- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
108 CÂU NHỊ KIẾN:
Ta nói ông lắng nghe,
Trăm lẻ tám câu này,
Như lời Chư Phật nói,
Phật tử khéo lắng nghe:
Thấy sinh - thấy chẳng sinh (Sinh kiến - bất sinh kiến), thấy thường hằng - thấy chẳng thường hằng (thường kiến - vô thường kiến), thấy dừng lại - thấy chẳng dừng lại (trụ dị kiến - phi trụ dị kiến), thấy trong chớp nhoáng - thấy chẳng phải trong chớp nhoáng (sát na kiến - phi sát na kiến), thấy lià tự tánh - thấy chẳng lià tự tánh (ly tự tính kiến - phi ly tự tính kiến), thấy trống không - thấy chẳng trống không (không kiến - bất không kiến), thấy đoạn diệt - thấy chẳng đoạn diệt (đoạn kiến - phi đoạn kiến), thấy tâm - thấy chẳng tâm (tâm kiến - phi tâm kiến), thấy một bên - thấy chẳng một bên (biên kiến -phi biên kiến), thấy ở giữa - thấy chẳng ở giữa (trung kiến - phi trung kiến), thấy biến đổi - thấy chẳng biến đổi (biến kiến - phi biến kiến), thấy do duyên - thấy chẳng do duyên (duyên kiến - phi duyên kiến), thấy do nhân - thấy chẳng do nhân (nhân kiến - phi nhân kiến), thấy buồn rầu - thấy chẳng buồn rầu (phiền não kiến - phi phiền não kiến), thấy yêu thương - thấy chẳng yêu thương (ái kiến - phi ái kiến), thấy là phương tiện- thấy chẳng phải là phương tiện (phương tiện kiến - phi phương tiện kiến), thấy khéo giỏi - thấy chẳng khéo giỏi (xảo kiến - phi xảo kiến), thấy thanh tịnh - thấy chẳng thanh tịnh (tịnh kiến - phi tịnh kiến), thấy thích hợp - thấy chẳng thích hợp (tương ưng kiến - phi tương ưng kiến), thấy ví dụ - thấy chẳng phải ví dụ (thí dụ kiến - phi thí dụ kiến), thấy học trò - thấy chẳng là học trò (đệ tử kiến - phi đệ tử kiến), thấy thầy - thấy chẳng là thầy (sư kiến - phi sư kiến), thấy tánh - thấy chẳng là tánh (tính kiến - phi tính kiến), thấy xe - thấy chẳng là xe (thừa kiến - phi thừa kiến), thấy tịch tịnh - thấy chẳng phải tịch tịnh (tịch tịnh kiến - phi tịch tịnh kiến), thấy nguyện - thấy chẳng phải nguyện (nguyện kiến - phi nguyện kiến), thấy ba lần chuyển - thấy chẳng phải ba lần chuyển (tam luân kiến - phi tam luân kiến), thấy có tuớng - thấy chẳng có tướng (tướng kiến - vô tướng kiến), thấy thành lập có không- thấy chẳng thành lập có không (hữu vô lập kiến - phi hữu vô lập kiến), thấy có hai - thấy chẳng có hai (hữu nhị kiến - vô nhị kiến), thấy Thánh duyên trong thân - thấy chẳng Thánh duyên trong thân (duyên nội thân Thánh kiến - phi duyên nội thân Thánh kiến), thấy vui thể hiện pháp - thấy chẳng vui thể hiện pháp (hiện pháp lạc kiến - phi hiện pháp lạc kiến),
thấy đất nước - thấy chẳng phải đất nước (quốc thổ kiến - phi quốc thổ kiến), thấy bụi - thấy chẳng phải bụi (vi trần kiến - phi vi trần kiến), thấy nước - thấy chẳng phải nước (thủy kiến - phi thủy kiến), thấy cung kính - thấy chẳng cung kính (cung kiến - phi cung kiến), thấy đất nước gió lửa - thấy chẳng phải đất nước gió lửa (tứ đại kiến - phi tứ đại kiến), thấy số mệnh - thấy chẳng phải số mệnh (số kiến -phi số kiến), thấy thông suốt - thấy chẳng phải thông suốt (thông kiến - phi thông kiến), thấy không thực - thấy chẳng phải không thật (hư vọng kiến - phi hư vọng kiến), thấy mây - thấy chẳng phải mây (vân kiến - phi vân kiến), thấy khéo léo - thấy chẳng khéo léo (công xảo kiến - phi công xảo kiến), thấy nơi văn minh - thấy nơi chẳng văn minh (minh xứ kiến - phi minh xứ kiến), thấy gió - thấy chẳng phải gió (phong kiến - phi phong kiến), thấy đất - thấy chẳng phải đất (địa kiến - phi địa kiến), thấy tâm - thấy chẳng phải tâm (tâm kiến - phi tâm kiến), thấy tên giả - thấy chẳng phải tên giả (giả danh kiến - phi giả danh kiến), thấy tự tính - thấy chẳng phải tự tính (tự tính kiến - phi tự tính kiến),
thấy che đậy - thấy chẳng che đậy (ấm kiến - phi ấm kiến), thấy chúng sinh - thấy chẳng phải chúng sinh (chúng sinh kiến - phi chúng sinh kiến), thấy thông minh - thấy chẳng thông minh (trí kiến - phi trí kiến), thấy Niết bàn - thấy không phải Niết bàn (Niết bàn kiến - phi Niết bàn kiến), thấy cảnh giới - thấy không phải cảnh giới (cảnh giới kiến - phi cảnh giới kiến), thấy ngoại đạo - thấy không phải ngoại đạo (ngoại đạo kiến - phi ngoại đạo kiến), thấy lộn xộn - thấy không lộn xộn (loạn kiến - phi loạn kiến), thấy mê ảo - thấy không mê ảo (huyển kiến - phi huyển kiến), thấy ngủ mê - thấy không ngủ mê (mộng kiến - phi mộng kiến), thấy mặt trời nóng - thấy mặt trời không nóng (dương viêm kiến - phi dương viêm kiến), thấy hình trạng - thấy chẳng phải hình trạng (tượng kiến - phi tượng kiến), thấy bánh xe - thấy chẳng phải bánh xe (luân kiến - phi luân kiến), thấy Thần nhạc - thấy chẳng phải Thần nhạc (kiền thát bà kiến - phi kiền thát bà kiến), thấy chư Thiên - thấy chẳng phải chư Thiên (thiên kiến - phi thiên kiến), thấy thức ăn - thấy chẳng phải thức ăn (ẩm thực kiến - phi ẩm thực kiến), thấy dâm dục - thấy chẳng dâm dục (dâm dục kiến - phi dâm dục kiến),thấy kiến tính - thấy chẳng kiến tính (kiến kiến - phi kiến kiến), thấy sang bờ bên kia - thấy chẳng sang bờ bên kia (Ba la mật kiến - phi Ba la mật kiến), thấy giới - thấy chẳng giới (giới kiến - phi giới kiến), thấy mặt trời mặt trăng tinh tú - thấy chẳng phải mặt trời mặt trăng tinh tú (nhật nguyệt tinh tú kiến - phi nhật nguyệt tinh tú kiến), thấy Thượng đế - thấy chẳng phải Thượng đế (đế kiến - phi đế kiến), thấy kết cuộc - thấy chẳng kết cuộc (quả kiến - phi quả kiến), thấy đoạn diệt - thấy chẳng đoạn diệt (diệt kiến - phi diệt kiến), thấy khởi diệt tận định - thấy chẳng khởi diệt tận định (khởi diệt tận định kiến - phi khởi diệt tận định kiến), thấy sửa sang - thấy chẳng sửa sang (trị kiến - phi trị kiến), thấy tướng - thấy chẳng phải tướng (tướng kiến - phi tướng kiến),
thấy chống chỏi chia rẽ - thấy chẳng chống chỏi chia rẽ (chi kiến - phi chi kiến), thấy trí tuệ siêu phàm - thấy trí tuệ chẳng siêu phàm (xảo minh kiến - phi xảo minh kiến), thấy thiền - thấy chẳng thiền (thiền kiến - phi thiền kiến), thấy u mê - thấy không u mê (mê kiến - phi mê kiến), thấy rõ ràng - thấy không rõ ràng (hiện kiến - phi hiện kiến), thấy giúp đỡ che chở - thấy không giúp đỡ che chở (hộ kiến - phi hộ kiến), thấy thân tộc tính - thấy chẳng thân tộc tính (tộc tính kiến - phi tộc tính kiến), thấy người xưa - thấy chẳng phải người xưa (tiên nhân kiến - phi tiên nhân kiến), thấy vua - thấy chẳng phải vua (vương kiến - phi vương kiến), thấy bắt giữ - thấy không bắt giữ (bổ thủ kiến - phi bổ thủ kiến), thấy sự thật - thấy không sự thật (thật kiến - phi thật kiến), thấy ghi chép - thấy chẳng ghi chép (ký kiến - phi ký kiến), thấy dứt hết căn lành - thấy chẳng phải dứt căn lành (nhất xiển đề kiến - phi nhất xiển đề kiến), thấy trai mgái - thấy chẳng trai gái (nam nữ kiến - phi nam nữ kiến), thấy vị - thấy chẳng phải vị (vị kiến - phi vị kiến),
thấy làm - thấy chẳng làm (tác kiến - phi tác kiến), thấy thân - thấy chẳng phải thân (thân kiến - phi thân kiến), thấy biết - thấy chẳng biết (giác kiến - phi giác kiến), thấy động – thấy chẳng động (động kiến - phi động kiến), thấy cội gốc - thấy chẳng cội gốc (căn kiến - phi căn kiến), thấy có tinh diệu - thấy chẳng có tinh diệu (hữu vi kiến - phi hữu vi kiến), thấy nhân qủa - thấy chẳng nhân qủa (nhân quả kiến - phi nhân quả kiến), thấy cõi sắc cứu cánh - thấy chẳng phải cõi sắc cứu cánh (sắc cứu cánh kiến - phi sắc cứu cánh kiến), thấy đúng thời - thấy chẳng đúng thời (thời kiến - phi thời kiến),
thấy rừng già - thấy chẳng phải rừng già (thọ lâm kiến - phi thọ lâm kiến),
thấy hạt giống - thấy chẳng phải hạt giống (chủng chủng kiến - phi chủng chủng kiến), thấy nói ra - thấy chẳng phải nói ra (thuyết kiến - phi thuyết kiến), thấy người tu - thấy không phải người tu (Tỳ kheo kiến - phi Tỳ kheo kiến), thấy người tu nữ - thấy chẳng phải người tu nữ (Tỳ kheo ni kiến - phi Tỳ kheo ni kiến), thấy vị trụ trì - thấy chẳng phải vị trụ trì (trụ trì kiến - phi trụ trì kiến), thấy chùa - thấy chẳng phải chùa (tự kiến - phi tự kiến).
Này Đại Tuệ! Một trăm linh tám kiến này, Chư Phật đời quá khứ đã nói, Ông và các Bồ tát phải học như vậy.
<![if !supportLineBreakNewLine]>
<![endif]>
GIẢI NGHĨA:
Tất cả pháp thế gian, cho đến pháp của người tu hành (xuất thế gian), lời nói diễn tả được đều nằm trong tương đối, từ bắt đầu: “Thấy sinh, thấy chẳng sinh” cho đến: “Thấy chùa, thấy chẳng phải chùa” cuối cùng của 108 câu thấy hai bên (Nhị Kiến), hai kiến giải nêu trên, thật ra chẳng thể kể hết. Mà tất cả những câu thấy hai bên như thế đều nằm trong Bốn câu (Tứ cú), như câu của thấy “SINH” là:
Câu thứ nhất là thấy Sinh,
Câu thứ hai là thấy Không Sinh,
Câu thứ ba là cũng thấy Sinh cũng thấy Không Sinh,
Câu thứ tư là cũng thấy chẳng SINH cũng thấy chẳng Không Sinh.
Câu thấy “THƯỜNG HẰNG” cũng vậy:
Câu thứ nhất là thấy Thường Hằng,
Câu thứ hai là thấy Không Thường Hằng,
Câu thứ ba cũng thấy Thường cũng thấy Không Thường,
Câu thứ tư cũng thấy chẳng Thường Hằng cũng thấy chẳng Không Thường Hằng.
Câu thấy “THẬT”:
Câu thứ nhất là thấy Thật,
Câu thứ hai là thấy Không Thật,
Câu thứ ba cũng thấy Thật cũng thấy Không Thật,
Câu thứ tư cũng thấy chẳng Thật cũng thấy chẳng Không Thật.
Những câu khác cũng đều như thế cả, tất cả danh ngôn không ra ngoài Bốn câu (Tứ cú) này cần phải xa lià; do đó phải tránh chấp chặt vào ngôn thuyết mới có thể giải thoát tự tại.
MỤC 1:
ĐỆ NHẤT NGHĨA (1):
(Còn tiếp)