- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
MỤC 5:
NHẤT HAY DỊ, ĐỒNG
HAY CHẲNG ĐỒNG:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Cúi xin Thế Tôn thuyết những pháp: Nhất hay dị, đồng hay chẳng đồng, hữu và vô, hay chẳng hữu chẳng vô, thường hay vô thường, chỗ chẳng hành của tất cả ngoại đạo, là chổ hành của Tự Giác Thánh Trí, lìa vọng tưởng tự tướng cộng tướng, vào Đệ Nhất Nghĩa chân thật. Các địa tương tục, dần dần tiến lên, đến chỗ tướng cùng tột thanh tịnh, liền vào tướng địa của Như Lai, chẳng mở mang bản nguyện; ví như hạt châu Ma Ni có nhiều hình sắc cảnh giới vô biên tướng hạnh, nay chỉ hiện tượng bộ phận trong tự tâm, nơi tất cả các pháp, nếu con và các vị Đại Bồ Tát, lìa kiến chấp tự tướng cộng tướng của vọng tưởng tự tánh như trên, sẽ chứng được Vô Thượng Bồ Đề, khiến tất cả chúng sanh đầy đủ sung mãn tất cả an lạc.
Phật bảo Đại Huệ:
- Lành thay! Lành thay! Ông khéo hỏi ta các nghĩa như thế, là thương mến tất cả chư Thiên, người đời, khiến họ được nhiều an lạc và nhiều lợi ích. Đại Huệ! hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ông phân biệt giải thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Lành thay! Thế Tôn, con xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Phàm phu ngu si, chẳng biết tâm lượng (1), chấp lấy tánh trong ngoài, dựa theo vọng tưởng chấp trước nhất, dị, đồng, và chẳng đồng, hữu và vô, và phi hữu phi vô, thường và vô thường v.v... làm nhân, huân tập tự tánh, ví như bày nai khát nước, thấy dương diệm tưởng là nước, mê hoặc đuổi theo mà không biết chẳng phải nước. Phàm phu cũng thế, do vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ sở huân tập mà bị tam độc (2) đốt tâm, ham cảnh giới sắc, thấy sanh, trụ, diệt, chấp tánh trong ngoài, nên đọa nơi vọng kiến nhiếp thọ (3), sanh ra tư tưởng nhất, dị, đồng, chẳng đồng, hữu, vô, phi hữu phi vô, thường và vô thường v. v...
Như thành Càn Thát Bà vốn chẳng phải thành, mà phàm phu vô trí lại cho là có thành thiệt, ấy là do tập khí chấp trước từ vô thỉ mà hiện tướng, thật ra chẳng phải có thành, cũng chẳng phải không có thành. Như thế, ngoại đạo do tập khí chấp trước hư ngụy từ vô thỉ, mà nương theo kiến chấp nhất, dị, đồng, chẳng đồng... chẳng khéo liễu tri tự tâm hiện lượng. Ví như có người nằm mơ, thấy nam nữ, voi ngựa xe cộ, thành ấp, vườn rừng, núi sông, ao hồ, đủ thứ trang nghiêm, tự thân thọ dụng trong đó, sau khi thức rồi vẫn còn tưởng nhớ. Đại Huệ! Ý ông thế nào? Người ấy tưởng nhớ việc mộng trước kia mãi mãi chẳng bỏ như thế, là có trí huệ chăng?
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Không ạ, Thế Tôn!
Phật bảo Đại Huệ:
- Phàm phu như thế, chẳng biết tánh do tự tâm hiện như mộng huyễn, nương nơi kiến chấp nhất, dị, đồng, chẳng đồng v.v... Ví như bức tranh vốn chẳng cao thấp mà phàm phu cho là có cao thấp, vì bị ác kiến ăn nuốt, hoặc chấp trí huệ của ngoại đạo. Như thế, từ ngoại đạo xưa cho đến ngoại đạo đời vị lai, tập khí ác kiến sung mãn, do đó tự hoại hoại tha (4). Ngoại đạo cũng lập luận Vô Sinh, mà lọt vào ác kiến, phỉ báng nhân quả, cũng nói là vô, lại nhổ gốc thiện căn, hoại nhân thanh tịnh. Họ đọa vào kiến chấp tự sinh, tha sinh, cộng sinh và tư tưởng hữu vô, chìm nơi kiến lập và phỉ báng, do ác kiến này nên đọa địa ngục.
- Ví như mắt nhặm, thấy có hoa đốm mà nói với chúng rằng: ''Các ngươi xem đây, ấy là hoa đốm, cứu cánh Phi tánh Phi vô tánh, thấy như chẳng thấy"; vì ngoại đạo này vọng sinh hy vọng, dựa theo kiến chấp nhất, dị, đồng hay chẳng đồng v.v... mà phỉ báng chính pháp, tự đọa và khiến người khác đọa theo.
- Ví như vòng lửa chẳng phải vòng mà phàm phu tưởng là vòng, ngoại đạo ác kiến hy vọng như thế, do đó tất cả tánh sinh. Ví như bọt nước giống như hạt châu Ma Ni, phàm phu Thanh văn chẳng có trí huệ lại tưởng là châu Ma Ni, và phi châu Ma Ni, chấp trước đuổi theo. Nhưng bọt nước kia chẳng phải châu Ma Ni, chẳng phải lấy hay chẳng lấy. Chỉ vì ác kiến của ngoại đạo do tập khí huân tập như thế, ở nơi Vô Sở Hữu mà nói có sự sinh, do duyên theo hữu lại nói có sự diệt.
GIẢI NGHĨA:
(1) Tâm Lượng: Là tâm đo lường, so đo phân biệt, chỉ số lượng của tâm, vì bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, chẳng có số lượng, nên nói “Chẳng biết Tâm Lượng”.
(2) Tam độc: Là tham, sân, si.
(3) Nhiếp thọ: Thu nhận
(4) Tự hoại hoại tha: Tự hại mình và hại người khác.
Mục 5, Quyển 2 này, Bồ Tát Đại Huệ thỉnh Phật giảng về một (Nhất) hay khác (dị), giống (đồng) hay chẳng giống (chẳng đồng), có (hữu) và không (vô), chẳng có hay chẳng không (chẳng hữu hay chẳng vô), thường hay đoạn (thường hay vô thường), chỗ chẳng hành của tất cả ngoại đạo là chổ hành của Tự Giác Thánh Trí để đưa đến Chân Như. Đức Phật giảng đại ý: Phàm phu ngu si, chẳng biết do so đo phân biệt của tâm (tâm lượng), chấp tính trong ngoài, dựa theo vọng tưởng chấp thật một và khác, giống và chẳng giống, có và không, chẳng có và chẳng không, v.v... làm nhân huân tập bản thể tâm (tự tánh).
Ngài ví dụ như đàn nai khát nước, thấy ánh mặt trời chiếu trong không khí sáng chói óng ánh tưởng là nước, mê mờ đuổi theo mà không biết chẳng phải nước. Phàm phu cũng thế, do vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy huân tập sinh tham sân si đốt tâm, ham cảnh giới vật chất (sắc), thấy sinh ra (sinh), sống (trụ), rồi chết đi (diệt), chấp những thứ bên trong và bên ngoài thân thể (chấp tánh trong ngoài), chấp chặt nơi vọng thấy rồi thu nhận lấy (nhiếp thọ), sinh ra tư tưởng một và khác, giống và chẳng giống, có và không, chẳng có và chẳng không, thường và vô thường v.v...
Ngài nói ví dụ khác như thành Càn Thát Bà vốn chẳng phải thành, mà phàm phu không hiểu biết lại cho là có thành thật, đây là do thói quen chấp thật từ lâu đời (tập khí chấp trước từ vô thỉ) mà hiện tướng, thật ra chẳng phải có thành, cũng chẳng phải không có thành. Như thế, ngoại đạo do thói quen chấp thật hư ngụy từ vô thủy, mà nương theo kiến chấp, chẳng khéo hiểu biết, đó là đo lường phân biệt sai lầm của tri thức (liễu tri tự tâm hiện lượng). Phàm phu chẳng biết tính do tâm hiện như mộng huyển, do thói quen sai lầm (ác kiến) ngày càng mạnh mẽ; nên đã tự phỉ báng nhân quả, nhổ gốc thiện căn và hủy hoại nhân thanh tịnh. Họ chấp chặt sự tự sinh, sinh ra cái khác, cộng sinh và tư tưởng có không, chìm sâu vào kiến lập mà nói có sự sinh, do duyên có mà nói có sự diệt; vì cái chấp sai này mà bị đọa vậy.
Ngài dùng ví dụ với người mắt nhặm thấy có hoa đốm rồi nói với các người khác rằng: ''Các ông xem đây là hoa đốm, kết qủa (cứu cánh) chẳng phải tính hay chẳng chẳng tính (Phi tánh Phi vô tánh), thấy cũng như chẳng thấy"; vì ngoại đạo này vọng sinh niềm tin (hy vọng), dựa theo kiến chấp một và khác, giống và chẳng giống, có và không, chẳng có và chẳng không, thường và đoạn v.v... mà sinh ra phỉ báng chính pháp, tự đọa và khiến người khác đọa theo.
Ngài lại cho ví dụ ngọn đuốc quay tròn thành vòng lửa chẳng phải vòng mà phàm phu tưởng là vòng, ngoại đạo ác kiến tin như thế. Hoặc ví như bọt nước giống như hạt châu Ma Ni, phàm phu lại tưởng là châu Ma Ni mà chẳng phải châu Ma Ni, do chấp thật đuổi theo. Nhưng bọt nước kia chẳng phải châu Ma Ni, chỉ vì thấy sai (ác kiến) do thói quen huân tập như thế, ở nơi Không (Vô Sở Hữu) mà nói Có sự sinh, do duyên theo Có nên nói Không (có sự diệt).
MỤC 6:
(Còn tiếp)