HTThích Thanh Từ
TẬP 3
ỞThiên Đồng Minh Châu - (1069 - 1135)
Sư họ Lý, quê ở Thấp Châu, mẹ Sư mộng thấy một vịTăng ở Ngũ Đài cởi chiếc vòng mang vào cánh tay mặt bà.Sau đó, bà thọ thai Sư. Trong lúc mang thai, bà gìn giữ traigiới cẩn mật. Sư sanh ra, cánh tay mặt nổi quầng giốngchiếc vòng. Ông nội và cha Sư tham thiền với Thiền sư Phật-đàTôn đã lâu. Phật-đà chỉ Sư nói với cha Sư rằng: Đứabé này đạo vận rất tốt, chẳng phải là người ở trongtrần ai. Nếu xuất gia ắt làm pháp khí. Năm mười một tuổi,Sư được độ ở Tịnh Minh Bổn Tông. Năm mười bốn tuổi,Sư thọ giới cụ túc. Năm mười tám tuổi, Sư đi du phương.Khi sắp ra đi, Sư thưa với ông nội rằng: "Nếu con khôngphát minh việc lớn, thề không trở về."
Sư đến Hương Sơn chùa Tịnh Nhơn của Thiền sư Thành. Thiềnsư Thành một phen trông thấy Sư liền hứa nhận. Một hôm,Sư nghe vị Tăng tụng kinh Pháp Hoa đến câu "con mắt do chamẹ sanh hẳn thấy ba ngàn thế giới", bỗng nhiên có tỉnh.Sư liền đến trượng thất trình bày chỗ ngộ. Thiền sưThành chỉ hương trên đài hỏi: - Trong đây là vật gì?
Sư thưa: - Là tâm hạnh gì?
Thiền sư Thành hỏi: - Chỗ ngộ của ngươi lại thế nào?
Sư lấy tay vẽ một tướng tròn để trình, lại ném ra phíasau.
Thiền sư Thành nói: - Kẻ đùa hòn đất có giới hạn gì?
Sư thưa: - Lầm!
Thiền sư Thành bảo: - Phải thấy người khác mới được.
Sư thưa: - Vâng! Vâng!
*
Sư đến Thiền sư Tử Thuần Đơn Hà. Đơn Hà hỏi: - Thếnào là chính mình trước không kiếp?
Sư thưa: - Con ếch nuốt trăng nằm đáy giếng, canh ba chẳngmượn cuốn rèm lên.
Đơn Hà bảo: - Chưa phải, nói lại.
Sư suy nghĩ. Đơn Hà đánh một phất tử, nói:
- Lại nói chẳng mượn?
Sư ngay lời nói đó đại ngộ, liền đảnh lễ.
Đơn Hà bảo: - Sao chẳng nói lấy một câu?
Sư thưa: - Ngày nay con mất tiền bị tội.
Đơn Hà bảo: - Chưa rảnh để làm xong, ngươi hãy đi.
Đơn Hà nhận trụ chùa Đại Hồng, cử Sư giữ chức Thưký. Sau Đơn Hà sai Sư thủ chúng, số người đắc pháp kháđông. Được bốn năm, Sư dời đến Viên Thông. Khi ấy, Thiềnsư Chơn Yết mời đến trụ Trường Lô, sai Tăng đi rướcSư. Sư đến, chúng ra nghênh đón, trông thấy y phục củaSư rách rưới đều lấy làm lạ. Chơn Yết sai thị giả đổigiày mới cho Sư. Sư bảo: - Tôi vì giày mà đến sao?
Cả chúng nghe nói hết lòng kính phục cầu thỉnh thuyết pháp.Sư ở lại đây làm Đệ nhất tọa sáu năm.
Sư ra trụ trì chùa Phổ Chiếu ở Thất Châu kế bổ trụchùa Viên Thông, chùa Năng Nhơn ở Thái Bình. Sau cùng đếnThiên Đồng ở Trường Lô. Nơi đây chật hẹp, Sư sửa sangkhoáng đạt, Tăng chúng đua nhau đến tham vấn rất đông.
Sư thượng đường: Gác vàng rèm sổ ai truyền tin nhà, mànđỏ phủ tối ném chân châu, chính khi ấy thấy nghe có chỗchẳng đến, nói năng có chỗ chẳng kịp, làm sao thông đượctin tức? Mộng về đêm tối mờ mờ sáng, cười chỉ gia phongrực rỡ xuân.
Sư thượng đường: Tâm không thể duyên miệng không thểluận, dù cho lui bước gánh vác, tối kỵ đương đầu chạmhúy. Gió mát trăng trong bến đò xưa, thuyền đêm chèo chuyểnlưu ly dấy.
Sư thượng đường: Không kiếp có chân tông, trước tiếnghỏi chính mình, đỏ cùng kế sống mới, trong trắng gia phongxưa, quả thật ngoài tam thừa, lặng lẽ trong một ấn, trởlại đi dị loại, muôn dòng tự về đông.
Sư thượng đường: Hôm nay là ngày đức Thích-ca đản sanh,Trường Lô chẳng biết nói thiền cùng quí vị vẽ hình tướng,chỉ như khi còn ở trong thai bà Ma-da thì sao? Sư lấy phấttử vẽ tướng này ( ), nói: Chỉ như khi lấy nước trongtắm sắc thân lại thế nào? Sư lại vẽ tướng này ( ), nói: Khi đi bảy bước, mắt nhìn bốn phương, tay chỉ trờitay chỉ đất, thành đạo thuyết pháp thần thông biến hóa,trí tuệ biện tài bốn mươi chín năm hơn ba trăm hội, nóixanh luận vàng chỉ Đông vẽ Tây, khi nhập Niết-bàn lạilà sao? Sư vẽ tướng này ( ), lại nói: Nếu là kẻ Thiềntăng đủ mắt ắt là nhận nhau, kia nếu chưa được thế,mỗi mỗi trải qua mới được.
Sư thượng đường, Tăng ra hỏi: - Thế nào là người nhằmđi?
Sư đáp: - Mây trắng gieo khe mất, núi xanh tựa không cao.
Tăng thưa: - Thế nào là người trở lại?
Sư đáp: - Tóc bạc đầy đầu lìa hang núi, đêm tối xuyênmây vào xóm làng.
Tăng thưa: - Thế nào là người không đi không lại?
Sư đáp: - Gái đá kêu về mộng tam giới, người gỗ ngồibặt sáu cửa an.
Sư lại nói: - Trong câu sáng tông thì dễ, trong tông biệnthấu ắt khó. Sư im lặng giây lâu nói: Lại hiểu chăng? Gàsương chưa gáy Gia Lâm sáng, thầm lặng hành nhân qua TuyếtSơn.
Tăng hỏi: - Khi một mảy tơ chẳng mắc thì thế nào?
Sư đáp: - Hợp nhau thuyền khách thảy gay chèo.
Tăng hỏi: - Trong kia việc thế nào?
Sư đáp: - Đao bén búa bén chẻ chẳng vào.
Tăng hỏi: - Khi miệng đãy mở thì thế nào?
Sư đáp: - Mặc tình chận khe lấp suối.
Tăng hỏi: - Khi lý thanh hư cứu kính không thân thì thế nào?
Sư đáp: - Vân màu dấu chưa bày, tin tức khó truyền đến.
Tăng thưa: - Một bước thầm dời huyền lộ chuyển, khắpthân buông thõng kiếp hồ không.
Sư đáp: - Khi đản sanh đến cha toàn thân không sót chiếu.
Tăng thưa: - Lý đã như thế sự lại thế nào?
Sư đáp: - Rành rẽ kéo về việc phân hóa, mây ứng mườiphương lại ngại gì.
Tăng thưa: - Thế ấy thì bụi bụi đều hiện thân bản lairồi vậy?
Sư đáp: - Thấu tất cả sắc, siêu tất cả tâm.
Tăng thưa: - Như lý như sự lại là thế nào?
Sư đáp: - Rắn chết trên đường thôi chớ đập, chiếc giỏkhông đáy bỏ mang về.
Tăng thưa: - Vào chợ khéo thổi dài, về nhà mặc áo ngắn.
Sư đáp: - Người gỗ trên núi ca, gái đá bên khe múa.
Sư thượng đường: - Chư Thiền đức! Người nuốt hết Phậtba đời, vì sao lại mở miệng chẳng được? Người soi thấubốn thiên hạ, vì sao nhắm mắt chẳng được? Bảo ngườinhiều bệnh hoạn cùng ông đồng thời niêm xong vậy. Hãylàm sao được thập thành thấu suốt đi. Lại hiểu chăng?Chẻ bể Hoa Sơn sắc nối nhau, khai thấu Hoàng Hà tiến đếnbiển.
Sư trụ trì được cúng không mừng, cho ra không chán, gặpnhững năm khó khăn lương thực cạn mà vẫn nuôi hơn vạnchúng. Sư thường quá ngọ không ăn.
Đến niên hiệu Thiệu Hưng (1135) tháng chín năm Đinh Sửu,Sư đi ra mắt quan liêu và đàn việt trong quận, kế đếnra mắt Việt soái Triệu Công để lời từ biệt, ngày bảytháng mười về núi. Hôm sau, Sư tắm gội mặc y phục ngồingay thẳng nói chuyện với chúng. Sư nhìn vị Tăng hầu đòibút viết thơ, để lại cho Thiền sư Đại Huệ ỏ Dục Vươngviệc thỉnh người kế thừa. Thơ kệ rằng:
Mộng huyễn không hoa,
Sáu mươi bảy năm,
Chim trắng khói lặn,
Nước thu tiếp trời.
Sư ném bút liền tịch. Sư thọ sáu mươi bảy tuổi, vua sắcthụy là Hoằng Trí, tháp hiệu Diệu Quang.