- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 8:
CHÍN THỨ
CHUYỂN BIẾN LUẬN:
- Lại nữa, Đại Huệ! Ngoại đạo có chín thứ Chuyển Biến Luận sanh kiến chấp chuyển biến của ngoại đạo, ấy là: Hình Xứ chuyển biến, Tướng chuyển biến, Nhân chuyển biến, Thành chuyển biến, Kiến chuyển biến, Tánh chuyển biến, Duyên Phân Minh chuyển biến, Sở Tác Phân Minh chuyển biến, Sự chuyển biến, gọi là chín thứ kiến chấp chuyển biến.
- Đại Huệ! Tất cả ngoại đạo vì chấp hữu và vô, sinh khởi Chuyển Biến Luận. Thế nào là HÌNH XỨ chuyển biến? Là thấy nhiều hình xứ khác nhau, ví như vàng ròng chuyển biến thành các thứ đồ dùng thì có mỗi mỗi hình xứ hiển hiện, mà chẳng phải có tánh vàng chuyển biến. Tất cả chuyển biến cũng như thế. Hoặc có ngoại đạo tự sinh vọng tưởng như thế; từ vọng tưởng HÌNH XỨ chuyển biến cho đến SỰ chuyển biến, tất cả tánh của chín thứ chuyển biến như thế, chẳng phải như vọng tưởng, cũng chẳng phải khác với vọng tưởng. Nên biết vọng tưởng chuyển biến của ngoại đạo, cũng như tô lạc, rượu, trái cây, v.v.. từ nhân ban sơ chuyển biến thành quả chín mùi, hoặc có hoặc không, tất cả đều do tự tâm hiện, ngoài tánh phi tánh, thật ra tự tâm chẳng có chuyển biến. Đại Huệ! Chúng sanh ngu si như thế, tự sanh vọng tưởng tu tập, thấy pháp hữu vô hoặc sanh hoặc diệt, như thấy sắc tướng sinh nơi mộng huyễn vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Lúc hình xứ chuyển biến,
Là tứ đại chuyển biến.
Trung ấm (thân) chẳng tứ đại,
Cũng không ngoài hình xứ.
2. Chuyển biến thuộc vọng tưởng,
Chẳng phải bậc Minh trí.
Vậy duyên khởi thế gian,
Như thành Càn Thát Bà.
GIẢI NGHĨA:
Mục 8, Quyển 3 này, Đức Phật giảng: Ngoại đạo có chín thứ Chuyển Biến Luận sinh kiến chấp chuyển biến như sau:
1. HÌNH XỨ CHUYỂN BIẾN:
Là nói chúng sinh luân hồi trong sáu đường (lục đạo), mỗi hình tướng và mỗi xứ sở chuyển biến chẳng đồng; ví như vàng ròng chuyển biến thành các thứ đồ dùng thì có các hình tướng khác nhau, mà chẳng phải tính vàng chuyển biến.
2. TƯỚNG CHUYỂN BIẾN:
Là tướng của Đất, Nước, Gió, Lửa (tứ đại), tướng của dung mạo hình dáng (Sắc), cảm giác (Thụ), nhớ nghĩ (Tưởng), hành vi (Hành), nhận thức (Thức) (ngũ ấm), đều Sinh, Trụ, Diệt chuyển biến khác nhau.
3. NHÂN CHUYỂN BIẾN:
Do chủng tử làm nhân, nhân diệt thì quả sinh, chuyển biến chẳng đồng.
4. THÀNH CHUYỂN BIẾN:
Là nói do nhân duyên thành tựu các pháp, có thành có hoại, chuyển biến khác nhau.
5. KIẾN CHUYỂN BIẾN:
Nói các pháp tùy thời gian biến đổi, trước thấy thì đúng, sau thấy thì sai, chuyển biến chẳng giống nhau.
6. TÁNH CHUYỂN BIẾN:
Nói các pháp chuyển lạ thành quen, như qủa xanh chuyển chua chát đắng thành ngọt, chuyển biến khác nhau.
7. DUYÊN PHÂN MINH CHUYỂN BIẾN:
Duyên khác nhau chuyển biến chẳng đồng.
8. SỞ TÁC PHÂN MINH CHUYỂN BIẾN:
Do duyên nơi tạo tác thành quả, có sinh rồi lại diệt, chuyển biến chẳng giống nhau.
9. SỰ CHUYỂN BIẾN:
Nói căn, thân, vũ trụ vạn vật (khí giới) các pháp hữu vi cuối cùng đều phải biến hoại.
Chín thứ chuyển biến này hoặc từ không thành có, hoặc từ có thành không, do đó vọng sinh phân biệt lập ra Chuyển Biến Luận, gọi là chín thứ kiến chấp chuyển biến.
Đức Phật giảng đại ý: Tất cả ngoại đạo vì chấp Có và
Không, tự sinh ý niệm nhận thức tưởng tượng những hình ảnh cảm giác không phù hợp với sự thật (vọng tưởng). Từ vọng tưởng HÌNH XỨ chuyển biến cho đến SỰ chuyển biến, tất cả tính của chín thứ chuyển biến như thế, chẳng phải như vọng tưởng, cũng chẳng phải khác với vọng tưởng. Nên biết vọng tưởng chuyển biến của ngoại đạo, cũng như tô lạc, rượu, trái cây, v.v...; trái cây từ nhân ban sơ chuyển biến thành quả chín mùi, hoặc Có hoặc Không.
Thật ra tất cả đều do tự tâm hiện, ngoài ý niệm một bản chất cố hữu là một nhận thức sai lầm (ngoài tánh phi tánh), tự tâm chẳng có chuyển biến. Chúng sinh ngu si, tự sinh ý niệm nhận thức tưởng tượng những hình ảnh cảm giác không phù hợp với sự thật (vọng tưởng), nên tu tập để thấy pháp Có Không hoặc sinh hoặc diệt như là thấy sắc tướng sinh nơi mộng huyển vậy.
Khi ấy, Thế Tôn lặp lại nghĩa này bằng kệ với ý:
1. Lúc hình xứ chuyển biến,
Là tứ đại chuyển biến.
Trung ấm (thân) chẳng tứ đại,
Cũng không ngoài hình xứ.
Nghĩa là lúc nơi tướng trạng (hình xứ) chuyển biến là Đất, Nước, Gió, Lửa (tứ đại) chuyển biến, thân Trung ấm chẳng là tứ đại cũng không ngoài nơi tướng trạng.
2. Chuyển biến thuộc vọng tưởng,
Chẳng phải bậc Minh trí.
Vậy duyên khởi thế gian,
Như thành Càn Thát Bà.
Chuyển biến thuộc tự sinh ý niệm nhận thức tưởng tượng những hình ảnh cảm giác không phù hợp với sự thật (vọng tưởng), chẳng phải bậc Minh trí, vì vậy duyên khởi của thế gian giống như thành Càn Thát Bà không thật , chỉ là sự vật giả tưởng không thật do mặt trời chiếu nơi vỏ sò trai hến trên đảo biển lấp lánh hình ảnh giả tạo không thật giống như cảnh tường thành của Càn thát bà (Gandharva), nơi ở của một loài Thần “Tầm Hương” chuyên tấu âm nhạc thuộc cõi trời Đao Lợi.
LUẬN VỀ VÔ SINH:
(Còn tiếp)