- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 4:
TƯỚNG NGÔN THUYẾT
VỌNG TƯỞNG:
1). BỐN THỨ NGÔN
THUYẾT VỌNG TƯỞNG:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Cúi xin vì chúng con nói tướng của Tâm Kinh và ngôn thuyết của vọng tưởng. Con và các Đại Bồ Tát nếu khéo biết tướng Tâm Kinh và ngôn thuyết của vọng tưởng, thì được thông đạt hai nghĩa năng thuyết và sở thuyết, chóng chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dùng hai thứ năng thuyết và sở thuyết tẩy sạch trần cấu của tất cả chúng sanh.
Phật bảo Đại Huệ:
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ông mà nói
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Lành thay! Thế Tôn! Con xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Có bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng là: Tướng ngôn thuyết, Mộng ngôn thuyết, Vọng tưởng chấp trước ngôn thuyết, và vô thỉ vọng tưởng ngôn thuyết.
1. Tướng Ngôn Thuyết: Là từ tự tâm vọng tưởng chấp trước sắc tướng mà sinh.
2. Mộng Ngôn Thuyết: Là cảnh giới xưa kia đã trải qua, nay tùy niệm tưởng nhớ mà sinh, Nếu giác ngộ rồi thì cảnh giới ''Vô Tánh'' được sinh.
3. Vọng Tưởng Chấp Trước Ngôn Thuyết: Là như trước kia do oán ghét tạo thành nghiệp, nay tùy niệm tưởng nhớ mà sinh.
4. Vô Thỉ Vọng Tưởng Ngôn Thuyết: Là lỗi từ vô thỉ hư ngụy, chấp trước tạp khí của tự chủng mà sinh; Ấy gọi là bốn thứ tướng của vọng tưởng ngôn thuyết.
Đoạn 1, Mục 4, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật giảng về Tướng ngôn thuyết vọng tưởng, Đức Phật giảng Bốn thứ ngôn thuyết vọng tưởng với ý như sau:
1. TƯỚNG NGÔN THUYẾT:
Là từ bản tâm (tự tâm) vọng tưởng chấp thật vào hình dạng vuông tròn to nhỏ, sắc thái màu nọ màu kia (sắc tướng) của các pháp mà sinh.
2. MỘNG NGÔN THUYẾT:
Là hình dáng dung mạo các cảnh giới xưa kia, nay theo suy tưởng nhớ nghĩ hình dạng sắc thái đẹp xấu mà sinh; nếu trực nhận tính Không mới thấu hiểu thể tính vô biên của mọi hiện tượng (giác ngộ) rồi, thì cảnh giới vọng tưởng không còn và chân tính (vô tánh) hiện diện.
3. VỌNG TƯỞNG CHẤP NGÔN THUYẾT:
Là vọng tưởng do chấp thật mà suy nghĩ nói năng cử chỉ hành động, như trước kia do chấp thật, sinh ưa thích hoặc chán ghét tạo thành nghiệp được ghi khắc trong tâm, nay theo suy tưởng nhớ nghĩ mà sinh ra.
4. VÔ THỈ VỌNG TƯỞNG NGÔN THUYẾT:
Là lỗi từ lâu đời (vô thỉ) không thật (hư ngụy), vì chấp thật do thói quen (tập khí) lâu đời của hạt mầm xưa (tự chủng) mà sinh.
Đây gọi là bốn thứ tướng của ngôn thuyết vọng tưởng.
2). NGÔN THUYẾT VỌNG
TƯỞNG CỦA CHÚNG SANH:
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Cúi xin Phật thuyết lại cảnh giới sở hiện của vọng tưởng ngôn thuyết. Bạch Thế Tôn, ấy là ở nơi nào, do cớ gì, tại sao, nhân gì mà sinh ra ngôn thuyết vọng tưởng của chúng sanh?
Phật bảo Đại Huệ:
- Do đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu răng, hòa hợp mà phát ra âm thanh.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Ngôn thuyết với vọng tưởng là khác hay chẳng khác?
Phật bảo Đại Huệ:
- Ngôn thuyết và vọng tưởng, chẳng phải khác hay chẳng khác; tại sao? Vì là vọng tưởng làm nhân sinh ra tướng ngôn thuyết, nếu ngôn thuyết với vọng tưởng khác nhau thì vọng tưởng chẳng nên làm nhân, nếu chẳng khác thì lời nói chẳng hiển bày nghĩa lý; nhưng sự thật thì chẳng như vậy, cho nên chẳng phải khác hay chẳng khác.
Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Vậy ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa hay sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa?
Phật bảo Đại Huệ:
- Chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa; tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập, nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa. Đệ Nhất Nghĩa là do Thánh Trí tự giác sở chứng đắc, chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tưởng, cho nên, ngôn thuyết vọng tưởng chẳng hiện thị Đệ Nhất Nghĩa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì do tự tâm hiện lượng sở nhập nên mổi mổi tướng ngoài tánh phi tánh, thì vọng tưởng ngôn thuyết chẳng hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. cho nên, Đại Huệ! phải lìa tướng ngôn thuyết và vọng tưởng, mới có thể hiển bày được Đệ Nhất Nghĩa.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Các Pháp chẳng tự tánh,
Cũng chẳng phải ngôn thuyết.
Không Không nghĩa sâu tột,
Phàm phu chẳng thể liễu.
2. Tự tánh của pháp tánh,
Lìa ngôn thuyết phân biệt.
Sanh tử và Niết Bàn,
Các pháp như mộng huyễn.
3. Như vua và Trưởng giả,
Vì muốn các con vui.
Trước cho vật tương tự,
Sau ban đồ chân thật.
4. Nay ta cũng như thế,
Trước thuyết pháp tương tự,
Sau mới vì họ giảng,
Pháp thật tế tự chứng.
GIẢI NGHĨA:
Đoạn 2,Mục 4, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ xin Phật thuyết lại cảnh giới chỗ hiện của lời nói vọng tưởng là ở nơi nào, do cớ gì, nhân gì mà sinh ra lời nói (ngôn thuyết) vọng tưởng của chúng sinh? Lời nói với vọng tưởng là khác hay chẳng khác?
Đức Phật giảng: “Do các cơ quan đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu răng, hòa hợp mà phát ra âm thanh. Lời nói và vọng tưởng, chẳng phải “khác hay chẳng khác”. Nghĩa là vì vọng tưởng làm nhân sinh ra các lời nói (tướng ngôn thuyết) nên chẳng khác, nếu lời nói với vọng tưởng khác nhau thì vọng tưởng chẳng nên làm nhân cho lời nói; nếu chẳng khác thì lời nói chẳng hiển bày nghĩa lý vì vọng tưởng không thật, cho nên “chẳng phải khác hay chẳng khác”.
Khi ấy Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi: Lời nói (Ngôn thuyết) là Chân như (Đệ Nhất Nghĩa)) hay chỗ câu nói (sở thuyết) là Chân như?
Đức Phật giảng đại ý: Chẳng phải lời nói là Chân như, cũng chẳng phải câu nói việc nói (sở) là chân lý tuyệt đối (Đệ Nhất Nghĩa). Cảnh giới của lời nói vọng tưởng chẳng hiển thị Chân như, vì do tâm nhận biết chưa suy xét đã ghi vào nhận thức đối tượng (tự tâm hiện lượngsở nhập) nên ý niệm về các tướng là một nhận xét sai lầm (ngoài tánh phi tánh). Lời nói vọng tưởng chẳng thể hiển thị chân lý tuyệt đối, cho nên phải lìa lời nói (tướng ngôn thuyết) và lìa vọng tưởng, mới có thể hiển bày được Chân như.
Cuối cùng, Đức Phật muốn lập lại nghĩa trên nên nói bài kệ với ý như sau:
1. Các Pháp chẳng tự tánh,
Cũng chẳng phải ngôn thuyết.
Không Không nghĩa sâu tột,
Phàm phu chẳng thể liễu.
Nghĩa là tất cả các pháp đều không có nguyên chất gốc (tự tánh), cũng không phải là lời nói diễn tả được, mà các pháp chỉ là giả là Không. Tính Không ở đây không phải sự trống rỗng thông thường mà nói về một thể tính vô biên không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi Có-Không (nghĩa sâu tột), nên phàm phu chẳng thể hiểu rõ.
2. Tự tánh của pháp tánh,
Lìa ngôn thuyết phân biệt.
Sanh tử và Niết Bàn,
Các pháp như mộng huyễn.
Nguyên chất gốc hàm chứa bên trong của vạn pháp (pháp tánh) là không phân biệt, không lời nói, từ sinh tử tới Niết Bàn tất cả các pháp đều như ảo mộng.
3. Như vua và Trưởng giả,
Vì muốn các con vui.
Trước cho vật tương tự,
Sau ban đồ chân thật.
Ví như các vị Vua và Trưởng giả thương con ruột, trước cho con vật tương tự ít giá trị, sau mới ban cho vật qúy giá.
4. Nay ta cũng như thế,
Trước thuyết pháp tương tự,
Sau mới vì họ giảng,
Pháp thật tế tự chứng.
Đức Phật cũng như thế, chỉ vì phương tiện mà Ngài thuyết pháp tương tự, sau mới giảng pháp thực chứng.
(Còn tiếp)