- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2). NÓI KỆ VỀ BA THỨ LƯỢNG:
Khi ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
1. Bóng cây hiện trong nước,
Như hoa đốm dương diệm.
Quán tam giới như thế,
Cứu cánh được giải thoát.
2. Ví như nai khát nước,
Khiến tâm mê loạn chuyển.
Cho dương diệm là nước,
Thật thì chẳng phải nước.
3. Do chủng tử ý thức,
Hoạt động hiện cảnh vọng.
Phàm phu sanh vọng tưởng,
Như mắt bị bệnh nhặm.
4. Nơi vô thỉ sinh tử,
Chấp có tánh nhiếp thọ.
Nếu ngược chốt tháo chốt,
Xả lìa tham nhiếp thọ (3).
5. Như huyễn chú máy động,
Như mây nổi điện chớp.
Quán thế được giải thoát,
Dứt hẳn ba tương tục (4),
6. Nơi thật chẳng kẻ tạo,
Như dương diệm hư không.
Dù biết pháp như thế,
Thật thì Vô Sở Tri (5).
7. Ngôn giáo lập giả danh,
Giả danh chẳng có tướng.
Lại theo đó khởi vọng,
Ngũ ấm và hiện hành.
8. Như bức tranh hoa đốm,
Mộng huyễn Càn Thát Bà.
Vòng lửa và dương diệm.
Từ không hiện thành có.
9. Nhất dị, thường, vô thường,
Đồng chẳng đồng cũng vậy.
Lỗi tương tục vô thỉ,
Do phàm phu si vọng.
10. Như gương sáng Ma Ni,
Hiện ra nhiều sắc tướng.
Thật thì chẳng có gì,
Tất cả tánh hiển hiện.
Cảnh mộng huyễn cũng thế,
Mỗi mỗi sắc tướng hiện,
Đều chẳng thật như vậy.
- Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai thuyết pháp lìa tứ cú như thế. Là nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường, vô thường, lìa nơi hữu vô, kiến lập, phủ nhận, phân biệt kết tập, chân đế duyên khởi, đạo diệt, giải thoát... Sự thuyết pháp của Như Lai lấy đó làm gốc, phi tánh, phi tự tại, phi vô nhân, phi vi trần, phi thời, phi tự tánh tương tục mà vì chúng sanh thuyết pháp. Lại nữa, Đại Huệ! Vì tẩy sạch phiền não chướng và sở tri chướng, ví như thương chủ vì dẫn chúng đến nơi bảo sở, nên theo thứ lớp kiến lập một trăm lẻ tám câu Vô sở hữu (6) này, khéo phân biệt Tam thừa và tướng Thập Địa.
GIẢI NGHĨA:
(3) THAM NHIẾP THỌ: Sự tham lam thu nhận.
(4) BA TƯƠNG TỤC: Thế giới tương tục, Chúng sanh tương tục và Nghiệp quả tương tục.
(5) Vô sở tri: Không có chỗ để biết.
(6) Vô sở hữu: Là hư không, trống rỗng, không dính mắc.
Đức Phật lập lại nghĩa trên nên nói bài kệ với ý:
1. Bóng cây hiện trong nước,
Như hoa đốm dương diệm.
Quán tam giới như thế,
Cứu cánh được giải thoát.
Nghĩa là hãy quán sát Dục, Sắc và Vô sắc giới (Tam Giới) như bóng cây trong nước, như mắt nhặm thấy hoa đốm trong hư không, như ánh sáng mặt trời nóng hừng hực (dương diệm) nơi sa mạc, tất cả chỉ là ảo huyển chẳng thật, sẽ được giải thoát.
2. Ví như nai khát nước,
Khiến tâm mê loạn chuyển.
Cho dương diệm là nước,
Thật thì chẳng phải nước.
Người ví như nai khát nước, khiến tâm mê loạn, cho ánh nắng hừng hực (dương diệm), chẳng phải nước lại cho là nước.
3. Do chủng tử ý thức,
Hoạt động hiện cảnh vọng.
Phàm phu sanh vọng tưởng,
Như mắt bị bệnh nhặm.
Do mầm mống (chủng tử) của Thức thứ sáu (Ý thức) hoạt động nên hiện ra ảo ảnh (cảnh vọng), phàm phu sinh ra vọng tưởng giống như người mắt nhặm thấy hoa đốm trong không chẳng thật.
4. Nơi vô thỉ sinh tử,
Chấp có tánh nhiếp thọ.
Nếu ngược chốt tháo chốt,
Xả lìa tham nhiếp thọ (6).
5. Như huyển chú máy động,
Như mây nổi điện chớp.
Quán thế được giải thoát,
Dứt hẳn ba tương tục (7),
Sinh tử từ vô thủy đến nay do tính chấp thật thu lấy tiếp nhận và giữ gìn (tánh nhiếp thọ). Nếu xa lià sự tham chấp thu lấy tiếp nhận và giữ gìn (tham nhiếp thọ), coi như không thật (huyển chú), như người máy do điều khiển, như sấm chớp trong mây. Quán sát được như thế sẽ dứt được sự tiếp nối của thế giới, chúng sinh và nghiệp quả (dứt ba tương tục), tức là giải thoát vậy.
6. Nơi thật chẳng kẻ tạo,
Như dương diệm hư không.
Dù biết pháp như thế,
Thật thì Vô Sở Tri.
Cái chân thật chẳng có người làm ra (tạo tác), như ánh nắng hừng hực nơi hư không chẳng phải nước; dù biết rõ như thế, thật ra thì không có chỗ để biết (Vô sở tri).
7. Ngôn giáo lập giả danh,
Giả danh chẳng có tướng.
Lại theo đó khởi vọng,
Ngũ ấm và hiện hành.
8. Như bức tranh hoa đốm,
Mộng huyễn Càn Thát Bà.
Vòng lửa và dương diệm.
Từ không hiện thành có.
9. Nhất dị, thường, vô thường,
Đồng chẳng đồng cũng vậy.
Lỗi tương tục vô thỉ,
Do phàm phu si vọng.
Sự lập ra lời nói dạy bảo (ngôn giáo) chỉ là giả danh mà chẳng có hình tướng; nếu theo đó mà khởi vọng tưởng về Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức (Ngũ Ấm), thì cũng giống như mắt nhặm thấy hoa đốm trong không. Như thấy thành của Nhạc Thần (Càn Thát Bà) mà chẳng phải thành, như thấy vòng lửa do quay bó đuốc nên chẳng phải vòng lửa, như đàn nai thấy nước do ánh nắng hừng hực (dương diệm) mà chẳng phải nước. Tất cả từ không sinh ra có, một và khác, thường và vô thường, giống và chẳng giống cũng vậy; đó là do phàm phu si mê chấp thật, không dừng nghỉ (lỗi tương tục) từ vô thủy.
10. Như gương sáng Ma Ni,
Hiện ra nhiều sắc tướng.
Thật thì chẳng có gì,
Tất cả tánh hiển hiện.
Cảnh mộng huyễn cũng thế,
Mỗi mỗi sắc tướng hiện,
Đều chẳng thật như vậy.
Ví như gương sáng hoặc ngọc Ma Ni hiện nhiều sắc tướng, nhưng thật ra ngọc chẳng có sắc tướng nào, vì tất cả là do tính hiển hiện của ngọc, cảnh tướng mộng huyển cũng vậy, tất cả đều chẳng thật.
Nói kệ xong, Đức Phật lại giảng thêm rằng: Như Lai thuyết pháp lìa có lia không, lìa cũng có cũng không, lìa cũng không phải có cũng không phải không (lìa tứ cú), lià một và khác, giống và chẳng giống, thường và đoạn. Lià kiến lập và phủ nhận, phân biệt kết tập, chân đế duyên khởi, đạo diệt giải thoát... Sự thuyết pháp của Ngài lấy đó làm gốc gồm: Chẳng phải tính (phi tánh), chẳng phải tự tại, chẳng phải vô nhân, chẳng phải vi trần, chẳng phải thời gian, chẳng phải tâm (tự tánh) liên tục mà vì chúng sinh thuyết pháp. Hơn nữa, vì tẩy sạch các chướng ngại của buồn khổ (phiền não chướng) và các cái biết học đưọc từ vô thủy tới giờ (sở tri chướng). Ví như thương chủ vì dẫn chúng đến nơi an toàn (bảo sở), Ngài theo thứ lớp kiến lập một trăm lẻ tám câu phá chấp, không dính mắc (Vô sở hữu) này, nên phá các chướng ngại gây buồn phiền của ba cõi (khéo phân biệt Tam thừa) và phá các chướng ngại do học được từ vô thủy tới nay để tiến lên giải thoát (khéo phân biệt tướng Thập Địa).