cả pháp Vô Vi.
Nhưng trong ba thứ tính này, lại phân ra như sau:
1: NÓI VỀ CÓ: Nói về Có thì:
- Vọng tưởng tự tánh (tánh Biến Kế Sở Chấp) là vọng có.
- Nhân duyên tự tánh (tánh Y Tha Khởi) là giả có,
- Thành tựu tự tánh (tánh Viên Thành Thật) là thật có.
2: NÓI VỀ KHÔNG: Còn nói về Không thì:
- Vọng tưởng tự tính (tánh Biến Kế Sở Chấp) là vọng không.
- Nhân duyên tự tính (tánh Y Tha Khởi) là giả không.
- Thành tựu tự tính (tánh Viên Thành Thật) là thật không.
Ba tính này đầy đủ trong mọi sự vật, như pháp quá khứ, vị lai, lông rùa sừng thỏ, cho là thật thì thuộc vọng tưởng tự tánh. Pháp Vô Vi thuộc Thành tựu tự tính, ví như bông hoa, do vọng tưởng mê chấp cho là có tướng hoa thật, là Vọng tưởng tự tính, biết là từ nhân duyên sinh khởi, giả hiện tướng hoa, là Nhân duyên tự tính, ngộ được thật tế của hoa, ngoài tính và phi tính, là Thành tựu tự tính vậy.
2). THÀNH TỰU TỰ TÁNH: