- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 2:
NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM:
1). CẢNH GIỚI TẠNG THỨC
Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn nói tâm, ý, ý thức, tướng năm pháp tự tánh (1) là tất cả chư Phật, Bồ Tát sở hành, cảnh giới sở duyên chẳng phải hòa hợp, hiển bày tất cả pháp do tự tâm hiện, thành tướng chân thật. NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM (2) là Phật thuyết cảnh giới Tạng thức của pháp thân, ở nơi trụ xứ của Chư Đại Bồ Tát tại núi Ma La Da trong biển thuộc nước Lăng Già.
Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng:
- Do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển, thế nào là bốn?
1- Tự tâm bất giác (3) hiện ra nhiếp thọ (4).
2- Lỗi tập khí hư ngụy từ vô thỉ.
3- Chấp trước tự tánh (5) của tánh thức (6).
4- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng (7).
Ấy gọi là bốn thứ nhân duyên từ dòng suối chảy của Tạng thức, sinh ra làn sóng của chuyển thức (8).
- Như nhãn thức chuyển thì tất cả vi trần, lỗ chân lông của tất cả các căn đều sinh, các cảnh giới khác theo đó sanh khởi cũng như thế. Ví như gương sáng hiện các sắc tướng, ví như gió lớn thổi nước biển thì gió cảnh giới bên ngoài thổi biển của tâm, nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì tướng sở tác khác hay chẳng khác, do nghiệp duyên hòa hợp sinh tướng, lại chấp trước sâu vào, chẳng thể liễu tri (9) tự tánh của các sắc, nên cái thân năm thức theo đó mà chuyển.
- Đại Huệ! Cái thân năm thứ thức kia đều do cái biết của tướng phần đoạn (10) sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân của ý thức. Cái thân chuyển kia chẳng tự cho là tướng của Ta chuyển, vì tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước mà chuyển, nên mỗi mỗi tướng hư vọng cùng chuyển; do phần đoạn sai biệt, phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Như người tu hành vào thiền chính định, chuyển tập khí vi tế mà chẳng tự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền định, thật thì thức chẳng diệt mà nhập chánh định. Vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳng diệt, chẳng vì không nhiếp thọ mà diệt vậy.
- Đại Huệ! Bờ bến cứu cánh của Tạng thức vi tế như thế, ngoài Chư Phật và Trụ Địa (11) Bồ Tát ra, các Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành sở đắc, dù có sức trí huệ của Tam muội, tất cả chẳng thể đo lường liễu tri được.
- Ngoài tướng trí huệ khéo léo phân biệt, phán đoán nghĩa cú, thắng tiến vô biên, thiện căn thuần thục, lìa vọng tưởng hư dối của tự tâm hiện, tĩnh tọa trong núi rừng, tu hành trải qua các bậc hạ, trung, thượng, được thấy vọng tưởng lưu chú (12) của tự tâm, được vô lượng quốc độ chư Phật quán đảnh (13), được sức tự tại thần thông (14) Tam muội, được biết các Thiện tri thức, quyến thuộc Phật tử, những tâm, ý, ý thức kia, chúng sanh nghiệp ái vô tri vào biển sinh tử, cảnh giới tư tưởng hư vọng ấy v.v... đều do tự tâm sở hiện. Đến đây, các thứ nhân duyên kể trên thảy đều đã siêu thoát, cho nên Đại Huệ! Những người tu hành nên gần gũi bậc Tri thức tối thắng.
GIẢI NGHĨA:
(1) NĂM PHÁP CỦA TỰ TÁNH: Theo Kinh Lăng Già này Năm Pháp của Tự tánh gồm có: 1. Tướng (Dung mạo hình dạng), 2. Danh (tên gọi), 3. Phân biệt (So đo phân tích mổ xẻ), 4. Chánh trí (Tâm thanh tịnh của bậc Thánh không có một niệm, hằng tri hằng giác) và 5. Như Như (Bản tính chân thật của vạn pháp).
(2) Nhất thiết Phật ngữ tâm: Nhất thiết là tất cả hết thảy, Phật là giác ngộ, ngữ là lời nói; Nhất thiết Phật ngữ tâm là tất cả tiếng nói của tâm giác ngộ.
(3) Bất giác: Có 2 nghĩa: 1. Không giác ngộ; 2. Phiền não căn bản đối nghịch với Bản giác, nguyên nhân gây ra sự hạn chế khả năng nhận ra bản tính của tâm (chân như).
(4) Nhiếp thụ: English: To gather, gather up, receive: Là thu lấy và giữ gìn.
(5) Tự tánh: Là Bản tính của các pháp, là Bản thể của tâm, vô hình vô thanh cùng khắp thời gian không gian, cái dụng cũng cùng khắp như thế, chẳng cần qua tác ý mà ứng dụng tự động.
(6) Tánh thức: Là bản thể của thức, Thức là khả năng nhận biết và phân biệt khi tiếp xúc với trần cảnh. Tùy chỗ nhận biết và phân biệt mà chia ra sáu thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; Thức cũng là một trong năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
(7) Sắc tướng: Là Hình chất và Tướng dáng.
1. Hình chất: Là 1 trong các bản chất của tất cả sắc pháp, bất luận là sinh mệnh hữu tình hay khí thế gian đều có hình chất của nó. Kinh Lăng nghiêm quyển 3 nói: Sắc tướng đã không có thì ai biết được bản chất của không?
2. Tướng dáng: Chỉ sắc thân hiện ra bên ngoài có thể thấy được, như chư Phật, Bồ tát vì phương tiện nhiếp hóa chúng sinh nên tạm thời giả hiện ra tướng dáng sắc thân. Kinh Hoa Nghiêm quyển 1 nói: Vô biên sắc tướng, ánh sáng tròn đầy.
(8) Chuyển thức: Pravrtti-vijnana (skt): Chuyển thức còn gọi là sinh khởi thức, là cái thức trong khía cạnh năng động của nó, tức là đang phát triển nối kết với các cơ quan cảm giác hay các căn. Theo Khởi Tín Luận, chuyển thức là vô minh căn bản của nghiệp thức, tâm thức được khuấy lên bởi thế giới trần cảnh bên ngoài đi vào tâm thức, đây là một trong năm thức. Theo Duy Thức Học, chuyển thức là bảy thức đầu chuyển, ngoại trừ A Lại Da Thức. Chuyển thức còn là kiến thức giúp chuyển phàm thức trong thế giới luân hồi sinh tử thành Phật thức.
(9) Liễu tri: Hiểu trọn vẹn, rõ ràng; nhận thức đầy đủ, nhận biết; thấu hiểu.
(10) Tướng phần đoạn: Một trong bốn lĩnh vực của thức theo giáo lý Duy thức được giải thích bởi Hộ Pháp (s: Dharmapāla). Nghĩa thông thường là “đối tượng của nhận thức” nhưng có vẻ chuyên biệt hơn, có nghĩa là hình tượng của ngoại giới lưu lại trong tâm thức; trong trường hợp này, chữ tướng có nghĩa là hình tượng hoặc là sự phản ảnh, vì tướng phần nầy là đối tượng của nhận thức, chứ không phải là một chức năng nhận thức thực sự.
(11) Trụ địa: Nơi trụ vào chân lý, thí dụ như bằng niềm tin nơi giáo pháp và những quả vị.
(12) Lưu chú: Dòng nước trôi chảy. Trong Phật giáo, danh từ này được sử dụng để ví dụ với các pháp dính mắc (hữu vi) sinh diệt từng sát na, nối nhau không dứt; hoặc ví dụ cho phiền não vọng tưởng liên tục không gián đoạn.
(13) Quán đảnh: Murdhajata (S), hay Abhisluka (S): Điểm đạo: Lễ rưới nước lên đầu truyền ngôi vua ở Ấn Độ. Truyền giới truyền Pháp truyền quả Phật cũng gọi là quán đảnh, từ khi thọ quán đảnh, giới tử chính thức vào trong Phật pháp. Phật cũng ban lễ quán đảnh cho Bồ tát nhất là để trao truyền đạo pháp hoặc để thọ ký quả Phật.
(14) Thần Thông: Chữ Sanskrit: ṛddhi, Pali: iddhi: được gọi là Như ý thông, Thần túc thông; Thần thông siêu nhiên, một trong Lục thông (Lục thắng trí). Người ta hiểu thần thông với các khả năng như sau: năng lực biến ra nhiều người, lấy dạng hình người khác, tàng hình, xuyên qua đất đá, đi trên nước, rờ mặt trời mặt trăng, đến những tầng trời cao nhất, cứu độ người đang hiểm nguy… Những khả năng thần thông này có được là do kết quả phụ của tu thiền định, tuy nhiên người tu không nên dùng các khả năng này để biểu diễn phô trương.
Đoạn 1, Mục 2, Quyển 1 này, Bồ Tát Đại Huệ lại thưa Phật rằng: “- Thế Tôn nói tâm, ý, ý thức, tướng năm pháp tự tánh (1) là tất cả chư Phật, Bồ Tát sở hành, cảnh giới sở duyên chẳng phải hòa hợp, hiển bày tất cả pháp do tự tâm hiện, thành tướng chân thật. NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM là Phật thuyết cảnh giới Tạng thức của pháp thân, ở nơi trụ xứ của Chư Đại Bồ Tát tại núi Ma La Da trong biển thuộc nước Lăng Già”.
Nghĩa là Đức Thế Tôn nói tâm, ý, ý thức, cùng tự tính của hình sắc, tên gọi, sự phân biệt, chính trí và như như (năm pháp tự tánh), là tất cả chỗ hành của Chư Phật và Bồ Tát, chỗ duyên của cảnh giới chẳng phải hòa hợp, sự hiển bày của tất cả các pháp do tự tâm hiện thành tướng chân thật. Bồ Tát Đại Huệ xin Phật thuyết về tâm giác ngộ và cảnh giới A Lại Đa thức (Tạng thức) của Phật tính (Pháp thân).
Khi ấy, Đức Phật giảng rằng: “- Do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển, thế nào là bốn?
1- Tự tâm bất giác (2) hiện ra nhiếp thọ (3).
2- Lỗi tập khí hư ngụy từ vô thỉ.
3- Chấp trước tự tánh (4) của tánh thức (5).
4- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng (6).
Ấy gọi là bốn thứ nhân duyên từ dòng suối chảy của Tạng thức, sinh ra làn sóng của chuyển thức (7)”.
Nghĩa là do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển, đó là:
1- Tự tâm bất giác hiện ra nhiếp thụ, tức là do tâm si mê hoặc tâm buồn phiền gây ra sự hạn chế và che lấp khả năng nhận ra bản tính của tâm.
2- Lỗi tập khí hư ngụy từ vô thỉ, tức là những ấn tượng bản năng thói quen lỗi lầm tiềm tàng từ rất lâu đời rồi.
3- Chấp trước tự tánh của tánh thức, tức là chấp trước bản thể của thức cho là bản thể của tâm (tự tánh).
4- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng, tức là muốn thấy đủ thứ hình chất, hình dạng, sắc thái khác biệt của vạn vật.
Đây gọi là bốn thứ nhân duyên từ dòng suối chảy của A Lại Da (Tạng thức), sinh khởi làn sóng của chuyển thức, tức là cái thức trong khía cạnh năng động của nó đang phát triển nối kết với các cơ quan cảm giác cũng gọi là các căn. Tâm thức được khuấy lên bởi thế giới trần cảnh bên ngoài đi vào tâm thức, đây là bảy thức đầu chuyển, gây nên làn sóng của chuyển thức.
Ngài giảng tiếp: “- Như nhãn thức chuyển thì tất cả vi trần, lỗ chân lông của tất cả các căn đều sinh, các cảnh giới khác theo đó sanh khởi cũng như thế. Ví như gương sáng hiện các sắc tướng, ví như gió lớn thổi nước biển thì gió cảnh giới bên ngoài thổi biển của tâm, nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì tướng sở tác khác hay chẳng khác, do nghiệp duyên hòa hợp sinh tướng, lại chấp trước sâu vào, chẳng thể liễu tri (9) tự tánh của các sắc, nên cái thân năm thức theo đó mà chuyển”.
Nghĩa là khi nhãn thức chuyển thì tất cả những gì liên quan tới các căn mắt tai mũi lưỡi thân ý đều sinh khởi tương ứng, như mũi ngửi mùi thơm của món ăn thì mắt muốn nhìn thấy, tai muốn nghe nói về món ăn đó, miệng muốn ăn thử, tay muốn cầm, ý nghĩ muốn biết ngon hay dở. Các cảnh giới khác như nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức chuyển thì các căn kia cũng theo đó sinh khởi giống như thế. Ví như trước gương sáng liền thấy các hình tướng, như gió lớn thổi nước biển thì biển động; các căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài thì tâm nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì nơi tướng tạo tác do nghiệp duyên hòa hợp sinh ra, lại chấp thật thêm vào, nên chẳng thể thấu hiểu (liễu tri) bản thể tính (tự tánh) của các trần cảnh (sắc), do đó nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức và thân thức (thân năm thức) theo đó mà chuyển.
Đức Phật dạy: “- Đại Huệ! Cái thân năm thứ thức kia đều do cái biết của tướng phần đoạn (10) sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân của ý thức. Cái thân chuyển kia chẳng tự cho là tướng của Ta chuyển, vì tự tâm hiện vọng tưởng chấp thật mà chuyển, nên mỗi mỗi tướng hư vọng cùng chuyển; do phần đoạn sai biệt, phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Như người tu hành vào thiền chính định, chuyển tập khí vi tế mà chẳng tự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền định, thật thì thức chẳng diệt mà nhập chánh định. Vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳng diệt, chẳng vì không nhiếp thọ mà diệt vậy”.
Nghĩa là năm thứ thức đầu đều do cái biết của hình tượng hay phản ảnh (tướng phần đoạn) của ngoại giới lưu lại trong tâm thức sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân hình của ý thức. Cái thân thể của ý thức chuyển chẳng tự cho là hình dạng (tướng) của mình (ta) chuyển, mà do tâm hiện vọng tưởng chấp trước mà chuyển, nên các tướng hư vọng cùng chuyển; do hình tượng hay phản ảnh của ngoại giới lưu lại trong tâm thức sai khác, phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Như người tu hành vào thiền chính định, chuyển tập khí nhỏ nhiệm (vi tế) mà chẳng tự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền định, thật thì thức chẳng diệt mà nhập chính định; vì thói quen của năng lực thúc đẩy vạn vật hiện hữu (chủng tử tập khí) chẳng diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳng diệt, chứ chẳng phải không thu nhận (nhiếp thọ) mà diệt vậy.
Ngài bảo: “- Đại Huệ! Bờ bến cứu cánh của Tạng thức vi tế như thế, ngoài Chư Phật và Trụ Địa (11) Bồ Tát ra, các Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành sở đắc, dù có sức trí huệ của Tam muội, tất cả chẳng thể đo lường liễu tri được”. Nghĩa là bờ bến cứu cánh của A Lại Da (Tạng thức) rất nhỏ nhiệm khó biết, ngoài Chư Phật và Bồ Tát tuyệt đối tin tưởng giáo pháp hằng đặt tâm nơi chân lý (Trụ địa) này ra, các Thanh Văn, Duyên Giác, ngoại đạo tu hành dù có sức trí huệ của định cao thâm cũng chẳng thể đo lường thấu hiểu được.
Đức Phật lưu ý: “- Ngoài tướng trí huệ khéo léo phân biệt, phán đoán nghĩa cú, thắng tiến vô biên, thiện căn thuần thục, lìa vọng tưởng hư dối của tự tâm hiện, tĩnh tọa trong núi rừng, tu hành trải qua các bậc hạ, trung, thượng, được thấy vọng tưởng lưu chú (12) của tự tâm, được vô lượng quốc độ chư Phật quán đảnh (13), được sức tự tại thần thông (14) Tam muội, được biết các Thiện tri thức, quyến thuộc Phật tử, những tâm, ý, ý thức kia, chúng sanh nghiệp ái vô tri vào biển sinh tử, cảnh giới tư tưởng hư vọng ấy v.v... đều do tự tâm sở hiện. Đến đây, các thứ nhân duyên kể trên thảy đều đã siêu thoát, cho nên Đại Huệ! Những người tu hành nên gần gũi bậc Tri thức tối thắng”.
Nghĩa là do trí huệ khéo léo phân biệt, phán đoán nghĩa lý, tiến tới không ngừng (vô biên), căn lành nhuần nhiễn, lìa vọng tưởng hư dối của tâm hiện, ngồi thiền trong núi rừng, tu hành trải qua các bậc từ thấp lên cao (hạ, trung, thượng). Sẽ thấy vọng tưởng sinh diệt chuyển biến (lưu chú) của tâm, nghĩa là thấy phiền não vọng tưởng liên tục không gián đoạn, thấy các pháp dính mắc của ba cõi (hữu vi) sinh diệt từng sát na, nối nhau không dứt như dòng nước chảy. Sẽ được vô lượng Chư Phật ở các cõi nước truyền đạo pháp và thụ ký thành Phật, tức là được biết Chư Phật mười phương và biết được Chư Bồ Tát. Tất cả những tâm, ý, ý thức, chúng sinh không biết nghiệp ái đều phải vào biển sinh tử, những cảnh giới tư tưởng hư vọng v.v... đều do tâm hiện. Đến đây, các thứ nhân duyên kể trên thảy đều đã vượt qua, cho nên những người tu hành nên gần gũi các bậc Tri thức tối thắng tức là nên gần gũi Chư Đại Bồ Tát.
2). KỆ VỀ TẠNG THỨC:
(Còn tiếp)