- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
4). HAI THỨ TƯỚNG PHÂN BIỆT:
- Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ tướng phân biệt, ấy là: Chấp tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt và tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng của tự tánh.
1. CHẤP TƯỚNG ĐẮC TỰ GIÁC THÁNH SAI BIỆT:
- Thế nào là tướng "Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt"?
Ấy là cảnh giới Chân Đế (1), vô thường, khổ, không, vô ngã, lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, ngoài bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch lặng; tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muội đạo quả. Nhưng chánh thọ (2) giải thoát ấy chẳng lìa tập khí biến dịch sanh tử bất tư nghì, đắc tự giác Thánh, ham trụ thừa Thanh Văn, ấy gọi là tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Thanh Văn.
- Đại Huệ! Ham trụ Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Đại Bồ Tát, chẳng phải ham pháp môn diệt và ham chánh định, chỉ vì thương xót chúng sanh, và theo đúng bản nguyện mà không thủ chứng.
2. SO SÁNH CHẤP TÁNH
VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH:
- Đại Huệ! Thế nào là so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn? Ấy là đại chủng xanh, vàng, đỏ, trắng, địa, thủy, hỏa, phong, chẳng do tạo tác mà sinh tự tướng, cộng tướng, chỉ là cái phương tiện của Phật thuyết; người Thanh Văn do đó khởi tự tánh vọng tưởng, Đại Bồ Tát đối với pháp ấy nên biết nên xả, liền nhập pháp Vô Ngã tướng và diệt nhân Vô Ngã tướng, lần lượt tiến đến chư Địa, ấy gọi là tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn.
GIẢI NGHĨA:
(1) Chân đế: S: paramārtha-satya: Chân lí tuyệt đối, chỉ nghĩa lí chân thật, không hư dối; ngược lại với Chân lí quy ước là chân lí tục đế tương đối (s: saṃvṛti-satya). Giáo pháp giác ngộ tối thượng của Phật hay cái thực không hư vọng vốn có, đối lại với thế đế (tục đế) của phàm phu, chỉ biết hình tướng bên ngoài chứ không phải là chân lý.
(2) Chánh thọ (Chính thụ): Phạn, Pàli: Samàpatti. Dịch âm là Tam Ma Bát Đề, dịch ý là Đẳng chí, Chính định hiện tiền, là trạng thái xa lìa tà tưởng mà lãnh thụ cái cảnh (đối tượng) chính lúc đang duyên theo. Cũng tức là khi vào định, dùng sức định khiến cho thân, tâm lãnh thụ tướng an hòa bình đẳng; lại nữa, định tâm mà lìa tà loạn gọi là chính, không nghĩ không tưởng mà nhận pháp ở nơi tâm gọi là thụ, cũng như tấm gương vô tâm mà ảnh hiện mọi vật vậy. Quán Kinh Huyền Nghĩa Phận nói: Chính thụ có nghĩa là tâm tưởng đều bặt, suy tư mất hết, tam muội tương ứng, gọi là chính thụ; cũng có thuyết bảo Chính thụ là tên gọi khác của Tam muội.
Đoạn 4, Mục 3, Quyển 1 này, Đức Phật giảng rằng: Có hai thứ tướng phân biệt là: Chấp Tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt và So Sánh Chấp Trước Tánh Vọng Tưởng Của Tự Tánh như sau:
1. CHẤP TƯỚNG ĐẮC TỰ
GIÁC THÁNH SAI BIỆT:
Thế nào là tướng "Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt"?
Đức Phật giảng: “Ấy là cảnh giới Chân Đế (1), vô thường, khổ, không, vô ngã, lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, ngoài bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch lặng; tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muội đạo quả. Nhưng chánh thọ (2) giải thoát ấy chẳng lìa tập khí biến dịch sanh tử bất tư nghì, đắc tự giác Thánh, ham trụ thừa Thanh Văn, ấy gọi là tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Thanh Văn”.
Nghĩa là cảnh giới chân lý tuyệt đối (Chân Đế), tất cả là vô thường, khổ, không, vô ngã; lìa dục cho tới khi được tịch tĩnh; dứt hẳn ba yếu tố hiện hữu tạo thành chúng sinh (Ấm: 5 ấm, Nhập: 12 nhập, Giới: 18 giới). Lià các tướng không giới hạn ở tâm, mà còn lià cộng thông với các pháp khác (tự cộng tướng), chẳng có (ngoài) bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch tĩnh trong lặng; tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muội đạo quả. Nhưng tâm tưởng đều bặt, suy tư đều mất, tam muội tương ứng (chánh thọ) giải thoát ấy chẳng lìa tập khí biến dịch sinh tử không thể nghĩ bàn (bất tư nghì); khi đắc tự giác Thánh, lại ham ưa trong ấy, gọi là “Tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của hàng Thanh Văn”.
Ngài giảng tiếp: “- Đại Huệ! Ham trụ Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Đại Bồ Tát, chẳng phải ham pháp môn diệt và ham chánh định, chỉ vì thương xót chúng sanh, và theo đúng bản nguyện mà không thủ chứng”. Nghĩa là hàng Bồ Tát vì theo bản nguyện thương sót cứu giúp chúng sinh mà không trụ nơi chứng đạt như hàng Thanh Văn.
2. SO SÁNH CHẤP TÁNH
VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH:
Thế nào là so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn?
Đức Phật giảng: “Đây là đại chủng xanh, vàng, đỏ, trắng, địa, thủy, hỏa, phong, chẳng do tạo tác mà sinh tự tướng, cộng tướng, chỉ là cái phương tiện của Phật thuyết; người Thanh Văn do đó khởi tự tánh vọng tưởng, Đại Bồ Tát đối với pháp ấy nên biết nên xả, liền nhập pháp Vô Ngã tướng và diệt nhân Vô Ngã tướng, lần lượt tiến đến chư Địa, ấy gọi là tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn”.
Nghĩa là gốc của tất cả hình dạng sắc tướng (đại chủng xanh, vàng, đỏ, trắng), và Tứ đại (đất, nước, lửa, gió), chẳng do tạo tác mà sinh tướng riêng (tự tướng), tướng chung (cộng tướng), mà hàng Thanh Văn sinh tâm vọng chấp (khởi tự tánh vọng tưởng). Còn hàng Bồ Tát đối với pháp này biết nên xả, liền nhập Pháp Vô Ngã tướng và diệt Nhân Vô Ngã tướng, lần lượt tiến đến các bậc Bồ Tát (Chư Địa); đây gọi là “tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn”.
5). BẤT TƯ NGHÌ CỦA
ĐỆ NHẤT THÁNH TRÍ:
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới thường (1) bất tư nghì của Đệ Nhất Thánh Trí và cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa (2), chẳng phải những ngoại đạo sở thuyết nhân duyên thường bất tư nghì (3) ư?
1- CẢNH GIỚI THƯỜNG BẤT TƯ
NGHÌ CỦA ĐỆ NHẤT THÁNH TRÍ:
Phật bảo Đại Huệ:
- Chẳng phải nhân duyên đắc thường bất tư nghì của ngoại đạo; tại sao? Thường bất tư nghì của những ngoại đạo, chẳng do tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì chẳng do tự tướng thành thì cớ sao được hiển hiện thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy.
- Đại Huệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướng nhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh (4), nên đắc tướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất Nghĩa Trí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vô tác (5), Niết Bàn (6) tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường, chẳng do tạo tác thành thường; như thế, chẳng đồng với định luận thường bất tư nghì của ngoại đạo.
- Đại Huệ! Thường bất tư nghì này do Chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí, cần phải tu học.
- Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo chẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳng phải cái nhân của sức tướng tự thành; lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo có sở tác, tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho là thường.
GIẢI NGHĨA:
(1) Thường: Bất diệt, vĩnh viễn, thường hằng, đối lại là đoạn diệt.
(2) Đệ nhất nghĩa: S: paramārtha-satya; cũng được gọi là Thánh đế đệ nhất nghĩa, Chân đế, Chân lí cao nhất, Chân lí tuyệt đối; hay Đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là Thắng nghĩa, Chân thật nghĩa, là chân lý rốt ráo, dựa vào trí tuệ viên mãn của bậc giác ngộ, phân biệt với Đệ nhị nghĩa hay Thế đế, Tục đế, là chân lý tương đối.
(3) Bất tư nghị: Không thể hiểu được, siêu việt mọi suy nghĩ nhận thức. Vượt ra ngoài sự diễn tả bằng ngôn ngữ (s: acintya, atarkika), những điều không thể hiểu được hoặc không thể suy nghĩ được.
(4) Tánh phi tánh: Tánh: Một bản chất chủ yếu của mọi vật, thường tương đương với khái niệm Tự tính (s: svabhāva; p: sabhāva); đặc biệt trong Phật giáo Bắc truyền (Đại thừa), thường cho ý niệm của một bản tính cố hữu là một nhận thức sai lầm, nên nói tánh phi tánh.
(5) Tác: Có các nghĩa: Tạo ra, sáng tạo, làm, kiến lập.
(6) Niết-bàn: Xin xem giải nghĩa 12, Mục Tán Thán Phật ở trên,
Tiểu đoạn 1, Đoạn 5, Mục 3, Quyển 1, Bồ Tát Đại Huệ thắc mắc hỏi Phật đại ý rằng: “Thế Tôn thuyết cảnh giới thường hằng không thể nghĩ bàn của Phật Trí và cảnh giới chân lí tuyệt đối; những ngoại đạo thuyết về nhân duyên thường hằng bất tư nghì cũng vậy hay sao?”
Đức Phật giảng rằng: “- Chẳng phải nhân duyên đắc thường bất tư nghì của ngoại đạo; tại sao? Thường bất tư nghì của những ngoại đạo, chẳng do tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì chẳng do tự tướng thành thì cớ sao được hiển hiện thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy”.
Nghĩa là cảnh giới thường hằng không thể nghĩ bàn của Trí Phật là cảnh giới chân lí tuyệt đối chẳng phải là nhân duyên đắc thường hằng không thễ nghĩ bàn của ngoại đạo; tại sao? Vì thường bất tư nghì của những ngoại đạo chẳng do bản thể của tướng (tự tướng) thành. Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy.
Ngài giảng tiếp: “- Đại Huệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướng nhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh (4), nên đắc tướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất Nghĩa Trí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vô tác (5), Niết Bàn (6) tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường, chẳng do tạo tác thành thường; như thế, chẳng đồng với định luận thường bất tư nghì của ngoại đạo”.
Nghĩa là Đức Phật nói Đệ Nhất Nghĩa thường không thể nghĩ bàn (bất tư nghì) là tướng do nguyên nhân thành Đệ Nhất Nghĩa lìa ý niệm nhận thức sai lầm của vọng tưởng tự tính (tánh phi tánh), nên được biết hình dạng (đắc tướng tự giác) mà thực ra không có hình dạng (vô tướng). Cái nhân của Trí Phật (Đệ Nhất Nghĩa Trí) là vì có cái nhân lìa ý niệm nhận thức của vọng tưởng, ví như hư không chẳng làm gì cả (vô tác), như Niết Bàn tịch diệt, nên chính pháp này tự nó thường hằng, chẳng do tạo tác thành thường. Như thế, chẳng giống với luận thuyết quyết định “thường bất tư nghì của ngoại đạo” vì do tạo tác thành vậy.
Do đó Ngài dạy: “- Đại Huệ! Thường bất tư nghì này do Chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí, cần phải tu học. Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo chẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳng phải cái nhân của sức tướng tự thành; lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo có sở tác, tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho là thường”.
Nghĩa là thường hằng không thể nghĩ bàn (Thường bất tư nghì) do Chư Phật chứng đạt Chân thật Trí, cần phải học hành. Còn pháp thường hằng không thể nghĩ bàn của ngoại đạo chẳng có tính thường hằng, vì có cái nhân của tướng khác biệt, có nơi chỗ tạo tác, có ý niệm bản tính cố hữu là một nhận thức sai lầm về vô thường, lại chấp cho là thường hằng.
2. NHÂN DUYÊN THƯỜNG BẤT
TƯ NGHÌ CỦA NGOẠI ĐẠO
(Còn tiếp)