HTThích Thanh Từ
TẬP 2
ỞHoàng Long khai Tổ hệ phái Hoàng Long - (1002-1069)
[PháiHoàng Long là một chi nhánh trong tông Lâm Tế. Tông Lâm Tếđến đây chia hai phái Hoàng Long và Dương Kỳ.]
Sưhọ Chương tên Huệ Nam ở Ngọc Sơn Tín Châu. Thuở bé đãcó vẻ thâm trầm hiện tướng đại nhân, chẳng ăn cá thịt,không ưa hát xướng. Năm mười một tuổi, Sư theo thầy TríLoan ở viện Định Thủy xuất gia. Đến mười chín tuổiSư thọ giới cụ túc. Đi du phương, Sư đến chùa Qui Tôngở Lô Sơn yết kiến Thiền sư Tự Bảo. Mỗi khi họp chúng,chúng đều ngồi chỉ riêng Sư đứng dựa ghế, Tự Bảo thườngnhìn Sư. Từ đây về sau, Sư ngồi thì tréo kiết già, đithì nhìn thẳng đến trước.
*
Sưđến Thê Hiền nương nơi Thiền sư Thị. Thê Hiền dạy chúngrất có qui củ, Sư ở đây ba năm làm người mô phạm trongchúng.
Từtạ Thê Hiền, Sư sang sông Hoài đến nương Thiền sư HoàiTrừng ở Tam Giác. Hoài Trừng trông thấy Sư liền chấp nhậncho ở.
Sau,Hoài Trừng dời trụ ở Phần Đàm. Sư cũng đồng theo. HoàiTrừng chia Sư một phần nhiệm vụ trong việc tiếp độ chúngtăng. Thiền sư Văn Duyệt thấy thế, mỗi khi đến Phần Đàmtrở về, than: Huệ Nam là món đồ hữu ích cho đạo, rấttiếc chưa gặp được thầy đào luyện.
Nhândịp Sư và Văn Duyệt cùng đi Tây Sơn, ban đêm nghỉ lại,hai người đàm đạo. Văn Duyệt nói: Thiền sư Hoài Trừngtuy là con cháu Vân Môn, nhưng pháp đạo còn khác xa Vân Môn.Sư hỏi: Khác ở chỗ nào? Văn Duyệt đáp: Vân Môn như đơnsa đã chín phen luyện, để vào sắt liền biến thành vàng;Hoài Trừng như được hống ngân nhìn thấy đẹp mắt, màđể vào lò liền chảy. Sư nổi giận cầm chiếc gối némVăn Duyệt. Sáng ra Văn Duyệt xin lỗi lại nói: Chí khí VânMôn như vua, cam chịu tử ngữ sao? Hoài Trừng có pháp dạyngười là tử ngữ. Tử ngữ mà hay làm người sống đượcsao? Nói xong Văn Duyệt liền bỏ đi. Sư kéo lại nói: Nếuvậy thì ai có thể hợp ý Thầy? Văn Duyệt bảo: Thạch SươngSở Viên thủ đoạn vượt cả mọi nơi, Thầy muốn yết kiếnthì không nên chậm trễ. Sư thầm nghĩ: Đây là việc lớncủa người hành khước vậy, Văn Duyệt là đồ đệ ThúyNham, mà dạy ta đến yết kiến Thạch Sương thì có liên hệgì đến ông đâu?
Sưliền sửa soạn khăn gói sáng hôm sau lên đường. Đi đếnnửa đường, Sư nghe Từ Minh mỗi việc đều lừa đảo Thiềnsinh, liền thối chí không đi, không đi ở lại làng Bình nhiềungày. Kế, Sư lên Hoành Nhạc đến chùa Phước Nghiêm yếtkiến Thiền sư Hiền, Thiền sư Hiền cử Sư làm thơ ký. ChợtThiền sư Hiền tịch, quận thú mời Từ Minh đến trụ trì.Được tin này, Sư rất hoan hỉ có cơ hội để nghiệm xétlời Văn Duyệt nói.
TừMinh đến, Sư trông thấy thân tâm đều cung kính. Nghe TừMinh luận nói phần nhiều chê các nơi mỗi điều đều thuộctà giải. Chính chỗ Sư được mật chỉ nơi Phần Đàm cũngbị bác bỏ. Sư nhớ lại lời nói của Văn Duyệt lúc bìnhnhật rất đúng. Sư liền thay đổi quan niệm nói: đại trượngphu trong thâm tâm cứ nghi ngại hoài sao?
Sưliền vào thất Từ Minh, thưa:
- HuệNam do tối dốt trông đạo mà chưa thấy, giờ tham thiền khihôm, nghe Thầy dạy như người đi lạc đường được xe chỉnam. Cúi xin Hòa thượng đại từ bố thí pháp khiến cho condứt hết nghi ngờ?
TừMinh cười bảo:
- Thơký đã lãnh đồ chúng và du phương nổi tiếng khắp tùnglâm, nếu còn có nghi ngờ chẳng cần khổ cầu như vậy, hãyngồi mà thương lượng.
TừMinh liền gọi thị giả đem cái ghế mời Sư ngồi. Sư vẫntừ chối và thành khẩn tha thiết cầu chỉ dạy.
TừMinh bảo:
- Thơký học thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ ấy. Nhưnói: ?tha Động Sơn ba gậy? Động Sơn khi ấy nên đánh haychẳng nên đánh?
Sưthưa:- Nên đánh.
TừMinh nghiêm nghị bảo:
- Nghetiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đếnchiều nghe chim kêu trống đánh tiếng chuông tiếng bảng...cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi.
Sưchỉ nhìn sững mà thôi.
TừMinh lại bảo:
- Tôilúc đầu nghi không thể làm thầy ông. Giờ đây đã đủtư cách làm thầy ông. Ông hãy lễ bái đi.
Sưlễ bái xong, đứng dậy.
TừMinh nhắc lời trước:
- Nếuông hội được ý chỉ Vân Môn thì, Triệu Châu thường nói "bà già ở Đài Sơn bị ta khám phá", thử chỉ ra chỗ khámphá xem?
Sưmặt nóng hực mồ hôi xuất hạn không biết đáp thế nào,bị Từ Minh đuổi ra.
*
Hômsau, Sư lại vào thất, bị Từ Minh mắng chửi. Sư hổ thẹn,nhìn những người hai bên nói:
- Chínhvì chưa hiểu cầu quyết nghi, mắng chửi đâu phải qui củtừ bi thí pháp!
TừMinh cười nói:- Đó là mắng chửi sao?
Ngaycâu này, Sư đại ngộ. Làm bài tụng rằng:
Kiệt xuất tùng lâm thị Triệu Châu
Lão bà khám xứ một lai do
Như kim tứ hải thanh như cảnh
Hành nhân mạc dĩ lộ vi thù.
Dịch:
Giỏi vượt tùng lâm là Triệu Châu
Lão bà nơi khám không mối manh
Hiện nay bốn biển như gương sáng
Bộ hành thôi chớ ghét con đường.
TừMinh lấy tay chỉ ngay chữ MỘT nhìn Sư. Sư liền đổi chữấy thành chữ HỮU. Từ Minh gật đầu.
*
Sưdừng lại đây hơn một tháng, rồi từ tạ du phương. Nămấy, Sư được ba mươi lăm tuổi. Đến Kim Loan, Sư gặp đượcVăn Duyệt. Thấy nhau, Sư cười nói: Tôi nếu chẳng nhờ Sưhuynh và Cốc Tuyền thì đâu biết được Từ Minh.
*
Sau,Sư khai pháp ở Đồng An. Ngày đầu, Sư thượng đường:
- Biểntrí không tánh, bởi cái giác vọng nên thành phàm. Cái giácvọng vốn rỗng, tức tâm phàm mà thấy Phật, liền vậy thôiđi. Nghĩa là Đồng An (Sư) không chia hợp, tùy chỗ muốn điênđảo của các ông. Nam đẩu bảy, Bắc đẩu tám...
*
LúcSư trụ trì tại Qui Tông, một đêm lửa cháy chùa, đại chúngđều kêu la dậy núi, mà Sư vẫn ngồi yên như bình thường.Tăng Hồng Chuẩn muốn dời Sư chạy, bị Sư quở. Chuẩn thưa:Dù Hòa thượng chán thế gian, song đạo pháp Từ Minh trôngcậy vào chỗ nào? Sư mới chịu sửa áo đứng dậy. Lúc ấylửa đã cháy ào đến cháy nám da và rụi râu tóc của Sư.Quan địa phương dẫn dân chúng đến cứu lửa. Thấy Sư vẫnvui vẻ như thường, chỉ không ăn mà thôi. Đến hai thángsau, râu tóc mới ra lại, da thịt mới lành.
*
Sưdời về Hoàng Bá cất am bên khe suối để tên là Tích Thủy.Tăng chúng nước Mân nước Việt nghe đạo phong của Sư đuanhau tìm đến.
Sưdạy chúng:- Thiền sư Vĩnh Gia nói:
Du giang hải, thiệp sơn xuyên
Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền
Tự tùng nhân đắc Tào Khê lộ
Liễu tri sanh tử bất tương quan.
Dịch:
Dạo sông biển, dẫm núi khe
Tìm thầy học đạo gọi tham thiền
Từ ngày nhận được Tào Khê lộ
Biết rành sanh tử chẳng tương quan.
ChưThượng tọa! cái nào gọi là dạo núi sông? cái nào gọilà tầm sư? cái nào gọi là tham thiền? cái nào gọi là hỏiđạo? Nhằm Hoài Nam, Lưỡng Chiếc, Lô Sơn, Nam Nhạc, VânMôn, Lâm Tế, mà cầu thầy hỏi đạo; Động Sơn, Pháp Nhãnmà tham thiền, ấy là nhằm bên ngoài tìm cầu, gọi là ngoạiđạo. Nếu lấy tánh Tỳ-lô làm biển trí Bát-nhã, tịch diệtlàm thiền, gọi là cầu bên trong. Nếu cầu bên ngoài thìngươi chạy mãi; nếu dừng lại cầu bên trong năm uẩn làngươi bị trói mãi. Thế nên, Thiền chẳng phải trong ngoài,chẳng phải có không, chẳng phải thật hư. Đâu chẳng nghenói: thấy trong thấy ngoài đều lầm, Phật đạo ma đạođều ác. Chợt vậy bỏ đi chừ trăng lặn núi tây, lại tìmdanh sắc chừ nơi nào danh mạo?
*
Sưở trong thất thường hỏi Tăng:
- Ngườingười trọn có sanh duyên, Thượng tọa sanh duyên tại chỗnào?
Chínhlúc vấn đáp qua lại, Sư lại duỗi tay, nói:
- Taytôi sao giống tay Phật?
Hỏichỗ sở đắc của Tông sư các vị đến tham thỉnh, Sư liềnduỗi chân nói:
- Chântôi sao giống chân lừa?
Hơnba mươi năm lấy ba câu này hỏi, học giả khó khế ngộ huyềnchỉ. Khắp các tùng lâm gọi là tam quan (ba cửa). Nếu cóai đáp thì, Sư không nói phải chẳng phải, vẫn khép mắtngồi thẳng, không ai lường được ý ấy.
PhanHưng Từ thường hỏi lý do ấy. Sư bảo:
- Đãra khỏi cửa thì lay tay đi thẳng, chẳng cần biết có kẻgác cửa.
Từngười gác cửa hỏi phải chẳng phải, ấy là người chưaqua khỏi cửa vậy. Sư tự làm tụng rằng:
Sanh duyên hữu ngữ nhân giai thức
Thủy mẫu hà tằng ly đắc hà
Đản kiến nhật đầu đông bạn thượng
Thùy năng cánh khiết Triệu Châu trà.
Dịch:
Sanh duyên có nói người đều biết
Thủy mẫu đâu từng lìa được tôm
Chỉ thấy vầng ô bờ đông tiến
Ai hay lại uống trà Triệu Châu.
*
Ngã thủ Phật thủ tịnh cử
Thiền nhân trực hạ tiến thủ
Bất động can qua đạo xuất
Đương xứ siêu Phật việt Tổ.
Dịch:
Tay ta tay Phật đồng nêu
Thẳng đó thiền nhân tiến lấy
Chẳng khua gươm giáo nói ra
Nơi đây siêu Phật vượt Tổ.
*
Ngã cước lô cước tịnh hành
Bộ bộ đạp trước vô sanh
Trực đãi vân khai nhật hiện
Phương tri thử đạo tung hoành.
Dịch:
Chân ta chân lừa đồng đi
Bước bước đạp đến vô sanh
Thẳng đợi mây tan nhật hiện
Mới biết đạo này tung hoành.
*
Tổngtụng:
Sanh duyên đoạn xứ thân lô cước
Lô cước thân thời Phật thủ khai
Vị báo ngũ hồ tham học giả
Tam quan nhất nhất thấu tương lai.
Dịch:
Chỗ dứt sanh duyên bày chân lừa
Chân lừa khi hiện tay Phật hiện
Vì bảo năm hồ khách tham tầm
Ba cửa nơi nơi suốt mai hậu.
*
Sưtrụ Hoàng Long hoằng hóa rất thạnh dám so bì với Mã Tổ,Bá Trượng. Đến niên hiệu Hy Ninh năm thứ hai (1069) ngàymười bảy tháng ba, Sư ngồi kiết già thị tịch. Sư thọsáu mươi tám tuổi, được năm mươi tuổi hạ.
Sưlà khai Tổ của Hệ phái Hoàng Long một chi nhánh trong tôngLâm Tế.