HTThích Thanh Từ
TẬP 1
ĐỜI THỨ TƯ SAU LỤC TỔ
B.Phái Hoài Nhượng
35.THIỀN SƯ LINH HỰUQuiSơn - (771 - 853)
Sưhọ Triệu, quê ở Trường Khê, Phước Châu. Năm mười lămtuổi, Sư từ thân xuất gia theo Luật sư Pháp Thường ở chùaKiến Thiện tại bản quận thế phát. Sau, Sư đến chùa LongHưng ở Hàng Châu thọ giới. Sư học kinh, luật Ðại thừa,Tiểu thừa rất uyên thâm.
Nămhai mươi ba tuổi, Sư đến Giang Tây tham học với Bá TrượngHoài Hải. Bá Trượng vừa thấy Sư liền nhận cho nhập chúng.Trong chúng, Sư là người được cử đứng hàng đầu.
Mộthôm, Sư đứng hầu Bá Trượng. Bá Trượng hỏi:- Ai?
Sưthưa:- Con. Linh Hựu!
BáTrượng bảo:- Ngươi vạch trong lò xem có lửa chăng?
Sưvạch ra, thưa:- Không lửa.
BáTrượng đứng dậy, đến vạch sâu trong lò được chút lửa,đưa lên chỉ Sư, bảo:
- Ngươibảo không, cái này là cái gì?
Sưdo đây phát ngộ, lễ tạ trình bày chỗ giải ngộ của mình.
BáTrượng bảo:
- Ðâylà con đường rẽ tạm thời. Kinh nói: "Muốn thấy Phật tánhphải quán thời tiết nhân duyên, thời tiết đã đến nhưmê chợt ngộ, như quên được nhớ, mới tỉnh vật của mìnhkhông từ bên ngoài được." Cho nên Tổ sư bảo: "Ngộ rồiđồng chưa ngộ, không tâm cũng không pháp." Chỉ là khôngtâm hư vọng phàm thánh v.v..., xưa nay tâm pháp nguyên tự đầyđủ. Nay ngươi đã vậy, tự khéo gìn giữ.
*
Sưtheo Bá Trượng làm việc trong núi, Bá Trượng hỏi:
- Ðemđược lửa đến chăng?
- Ðemđược.
- Ởchỗ nào?
Sưcầm một cành cây thổi vài cái, đem trao cho Bá Trượng.
BáTrượng bảo:- Như trùng đục cây.
*
TưMã Ðầu-đà [là một Thiền sư thông cả địa lý và tướngsố.] từ Hồ Nam đến yết kiến Bá Trượng, thưa:
- QuiSơn là thắng cảnh nên lập đại đạo tràng kết tập bạnpháp.
BáTrượng hỏi:- Lão tăng muốn đến Qui Sơn nên chăng?
- QuiSơn kỳ tuyệt có thể họp một ngàn năm trăm chúng, nhưngchẳng phải chỗ Hòa thượng ở.
- Saovậy?
- Hòathượng là người xương, núi kia là núi thịt, dù có ở,đồ đệ chẳng đầy một ngàn.
- Trongchúng ta có người ở được chăng?
- Ðợixem qua mới biết.
BáTrượng sai thị giả gọi đệ nhất tọa đến, tức Thiềnsư Hoa Lâm, hỏi:
- Ngườinày thế nào?
Ðầu-đàbảo Hoa Lâm tằng hắng một tiếng, đi vài bước, thưa:
- Ngườinày không được.
BáTrượng sai thị giả gọi Ðiển tọa đến, tức Sư Linh Hựu.
Ðầu-đàthưa: - Ðây chính là chủ Qui Sơn.
Tốilại, Bá Trượng gọi Sư vào thất dặn dò:
- Tahóa duyên tại đây, ngươi sẽ ở thắng cảnh Qui Sơn đểnối tiếp tông môn của ta và rộng độ kẻ hậu học.
*
HoaLâm nghe tin này đến thưa:
- Conlà thượng thủ, tại sao Linh Hựu được trụ trì?
BáTrượng bảo:
- Nếuai hay ngay trong chúng này nói được một câu xuất cách, sẽcho trụ trì.
BáTrượng liền chỉ tịnh bình hỏi:
- Chẳngđược kêu là tịnh bình, ngươi kêu là gì?
HoaLâm thưa:- Không thể kêu là cây lủng vậy.
BáTrượng lại hỏi Sư.
Sưđạp nhào tịnh bình rồi đi ra.
BáTrượng cười bảo:- Ðệ nhất tọa thối lui núi này.
BáTrượng bèn sai Sư đến Qui Sơn.
*
NonQui cao vót không có bóng người lai vãng, là hang ổ của cọpsói. Sư đến đây cất một am tranh, hằng ngày lượm tráilật, trái dẻ làm thức ăn nuôi sống.
Ðãbảy năm qua, một hôm Sư tự nghĩ: Ðạo cốt tiếp vật lợisanh, ở một mình chẳng phải. Sư bèn đi lần xuống núi,thấy cọp sói, Sư bảo: "Nếu ta có duyên với núi này, cácngươi nên đi tránh chỗ khác. Nếu ta không có duyên ở đâythì các ngươi cứ ăn thịt ta đi." Sư nói xong, các loài thúdữ đều đi tứ tán, Sư trở về am yên ở như trước.
Khôngbao lâu, dân cư dưới chân núi từ từ hay biết, họ rủ nhaukéo lên núi cất một ngôi chùa cho Sư. Sau này, Liên soái LýCảnh Nhượng tâu vua xin ban hiệu chùa, vua ban hiệu là ÐồngKhánh. Kế đến, có Thượng tọa Ðại An và một số chúngtừ Bá Trượng đến phụ tá Sư. Ðại An nói: "Tôi sẽ làmđiển tọa cho Hòa thượng." Số chúng lần lần lên đếncả ngàn. Tướng quốc Bùi Hưu cũng thường tới lui thưa hỏichỗ huyền ảo.
*
Sưthượng đường dạy chúng:
- Phàmtâm của người học đạo phải ngay thẳng chân thật khôngdối gạt, không tâm hạnh sau lưng trước mặt, lừa phỉnh,trong tất cả giờ thấy nghe bình thường không có chiều uốn,cũng chẳng phải nhắm mắt bịt tai, chỉ lòng chẳng chạytheo vật là được. Từ trước chư thánh chỉ nói: bên nhơbợn là lỗi lầm. Nếu không như thế, lòng nhiều nghĩ áclà việc tình kiến tưởng tập. Ví như nước mùa thu lóngđứng trong trẻo lặng lẽ không động không ngại, gọi ngườinày là Ðạo nhân, cũng gọi là người vô sự.
Khiấy, có vị Tăng hỏi:- Người được đốn ngộ có tu chăng?
Sưbảo:
- Nếungười khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùngkhông tu là lời nói hai đầu. Như nay có người sơ tâm tuytừ duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưngvẫn còn tập khí (thói quen) nhiều kiếp từ vô thủy chưacó thể chóng sạch, nên dạy hắn trừ sạch dòng thức tạonghiệp hiện tại, tức là tu vậy. Không nói có một phápriêng dạy hắn tu hành thú hướng. Từ nghe nhập được lý,nghe và lý sâu mầu, tâm tự tròn sáng không ở chỗ mê lầm,hiện thời dù có trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫnđược ngồi yên mặc áo, tự biết tạo sinh kế. Nói tómlại, "chỗ lý chân thật không nhận một mảy bụi, trong cửamuôn hạnh chẳng bỏ một pháp" (thật tế lý địa bất thọnhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp). Nếuđược như vậy, là một mình cầm đao thẳng vào, lòng phàmthánh sạch, hiện bày chân thường, lý sự không hai, tứcPhật như như.
*
Thiềnsư Huệ Tịch (Ngưỡng Sơn) hỏi:
- Trămngàn muôn cảnh đồng thời đến, phải làm sao?
Sưđáp:
- Xanhchẳng phải là vàng, dài chẳng phải là ngắn, các pháp mỗipháp ở địa vị của nó, chẳng can hệ đến việc của ta.
- Thếnào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ đến?
Sưchỉ lồng đèn bảo:- Lồng đèn rất tốt.
- Ðâuchỉ cái ấy là phải sao?
- Cáiấy là cái gì?
- Lồngđèn rất tốt.
- Hẳnlà chẳng thấy.
*
Sưcùng chúng đi hái trà. Sư bảo Huệ Tịch:
- Trọnngày hái trà chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con, hãyhiện bản hình cho ta thấy coi.
HuệTịch liền đập cây trà.
Sưbảo:- Con chỉ được cái dụng của nó, chẳng được cáithể của nó.
HuệTịch thưa:- Chưa biết Hòa thượng thế nào?
Sưim lặng.
- Hòathượng chỉ được cái thể của nó, không được cái dụngcủa nó.
- Chocon hai chục gậy.
*
Sưngồi, Huệ Tịch đi vào, Sư bảo:
- Tịchcon! hãy nói mau chớ vào ấm giới.
HuệTịch thưa:- Huệ Tịch tin cũng chẳng lập.
- Contin rồi chẳng lập hay chẳng tin chẳng lập?
- Chỉlà Huệ Tịch lại tin cái gì?
- Nếuthế ấy chỉ là định tánh Thanh văn.
- HuệTịch Phật cũng chẳng lập.
*
Sưngủ vừa thức giấc. Huệ Tịch đến hỏi thăm. Sư liềnxây mặt vào vách. Huệ Tịch thưa:
- Hòathượng đâu được như vậy.
Sưtrỗi dậy bảo:
- Vừarồi ta nằm một điềm chiêm bao, con thử vì ta đem lại xem.
HuệTịch lấy thau múc một thau nước đem lại cho Sư rửa mặt.Sư rửa mặt xong, giây lát Trí Nhàn (Hương Nghiêm) đến hỏithăm, Sư bảo:
- Vừarồi ta nằm một điềm chiêm bao, Huệ Tịch vì ta đem lạixem xong, ngươi lại đem cho ta xem.
TríNhàn liền đi rót một chung trà bưng đến.
Sưbảo:- Hai con thấy hiểu còn hơn Xá-lợi-phất.
*
Sưhỏi Vân Nham (Ðàm Thạnh):
- Nghehuynh ở Dược Sơn lâu lắm phải chăng?
- Phải.
- TướngDược Sơn đại nhân thế nào?
- Saukhi Niết-bàn mới có.
- Saukhi Niết-bàn mới có thế nào?
- Nướcrưới chẳng dính.
VânNham hỏi lại Sư:- Bá Trượng đại nhân tướng thế nào?
- Chữngchạc vòi vọi, sáng suốt rực rỡ, trước tiếng chẳng phảitiếng, sau sắc chẳng phải sắc, con muỗi đậu trên trâusắt, không có chỗ huynh cắm mỏ.
*
ThấyTrí Nhàn, Huệ Tịch làm bánh, Sư bảo:
- BáTrượng Tiên sư đương thời thân được đạo lý này.
HuệTịch, Trí Nhàn nhìn nhau nói:
- Ngườinào đáp được lời này?
Sưbảo:- Có một người đáp được.
HuệTịch thưa:- Người nào?
Sưchỉ con trâu bảo:- Nói! nói!
HuệTịch chạy lấy một bó cỏ đem lại. Trí Nhàn lấy thùngmúc một thùng nước đem lại để trước con trâu. Con trâuđang ăn, Sư bảo:
- Chogì? cho gì? Chẳng cho gì? chẳng cho gì?
HuệTịch, Trí Nhàn đồng lễ Sư. Sư bảo:
- Hoặckhi sáng, hoặc khi tối.
*
Mộthôm, Sư thúc chúng trình ngữ, bảo:
- Ngoàithanh sắc cho ta cùng thấy.
Thượngtọa Giám Huyền trình ngữ:
- Chẳngtừ ra đây, người ấy không mắt.
Sưchẳng nhận.
HuệTịch ba phen trình ngữ:
Lầnđầu: - Thấy lấy, chẳng thấy lấy.
Sưbảo:- Nhỏ như chót lông, lạnh tợ sương tuyết.
Lầnthứ hai: - Ngoài thanh sắc, ai cầu thấy nhau?
Sưbảo:- Chỉ kẹt Thanh văn, bên ngoài giường hẹp.
Lầnthứ ba: - Như hai gương chiếu nhau, ở trong không hình tượng.
Sưbảo:
- Ngữnày chánh, ta phải ngươi chẳng phải, sớm lập hình tượngrồi vậy.
HuệTịch hỏi lại Sư:
- Continh thần tối tăm, đối đáp vụng về, chẳng biết Hòa thượnghồi còn ở với Sư ông Bá Trượng trình ngữ thế nào?
Sưbảo:
- Tahồi ở với Tiên sư Bá Trượng trình ngữ như vầy: "Nhưtrăm ngàn gương sáng soi sáng hình bóng, chiếu nhau cõi cõibụi bụi mỗi mỗi chẳng lầm lẫn."
HuệTịch lễ bái.
*
Sưthượng đường bảo chúng:
- Saukhi Lão tăng trăm tuổi đến dưới núi làm con trâu, hông bêntrái viết năm chữ "Qui Sơn Tăng Linh Hựu". Khi ấy gọilà Qui Sơn Tăng hay gọi là con trâu? Gọi là con trâu hay gọilà Qui Sơn Tăng? Gọi thế nào mới đúng?
Sưtruyền bá Thiền giáo hơn bốn mươi năm, người đạt đượclý thú không thể kể hết, đệ tử được nhập thất (đượctruyền tâm) được bốn mươi mốt người.
Ðờèường niên hiệu Ðại Trung năm thứ bảy (853 T.L.), ngàymùng chín tháng giêng, Sư tắm gội xong, ngồi kiết già vuivẻ thị tịch. Sư thọ tám mươi ba tuổi, sáu mươi bốn tuổihạ.
Vuaban hiệu Ðại Viên Thiền sư, tháp hiệu Thanh Tịnh.
Sưcó trước tác tập Qui Sơn Cảnh Sách rất được lưu hànhtrong thiền môn.