- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 7:
BA LOẠI BA LA MÂT:
1). SÁU BA LA MẬT:
Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Như Thế Tôn nói "Sáu Ba La Mật (1) đầy đủ thì được thành Chánh Giác". Thế nào là sáu?
Phật bảo Đại Huệ:
- Ba La Mật chia làm ba loại là: Thế gian, xuất thế gian và siêu việt xuất thế gian. Đại Huệ! Nói THẾ GIAN BA LA MẬT là chấp trước ngã và ngã sở, nhiếp thọ nhị biên, là chỗ đủ thứ thọ sanh, ham sắc, thanh, hương, vị, xúc, đầy đủ Bố Thí Ba La Mật và trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ cũng như thế. Phàm phu do đó đắc thần thông và sanh cõi Trời Phạm Thiên (2).
- Đại Huệ! Nói XUẤT THẾ GIAN BA LA MẬT, là vì Thanh Văn, Duyên Giác đọa nơi nhiếp thọ (3) Niết Bàn, dù hành sáu Ba La Mật mà ham trụ sự vui nơi Niết Bàn (4) của chính mình.
- Nói SIÊU VIỆT XUẤT THẾ GIAN BA LA MẬT, là giác được vọng tưởng nhiếp thọ nơi tự tâm hiện và biết tự tâm bất nhị, nên chẳng sanh vọng tưởng, đối với sự nhiếp thọ của các loài đều chẳng có phần. Chẳng chấp trước sắc tướng của tự tâm, nhưng vì khiến tất cả chúng sanh được an lạc mà tùy duyên giáo hóa, gọi là Bố Thí Ba La Mật. Tạo phương tiện khéo léo, tùy duyên giữ giới thì vọng tưởng chẳng sanh, là Trì Giới Ba La mật. Ngay nơi bị nhục mà vọng tưởng chẳng sanh, biết năng nhiếp sở nhiếp đều chẳng thật, là Nhẫn Nhục Ba La Mật. Ngày đêm tinh tấn, siêng năng tu hành, tùy thuận phương tiện mà vọng tưởng chẳng sanh, là Tinh Tấn Ba la Mật. Vọng tưởng dứt sạch, chẳng trụ Niết Bàn của Thanh Văn, là Thiền Định Ba la Mật. Trí huệ quán sát tự tâm vọng tưởng phi tánh, chẳng đọa kiến chấp nhị biên, chuyển thân này thù thắng hơn trước mà chẳng đoạn dứt, đắc Tự Giác Thánh Trí, là Bát Nhã (5) Ba la Mật.
GIẢI NGHĨA:
(1) Ba La Mật: Là đáo bỉ ngạn, là qua bờ bên kia, tức là từ sinh tử tới Niết Bàn.
(2) Cõi Phạm Thiên: Là cõi Sơ thiền thuộc tầng Trời Sắc giới thấp nhất bên trên các cõi Trời Dục giới.
(3) Nhiếp thọ: Thụ nhận
(4) Niết Bàn: Niết Bàn do chữ Nibbana của Nam Phạn (Pali), và chữ Nirvana của Bắc Phạn (Sanscrit), do chữ Ni là không, và chữ Vana là dệt, ái dục. Niết Bàn là không dệt, không ái dục, dứt dục diệt dục. Nói rộng ra Niết Bàn là sự dập tắt những ý niệm, là bản thể tự tính không sinh không diệt khắp không gian và thời gian.
(5) Bát Nhã: Một thứ Trí huệ trực nhận tính Không, đạt được trí Bát Nhã là đồng nghĩa với giải thoát.
Đoạn 1, Mục 7, Quyển 4 này, Bồ Tát Đại Huệ lại hỏiPhật: “Thế nào là Sáu Ba La Mật đầy đủ thì được thành Chính Giác"?
Đức Phật giảng Ba La Mật chia làm ba loại là: Thế gian, xuất thế gian và siêu việt xuất thế gian với ý nghĩa như sau:
1- THẾ GIAN BA LA MẬT:
Thế gian Ba La Mật là người còn chấp thật cái ta và cái của ta (ngã và ngã sở), còn thu nhận (nhiếp thọ) hai bên (nhị biên) như đúng sai, phải trái, hơn thua, đẹp xấu, yêu ghét, vinh nhục v.v…. Là người còn có đủ thứ cảm nhận sinh khởi trong sự ham sắc, thanh, hương, vị, xúc. Thế gian Ba La Mật là người có đầy đủ Bố thí nhưng chưa hết chấp danh chấp tướng, Trì giới chưa được triệt để vì còn có tính cách hình thức, Nhẫn nhục còn vì danh lợi, dục vọng, Tinh tấn chưa thuần thục triệt để, Thiền định chưa được tịch tĩnh, Trí tuệ chưa thấu triệt. Do đó phàm phu có thể đạt thần thông và có thể sinh cõi Trời Sơ Thiền Sắc Giới (Trời Phạm Thiên).
2- XUẤT THẾ GIAN BA LA MẬT:
Xuất Thế Gian Ba La Mật là những người xuất gia tu Lục Độ đầy đủ của hàng Thanh Văn hoặc Duyên Giác. Những vị này không còn chấp cái ta và cái của ta, đã dứt đối đãi hai bên, đã lià dính mắc Sắc, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Nhưng lại hướng vào (đọa) chỗ thu nhận (nhiếp thọ) bản thể tâm tính không sinh không diệt (Niết Bàn), dù những vị này hành trì đầy đủ Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ (sáu Ba La Mật) mà ham trụ sự vui nơi bản thể tâm tính không sinh diệt (Niết Bàn) của chính mình, nên gọi là Xuất Thế Gian Ba La Mật.
3- SIÊU VIỆT XUẤT THẾ GIAN BA LA MẬT:
Là biết (giác) được vọng tưởng thu nhận (nhiếp thọ) nơi tâm nhận thức sai đối tượng, do tác dụng so đo phân biệt của tri thức (tự tâm hiện) và biết tâm chẳng hai (bất nhị), nên chẳng sinh vọng tưởng, đối với sự thụ nhận của các loài đều chẳng có. Tâm chẳng chấp thật dung mạo hình dạng (sắc tướng), nhưng vì khiến tất cả chúng sinh được an lạc mà tùy duyên giáo hóa, gọi là Bố Thí Ba La Mật. Tạo phương tiện khéo léo, tùy duyên giữ giới thì vọng tưởng chẳng sinh là Trì Giới Ba La mật. Ngay nơi bị nhục mà vọng tưởng chẳng sinh, biết sự thụ nhận và cái thụ nhận (năng nhiếp sở nhiếp) đều chẳng thật là Nhẫn Nhục Ba La Mật. Ngày đêm tinh tấn, siêng năng tu hành, tùy thuận phương tiện mà vọng tưởng chẳng sinh là Tinh Tấn Ba la Mật. Vọng tưởng dứt sạch, chẳng trụ Niết Bàn của Nhị thừa (Thanh Văn, Duyên Giác) là Thiền Định Ba la Mật. Trí huệ quán sát tính Không của tâm vọng tưởng, chẳng rơi vào kiến chấp hai bên, chuyển thân này thù thắng hơn trước mà chẳng đoạn diệt, đạt Tự Giác Thánh Trí là Bát Nhã Ba la Mật.
2). HÓA PHẬT: