- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
Ngài nói tiếp: “- Còn các thức kia thì có sanh có diệt, nơi ý thức niệm niệm tạo cái nhân vọng tưởng chẳng thật, chấp lấy các cảnh giới đủ thứ hình xứ danh tướng, chẳng biết sắc tướng do tự tâm sở hiện, chẳng lìa khổ vui, chẳng đến giải thoát, bị danh tướng trói buộc, tham sanh rồi sanh tham. Nếu nhân duyên các căn nhiếp thọ diệt thì tương tục chẳng sanh, nếu lìa tự tâm vọng tưởng, chẳng thọ khổ vui, hoặc nhập Diệt Tận Định, hoặc nhập Cõi Tứ 'Thiền, hoặc khéo tu Chân Đế giải thoát, chỉ chứng lý Thiên Không (3), người tu cho là giải thoát, ham trụ Niết Bàn, chẳng lìa chẳng chuyển, gọi là “Như Lai Tạng Thức Tạng”.
Nghĩa là còn sáu Thức đầu là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức thì đều sinh diệt, nơi Ý thức (Thức thứ sáu) niệm niệm tạo cái nhân vọng tưởng chẳng thật. Ý thức chấp lấy các cảnh giới đủ thứ hình dạng nơi chốn danh tướng, mà chẳng biết sắc tướng do tự tâm hiện, nên chẳng lìa được khổ vui, chẳng đạt được giải thoát, vì bị danh tướng trói buộc, tham sinh rồi sinh tham. Nếu nhân duyên các căn thu nhận (nhiếp thọ) diệt thì tương tục chẳng sinh, nếu lìa tự tâm vọng tưởng, sẽ chẳng thọ khổ vui. Hoặc Tu thiền định diệt tâm thụ tưởng của Ý thức và diệt ngã chấp của Mạt Na (Thức thứ bảy) để đạt định sâu (nhập Diệt Tận Định), hoặc lià tất cả cảnh khổ vui của thế gian (nhập Cõi Tứ Thiền). Hoặc khéo tu nghĩa lý chân thật (Chân Đế) giải thoát, chỉ chứng lý thiên về môt bên Không mà không biết tới lý Bất Không (lý Thiên Không), người tu cho là giải thoát, ham trụ Niết Bàn, chẳng lìa chẳng chuyển, gọi là bản thể tâm thanh tịnh trong Tạng thức (Như Lai Tạng Thức Tạng).
Ngài giảng: “- Ngoại đạo do thức thứ bảy chấp thức thứ tám làm Thần ngã thì lưu chuyển chẳng diệt, do đó các thức phan duyên, chẳng phải cảnh giới tu hành của Thanh Văn, Duyên Giác, vì chẳng giác được Vô Ngã, có tự tướng cộng tướng nhiếp thọ, sanh ấm giới nhập. Nếu thấy tánh Như Lai Tạng thì năm pháp tự tánh và nhân pháp Vô Ngã đều diệt”.
Nghĩa là ngoại đạo do Mạt Na (Thức thứ bảy) chấp A Lại Da (Thức thứ tám) làm linh hồn của ta (Thần ngã) thì sinh tử (lưu chuyển) chẳng ngừng (chẳngdiệt), do đó các thức bám vào cảnh, khởi vọng tưởng, rồi tâm vọng vin theo cảnh (phan duyên), chẳng phải cảnh giới tu hành của Thanh Văn, Duyên Giác. Vì chẳng biết (giác) được Vô Ngã, vì có thu nhận tướng chung, tướng không giới hạn ở tự tướng, mà còn cộng thông với các pháp khác (tự tướng cộng tướng nhiếp thọ). Tất cả sinh ra ba yếu tố hiện hữu tạo thành chúng sinh tương tục do Năm Ấm là Sắc Thụ Tưởng Hành Thức, Sáu căn dính mắc Sáu trần nhập và 18 giới là Sáu căn Sáu trần và Sáu thức (ấm, giới, nhập). Nếu thấy bản thể tâm thanh tịnh (tính Như Lai Tạng) thì tướng, danh, vọng tưởng phân biệt, chánh trí, như như (năm pháp tự tánh) và nhân pháp Vô Ngã đều diệt.
Ngài giảng tiếp: “- Từng Địa thứ lớp tương tục tiến lên, chẳng bị kiến chấp ngoại đạo lay động, ấy gọi là trụ Bồ Tát Bất Động Địa, chứng đắc mười thứ đạo môn an vui của Tam Muội, mà tự nguyện chẳng thọ môn vui của Tam Muội, do huệ giác của Tam Muội sở trì, quán sát Phật Pháp bất khả tư nghì và thật tế hướng lên Tự Giác Thánh Trí, chẳng cùng lối tu hành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo, đắc mười thứ chủng tánh (4) Hiền Thánh, lìa Tam Muội hạnh, vào nơi Như Lai ý sanh thân (5) của Trí thân. Cho nên, Đại Huệ! Đại Bồ Tát muốn cầu thắng tiến, nên tẩy sạch danh tướng Như Lai Tạng và Thức tạng”.
Nghĩa là từng bậc thứ lớp tiến lên, chẳng bị kiến chấp ngoại đạo lay động, đây gọi là trụ Bồ Tát bậc 8 (Bất Động Địa), chứng đắc mười thứ đạo môn an vui trong nhận thức tính Không của cấu trúc vạn vật (Tam Muội), mà tự nguyện chẳng thọ vui nơi nhận thức tính Không của cấu trúc toàn thể vạn vật. Do trí tuệ biết trong hành trì nhân thức tính Không của cấu trúc vạn vật (huệ giác của Tam Muội sở trì), quán sát các Pháp của Phật không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì) và thực hành hướng lên Tự Giác Thánh Trí. Chẳng cùng lối tu hành của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo, đắc mười thứ chủng tánh Hiền Thánh, lìa Tam Muội hạnh, vào nơi được tam muội Như huyễn, có năng lực vào các cõi Phật, ý đi đâu thân đi đó (ý sanh thân) của Trí thân. Vì vậy, Đại Bồ Tát muốn cầu thắng tiến, nên tẩy sạch những danh tướng nhân thiện và bất thiện, bị các thói xấu ác, hư dối xông ướp (huân tập) từ vô thủy (danh tướng Như Lai Tạng và Thức tạng).
Đức Phật dạy: “- Đại Huệ! Nếu chẳng có danh tướng Như Lai Tạng và Thức tạng thì chẳng có sanh diệt, nhưng các bậc phàm phu Hiền Thánh đều có sanh diệt. Người tu hành Tự Giác Thánh Trí chẳng xả phương tiện mà hiện pháp lạc trụ. Đại Huệ! Cái Như Lai Tạng và thức tạng này là do tâm tưởng của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác sở thấy, dù tự tánh thanh tịnh, nhưng bị khách trần che lấp, vẫn thấy bất tịnh, chẳng phải sự thấy của Như Laị. Đại Huệ! Cảnh giới hiện tiền của Như Lai, cũng như xem trái Yêm Ma La trong bàn tay vậy”.
Nghĩa là nếu chẳng có danh tướng nhân thiện và bất thiện, bị các thói xấu ác, hư dối xông ướp từ vô thủy (danh tướng Như Lai Tạng và Thức tạng) thì chẳng có sinh diệt, nhưng các bậc phàm phu Hiền đức đều có sinh diệt. Người tu hành Tự Giác Thánh Trí chẳng xả phương pháp đạt mục đích (phương tiện) mà thỏa mãn vui với pháp tịch tĩnh hiện tiền (hiện pháp lạc trụ). Cái nhân thiện và bất thiện, bị các thói xấu ác, hư dối xông ướp từ vô thủy (Như Lai Tạng và Thức tạng) này là do tâm tưởng của tất cả Thanh Văn, Duyên Giác thấy; dù bản thể tâm (tự tánh) thanh tịnh, nhưng bị khách trần che lấp, vẫn thấy bất tịnh, chẳng phải như sự thấy của Như Lai. Cảnh giới hiện tiền của Như Lai, cũng như xem trái Yêm Ma La rõ ràng trong bàn tay vậy.
Ngài dạy tiếp: “- Đại Huệ! Ta ở nơi nghĩa này dùng thần lực kiến lập, khiến Thắng Man Phu Nhân và chư Bồ Tát trí sáng đầy đủ v.v... diễn thuyết tuyên dương danh tướng Như Lai Tạng với thức tạng, và sự cùng sanh của bảy thứ thức kia. Vì hàng Thanh Văn chấp trước, còn thấy có nhân, pháp Vô Ngã, nên Thắng Man Phu Nhân thừa Phật oai thần thuyết cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa và ngoại đạo. Đối với Như Lai Tạng và thức tạng, chỉ có Phật và bậc Bồ Tát y nghĩa lợi trí có cảnh giới trí huệ này. Cho nên ngươi và các Đại Bồ Tát nơi Như Lai Tạng và Thức tạng nên siêng tu học, chớ nên chỉ nghe biết được cho là đủ”.
Đức Phật ở nơi nghĩa này dùng thần lực kiến lập, khiến Thắng Man Phu Nhân và Chư Bồ Tát trí sáng đầy đủ v.v... diễn thuyết tuyên dương những danh tướng nhân thiện và bất thiện, bị các thói xấu ác, hư dối thấm nhập (xông ướp) từ vô thủy (danh tướng Như Lai Tạng với Thức tạng), và sự cùng sinh của bảy thứ thức đầu. Vì hàng Thanh Văn chấp trước, còn thấy có nhân, pháp Vô Ngã, nên Thắng Man Phu Nhân thừa oai thần của Phật thuyết cảnh giới Như Lai chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa và ngoại đạo. Đối với cái nhân thiện và bất thiện, bị các thói xấu ác, hư dối xông ướp từ vô thủy, chỉ có Phật và bậc Đại Bồ Tát tùy (y) nghĩa lợi trí có cảnh giới trí huệ này; cho nên các bậc Bồ Tát nơi Như Lai Tạng và Thức tạng nên siêng tu học, chớ nên chỉ nghe biết được cho là đủ.
Khi ấy, Đức Phật lập lại nghĩa này bằng kệ với ý:
1. Như Lai Tạng thâm sâu,
Mà cùng với bảy thức,
Sanh hai thứ nhiếp thọ,
Bậc trí nên xa lìa.
Nghĩa là Như Lai Tạng thâm sâu cùng với bảy Thức sinh ra thu nhận (nhiếp thọ) hai thứ khổ vui, mà bậc trí nên xa lìa dứt bỏ.
2. Vô thỉ huân tập khí,
Như tượng hiện tâm gương.
Người quán sát như thật,
Hữu sự như vô sự.
Thói quen (tập khí) xông ướp (huân tập) từ Vô thủy như cảnh (tượng) hiện trong gương tâm, nếu quán sát chân thật thì sự việc có cũng giống như không.
3. Kẻ ngu quán mặt trăng,
Quán chỉ chẳng quán trăng.
Chấp trước theo văn tự.
Chẳng thấy nghĩa chân thật.
Kẻ ngu quán tay chỉ mặt trăng, chỉ thấy ngón tay (chỉ) chẳng thấy trăng; cũng như thế, người chấp lời nói văn tự chẳng thấy nghĩa chân thật.
3. Tâm làm nghề ảo thuật,
Ý là người giúp nghề.
Ngũ thức bạn diễn viên,
Vọng tưởng là khán giả.
Tâm là kẻ chuyên môn làm nghề ảo thuật, Ý là người cho ý kiến, năm thức đầu là các diễn viên, vọng tưởng chính là khán giả thưởng thức vỗ tay.
MỤC 5:
NĂM PHÁP TỰ TÁNH THỨC:
(Còn tiếp)