- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2). PHÁP KIẾN LẬP & PHỦ ĐỊNH:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết pháp kiến lập và phủ định, khiến con và Chư Bồ Tát lìa kiến lập và phủ định của ác kiến nhị biên, chóng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thế Tôn hứa khả sự thỉnh cầu của Đại Huệ Bồ Tát mà thuyết kệ rằng:
Kiến lập (1) và phủ định,
Vốn chẳng có tâm lượng (2).
Thân thọ dụng (3) kiến lập,
Tâm phàm chẳng thể biết.
Ngu si chẳng trí huệ,
Chấp kiến lập phủ định.
Khi ấy, Thế Tôn muốn hiển bày đại nghĩa này mà bảo Đại Huệ rằng:
- Có bốn thứ phi hữu mà lại có kiến lập; thế nào là bốn?
1. Phi hữu tướng kiến lập.
2. Phi hữu kiến kiến lập.
3. Phi hữu nhân kiến lập.
4. Phi hữu tánh kiến lập.
Ấy gọi là bốn thứ kiến lập.
Còn nói PHỦ ĐịNH nghĩa là: Ở nơi sở lập kia vốn vô sở đắc, vì quán sát sai lầm mà khởi tâm phủ định, ấy gọi là Tướng Kiến Lập Phủ Định.
- Lại nữa, Đại Huệ! Thế nào là PHI HỮU TƯỚNG KIẾN LậP TƯỚNG? Ấy là: Tự cộng tướng (4) của ấm giới nhập (5) vốn phi hữu mà khởi tâm chấp trước, cho là thế này thế kia, gọi là Phi Hữu Tướng Kiến Lập Tướng. Phi hữu tướng kiến lập tướng này, là lỗi vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ, do đủ thứ tập khí kiến chấp mà sinh khởi.
- Đại Huệ! PHI HỮU KIẾN KIẾN LậP TƯỚNG là kiến chấp ấm, giới, nhập, ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, nuôi dưỡng thiện căn (kẻ làm), sĩ phu (kẻ thọ nhận), v.v... như thế gọi là Phi Hữu Kiến Kiến Lập Tướng.
- PHI HỮU NHÂN KIẾN LẬP TƯỚNG là khi ý thức sơ khởi chẳng từ nhân sinh, lúc trước vốn chẳng sinh, lúc sau mới như huyễn mà sinh, vốn chẳng có vật làm nhân. Như nhãn thức do vọng tưởng sắc, không, sáng tối mà sanh thức, thức sinh rồi liền diệt, ấy gọi là Phi Hữu Nhân Kiến Lập Tướng.
- Đại Huệ! PHI HỮU TÁNH KIẾN LậP TƯỚNG là tự tánh của ba pháp vô vi: Hư không, Niết Bàn và trạch diệt (6) (do sức trí huệ mà chứng đắc pháp diệt) vốn chẳng có tự tánh, như lông rùa sừng thỏ, lìa có và không mà hiện, ấy gọi là Phi Hữu Tánh Kiến Lập Tướng.
- Kiến lập và phủ định là do vọng tưởng của phàm phu chẳng khéo quán sát tự tâm hiện lượng (7), chẳng phải chỗ thấy của Thánh Hiền; bậc Đại Bồ Tát nên siêng tu học, lìa hai thứ ác kiến kiến lập và phủ định.
- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát phải khéo biết tâm, ý, ý thức, năm pháp của tự tánh (8) và hai thứ tướng Vô Ngã (nhân, pháp), vì sự yên ổn của chúng sanh, nên tiến đến cứu cánh. Như hạt châu như ý hiện ra đủ thứ sắc tướng, là do nhân duyên vọng tưởng phân biệt mà sanh khởi, đại chúng nơi tất cả pháp hội của Như Lai, nghe Phật thuyết pháp như mộng huyễn, như ánh sáng, như bóng trăng trong nước, pháp ấy lìa sanh diệt đoạn thường và lìa Thanh Văn, Duyên Giác, được trăm ngàn Tam muội, cho đến trăm ngàn ức na do tha Tam muội. Đắc Tam muội xong, dạo khắp các cõi Phật, cúng dường Chư Phật, lên các Thiên cung hoằng dương Tam Bảo, thị hiện thân Phật, có chúng Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh. Dùng tự tâm hiện lượng để độ thoát chúng sanh, phân biệt diễn thuyết ngoài tánh vô tánh, khiến thảy đều xa lìa kiến chấp có và không v. v...
Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ:
Phật tử khéo quán sát,
Thế pháp do tâm tạo.
Thị hiện đủ thứ thân,
Sức thần thông tự tại.
Tất cả đều thành tựu,
Sở tác vô chướng ngại.
GIẢI NGHĨA:
(1) Kiến Lập: Nghĩa gồm: 1. Sự sáng lập, nền tảng, cơ sở (s: prathisthā); 2. Quyết định, xác quyết; 3. Dựng lập, thiết lập, thành lập, tiến hành, xây dựng; 4. Biểu hiện, biểu lộ, xuất hiện.
(2) Tâm Lượng là chỉ số lượng của tâm, vì bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, chẳng có số lượng, nên nói Chẳng Có Tâm Lượng. Tâm lượng là sự suy lường của tâm, nghĩa là tâm dấy lên vọng tưởng rồi suy lường, phân biệt những cảnh vật bên ngoài, đó là tâm lượng của phàm phu. Còn tâm lượng chân thực mà Như lai chứng được thì xa lìa tất cả đối tượng (sở duyên) và chủ thể (năng duyên) mà an trụ nơi tâm không.
(3) Thân thụ dụng: S: saṃ-bhogakāya: Là kết quả của sự giác ngộ, hưởng niềm vui của chính pháp và giúp cho người khác cùng được hưởng. Đồng nghĩa với Báo thân, là thân tiếp nhận niềm vui của chính pháp; còn thân giúp người khác có được niềm vui thì gọi là Tha thụ dụng thân.
(4) Cộng tướng: Phạn: Sàmànya-lakwaịa: Cộng tướng, là tướng chung, đối lại với Tự tướng là tướng riêng. Cộng tướng chỉ cho tướng không phải giới hạn ở tự tướng, mà còn cộng thông với các pháp khác.
(5) Ấm, giới, nhập: Là ba yếu tố hiện hữu tạo thành mọi chúng sinh: Ấm là Năm Ấm hay Năm Uẩn, Năm Ấm gồm có: Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức. Nhập là sáu nhập, là mối quan hệ tiếp xúc giữa Sáu Căn và Sáu Trần. Giới là Mười Tám Giới gồm 6 Căn, 6 Trần và 6 Thức.
(6) Trạch diệt: S: pratisaṃkhyā-nirodha; Nghĩa là diệt độ bằng trí huệ phân tích, phân biệt đúng sai (trạch); Chấm dứt ô nhiễm (s: kleśa), đồng nghĩa với Niết-bàn.
(7) Hiện lượng: Có hai nghĩa:
1- Nghĩa phàm phu: Nhận biết sai, sự nhận thức bị ảnh hưởng bởi huyển tướng, tác dụng phân biệt của khái niệm do vọng tưởng của phàm phu chẳng khéo quán sát đo lường, nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng.
2- Nghĩa chân: Gồm 4 thứ:
1. Thấy một cách rõ ràng (s: pratyaksam).
2. Nhận thức trực tiếp, đặc biệt là sự nhận biết ngay, không qua suy luận nào.
3. Nhận thức căn bản trong luận lí Phật giáo như nhận thức sự vật đúng như chúng đang là.
4. Người tu chính pháp được chứng ngộ, hiển hiện bản thể đầy khắp không gian thời gian, cái thực tướng này gọi là Hiện lượng, cái dụng gọi là Hiện lượng trí.
(8) NĂM PHÁP CỦA TỰ TÁNH: Tướng, danh, phân biệt, chánh trí và như như (Xin xem chi tiết nơi Giải thích 4, Đoạn 2, Mục 3, Quyển 1).
Đoạn 2, Mục 5, Quyển 1 về Hai Tướng Vô Ngã này, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh xin Phật thuyết pháp “kiến lập và phủ định”, để hàng Bồ Tát lìa kiến lập và phủ định của cái thấy sai hai bên (ác kiến nhị biên), chóng được giác ngộ cùng tột (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).
Đức Phật đáp sự thỉnh cầu của Bồ Tát Đại Huệ bằng kệ:
Kiến lập (1) và phủ định,
Vốn chẳng có tâm lượng (2).
Thân thọ dụng (3) kiến lập,
Tâm phàm chẳng thể biết.
Ngu si chẳng trí huệ,
Chấp kiến lập phủ định.
Nghĩa là kiến lập và phủ định vốn chẳng có tâm dấy lên vọng tưởng rồi phân biệt suy lường những cảnh vật bên ngoài (tâm lượng), nền tảng của thân tiếp nhận chính pháp (thân thọ dụng), phàm phu không có trí tuệ chẳng thể biết được, mà lại thành lập (kiến lập) chấp thật có hay chấp thật không (phủ định) đều là sai cả. Đức Phật hiển bày đại nghĩa này mà giảng rằng:
1. KIẾN LẬP:
Có bốn thứ chẳng phải Có (phi hữu) mà lại thành lập:
1. PHI HỮU TƯỚNG KIẾN LẬP TƯỚNG:
Là chẳng có hình dạng (tướng) mà thành lập tướng, là xây dựng cái hình dáng không có thật, là tướng không giới hạn ở tướng mà còn cộng thông với các pháp khác của ba yếu tố hiện hữu tạo thành chúng sinh, là Năm Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), Sáu Nhập (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp nhập vào Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý)), 18 Giới (Sáu Căn, Sáu Trần, Sáu Thức)(Ấm, Giới, Nhập). Tất cả vốn chẳng có mà khởi tâm chấp thật cho là hình này dáng nọ . . . là thật mà thật ra nó chỉ là giả, nên gọi là “Phi Hữu Tướng Kiến Lập Tướng”. Phi hữu tướng kiến lập tướng này, là lỗi vọng tưởng hư ngụy từ lâu đời (vô thỉ), do thói quen (tập khí) thành chấp thật sinh khởi.
2. PHI HỮU KIẾN KIẾN LẬP TƯỚNG:
Là dựng lập cái thấy hình dạng không thật làm tướng, là thành lập cái chấp Năm Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức) (Ấm); Sáu Căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý), thu nhận Sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)(Nhập); Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần sinh Sáu Thức (Giới), cho là thật. Chấp cái ta là thật, chấp người và chúng sinh là thật, chấp đời sống tạm bợ là thật (ngã, nhân, chúng sinh, thọ mạng), nên đã nâng niu nuôi dưỡng phục vụ những thứ này (thiện căn, sĩ phu) hết mình, như thế gọi là “Phi Hữu Kiến Kiến Lập Tướng”.
3. PHI HỮU NHÂN KIẾN LẬP TUỚNG:
Là chẳng có nhân mà thành lập tướng, là khi ý thức ban đầu chẳng từ nhân sinh, vốn chẳng có vật làm nhân, lúc trước vốn chẳng sinh lúc sau mới như huyển mà sinh. Như nhãn thức do vọng tưởng sắc không, sáng tối, mà sinh thức, thức sinh rồi liền diệt, đây gọi là “Phi Hữu Nhân Kiến Lập Tướng”.
4. PHI HỮU TÁNH KIẾN LẬP TƯỚNG:
Là chẳng có tính mà thành lập tướng, là chẳng có tính cách chân thật của một cái gì, các sự vật đều do đối đãi mà có tính, chỉ là giả danh không thật. Bản tính (Tự tánh) của ba pháp vô vi là Hư không, Niết Bàn và Trạch diệt (chấm dứt ô nhiễm) do sức trí huệ mà chứng đắc pháp diệt, vốn chẳng có bản tính, như lông rùa sừng thỏ, lìa có và không mà hiện, đây gọi là “Phi Hữu Tánh Kiến Lập Tướng”.
2. PHỦ ĐỊNH:
Phủ Định là từ chối, không chấp nhận, là ở các nơi thành lập (Kiến lập) vốn không có chỗ được (vô sở đắc), vì quán sát sai lầm mà khởi tâm chấp Không (phủ định), gọi là Tướng Kiến Lập Phủ Định. Thành lập và từ chối (Kiến lập và phủ định) là do vọng tưởng của phàm phu chẳng khéo quán sát đo lường, nhận biết chưa suy xét đã nhận thức đối tượng (tự tâm hiện lượng), chẳng phải chỗ thấy của Thánh Hiền; bậc Bồ Tát nên lìa hai thứ ác kiến chấp thật Có (kiến lập) và chấp thật Không (phủ định) và siêng năng tu học.
Lại nữa, Đức Phật khuyên hàng Bồ Tát phải khéo biết tướng của các hiện tượng vạn vật thế giới (tâm), phải khéo biết niệm khởi không ngừng (ý), phải khéo biết sự so đo phân biệt (ý thức); phải khéo biết tướng, danh, vọng tưởng phân biệt, chánh trí và như như (năm pháp của tự tánh) và hai thứ tướng nhân pháp Vô Ngã, vì sự yên ổn của chúng sinh, nên tiến đến cứu cánh. Như hạt châu như ý hiện ra đủ thứ sắc tướng, là do nhân duyên vọng tưởng phân biệt mà sinh khởi. Đại chúng nơi tất cả pháp hội của Như Lai, nghe Phật thuyết pháp như mộng huyển, như ánh sáng, như bóng trăng trong nước.
Pháp ấy lìa sinh diệt đoạn thường và lìa chấp thật Tứ Diệu Đế và tính Không của thế giới hiện tượng (Thanh Văn), hoặc lià chấp thật Duyên khởi của Mười Hai Nhân Duyên (Duyên Giác), sẽ được trăm nghìn Tam muội, cho đến vô số (trăm ngàn ức na do tha) Tam muội. Đắc Tam muội xong, dạo khắp các cõi Phật, cúng dường Chư Phật, lên các Thiên cung hoằng dương Tam Bảo, thị hiện thân Phật, có chúng Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh. Dùng nhận thức sự vật đúng như chúng đang là (tự tâm hiện lượng) để độ thoát chúng sinh, phân biệt diễn thuyết lià ý niệm bản tính cố hữu là nhận thức sai lầm (ngoài tánh phi tánh), khiến hết thảy đều xa lìa kiến chấp Có và kiến chấp Không v. v...
(Còn tiếp)